Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

10 lời khuyên để tồn tại khi bạn là một “freelancer”

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm / Kiến thức dành cho designer' được đăng bởi Người Chia Sẻ, 13/2/15.

Lượt xem: 8,620

  1. Người Chia Sẻ Share to be shared!

    Trở thành một freelancer nghĩa là bạn sẽ có vô số cách làm việc khác nhau - và trở thành ông chủ của chính mình. Nhưng việc chuyển từ studio sang làm “freelance” có thể tạo nên một số thứ khiến bản thân khó chịu. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã hỏi vài nghệ sĩ có kinh nghiệm làm việc tự do hoặc đã từng làm trước đó.

    Bạn có thể tham khảo những lời khuyên này, chúng sẽ giúp bạn rất nhiều trong năm đầu tiên trở thành một “freelancer”: những người này sẽ đề cập đến mọi thứ từ làm cách nào để tìm ”client” và làm sao để luôn được truyền cảm hứng cho công việc. Tôi cũng đóng góp một lời khuyên trong bài viết này, mặc dù là một nhà văn tự do hơn là một ngệ sĩ (nhà thiết kế),....

    AMZJDl6.jpg
    Trước khi đọc 10 điều dưới đây, bạn nên click vào đây xem cho rõ Freelancer là những ai, làm freelance là làm cái gì?

    1. Bạn nên làm việc ở một công ty hoặc studio trước tiên

    Tôi sẽ luôn tư vấn cho những ai muốn trở thành một “freelance concept artist” rằng họ nên bắt đầu làm việc ở công ty/ studio trước tiên. Vì rất nhiều bạn vội vàng trở thành những nghê sĩ tự do nhưng không hề có một chút kinh nghiệm nào cho công việc mình đang làm.

    Đầu tiên, bạn phải hiểu rõ được tốc độ làm việc của bản thân. Đối với một “freelancer”, bạn luôn mang trên vai trách nhiệm đưa ra ước tính cho khách hang về thời gian (bao lâu?) bạn sẽ hoàn thành một thiết kế.

    Tiếp theo, bạn phải tìm ra giá trị thật sự của bản thân. Tạo mối quan hệ với đồng nghiệp – những nhà thiết kế khác trong công ty hoặc studio – những người này sẽ giúp xác định được kỹ năng hiện tại của bạn một cách công bằng.

    2. Đừng xấu hổ khi quảng cáo cho bản thân

    Chúng ta đang sống trong một thời kì khắc nghiệt, nơi mọi công việc đều mang tính cạnh tranh. Vào lúc này, internet là vũ khí mạnh nhất giúp ta thúc đẩy bản thân mình, vậy hãy tận dụng nó hết sức có thể.

    Quảng bá bản thân ở các diễn dàn, đăng công việc của bạn lên các trang web liên quan đến thứ chúng ta đang làm, chia sẽ những tác phẩm của người khác, tham gia và trở thành cộng động. Tóm lại, hãy xuất hiện ở mọi nơi. Chắc chắn sẽ có vài người chú ý đến bạn.

    Nhưng hãy nhớ rõ điều này: Không xấu hổ không có nghĩa bạn trở thành một tên khốn. Giúp đỡ mọi người và chia sẻ kiến thức, điều nãy sẽ giúp bạn trở nên có giá trị hơn để hấp dẫn các khách hàng tiềm năng.

    3. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội

    Đăng công việc vào các trang web về nghệ thuật (DeviantArt, Conceptar.org,…) và các trang web về những công việc trực tuyến (Behance, freelance.com,…) là cách cực kì tốt để có những công việc đầu tiên.

    Các công ty rất hiếm khi đọc mấy thứ liên quan đến bạn để thuê, vì vậy hãy đọc những yêu cầu đã có trước đó của các công ty này về công việc bạn cần, xem có phù hợp với mình hay không. Nếu có, hãy gửi mail trực tiếp, đề cập tất cả những thông tin cần thiết, thể hiện sự mong muốn của bạn cho công việc. Điều nay có thể phải khiến bạn bỏ ra một vài sự cố gắng nhất định, hoạt động trên các mạng xã hội và tạo ra một Portfolio thường xuyên cập nhật những tác phẩm tốt nhất của bạn sẽ giúp rất nhiều cho điều này.

    Nếu bạn muốn tạo ra một thông cáo riêng để tìm kiếm khách hàng, hãy đọc các bài viết từ các nghệ sĩ khác trong diễn đàn và xem những tác phẩm tốt nhất của họ. Đặt mình vào vị trí khách hàng, bạn sẽ thuê người này?

    4. Đừng hành động thiếu suy nghĩ khi gặp mặt trực tiếp

    Hãy nhớ rằng hành động của bạn luộn tạo ra một tác động lan tỏa trong ngành công nghiệp này. Tôi đã chứng kiến nhiều nghệ sĩ lớn bị thiệt hại do thiếu việc không phải do khả năng của họ, mà chính do sự thiếu liên hệ với những người khác để có công việc khi gặp khó khăn.

    Khi gặp mặt những người khác trực tiếp, hãy hành động cẩn thận vào những ngày đầu tiên. Rất nhiều lần ở các sự kiện, tôi đã chứng kiến nhiều người có thái độ hiếu chiến hay đáng ghét, nói những câu gây tổn hại và tất nhiên, danh tiếng của họ đã bị sụp đổ sau một đêm cùng với bao công sức xây dựng nhiều năm trước đó.

    5. Tôn trọng khách hàng của bạn

    Một vài nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ nói với bạn rằng họ chỉ làm công việc của họ và không quan tâm mấy đến mối quan hệ với khách hàng. Điều đó không có vấn đề gì, nhưng sẽ chẳng có gì sai nếu bạn xây dựng mối quan hệ ở mức bạn bè với khách hàng của bạn: nếu bạn làm tốt, dĩ nhiện họ sẽ muốn hợp tác với bạn nữa.

    Giữ liện lạc, thảo luận các vấn đề công việc thông qua điện thoại hoặc skype, dĩ nhiên, tránh dời deadline. Điều này (dời deadline) có thể xãy ra khi bạn cần thêm thời gian, nhưng cố gắng đừng quá đáng.

    Và phải chắc chắn bạn luôn hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất , không có gì tồi tệ và thật vọng hơn khi khách hàng nhận được kết quả công việc ở cấp độ tệ hơn những gì có trong portfolio của bạn.

    6. Làm việc có tổ chức

    Tạo ra một hệ thống có tổ chức cho công việc là chìa khóa để tồn tại khi bạn là một “freelancer”. Khi bạn không có một ông chủ nhất định, sẽ chẳng ai nói bạn phải làm gì, vì vậy bạn phải chủ động trong vấn đề này.

    Nếu có thể, tạo ra một lịch làm việc cho một ngày, một tuần hoặc luôn một tháng, và tạo ra hệ thống nhắc nhở cho bản thân. Tôi cố gắng tạo ra lịch làm hằng ngày bằng cách đặt ra những mục tiêu nhỏ cho bản thân. Đây là cách thiết lập những mục tiêu thường xuyên mà không khiến bạn làm việc quá sức hoặc bị đuối.

    Hệ thống này nên càng đơn giản càng tốt. Thông thường, hệ thống quá phức tạp chỉ làm cho công việc của bạn trở nên khó nhằn hơn. Tôi thích sử dụng một tờ giấy và luôn mang theo trong mọi thời điểm, vì vậy tôi có thể tham khảo và lưu trữ những nhiệm vụ đã hoàn thành và cần phải làm. Tôi cảm thấy các phương pháp tương tự sẽ giúp tôi nắm rõ thông tin hơn trong đầu. Những phần mềm hay các giải pháp online thường chỉ gây rắc rối thêm .

    7. Tạo nên thói quen càng sớm càng tốt

    Tìm kiếm một nhịp điệu làm việc phù hợp cực kì quan trọng, cần biến công việc trở thành thói quen, việc nãy tất nhiên sẽ mất một khoảng thời gian để tập luyện. Bắt đầu với những công việc lớn trong ngày như bữa ăn sáng, tắm rửa, ăn trưa, mua sắm thực phẩm và chuẩn bị bữa tối, sau đó điền thời gian làm việc vào giữa chúng một cách hợp lí.

    Làm một vài bản phác thảo để khởi động, và nên nhớ bạn cần nghỉ ngơi. Đừng ép bản thân quá mức cần thiết. Làm việc “freelance” rất dễ khiến bạn cảm thấy stress.

    8. Coi việc “freelance” như một công việc 9-5. (Có nghĩa là làm giờ hành chính)

    Hãy xem “freelance” cũng như một công việc toàn thời gian của mình. Bạn sẽ rất dễ dàng dậy không đúng giờ vào buổi sáng vì chẳng ai bắt bạn phải làm như vậy - sau đó bạn lại kết thúc công việc rất muộn vào buổi tối để bắt kịp kế hoạch.

    Làm việc 9-5 không có nghĩa phải thức dậy sớm vào buổi sáng, sau đó nghỉ trưa và ăn uống, vì tôi biết một số người rất thích làm việc vào buổi tối. Nhưng bạn phải tạo một thói quen rõ ràng cho bản thận. Tìm một studio hoặc một không gian làm việc chung với những người khác sẽ giúp bạn rất nhiều trong vấn đề này; nếu bạn có một giờ “hành chính” cho riêng mình để làm việc thì bạn sẽ tạo cho bản thân một tâm trạng rằng mình đang làm việc thật sự.

    Một lợi ích khác khi làm việc đúng giờ ở vai trò một “freelancer” là bản thân sẽ không cảm thấy tội lỗi khi tắt đồng hồ và kết thúc công việc trong ngày. Và cuối cùng, nếu có thể làm việc vào thời gian cuối tuần không có nghĩa là bạn nên sự dụng thời gian đó cho công việc.

    9. Lập ra một hệ thống có thể truyền cảm hứng cho bạn

    Hệ thống lại các dữ liệu sáng tạo. Điều này sẽ tạo ra sự cân bằng giữa việc bảo đảm bạn có thể tìm tài liệu và cho phép mình vấp phải những hình ảnh ngẩu nhiên trong kho dữ liệu này, từ đó có bạn sẽ được truyền cảm hứng cho công việc.

    Tôi thích tạo ra 2 danh mục: Tài liệu tham khảo cho marterial (marterial có thể hiểu là các thành phần, vật liệu, yếu tố thẩm mỹ, tính chất v.v…) và các thứ truyền cảm hứng (những tác phẩm khác, những screenshot của các bộ phim, tài liệu tham khảo về màu sắc, v.v…). Trong các mục đó, tôi tạo thêm nhưng mục nhỏ khác nhau như tài liệu tham khảo, hình ảnh, video,…

    10. Giá trị bản thân

    “Nếu bạn không được trả tiền cho những thứ bạn làm, thì những gì bạn làm chỉ là sở thích cá nhân”. Đây là câu nói của Syd Mead. Khi bạn trở thành một “freelancer”, gía trị bản thân có nghĩa là: đừng làm việc miễn phí hoặc khi chỉ nhận được những tín dụng.

    Thật không may, rất nhiều khách hàng dễ dàng tìm thấy những người ngây thơ, những người không có gì hoặc bên cạnh không có ai.

    Nếu bạn không chắc chắn bạn sẽ được trả cho bao nhiều cho công việc, hãy tìm những bài viết trực tuyến về vấn đề này để có một cái nhìn đầu tiên. Điều này mang tính cá nhân, trong khi một số người mang về nhà 100$ mỗi ngày, những người khác họ mang 1000$ về. Đừng bao giờ ngần ngại đòi hỏi khi bạn muốn có nhiều tiền hơn cho công việc. Nếu khách hàng muốn bạn, họ sẽ trả công cho bạn hoặc ít nhất họ sẽ đàm phán.

    Nguồn: Artstation.com
    Dịch bởi: Tamnt

    ...
  2. KainEvernalone

    KainEvernalone Mới đăng kí

    Cảm ơn rất nhiều , bài viết/dịch rất hay ..
    Lập ra một hệ thống có thể truyền cảm hứng & giá trị bản thân là 1 điều rất cần thiết ... điều đó cho phép cá nhân hiểu rõ giới hạn của mình và tình yêu dành cho cho công việc của mình :)
    tranminhtrungvn thích bài viết này
  3. Ezlaw Vietnam

    Ezlaw Vietnam Mới đăng kí

    bài viết rất hay.

    Các bạn freelancer cũng nên để ý tới việc bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp có tranh chấp với khách hàng bằng cách kí kết hợp đồng/thoả thuận ngay từ đầu. Hợp đồng nên có những chi tiết về công việc cần làm, ngày giao, việc thanh toán v...v.. để tránh việc hiểu nhầm và bất đồng sau này.

Ủng hộ diễn đàn