Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

“Lạc đề” ở hội chợ hoàn vũ!

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi banbaonylong, 1/6/15.

Lượt xem: 1,728

  1. banbaonylong Ko phải assmin

    Cùng khắp nước Ý dán đầy biểu ngữ “Tối hảo của thế giới tại một địa điểm độc nhất” quảng bá cho EXPO MILANO 2015. Hầu hết các nước đều đem đến những gì tinh xảo nhất của mình, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt...

    [​IMG]
    Điểm nhấn lớn nhất trong gian hàng Việt Nam là sân khấu với vài nhạc cụ dân tộc. Ảnh: DANH ĐỨC

    Chủ đề của Hội chợ hoàn vũ Expo Milano 2015 là “Nuôi sống hành tinh, năng lượng cho sự sống”, với những điểm nhấn là lương thực, thị hiếu ẩm thực, sự ăn uống cùng tính bền vững. Hơn 140 quốc gia đã gửi đến đây những thông điệp bằng con người và hiện vật nói lên nền sản xuất và sử dụng lương thực cùng văn hóa ẩm thực của đất nước mình, đúng theo chủ đề của Expo Milano.

    Nước tôi là độc nhất!

    Từ cổng vào có thể thấy ngay tòa nhà của Vương quốc Bỉ với khẩu hiệu “Nước nhỏ nhưng nền ẩm thực vĩ đại” cùng các gian hàng chocolate Bỉ, bia Bỉ cùng khoai chiên Bỉ. Thậm chí họ đã đúc sẵn hàng vạn huy hiệu “Ăn khoai chiên Bỉ” để biếu khách mua khoai chiên. Họ cất công như thế chẳng phải để bán khoai chiên hốt bạc cắc (2,5 euro một bịch) mà là để đánh bật cái quan niệm cho đến nay vẫn cho rằng đấy là một món của ngưởi Pháp với cái tên gọi “French fries” ngự trị trên các bảng thực đơn, và để đòi lại cái bảng hiệu “khoai chiên Bỉ” (Belgian Fries) trong ý nghĩa nước Bỉ mới là thủy tổ của món này chứ không phải nước Pháp...

    Malaysia thì khoe cây dầu cọ cùng nền sản xuất liên quan, kèm theo thông điệp phụ lục là những động vật hiếm hoi còn (được) sống trên đất nước trong sự chở che của người Malay. Như hầu hết mọi tòa nhà - gian hàng khác, các nhân viên căng người ra mà tiếp đón, mời vào và giữ khách. Ở vòng ngoài, trông thấy hai người khách, đang xếp hàng chờ đến lượt vào, bỏ đi vì đợi lâu, một cô nhân viên lập tức chạy theo “dụ”:” Quý khách khoan về, hãy đi theo lối bên hông này sẽ vào ngay”... Đón khách vào cửa trước, tiễn khách ra ở cửa sau bằng một gian thức ăn nhanh Malay với hằm bà lằng đủ món sa tế (satay). Cameroun cố nhắc rằng đất nước họ là xứ của cây ca cao và chocolate. Nước Lào với một căn nhà - triển lãm nhỏ bé cũng ráng phát đi thông điệp “câu chuyện của các giống lúa”. Campuchia cũng thế với hình ảnh người nông dân...

    Nước nào cũng ráng thu hút được không chỉ nhiều khách vào thăm, mà làm sao để khách hiểu rằng những gì nước mình trồng trọt hay ăn uống toàn là những thức độc nhất vô nhị và bền vững trong tương lai. Họ thừa hiểu rằng trồng trọt (culture) cũng chính là văn hóa (culture), và luôn nhớ rằng đó chính là “đề bài” mà ban tổ chức Expo Milano đề ra cho các quốc gia, chứ Expo Milano không phải là một hội chợ du lịch hay văn hóa chung chung...muốn trưng bày cái gì cũng được.

    Ăn nói sao với cả thế giới?

    Nước nào cũng ráng, nếu không “phát ngôn” được bằng tiếng Ý do năm nay tổ chức ở Ý, thì cũng bằng tiếng Anh, ngôn ngữ đương đại để cho thông điệp của mình dễ được mọi người hiểu. Nước nào khá hơn nữa thì biến cuộc trưng bày tĩnh với những hiện vật bày bất động ở đây, ở kia, thành những “presentation” hình ảnh, càng tương tác nhiều, khách càng tiếp xúc và hiểu văn hóa gieo trồng, ẩm thực của nước mình. Qua cấu trúc triển lãm, mỗi nước cho thấy trình độ canh nông cũng như công nghệ truyền thông của mình đang ở đâu.

    Trong số các nước Đông Nam Á, các tòa nhà triển lãm Thái Lan hay Malaysia khẳng định kỹ thuật canh nông cũng như kỹ thuật truyền thông đi trước các nước Đông Dương ít nhất cũng là một “thế hệ”- Bởi thế ở các tòa nhà ba nước Đông Dương và cả Myanmar, khách muốn ra vào lúc nào cũng được, vì chỉ vô để ngó và ngó, ngó cái gì trước cái gì sau cũng được, còn ở tòa nhà hai nước này thì phải xếp hàng vì đợi vào chung một suất trình bày phim ảnh, đèn chiếu, thuyết trình ngắn, khách vô để được “nhận” thông tin chứ không chỉ để... ngó hoặc không buồn ngó.

    Có một tòa nhà triển lãm của một quốc gia, sát bên cạnh tòa nhà dành cho gạo Basmati với câu hỏi:” Trên bàn ăn của quý vị là loại gạo nào?”, cũng vào hạng trung bình lớn. Một tòa nhà một trệt, một lầu bằng kính, với “hàng rào” bằng thân cây tre cao chót vót. Họ mở cửa triển lãm theo cách của họ, khác với các nước khác.

    Chẳng thấy nhân viên ở vòng ngoài tươi cười mời vào hay lăng xăng giải thích trong sảnh. Buổi sáng 15-5, hai cô gái, mặc quần tây, áo sơ mi, cố thủ sau cái quầy. Nếu có ai chưa từng biết đến nước đó, có muốn biết quốc phục phụ nữ nước đó ra sao qua các cô tiếp tân đó, cũng đành chịu. Buổi chiều, một cậu nhân viên, ngồi chễm chệ trong quầy, bấm bấm điện thoại, bấm say mê đến nỗi có kẻ tò mò tọc mạch vác máy chụp hình anh ta làm “kỷ niệm” cho sự... lạnh lùng cũng chẳng hay. Tòa nhà nước đó chưng ở đây một cái vại, cái lu bằng gốm, ở kia mấy cái chén, tô... và cái trống đồng, chẳng một tấm biển chú thích, do đó là những món “hàng chợ” đương đại. Chỉ có mỗi một món có thể gọi là đồ cổ, nên có ghi chú thích thế kỷ 19. Bên phải tòa nhà là một cái ao mini với mấy chú rối nước. Lù lù trong sảnh là một sân khấu âm nhạc dân tộc, chẳng thấy một tấm bảng đàng hoàng loan báo diễn lúc nào. Khách có muốn biết chừng nào diễn, thì phải tới quầy tiếp tân mà... đọc một tờ giấy A4 ghi “ngày diễn ba suất lúc..., trừ thứ Hai” bằng tiếng Ý. Soạn sai, tỉnh bơ lấy bút bi điền thêm chữ “diễn” bằng tiếng Ý vào câu gốc tiếng Ý. Ở cửa vào, bên phải, cũng có một màn hình 40 inch gọi là trình bày nghe nhìn, song lại chiếu một phim quảng cáo du lịch, lải nhải bằng tiếng nước chủ nhà, chẳng thèm dịch hay phụ đề gì. Coi như thế giới này đều giỏi tiếng nước “chúng ông” cả rồi! Đáng ngả nón bái phục sự lười biếng và xem thường khách cỡ đó!

    Thế gọi là đi đấu xảo ư?

    Ắt hẳn những người tổ chức tòa nhà triển lãm này quá tự tin sẽ đông khách nhờ bức vách bên ngoài bằng tre cao vòi vọi, giông giống kiểu ở Gardens by the Bay bên Singapore, nên bắt mắt bên trời Tây. Tự tin sẽ đông khách vì tên nước đó nghe cũng có lịch sử và đông dân thứ 13 thế giới. Tự tin là tòa nhà của họ ngay gần cửa vào, nên khách đông là tất yếu so với những tòa nhà ở cuối đường, đố ai đủ sức lết tới các tòa nhà thứ 50 chớ đừng nói là thứ 130 hay 140! Nhưng khách vô ngó, rồi ra, có biết gì, hiểu gì về đặc điểm trồng trọt, ăn uống của nước đó như tôn chỉ của Expo Milano? Hay là người ta tự nghĩ rằng mình xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, cà phê nhiều hạng nhì thế giới, nên sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”? Làm thế nào mà tốn của, tốn công vác tới Hội chợ Hoàn vũ có chủ đề lương thực và văn hóa ẩm thực này cả một cuộc triển lãm “văn hóa” chung chung, “mì ăn liền”cho mọi hội chợ văn hóa - du lịch? Nếu có chấm điểm như một bài thi môn luận văn, chắc chắn sẽ ăn trứng ngỗng vì lạc đề. Nếu họ nghĩ được rằng một Expo chính là một cơ hội để các nước thi thố tài tổ chức của mình, có lẽ họ sẽ (1) tìm hiểu nội dung Expo năm nay là gì - (2) nặn óc xem mình sẽ đưa ra một thông điệp như thế nào để giới thiệu các thương hiệu nông sản hay ẩm thực của nước mình - (3) tổ chức, huy động nhân, vật lực trình bày nội dung đó. Nếu chịu thương chịu khó mà làm như thế, khách năm châu bốn bể có vào thăm tòa nhà triển lãm nước đó sẽ bước ra mà ghi nhớ rằng gạo này, gạo kia, cà phê này cà phê kia món này món kia của nước đó quả là độc đáo, chớ không chỉ để vô chụp hình mấy cái tượng chú Tễu hay cái độc bình này, cái vại kia, mà chẳng biết tên nó là gì nữa, chỉ thấy nó lạ mắt, cũng như “lớp vách” bằng tre...

    Cả trăm năm trước, Việt Nam, trong thành phần các nước Đông Dương, đã bắt đầu “tận tình” tham gia các hội chợ đấu xảo hoàn vũ này rồi, bắt đầu là Exposition universelle de Paris năm 1900, với biết bao tự hào và những con người phục vụ cuộc triển lãm với tinh thần quốc hồn, quốc túy nhất cho dù đất nước đang trong thân phận thuộc địa. 115 năm sau, người ta đi Hội chợ Hoàn vũ cho có, đấu xảo thì không! Hết hội chợ này đến hội chợ khác cũng mang chừng ấy cái vại, cái bình sơn mài, sành sứ đi chưng cũng chẳng sao... Thiên hạ mang “the best” tới, còn ta...?

    www.thesaigontimes.vn

    wá lem nhem :P

    ...
  2. taidat1230

    taidat1230 Banned

    đẹp quá , thú vị quá

Ủng hộ diễn đàn