Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Food Photography: Chia sẻ kiến thức về chụp ảnh thức ăn

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi TuanCFS, 21/4/16.

Lượt xem: 12,222

  1. TuanCFS Thành viên cấp 1

    Food Photography 101

    01. Chụp ảnh thức ăn nhập môn

    Nguồn: Banhmiphoto.com

    Series này mình đã chia sẻ trên blog Banhmiphoto của mình. Dành cho các bạn muốn tìm hiểu về chụp ảnh thức ănchụp ảnh thương mại có thể tham khảo.

    Food photography hay vẫn đc gọi nôm na là chụp ảnh thức ăn vốn là một chủ đề “hot” gần đây, khi các đầu bếp bắt đầu lấn sân sang nhiếp ảnh để chia sẻ những bức ảnh của họ cho bạn bè trên Facebook, Twitter và Instagram. Thậm chí ngay cả khi bạn là một người cùi bắp không có một trang blog chuyên về food styling hay có sở thích chụp ảnh, đôi khi bạn vẫn có ham muốn thầm kín là làm cho mọi người trên thế giới thèm thuồng với cái bánh sinh nhật hay món salát bạn vừa thực hiện hôm qua. Do nhu cầu học lóm và cải thiện các kỹ năng ngày càng nâng cao, nhu cầu show-off và bò lên thế giới chuyên nghiệp dần trở nên cấp thiết, chúng tôi đã mời ba “cá mập” chuyên về đề tài nhiếp ảnh thực phẩm để chia sẻ lời khuyên dành cho thế giới gà mờ của chúng ta. Họ cũng sẽ chia sẻ về các thiết bị yêu thích của họ (phần hào hứng nhất của các máy ảnh gia – người dịch (ND)) và các loại thức ăn yêu thích nhất!

    Vì vậy, các gà mờ vỗ tay chào đón Andrew, Sabra, và Michael thật to cái nào

    Từ hôm nay, banhmiphoto.com sẽ cho đăng tải loạt bài dịch về chụp ảnh thức ăn. Xin các bạn lưu ý, là chụp ảnh thức ăn ( food photography) chứ không phải cách trình bày thực phẩm ( food styling). Vì thế chủ đề và trọng tâm của loạt bài dịch này sẽ nghiêng nhiều hơn về kỹ thuật nhiếp ảnh, ánh sáng, các thủ thuật trong lúc chụp.

    Bài dịch và viết bậy thêm từ: http://www.thekitchn.com/best-food-photography-tips-fro-140610

    1. Tuy nhiên, giới thiệu cá mập cái đã.
    Andrew Scrivani là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và có tác phẩm xuất hiện gần như mỗi tuần trong The New York Times.

    Michael Natkin là blogger của Herbivoracious, Tự học nhiếp ảnh và đã hoàn thiện cuốn sách đầu tiên của mình (dành cho các gà mờ không biết Herbivoracious, thì đây là một trang chuyên về công thức nấu đồ chay)

    Sabra Krock cũng là một blogger và thường xuyên ló mặt trên The Kitchn. Là một freelances cho The New York Times, đã bán sách nấu ăn nhiều tới mức ăn hoài không hết.

    Zồi, nói sơ zậy thôi. Không làm mất nhiều thời gian mọi người bước vào thế giới chụp ảnh thức ăn ( Food photography) nữa

    DP51pTY.jpg
    Food Photography chụp bởi Sabra Krock

    2. Chú ý to béo nhất dành cho các gà mờ khi muốn chụp ảnh thức ăn
    Andrew: Nói chung sai lầm to bự nhất mà tôi thường thấy là bức ảnh quá tệ về ánh sáng. Đây là điều các gà mờ nên chú ý khi cần chụp ảnh thức ăn. Cực kỳ nhiều những món ăn tuyệt vời được ghê tởm hóa bằng cách chụp sai sáng, hoặc là quá sáng, hoặc là quá tối. Bạn phải tận dụng được những thế mạnh ánh sáng trong nhiếp ảnh, và nắm bắt thật rõ về các khả năng của thiết bị đang sử dụng. Máy ảnh xịn và ống kính khủng tất nhiên là quá tốt, nhưng kiến thức về ánh sáng còn quan trọng hơn nữa.

    Michael: Giữ cho máy ảnh được ổn định. Nếu bạn không có đến cả một cái chân máy ngon, thì nên tận dụng tất cả ghế, bàn, thang, thậm chí là giường ngủ hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể giữ cho máy ảnh không bị rung lắc. Thức ăn không chạy khắp nơi như cún con, song rất kinh dị nếu một bức ảnh thức ăn bị rung hay mờ, nhất là với bộ máy nghìn đô của bạn.

    Tìm hiểu rõ về kỹ thuật sử dụng máy móc và các vấn đề liên quan như khái niệm DOF (độ sâu trường ảnh), cách làm các bức ảnh rõ, mờ đúng đắn. Thông thường các ảnh thức ăn chỉ đẹp khi nó rõ nét một phần và phần còn lại chìm trong “sương khói mờ nhân ảnh”. Học cách sử dụng cân bằng trắng (WB-White Balance) của máy ảnh hoặc cách chỉnh sửa ảnh RAW trên máy tính. Sẽ là một ngày rất rất buồn nếu cái ảnh bánh sinh nhật trắng toát xinh đẹp của bạn mang màu xanh chiều buồn u ám hay màu cam rực rỡ như hoàng hôn sa mạc, chỉ vì sai WB.

    Quên cái flash cóc đi, thứ tệ nhất để chụp thức ăn chính là flash cóc - nhân vật phản diện điển hình – có khả năng mang lại thứ ánh sáng vừa mạnh vừa gai mắt vừa xấu xí cho bức ảnh của bạn.

    Chụp RAW bất kỳ khi nào có thể. Và nên chụp RAW trong mọi tình huống để giữ lại các chi tiết cho ảnh và cung cấp khả năng hậu kỳ to béo cho chụp ảnh thức ăn.

    Chụp một số ảnh với góc độ an toàn. Trên cao, góc 45 độ, chụp ngang là những góc độ an toàn nhất. Sau khi đã có những bức ảnh an toàn đảm bảo cho việc không phải chụp lại lần nữa, thì đã đến lúc bạn chơi với cận cảnh, ánh sáng, bóng đổ, những góc ảnh quái chiêu thể hiện sự khủng bố của bạn. Thông thường chúng ta sẽ chụp tầm 20-50 tấm cho một món ăn, để có thể chọn ra vài tấm ngon lành.

    Sabra: Ánh sáng, nhận biết ánh sáng và hiểu được nó đóng vai trò như thế nào là điều quan trọng nhất. Nếu bạn là “fan” của ánh sáng tự nhiên, thử chụp nhiều lần trong ngày, thử chụp các góc và hướng ánh sáng khác nhau, thử các chế độ của máy ảnh. Hãy thử để có thể thấy được ảnh hưởng khác nhau của lượng ánh sáng và các kiểu ánh sáng trên bức hình của bạn. Có nhiều “tip” như khuếch tán - phản xạ ánh sáng để bạn thỏa sức sáng tạo khi chụp ảnh thức ăn.

    X0vjmxa.jpg
    Food Photo by Michael Natkin

    3. Ngoài việc dí mũi vào cái máy ảnh ra, các gà mờ nên chú ý những gì.
    Andrew: Ngoài máy ảnh ra đó là ống kính (ha ha-ND). Bạn cần một ống kính ở tiêu cự trung bình và có độ mở tốt. Tôi có một cái ống Canon 50mm/2.5 macro và nó là cái ống kính được dùng nhiều nhất trong các bức ảnh của tôi.

    Michael: Các tấm phản sáng trắng hoặc vàng. Bạn cần nó để làm các phần tối sáng lên một chút mà không quá lố khi thực hiện chụp ảnh thức ăn. Để giữ mấy phụ kiện to bự này đúng chỗ, bạn cần một con gà mờ nữa phụ giúp, hoặc một chân đứng đi kèm với các miếng kẹp. Trong trường hợp bần cùng tới mức không ai thèm giúp đỡ bạn, kể cả một cái chân đứng, chuyển máy qua chế độ chụp tự động và tự mình giữ nó.

    Khi bạn giàu có. Chân máy, hệ thống ánh sáng và các ống kính tốt là điều bạn cần quan tâm. Đừng có phí tiền đi mua ba cái đồ bán chuyên nghiệp, nó sẽ làm cho bạn khóc thét. Khi có tiền, hãy mua đồ thật xịn và sử dụng nó trong thời gian dài.

    Sabra: Chân máy. Bạn hầu như không thể có một bức ảnh sắc nét và hoành tráng trong ánh sáng tự nhiên, trừ khi bạn là lực sĩ. Sử dụng ánh sáng tự nhiên đôi khi bắt buộc chúng ta chụp ở tốc độ chậm. Và chụp ảnh thức ăn là một công việc chi tiết, nhích một cọng rau sang bên phải, điều chỉnh hướng ánh sáng qua cái ly thủy tinh. Bạn sẽ mất khung hình đã chọn nếu giữ máy bằng tay và điều chỉnh các chi tiết đó.

    pd3ahdj.jpg
    Food Photo by Sabra Krock

    4. Cá mập thích chụp ảnh thức ăn gì?
    Andrew: Tráng miệng. Những món tráng miệng nhiều phong cách, rực rỡ sắc màu luôn làm tôi hào hứng khi chụp. Chúng gợi cảm, phổ biến, có cách bày trí tuyệt vời. Và sau buổi chụp, phần thức ăn còn lại làm chúng tôi hạnh phúc hơn nữa.

    Michael: Tôi thích những cái gì nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, chẳng hạn những bông hoa Zucchini. Khi bạn có một dĩa thức ăn toàn màu nâu, việc của bạn là sáng tạo và chơi đùa với màu sắc một chút để có một cú shoot thật hoàn hảo.

    Sabra: Tôi thích tất. Tuy nhiên nếu phải chọn thì đó sẽ là bánh nướng. Bánh nướng, bánh nướng, bánh nướng. Bánh nướng ơi, chào mày.

    QF4Arei.jpg
    Food Photo by Sabra Krock

    #Photography Know-How, #ảnh thức ăn, #food photography

    ...
    Phạm Hữu Dư thích bài viết này
  2. ducuong233

    ducuong233 Thành viên cấp 4

    Mình cũng thích chụp thức ăn và đặc biệt các đồ vật. :D ko biết dùng máy ảnh nào hợp lý cho việc này nhỉ
  3. TuanCFS

    TuanCFS Thành viên cấp 1

    Food Photography 101: Các loại ánh sáng trong ảnh thức ăn

    Bài viết trích từ www.banhmiphoto.com

    Như đã trình bày trong bài blog Chụp ảnh thức ăn nhập môn, thì các “cá mập” đều cho lời khuyên phải chú trọng hết cỡ thợ mộc tới ánh sáng. Trong nhiếp ảnh, đặc biệt là nhiếp ảnh sản phẩm và thương mại, ánh sáng hoặc là tất cả hoặc sẽ biến bức ảnh của bạn thành “không gì cả”.

    Các loại ánh sáng thường sử dụng của mình khi chụp ảnh thức ăn. Dĩ nhiên nó sẽ không được chính xác và chính thống lắm, nhưng hy vọng dễ hiểu.

    1. Ánh sáng ngoài trời tự nhiên

    Ánh sáng tự nhiên có rất nhiều ưu điểm to béo và vô cùng phù hợp với các gà mờ: rẻ, tiện, đẹp. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng đem lại cho bạn cảm giác chân thực nhất về món ăn, giống như khi bạn chiêm ngưỡng nó ngoài đời thực. Tránh tình trạng gà mờ chụp quả cà chua và có hình một quả cà tím.

    Tuy nhiên ánh sáng tự nhiên cũng có những quy tắc nhất định của nó. Ở Việt Nam mùa mưa hoặc các xứ có sương mù, thông thường ánh sáng vào lúc sáng sớm sẽ có tình trạng hơi mù, tức mù mờ. Dĩ nhiên với những ai có ống kính khủng và kỹ năng Ps siêu việt thì mù không phải là vấn đề đáng ngại gì, tuy nhiên cứ phải nói cho đủ lệ bộ. Thậm chí nhiều ông còn tìm cách tạo mù hoặc tạo khói cho ảnh, rất là nhiêu khê, mà thôi để nói sau.

    Vấn đề thứ hai là ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng dàn trải rất lớn, cường độ mạnh. Nếu hôm đấy trời có mây thì chúc mừng các gà mờ, vì các bạn đã có một tấm tản sáng trị giá một triệu đô. Còn nếu xui xẻo trời xanh mây trắng đi chơi thì các gà mờ sẽ phải học cách dùng chắn sáng và phản sáng thôi.

    Thông tin hấp dẫn là 1 tấm phản sáng 5 in 1 (nghe như dầu gội Pantene) chỉ có giá tầm 500k. 5 in 1 có nghĩa là có thể chắn sáng, tản sáng, hắt sáng bạc và vàng, hút sáng. Nhớ học cách gấp gọn chắn sáng, nếu không khi chụp xong sẽ cảm thấy rất nhục, hoặc đang ngồi tán dóc với khách hàng, tự dưng hắt sáng bung xòe ra sẽ rất hãi.

    Ngoài ra ở Việt Nam vào giữa trưa ánh sáng tự nhiên trở nên cực kỳ gay gắt, làm giảm các sắc độ màu và chi tiết xuống một phần. Việc này là một vấn đề khá khó khăn để hậu kỳ, vì nếu quá tay dễ dẫn đến tình trạng bệt màu.

    Vì thế tốt nhất là buổi trưa thì gà mờ ngủ cho khỏe, chụp choẹt cái gì. Dĩ nhiên nếu bạn có trong tay 1 tấm chắn sáng cỡ bự, hoặc có một hành lang với mái hiên lớn, thậm chỉ chỉ là một tấm vải căng lên để tản sáng thì không có gì cản trở nữa hết. Tây nó gọi là diffuser lighting, các gà bấm vào đây để xem cách tự làm diffuser lighting DIY trên youtube rất đơn giản.

    Có một cách khác để chơi với ánh sáng buổi trưa, đó là ta tìm một cái cây nào đó có bóng râm dày, đặt món ăn vào và ta sẽ có một tấm ảnh với các bóng nắng xuyên qua tàng cây lốm đốm, rất đẹp.

    [​IMG]
    Ánh sáng tự nhiên dùng tấm chắn

    2. Ánh sáng cửa sổ

    Ánh sáng cửa sổ là loại ánh sáng mình ưa thích nhất. Về bản chất nó là ánh sáng tự nhiên lọt qua khung cửa sổ, vì thế nó trở thành một cái đèn studio khổng lồ không tốn điện. Cái đèn này có thể tùy chỉnh hướng theo ý thích bằng cách đặt bàn chụp (hướng mình thích dùng nhất là back-side, hoặc 45 độ back-side), thêm bớt các loại chắn sáng, che sáng tùy theo sự sáng tạo của các gà mờ.

    Và lúc này ta cũng có thể có ánh sáng "tây", tức là ánh sáng theo phương xiên ngang, nếu đặt dish ngang với cửa sổ hoặc cao hơn một chút. Đặt thấp 1 chút, ta có ánh sáng shade, rất là ảo diệu. Đặt ra ngoài vùng sáng, nếu cửa sổ nhỏ thì chỉ cần thêm tý sương khói mờ ảo, ta có cái gọi là ray of light ở hậu cảnh.

    Ánh sáng cửa sổ thường chỉ làm sáng một bên món ăn, để khắc phục ta có thể dùng thêm 1 đèn kết hợp để giảm độ tương phản xuống hoặc 1 tấm hắt sáng cũng sẽ cho kết quả tương tự. Và vì là ánh sáng tự nhiên nên nó cũng mang đầy đủ tính chất của ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn như hơi xanh tím vào sáng sớm và vàng nhạt vào buổi chiều tà.

    Và nó còn có thêm một điểm cộng là ta có thể chơi thông ngày, không ngại nắng gắt.

    [​IMG]
    Ánh sáng cửa sổ phía sau và dùng thêm tấm chắn

    3. Ánh sáng studio

    Dĩ nhiên có một số thứ ta phải dùng ánh sáng studio để chụp, chẳng hạn như một tô mì lúc nửa đêm. Hoặc một đĩa thức ăn với khung cảnh là cái quán hoàn toàn vắng khách vào lúc 1h sáng. Lúc đấy ánh sáng tự nhiên sẽ là một màu đen tối u ám.

    Về ánh sáng studio, không cần thiết phải đú với các kỹ thuật phức tạp của ảnh sản phẩm (thật ra là có muốn chơi thì gà mờ cũng chưa đủ trình). Hai cái đèn nhỏ với dù phản dù xuyên là đủ. Thậm chí nếu ánh sáng ở chỗ chụp đẹp, ta có thể dùng duy nhất 1 đèn với các dụng cụ hắt sáng để lấy được ánh sáng tự nhiên của quán (dân nhiếp ảnh hay ví von là lấy tý ambient light vào ảnh cho soang choảnh).

    Ánh sáng đèn là loại ánh sáng dễ tùy biến theo ý đồ người chụp nhất, đồng thời cũng dễ tạo các hiệu ứng quảng cáo bằng ánh sáng nhất. Tuy nhiên để điều khiển ảnh sáng đèn cần một số kinh nghiệm nhất định trong việc chụp ảnh. Và hạn chế khi sử dụng ánh sáng đèn với các ambient light là cường độ đèn thường vượt quá yêu cầu và xóa hết mọi ánh sáng khác. Có thể khắc phục việc này bằng cách dùng đèn ánh sáng liên tục (các loại đèn quay phim và đèn halogen) công suốt nhỏ, hoặc dùng các thiết bị giảm cường độ sáng, hoặc đơn giản nhất quả đất là quay đèn đánh vào tường, trần nhà (sử dụng ánh sáng phản chiếu). Dùng cách này phải nhớ để ý đến màu của vật phản chiếu, hoặc của ambient light để dùng gel cho đúng, chứ không chụp ra thức ăn nhìn xanh tím, cảnh vật màu vàng nâu thì hơi hơi kỳ.

    Dùng gel là một câu chuyện khác, hơi phức tạp hơn nên sẽ nói sau.

    [​IMG]
    Tạo ra ánh sáng toàn bộ bằng đèn trong studio

    #Photography Know-How, #ảnh thức ăn đẹp, #ánh sáng, #chụp ảnh, #banhmiphoto
    Phạm Hữu Dư thích bài viết này
  4. ckanedefoto

    ckanedefoto Thành viên cấp 1

    Cảm ơn bạn, rất bổ ích
  5. laidb201

    laidb201 Thành viên cấp 2

    Cái này rất hữu ích đây!
  6. TuanCFS

    TuanCFS Thành viên cấp 1

    Food Photography 101: The A Team

    Bài viết từ trang banhmiphoto.com

    Ăn theo cái phim the A-team thôi chứ anh cũng hổng biết thế nào là một team hoàn chỉnh đâu. Trong mấy cuốn sách chuyên về chụp ảnh thức ăn của anh thì ở nước ngoài một đội của nó tầm 7-8 người: Photographer, Photo Assistant, Props Stylist, Food Stylist, Food Stylist Assistant, 2nd Assistant, Studio Manager.

    Tuy nhiên một hợp đồng của nó lên tới hai chục nghìn đô lận hớ hớ. Kể ra anh cũng có thể kéo 8 người tới một buổi chụp thức ăn nhưng anh nghĩ lúc đó anh tổ chức ăn cướp cho nó nhanh mà còn đỡ cực.

    Đùa thôi chứ càng làm nghề nhiều anh càng nhận thấy tính team work là một sức mạnh lớn lao. Việc mỗi một người trong team hiểu rõ vai trò của mình và hợp tác ăn ý với người khác giúp công việc trở nên trôi chảy và đỡ căng thẳng hơn rất nhiều.

    Photographer:

    Tay này nói rất nhiều, thường thì chỉ hoạt động quanh quẩn ở khu vực tầm 2 mét vuông bên cái bàn thức ăn. Cứ tầm 30s lại thò tay bấm một cái nút và tầm 5s sẽ mở miệng sai phái trợ lý một cái gì đó. Nói về chuyên môn thì tay này sẽ chịu trách nhiệm chính về ánh sáng, kỹ thuật, máy móc và sản phẩm cuối cùng. Ở ngoài ra nước à nhầm nước ngoài thì có một tay chuyên làm retouch để tút lại mấy tấm hình nhưng thông thường thì ở Việt Nam tay phó nhòm sẽ kiêm luôn chỉnh ảnh. Bởi vì tình trạng thật sự trong nghề là các Retoucher chuyên nghiệp khá hiếm hoi và có giá khá là cao. Mà thú thật thì anh cũng chưa bao giờ tin tưởng giao cho ai retouch hình của mình.

    [​IMG]
    The A team 01 - Ảnh từ Internet

    Food Stylist và Assistant của ảnh:

    Thật ra mà nói thì đây không phải chuyên ngành của anh. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của FS là chuẩn bị món ăn theo đúng yêu cầu, giữ cho món ăn được tươi ngon hết mức có thể dưới bốn ánh đèn 150W và tất cả những nhặng xị chung quanh. Mặc dù Photoshop là vị chúa toàn năng nhưng anh vẫn thích những món ăn được chuẩn bị cẩn thận về nguyên liệu và cách trình bày hơn là phải ngồi còng lưng rê chuột. FS có giá thuê không hề rẻ, mặc dù thật sự thì tiền nào của đó thôi, nếu các bạn chủ nhà hàng giao khoán cho đầu bếp chuẩn bị các món ăn để anh chụp thì cũng đừng đòi hỏi rau phải xanh mướt và cà chua phải tròn trĩnh không hề sứt sẹo. Đầu bếp sẽ không ngồi lựa từng cọng rau và từng cái bánh cho bạn, vì họ mua theo đơn vị...tấn không đó nha.

    Thông thường khi chụp ảnh thức ăn thì Photographer và Food Stylist sẽ là hai người làm việc trực tiếp với khách hàng về các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và hình ảnh. Mặc dù đôi khi anh cũng có thể phụ trách phần bày biện, đa số là với các job không yêu cầu cao như menu nhà hàng nhỏ. Tuy nhiên thành thực mà nói thì anh không hề khoái làm cái việc này, vì cứ có cảm giác mình đang phải chịu trách nhiệm một chuyên ngành mình không thực sự nắm vững và do đó không thể đem lại kết quả tốt nhất cho khách hàng vậy á.

    [​IMG]
    The A team 02 - ảnh từ Internet

    Props Stylist:

    Một từ ngữ nghe rất xa lạ. Đa phần khách hàng sẽ không biết cái ông mãnh này là ai. Việt hóa một cách đơn giản thì ông này được gọi là quản lý đạo cụ trang trí. Tức là nhờ có ổng, một bàn ăn đúng phong cách Tây thì cần có cái gì, muỗng nĩa nên để như thế nào, khăn ăn trải ra làm sao, hoặc một món châu Á thì nên trang trí bằng nhưng tô chén gì, muỗng nĩa đúng cách đâu ra đấy, đại loại như thế. Hoặc bạn muốn một cái background mang đậm chất châu Phi với các miếng trải sặc sỡ rực rỡ đầy gợi mở như vẫn thường tưởng bở, ok, liên hệ ổng.

    Tuy nhiên thực tế vô cùng đáng buồn là thì thường là photographer / studio manager sẽ kiêm nhiệm cái trò này. Cũng như FS, anh hoàn toàn không thích việc kiêm nhiệm, nhưng mà thực tế thì không có đẹp như sách vở, đúng hem.

    [​IMG]
    The A team 03 - ảnh từ Internet

    Studio Manager:

    Đây là bạn có vai trò kiêm nhiệm đa zi năng nhất của team. Bạn này sẽ lần lượt diễn các vai: Chăm sóc khách hàng kiêm sai vặt, Quản lý nhân sự kiêm khuân vác, tán tỉnh khách hàng trong trường hợp cần thiết, chụp ảnh hậu trường và update fệt bút, dụ dỗ khách hàng trong các job sau, chém gió với những người tham quan trong trường hợp chụp outdoor, gọi nước uống và bật nhạc trong trường hợp chụp in-studio. Nói chung là cơ cực và vinh quang luôn đi kèm với nhau.

    Assistant:

    Nói chung đây là một vị trí có tính hên xui. Có thể bạn sẽ chạy khắp nơi như cún con và lao động như trâu, có thể bạn sẽ ngồi một chỗ và chơi chém trái cây, tùy vào các vị trí chính quyết định. Tuy nhiên Assistant là một cơ hội để cho bạn đi theo học hỏi và thậm chí có thể back-up trong một số trường hợp nào đó. Công việc này thường dành cho những bạn mới vào nghề hoặc còn đang đi học và tuy là vị trí phụ, nhưng nó cũng đòi hỏi đam mê rất lớn với nghề chụp ảnh thức ăn hoặc food stylist.

    #foodphotography, #art, #banhmiphoto.com

Ủng hộ diễn đàn