Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Diễn biến, kết quả của cuộc giải phóng miền Nam lịch sử (1973 - 1975)

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi Hồng Sơn, 29/4/13.

Lượt xem: 23,611

  1. Hồng Sơn Helper

    [​IMG]
    11h30 ngày 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập.
    - Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Hội nghị Bộ Chính trị (từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 7-10- 1914) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975) đã bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    - Chiến thắng Phước Long và tình hình chiến sự sau Phước Long giúp Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch hai năm (1975-1976) hoàn toàn giải phóng miền Nam.
    Bộ Chính trị đề ra kế hoạch hai năm, nhưng lại nhấn mạnh "cả năm 1975 là thời cơ" và chỉ rõ "Nếu thời cơ đến vào đẩu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975". Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ thực hiện "Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa", phải đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá..., giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

    - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra gần hai tháng mùa Xuân 1975 với ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.


    - Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 24-3-1975).
    Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng mà cả ta và địch đều chú ý và cố gắng nắm giữ.
    Đầu tháng 3-1975, quân ta tiến công địch nhiều nơi ở Tây Nguyên, và ngày 4-3-1975 đánh nghi binh ở Plâycu, Kontum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó. Ngày 10-3-1975, với lực lượng mạnh hơn địch, quân ta được lệnh tiến công thị xã Buôn Ma Thuộc, đánh các cơ quan đầu não của địch. Sau hai ngày chiến đấu, ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây và hoàn toàn làm chủ thị xã (ngày ll-3-1975).
    Ngày 12-3-1975, quân địch tập trung lực lượng mở cuộc phản công nhằm chiếm lại Buôn Ma Thuộc, song tất cả các cuộc phản công của chúng đều bị đánh tan.

    - Ngày 14 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Plâycu, Kontum và toàn bộ Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ, rồi tập trung lực lượng tái chiếm Buôn Ma Thuộc. Ngày 16 tháng 3, quân ta được lệnh đánh chặn và truy kích địch trên đường chúng rút khỏi Tây Nguyên. Đến ngày 24 tháng 3, toàn bộ quân địch rút chạy bị quân ta tiêu diệt. Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc. Ta diệt toàn bộ quân đoàn 2 trấn giữ ở đây, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

    - Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (ngày 25-3 và 29-3-1975).
    10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3, quân ta tiến vào Huế đến ngày hôm sau (ngày 26 tháng 3) thì giải phóng hoàn toàn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. Trong cùng thời gian, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kỳ (ngày 24 tháng 3), Quảng Ngãi (ngày 25 tháng 3), Chu Lai (ngày 26 tháng 3) tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.

    - Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ - Ngụy rơi vào thế cô lập. Quân ta từ ba phía Bắc, Tây, Nam tiến nhanh áp sát thành phố. Hơn 10 vạn địch bị dồn ứ về đây trở nên hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đấu. Chúng phải dùng máy bay di tản cố vấn Mỹ và một phần lực lượng nguy. Sáng ngày 29 tháng 3, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào thành phố, đến ba giờ chiều thì chiếm toàn bộ thành phố.

    - Ngày 2 tháng 4 tại Tổng hành dinh, sau khi nghe báo cáo về Chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, Tổng hành dinh đã trực tiếp chỉ thị cho tướng Lê Trọng Tấn tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 4 chiến sĩ ta trên các đảo, trên các tàu chiến đã nhận được điện khen: "Quân ủy Trung ương rất phấn khởi được tin quân ta đã chiếm các đảo thuộc Trường Sa. Nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược".
    Trong cùng thời gian với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng từ cuối tháng 3 đầu tháng 4-1975, nhân dân các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và của quân chủ lực, đã nổi dậy đánh địch giành quyền làm chủ.

    - Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30-4-1975).
    Sau một tháng tiến công và nổi dậy, quân dân ta đã giành toàn thắng trong hai chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, giải phóng hơn nửa đất đai và nửa số dân toàn miền Nam, chiếm giữ một khối lượng lớn vật chất, trang bị, phương tiện chiến tranh. Các lực lượng vũ trang của ta đã trưởng thành nhanh chóng.
    Trong khi đó, lực lượng mọi mặt của địch giảm sút nghiêm trọng, chúng phải lùi về phòng thủ từ Phan Rang trở vào. Mỹ cũng đã hết sức giúp Ngụy kéo dài cơn hấp hối bằng cách lập cầu hàng không viện trợ khẩn cấp cho chúng.

    - Về phía ta, như Nghị quyết của Bộ Chính Trị ngày 25-3-1975 đã nêu rõ: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam…Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa” (trước tháng 5-1975). Chiến dịch giải phóng Sài Gòn cũng được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ CHí Minh”.
    Từ đầu tháng 4, trên mọi miền đất nước, nhân dân sống những ngày giờ hết sức sôi động và hào hứng. Cả dân tộc ta ra quân trong mùa Xuân lịch sử với tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và với khí thế “thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng”.
    Ngày 9 tháng 4, quân ta tiến công Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. Tại đây diễn ra những trận chiến ác liệt. Ngày 16 tháng 4, toàn bộ quân dịch ở Xuân Lộc tháo chạy.
    Ngày 18 tháng 4, tổng thống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ khỏi Sài Gòn. Ngày 21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức tổng thống.
    17 ngày 26 tháng 4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả năm cánh quân ta từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn.
    Ngày 28 tháng 4, các trận địa pháo của ta đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, và chiều hôm đó phi công ta dùng năm máy bay chiến đấu phản lực A37 thu được của địch mở đợt tập kích của địch vào khu vực chứa máy bay của chúng,
    Đêm 28 rạng sáng 29 tháng 4, tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch.
    9 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 4, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh vừa nhậm chức hôm 28 tháng 4, kêu gọi "ngừng bắn để điều đình giao chính quyền" nhằm cứu quân nguỵ khỏi sụp đổ.
    10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh "Độc lập", bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn, tổng thống Dưng Văn Minh tuyên bố đầu hàng, 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc "dinh độc lập" báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    Thừa thắng, sau giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại ở Nam Bộ nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy theo phương thức "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh". Đến ngày 2-5-1975, Nam Bộ và miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng.

    Một số hình ảnh lịch sử giải phóng miền Nam ( 1975).

    [​IMG]
    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Đó là nội dung của triển lãm "Đất nước trọn niềm vui" đang diễn ra tại Công viên Lam Sơn (quận 1, TP HCM).
    [​IMG]
    Cuối tháng 3/1975, ông Lê Đức Thọ từ miền Bắc vào Nam cùng ông Phạm Hùng và đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
    [​IMG]
    11h30 ngày 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập.
    [​IMG]
    Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1975.
    [​IMG]
    Quân giải phóng tiến vào Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn.
    [​IMG]
    Trước sự kháng cự dữ dội, quân giải phóng chiến đấu kiên cường, giữ vững trận địa đã chiếm được tại các khu vực Hóc Môn, Gò Vấp (tháng 4/1975).
    [​IMG]
    Nhân dân Sài Gòn đón mừng đoàn quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975.
    [​IMG]
    Bộ máy chính quyền Sài Gòn hoàn toàn tan rã, từ ngày 1/5/1975, lần lượt các tỉnh, thành ở miền Nam được giải phóng. Trong ảnh là quân giải phóng tiến vào thị xã Bạc Liêu.
    [​IMG]
    Thuyền chở bộ đội tiến vào giải phóng Cà Mau.

    ...
    Hà Bơ, cover facebook, Hải Trang7 người khác thích bài viết này.
  2. Lee Đỗ

    Lee Đỗ Thành viên cấp 2

    Uppp :)
    Hồng Sơn thích bài viết này
  3. Đất Sét

    Đất Sét Thành viên cấp 1

    Ngày này báo chí trái lề hải ngoại toàn gọi là ngày Quốc Hận, "Ngày miền Nam rơi vào tay Cộng Sản"..
    Hồng SơnĐình Nhất thích bài viết này.
  4. Đình Nhất

    Đình Nhất Thành viên cấp 2

  5. me0wnguyen

    me0wnguyen Mới đăng kí

    Mình rât hiễu sẽ có rất nhiều người vui mừng trog ngày 30 tháng 4 này. Và mình biết mình có thể sẽ bị ném đá rất nhiều vì cái comment này, nhưng mình vẫn muốn nói. Nhưng trước khi nói mình muốn khằng định một điều rằng "MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ MÌNH TỰ HÀO VỀ ĐIỀU ĐÓ" và MÌNH HOÀN TOÀN KHÔNG GHÉT QUÂN ĐỘI NGÀY XƯA HAY CO BẤT KÌ THÀNH KIẾN GÌ. Mình đã được sinh ra và lớn lên, giáo dục dưới chế đo Việt Nam, mình đã tin và chấp nhận sự thật về các cuộc chiến và tất cả các cuộc giết người thảm khóc của Mỹ đã làm trên dân việt Nam. Và bây giờ minh hiện đang sống bên Mỹ, và mình thật sưj thất vong vì những SỰ THẬT đó đã bị BỐP MÉO phần nào đó. Tết năm Mậu Thân, quân Việt Nam mình tự miền Bắc phá lời hứa giữ hoà bình đe dân ăn tết, kêos quân đánh thẳng vào thừa thiên Huế, giết không biết bao nhiêu người dân vô tội ở Huế và các tỉnh thành lân cận. Điều mình nói là sự thật, vì mình có người thân ở Huế và dượng mình cũng chết không trận đó ngay tại Huế không tìm được xác... Mình không có ý chê bay chính quyền Việt Nam hay cố tình bếu xấu! Nhưng đó là sự thật
    Đất Sét thích bài viết này
  6. lichking

    lichking Mới đăng kí

    Haizz, ừ, chú con ông cậu của thằng bạn của bạn của chị họ mình kể vậy đó :)))
    Mời bạn đọc thêm adfwww.facebook.com/photo.php?fbid=541392749235360&set=a.371432359564734.77744.124739034234069&type=1&theater VIỆT NAM là một bạn nhé- Điều mình nói là sự thật :v (Tham gia dien đàn lâu rồi-ít đăng nhập toàn làm khách xem- mà thấy bạn kia cm chối quá nên phải spam tí ^^)
    Đình Nhất thích bài viết này
  7. Đất Sét

    Đất Sét Thành viên cấp 1

    me0wnguyen Đương nhiên là cả hai bên đều bóp méo sự thật để dư luận có cái nhìn tốt nhất về mình. "Tốt khoe, xấu che" luôn luôn là vậy. Mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn về cách nhìn khách quan vào sự việc. Mình ko phủ nhận những gì Quân dân CS ta đã cống hiến cho đất nước nhưng mình cũng ko hoàn toàn cho rằng những gì họ làm là đúng. Nhưng có lẽ việc bàn luận ở đây thật sự ko thích hợp và sẽ đi ngược lại nhiều ý kiến phản hồi.
    me0wnguyen thích bài viết này
  8. gaumeo90

    gaumeo90 Mới đăng kí

    anh hùng 2 tieng Việt nam

Ủng hộ diễn đàn