Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

10 quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi Ngựa Hoang Gemini, 9/3/13.

Lượt xem: 17,136

  1. Ngựa Hoang Gemini Thành viên cấp 4

    Trong nhiếp ảnh không có một quy tắc nào là luôn đúng. Dù vậy cũng có những quy tắc về bố cục có thể được áp dụng trong hầu hết các trường hợp, giúp cho bạn có được những bức ảnh đẹp hơn.

    Những quy tắc này sẽ giúp cho bức ảnh của bạn có được sự cân bằng, thu hút sự chú ý vào những phần quan trọng trong ảnh. Một khi bạn đã quen với các quy tắc này, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy chúng được áp dụng rất nhiều. Bạn sẽ thấy những bức ảnh được áp dụng quy tắc ở bất cứ đâu, và dễ dàng nhận ra vì sao một số bức ảnh thực sự gây ấn tượng, trong khi có những bức ảnh trông như thể một bức được chụp vội vàng.

    Quy tắc Một phần ba
    Hãy tưởng tượng rằng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần, bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Trong quy tắc Một phần ba, bạn nên đặt các phần quan trọng của khung cảnh dọc theo các đường kẻ, hoặc ở các điểm mà chúng giao nhau.
    Khi thực hiện điều đó, bức ảnh sẽ có thêm sự cân bằng và thú vị. Một số máy ảnh có sẵn tính năng hiển thị các đường kẻ trên màn hình LCD, để bạn dễ dàng áp dụng quy tắc này.

    [​IMG]

    Cả đường chân trời và căn nhà quan sát đều được đặt theo đường kẻ.

    Các yếu tố cân bằng
    Khi bạn đặt một chủ thể lệch khỏi tâm của bức ảnh, như khi áp dụng quy tắc Một phần ba, điều đó sẽ làm bức ảnh thú vị hơn, nhưng cũng làm lộ ra một phần trống trong ảnh. Bạn nên cân bằng "trọng lượng" của chủ thể trong ảnh bằng cách đưa vào một chủ thể khác, ít quan trọng hơn, để lấp vào chỗ trống đó.
    [​IMG]
    Trong ảnh này, "sức nặng" của tấm biển chỉ đường được cân bằng với tòa nhà ở phía kia của bức ảnh

    Đường dẫn ánh nhìn
    Khi nhìn vào một bức ảnh, đôi mắt chúng ta sẽ tự nhiên nhìn vào các đường kẻ. Bằng cách suy nghĩ về việc đặt các đường kẻ trong bố cục, bạn có thể tác động đến cách người xem nhìn tấm ảnh, thu hút ánh nhìn vào chủ thể chính, hay lướt qua khung cảnh. Có rất nhiều loại đường dẫn – thẳng, chéo, cong, zigzag… – và mỗi loại đều có thể cải thiện được bố cục của bức ảnh.
    [​IMG]
    Con đường trong bức ảnh này sẽ dẫn ánh nhìn của bạn qua toàn bộ khung cảnh

    Các khuôn mẫu và sự đối xứng
    Xung quanh chúng ta có rất nhiều mẫu hình có tính đối xứng, cả trong tự nhiên và do con người tạo ra. Chúng có thể tạo nên bố cục rất bắt mắt, nhất là khiến người xem bất ngờ khi trong một khung cảnh đặc biệt lại có thể xuất hiện sự đối xứng. Một cách sắp xếp bố cục khác là phá bỏ khuôn mẫu đối xứng, bằng cách tạo ra các tiêu điểm lệch trung tâm.
    [​IMG]
    Sự đối xứng của khung cảnh bị phá vỡ bởi cái xô ở góc dưới bên phải ảnh

    Góc chụp
    Trước khi chụp chủ thể, hãy dành thời gian để nghĩ xem bạn sẽ chụp nó theo góc nào. Góc chụp có ảnh hưởng lớn tới bố cục của bức ảnh, và do đó có thể thay đổi thông điệp người chụp muốn chuyển tải. Thay vì chụp bằng góc nhìn ngang tầm mắt, hãy thử chụp với góc nhìn từ trên cao xuống, từ dưới nhìn lên, từ bên cạnh, đằng sau, xa hay gần…
    [​IMG]
    Góc chụp khác biệt giúp bức ảnh tạo được cảm giác thú vị, trừu tượng

    Nền của ảnh
    Đã bao nhiêu lần bạn xem ảnh mình chụp và thấy rằng bức ảnh thiếu ấn tượng, bởi chủ thể bị lẫn vào một nền có quá nhiều đối tượng đằng sau? Mắt người có thể nhận biết rất nhanh các yếu tố bị lẫn vào nhau, nhưng máy ảnh lại có xu hướng làm bẹt phần nền ở phía trước và phía sau, và điều này có thể làm hỏng một bức ảnh đẹp. Rất may là bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này ngay khi chụp – hãy chụp ảnh trên một nền đơn sắc và không gây chú ý, để người xem hoàn toàn tập trung vào chủ thể chính của ảnh.
    [​IMG]
    Nền đơn sắc trong bố cục này giúp người xem hoàn toàn tập trung vào chủ thể của bức ảnh

    Độ sâu của bức ảnh
    Do nhiếp ảnh diễn tả hình ảnh hai chiều, ta cần chọn bố cục kĩ lưỡng để đảm bảo bức ảnh có thể diễn tả được độ sâu của khung cảnh thực tế. Bạn có thể tạo chiều sâu cho bức ảnh bằng cách đưa vào các đối tượng ở cả phần trước, giữa và sau của khung cảnh. Bạn cũng có thể che bớt một phần của chủ thể bằng một chủ thể khác. Mắt người có thể nhận ra các lớp trong bức ảnh và tách biệt chúng ra, tự tạo thành một bức ảnh có chiều sâu.
    [​IMG]
    Tạo nên chiều sâu cho bức ảnh bằng cách đưa vào các đối tượng ở những khoảng cách khác nhau

    Đóng khung
    Có rất nhiều sự vật có thể tạo thành các khung ảnh tự nhiên, như cây cối, những con đường hay hố sâu. Bằng cách đặt các sự vật này quanh bố cục của bức ảnh, bạn có thể tách chủ thể chính ra khỏi khung cảnh bên ngoài. Nhờ đó ánh nhìn của người xem sẽ tự nhiên được dẫn vào điểm quan trọng nhất của ảnh.
    [​IMG]
    Trong bức ảnh này, những đồi núi xung quanh tạo thành một khung tự nhiên, và mảnh gỗ trở thành tâm điểm của bức ảnh

    Tập trung vào chủ thể chính
    Thường thì một bức ảnh sẽ không gây ấn tượng nếu như chủ thể chính quá nhỏ, khiến cho nó bị hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Bằng cách đặt khung ảnh thật sát vào chủ thể chính, bạn sẽ loại bỏ được sự chú ý của người xem vào môi trường xung quanh, đảm bảo chủ thể chính có được sự chú ý cần thiết.
    [​IMG]
    Loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết giúp người xem tập trung sự chú ý vào chủ thể chính

    Hãy mạnh dạn thử nghiệm
    Từ khi máy ảnh số trở nên phổ biến, chúng ta không còn phải lo về giá tiền của phim hay sợ hết phim khi đang chụp nữa. Do vậy, bạn có thể thử thật nhiều bố cục cho một bức ảnh; ta có thể chụp hàng trăm bức ảnh và sau đó xóa những bức không mong muốn mà không tốn kém gì cả. Hãy tận dụng điều này, thử nghiệm với các bố cục khác nhau – bạn sẽ không thể biết một ý tưởng có tốt không nếu như không thử.
    [​IMG]
    Nhiếp ảnh số cho phép chúng ta thoải mái thử các bố cục cho tới khi tìm ra được bố cục hoàn hảo
    Bố cục trong nhiếp ảnh không phải là một môn khoa học, và tất cả các " quy tắc" trên đều không phải bất biến hay luôn đúng. Nếu như bạn áp dụng một quy tắc với một khung cảnh nhất định và thấy nó không có tác dụng, hãy bỏ qua nó. Nếu như bạn nhận ra một bố cục không theo quy tắc nào nhưng vẫn rất thuyết phục, hãy chụp theo bố cục đó. Dù sao, các quy tắc trên cũng rất phổ biến, và cũng đáng để cân nhắc mỗi lần bạn chụp ảnh.

    Nguồn: Techz.vn

    ...
    Cáo Điên, Zzuppin, Shenvi33 người khác thích bài viết này.
  2. MrOdd

    MrOdd Thành viên cấp 1

    Bài viết rất hay. Mình không biết gì về nhiếp ảnh như thích nghịch shop nên kiến thức này rất bổ ích ;;)
    HuynkNawa, super_stupid, Mèo Tít1 người khác thích bài viết này.
  3. Tâm Hà

    Tâm Hà Thành viên cấp 5

    Bố cục là không bố cục
    Mờ Ing, HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  4. Conmeoden

    Conmeoden Thành viên cấp 3

    Cám ơn bạn, bài viết thật sự hữu ích ^^. Mình ko rành nhiếp ảnh nên rất cần những bài viết như vầy hehe :D
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  5. xperia_optimus

    xperia_optimus Thành viên cấp 2

    Hình như thiếu cái này, ''tỷ lệ vàng''[​IMG]
    Cáo Điên, ManhNguyen, HuynkNawa7 người khác thích bài viết này.
  6. minh_chicker

    minh_chicker Thành viên cấp 2

    duề, sau hơn 2 năm nghịch máy ảnh, mình giờ áp dụng gần hết những cái trên =)) nhiều khi là do cảm nhận, chứ dùng lí thuyết nhiều mệt đầu lắm :">
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  7. duykhanhxdop

    duykhanhxdop Thành viên cấp 2

    bạn chỉ cần học về bố cục, nghệ thật sắp đặt, cơ sở thẩm mỹ thì bạn có thể áp dụng vào đc tất cả các ngành nghệ thuật...cái này cũng hay dùng trong hội họa , trong điện ảnh.....thậm chí là trong nấu ăn...ngoài ra bạn cũng có thể xem đó là tỷ lệ vàng.
    ManhNguyen, HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  8. Ankh

    Ankh Thành viên cấp 1

    cái 1/3 , nền, góc chụp , chủ thể là những cái mình hay áp dụng nhất , những cái còn lại bao h phải đi lang thang chụp thể mới đc
    tks bài viết rất bổ ích
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  9. setgon

    setgon Thành viên cấp 2

    Đỉnh cao của bố cục là KO bố cục ;)
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  10. yun

    yun Thành viên cấp 2

    like truoc ngam cuu dan!
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  11. Ngựa Hoang Gemini

    Ngựa Hoang Gemini Thành viên cấp 4

    Tỉ lệ vàng kinh điển này rất hay áp dụng trong nhiều cái lắm. Nhưng mà trong nhiếp ảnh để cân được tỉ lệ này bằng mắt thường là một việc đòi hỏi sự quan sát và cân đo siêu lắm. Chắc phải ôm máy ảnh suốt ngày may ra :D
    HuynkNawaxperia_optimus thích bài viết này.
  12. ltpnhung

    ltpnhung Thành viên cấp 2

    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  13. DevAng

    DevAng Thành viên cấp 1

    tỷ lệ vàng đối với mình là ko tưởng
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  14. Ngựa Hoang Gemini

    Ngựa Hoang Gemini Thành viên cấp 4

    Mình thì cứ theo thẩm mỹ của mắt mà chụp, biết cơ bản về các yêu cầu bố cục, tỉ lệ thôi, chứ ko có khuôn mẫu lắm :D
    HuynkNawa thích bài viết này
  15. xperia_optimus

    xperia_optimus Thành viên cấp 2

    mình vẽ nó lên tờ giấy kính rồi dán vô màng hình máy ảnh :D
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  16. hazoboy

    hazoboy Thành viên cấp 2

    Bố cục trong nhiếp ảnh không phải là một môn khoa học, và tất cả các " quy tắc" trên đều không phải bất biến hay luôn đúng. Nếu như bạn áp dụng một quy tắc với một khung cảnh nhất định và thấy nó không có tác dụng, hãy bỏ qua nó. Nếu như bạn nhận ra một bố cục không theo quy tắc nào nhưng vẫn rất thuyết phục, hãy chụp theo bố cục đó. Dù sao, các quy tắc trên cũng rất phổ biến, và cũng đáng để cân nhắc mỗi lần bạn chụp ảnh.

    đúng ý mình luôn :)
    HuynkNawaNgựa Hoang Gemini thích bài viết này.
  17. hazoboy

    hazoboy Thành viên cấp 2

    :))
    HuynkNawa thích bài viết này
  18. HuynkNawa

    HuynkNawa Thành viên cấp 2

    Mình hay chụp Tập trung vào chủ thể chính và lúc nào cũng mạnh dạn thử nghiệm:))
    Ngựa Hoang Gemini thích bài viết này
  19. Holy Trinity

    Holy Trinity Thành viên cấp 1

    mình nghĩ cứ nắm vững lý thuyết nhưng lúc chụp thì quên hết đi^^
    Ngựa Hoang Gemini thích bài viết này
  20. gà yêu mít

    gà yêu mít Banned

    có 2 cách chụp ảnh.
    #1: chụp theo cảm nhận, thấy đẹp thì chụp k cần theo nguyên tắc nào cả. Tạm gọi là vô đề.
    #2: chụp bằng lý trí, áp dụng quy tắc, có mục đích rõ ràng. Tạm gọi là có chủ đề
    kiến thức nông cạn, mn đừng phang đá :)

Ủng hộ diễn đàn