Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Doanh nghiệp của bạn cần quan tâm đến những chỉ số thống kê nào?

Chủ đề thuộc danh mục 'Làm SEO' được đăng bởi Meotrics, 25/6/16.

Lượt xem: 2,352

  1. Meotrics Mới đăng kí

    Doanh nghiệp của bạn cần quan tâm đến những chỉ số thống kê nào?

    Mùa đông năm 2009, cộng đồng các nhà phát triển Game bị chấn động với sự ra mắt của OnLive – công nghệ điện toán đám mây cho phép mô phỏng Game trực quan. Onlive nhanh chóng đạt được 100,000 user đăng ký cho bản private beta. Không lâu sau đó, công ty đã raise được 40 triệu đô từ các quỹ đầu tư với định giá 1.8 tỉ đô. Nhưng chỉ chưa đầy 5 năm sau, công nghệ được Reddit mệnh danh là “The Future of Video Games” đã tuyên bố đứng trên bờ phá sản và bán lại cho Sony với giá 5 triệu đô. Điều gì đã xảy ra với những con số đẹp đẽ về số người đăng ký, active users và cả những báo cáo doanh thu đầy tươi sáng trước đó? Câu trả lời là mặc dù công nghệ tiên tiến, chi phí mà Onlive phải chi trả để có được 1 khách hàng mới không đủ bù lại doanh thu thu được từ họ. Công ty nhanh chóng bị phụ thuộc vào các nguồn vốn tài trợ và không chứng minh được tốc độ tăng trưởng ổn định.

    Bài học rút ra từ thất bại này là mặc dù các chỉ số chung đều rất lạc quan, nhưng giống như rất nhiều các doanh nghiệp rơi vào bẫy “Vanity data” trước đó, Onlive đã kém để tâm đến những chỉ số thực sự quan trọng với doanh nghiệp – trong trường hợp này là chỉ số CAC (Customer Acquisition Cost) và CLV (Customer Lifetime Value).

    Các báo cáo đều đặn về traffic và doanh thu gần như không thực sự phản ánh được sức khỏe của doanh nghiệp của bạn. Trên thực tế, việc xác định các chỉ số quan trọng (metrics that matter) đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Thể hiện qua sơ đồ mô hình sau:

    Mô hình minh họa các tiêu chí xác định chỉ số thống kê cho doanh nghiệp

    Từ mô hình có thể thấy, để quyết định các chỉ số thống kê cần quan tâm đối với một doanh nghiệp, cần dựa vào 3 yếu tố cơ bản: 1) Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp là gì (hay nói cách khác là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp); 2) Mô hình phát triển của doanh nghiệp (Thương mại điện tử E-Commerce, SaaS, mobile application hay các site cung cấp nội dung…); 3) Kênh phân phối hiện tại của sản phẩm là gì (tương ứng với các kênh phân phối khác nhau và có các KPI và chỉ số thống kê khác nhau)

    9cka3of.png

    1. Các chỉ số thống kê tương ứng với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

    Có nhiều cách để chia các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để biết các giai đoạn khác nhau doanh nghiệp cần quan tâm đến chỉ số nào, ta có thể chia làm 3 giai đoạn tương ứng với 3 động cơ của doanh nghiệp:

    · Giai đoạn 1: Early Adopted Phase

    Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp vẫn đang dò dẫm những phép thử đầu tiên. Họ không chắc chắn về sản phẩm hay cái cách khách hàng sẽ phản ứng với sản phẩm của họ. Chỉ số quan trọng nhất đối với giai đoạn này là Stickiness – mức độ sử dụng thường xuyên của người dùng với sản phẩm và Retention rate – Tỉ lệ quay lại của người dùng sau khi sử dụng sản phẩm.

    · Giai đoạn 2: Virality

    Sau khi bạn đã thử thành công với những vị khách đầu tiên, hãy quan tâm tới mức độ lan truyền của sản phẩm Virality. Chỉ số này được xác định bằng số lượng người mà Early Adopter sẽ giới thiệu tiếp tục dùng sản phẩm của bạn sau khi họ đã sử dụng. Đây cũng là lúc bạn kiểm tra giả thiết tăng trưởng trong mô hình Lean Startup. Mức độ Virality càng lớn, bạn càng dễ dàng có được những bước tăng trưởng vượt bậc nhờ Growth Hacking.

    · Giai đoạn 3: Revenue

    Mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn một chút khi bạn có trong tay một lượng người dùng nhất định. Đây là lúc bạn bắt đầu nghĩ tới việc theo đuổi bài toán doanh thu, song song với việc duy trì tốc độ tăng trưởng sản phẩm. Giai đoạn này yêu cầu bạn phải quan tâm toàn diện đến tất cả các chỉ số tương ứng với từng mô hình doanh nghiệp của bạn: Growth – tốc độ tăng trưởng; Revenue – Các chỉ số về doanh thu; Retention rate – Tỉ lệ khách hàng quay lại; Customer acquisition cost và Customer lifetime revenue – Chi phí bỏ ra để có thêm một khách hàng và doanh thu kiếm được từ họ.

    · Giai đoạn 4: Scale

    Đây chính là giai đoạn bạn phải vượt qua “hố ngăn” giữa nhóm người dùng thích ứng sớm với thị trường đại trà và các công ty lớn. Nếu ko thể bước qua “hố ngăn” này, doanh nghiệp của bạn không thể thực sự bước vào giai đoạn Scale. Tại giai đoạn này, các chỉ số về chi phí và doanh thu của bạn trở nên phức tạp và đa dạng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.
    TCoCh0y.png

    “Hố ngăn” trong thị trường đối với các sản phẩm công nghệ

    “Hố ngăn” trong thị trường đối với các sản phẩm công nghệ

    2. Các chỉ số thống kê tương ứng với mô hình doanh nghiệp

    Mỗi mô hình kinh doanh tương ứng với một loại hình công nghệ khác nhau sẽ dẫn tới các chỉ số thống kê cho từng loại sản phẩm là khác nhau. Một doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ quan tâm tới giá trị giỏ hàng còn ứng dụng Game mobile sẽ để ý nhiều tới các vật phẩm và bàn chơi. Với sự đa dạng và phát triển không ngừng của công nghệ, thật khó để tìm ra cách thức phân chia những doanh nghiệp công nghệ hiện nay thành các loại hình một cách đầy đủ và tường minh. Tuy nhiên một cách tổng quát nhất, theo O’Reilly trong cuốn “Lean Analytics”, có thể chia thành các mô hình sau:

    · E-Commerce (Thương mại điện tử)

    · SaaS Software-as-a-service (Phần mềm dịch vụ)

    · Mobile application (Các ứng dụng có In-app purchase)

    · Content site (site cung cấp nội dung)

    · Two-sided market (các trang trung gian cho người mua và người bán)

    · User-generated content site (các site có nội dung do người dùng tự xây dựng)

    Các chỉ số thống kê cần quan tâm sẽ được trình bày cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp trên trong các bài Blog tiếp theo. Mời các bạn theo dõi và đăng ký nhận mail để liên tục được cập nhật.


    3. Các chỉ số thống kê tương ứng với các kênh phân phối

    Có tận 328 các phương thức phân phối sản phẩm khác nhau mà các doanh nghiệp sử dụng để phân phối sản phẩm của mình tới những người dùng. Sự đa dạng này phụ thuộc phần lớn vào bản chất và cách thức vận hành riêng của mỗi công cụ phân phối. Các chỉ số Facebook sẽ cơ bản khác với việc phân phối qua mô hình Affiliate Marketing. Hay các chiến dịch Adword sẽ có những báo cáo khác biệt so với việc chạy quảng cáo thông qua sự kiện Offline hay hội thảo giới thiệu sản phẩm. Các chỉ số này cũng sẽ được làm rõ trong những phân tích sau của Blog.


    Bằng cách trả lời 3 câu hỏi nêu trên tương ứng với các giai đoạn, mô hình và kênh phân phối sản phẩm hiện tại, bạn sẽ dễ dàng xác định được những metrics-that-matter cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, phần lớn các chỉ số này chỉ thực sự có ý nghĩa khi phân tích ở mức liên tục và chuyên sâu tới tận người dùng, điều mà Google Analytics thôi không thể cung cấp được. Bạn cần nhiều hơn thế để có thể theo dõi và đo lường được những chỉ số chính xác, cụ thể và hữu ích cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp. Đó chính là các phần mềm, công cụ thống kê và theo dõi giúp phân tích hành vi người tiêu dùng chuyên nghiệp. Đó là những đầu tư khôn ngoan, bởi bạn chỉ phải trả những khoản chi phí rất nhỏ để có thể tiết kiệm rất nhiều nghìn đô cho doanh nghiệp bằng các quyết định chính xác.

    ...

Ủng hộ diễn đàn