Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Hiểu về Histogram để tối ưu hóa ảnh số

Chủ đề thuộc danh mục 'Lý thuyết' được đăng bởi xversion1, 31/12/13.

Lượt xem: 35,447

  1. Low Breath

    Low Breath Mới đăng kí

    Cảm ơn anh xversion. Em sẽ chòe phần còn lại. Thật ra không có nhiều người hiểu kỹ về histogram lắm, trong khi nó bao nhiêu tác dụng. Cũng nhân tiện em muốn hỏi anh là: trong 5 vùng: black - shadow - midtone - highlight -white, thì mình thay đổi kênh nào cũng có ảnh hưởng tới các kênh khác. Em có thể hiểu là theo thứ tự xếp kia thì kéo shadow sẽ ảnh hưởng đến black nhiều nhất không ạ?
    FMPxversion1 thích bài viết này.
  2. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Em kéo Shadows thì sẽ ảnh hưởng đến Blacks và Midtones gần như nhau vì nó ở giữa hai vùng này, ảnh hưởng ít đến Highlights và Whites.
    Mức độ ảnh hưởng này nhiều khi còn phụ thuộc vào ảnh chứ không phải lúc nào cũng như nhau, ví dụ nếu vùng Blacks và Shadows tập trung nhiều điểm ảnh còn vùng Highlights ít và Whites rất ít hoặc thậm chí không có thì em kéo Shadows tăng hầu như sẽ không ảnh hưởng đến Whites. Nhưng nếu số lượng điểm ảnh phân bố đều hơn thì vùng Highlights và Whites sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Khi đồ thị nhìn càng giống hình chữ nhật thì mức độ ảnh hưởng qua lại giữa các vùng càng tăng.
    Runningman, Boo Mina, mgr2 người khác thích bài viết này.
  3. cásấu

    cásấu Thành viên cấp 3

    xversion1 thích bài viết này
  4. manh_nvm

    manh_nvm Thành viên cấp 2

    Topic cực kì hữu ích, đánh dấu đọc dần, thank bác Ếch vờ rừn :))
    xversion1 thích bài viết này
  5. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Màu sắc của ảnh số

    Ở các phần trước chúng ta đã biết chi tiết của bức ảnh được tạo nên từ các mức độ sáng tối khác nhau, nhưng thế giới mà chúng ta thấy không phải chỉ toàn những điểm xám mà còn đầy màu sắc trong đó. Bất cứ ai cũng biết ánh sáng trắng là tập hợp của những ánh sáng màu có bước sóng khác nhau và có thể bị tán xạ qua lăng kính để cho ra 7 sắc cầu vồng (trong chương trình vật lý phổ thông thì phải). Đây là nền tảng của màu sắc trong ảnh kỹ thuật số. Khi ta nhìn ra đường, màu sắc ta thấy là những gì còn lại của ánh sáng trắng đến mắt ta sau khi đã được những thứ ta thấy hấp thụ một phần (không phải là nguồn sáng gốc mà chỉ là ánh sáng phản xạ), khi ta nhìn vào màn hình máy tính, ánh sáng mà ta thấy là những gì mà màn hình máy tính tự tao ra, ta không thể quyết định một cái áo màu đỏ ngoài đường có màu xanh nhưng máy tính có thể quyết định cái áo đỏ đó có màu gì đó khác khi hiển thị, nói cách khác máy tính tự tạo ra màu sắc, và để tạo ra vô vàn các màu sắc khác nhau, nó dựa vào nguyên tắc phối màu của 3 màu Red, Green và Blue, gọi là 3 màu cơ bản.

    Khi tắt máy tính, màn hình không hiển thị ánh sáng, ta có màu đen (về mặt lý thuyết), khi bật máy lên, các điểm ảnh bắt đầu được phát sáng theo những cường độ khác nhau để tạo ra hình ảnh. Cùng nguyên tắc hiển thị về sáng tối ở trên, ba màu cơ bản này cũng được hiển thị từ tối nhất đến sáng nhất trong khoảng từ 0 đến 255 trên Histogram, cường độ sáng của màu được thể hiện bằng các con số giữa 0 và 255, số càng cao cường độ phát sáng càng mạnh và màu càng rõ, vượt quá vạch 0 ta không có màu (cường độ sáng=0, nguồn sáng tắt), vượt quá vạch 255 ta chỉ có màu đơn thuần chứ không còn chi tiết tiếng Anh gọi là Solid Color (không biết dịch sao cho hợp lý), cũng giống như các mức độ sáng tối đã nói ở trên (0 là tối nhất (đen), và số tăng dần là sáng dần đến 255 là sáng nhất (trắng)). Nếu thấy khó hiểu các bạn hãy nhìn vào hình dưới đây và đọc lại.
    [​IMG]

    Khi những mức độ sáng tối của ba màu cơ bản này kết hợp lại ta sẽ có các màu sắc khác nhau, mỗi điểm ảnh là một bộ ba giá trị của 3 màu này kết hợp lại, nhiều điểm ảnh này xếp cạnh nhau tạo thành bức ảnh, ví dụ khi ta có một điểm ảnh có màu vàng thì bộ số RGB của nó là (255, 255, 0), tương tự ta có thể xem một số ví dụ
    [​IMG]

    Do mỗi màu có 256 mức độ (0 đến 255) nên với 3 màu ta có 256x256x256=16,777,216 khả năng kết hợp nghĩa là có khoảng hơn 16.7 triệu màu khác nhau. Khi bộ ba giá trị này bằng nhau, ta không có màu mà chỉ có các khoảng xám khác nhau, khi R=G=B=0 ta có màu đen hoàn toàn (tương đương với việc tắt màn hình, điểm ảnh không phát sáng), khi R=G=B=255 ta có màu trắng hoàn toàn (xem lại hình minh họa phía trên), sự kết hợp Red, Green, Blue để tạo ra màu sắc (không tính khi R=G=B) được thể hiện bằng bánh xe màu. Nhìn vào bánh xe màu ta sẽ biết cách phối màu trong hệ RBG (ví dụ nhìn vào bánh xe ta thấy màu tím (Magenta) là giao nhau của Red và Blue, vậy muốn có màu tím ta sẽ tăng các giá trị Red và Blue đồng giảm Green đi (dùng các công cụ chỉnh màu trong Ps ta có thể làm được việc này).
    [​IMG]

    Tổng kết lại, thứ nhất máy tính dùng 3 màu cơ bản Red, Green, Blue để hiển thị màu, ba màu này cũng được hiển thị độ mạnh yếu tương tự như nguyên tắc hiển thị các khoảng sáng tối ở phần trước, nghĩa là có các mức độ tăng dần từ 0 đến 255. Thứ hai, mỗi mức độ mạnh yếu của 3 màu này có thể kết hợp với nhau để tạo ra các màu sắc khác nhau, được thể hiện bằng các bộ số RGB khác nhau. Thứ ba, các khoảng sáng tối không màu khác nhau (nói ở các phần trước) chính là sự kết hợp của ba màu này khi R=G=B.
    Chỉnh sửa lần cuối: 6/1/14
    donhave, Runningman, Boo Mina9 người khác thích bài viết này.
  6. Hoa Anh Túc

    Hoa Anh Túc Thành viên cấp 4

    Amazing !hay quá ạ :x
    xversion1 thích bài viết này
  7. thunderlion95

    thunderlion95 Thành viên cấp 3

    Vô cùng hữu ích luôn! Cám ơn bác nhiều lắm!
    xversion1 thích bài viết này
  8. Phatnhanh1

    Phatnhanh1 Mới đăng kí

    Tôi cũng rất thích photoshop, mong sao sẽ tìm hiểu được nhiều hơn
    xversion1 thích bài viết này
  9. tuandesigner92

    tuandesigner92 Thành viên cấp 1

    TUT hay :like:
    xversion1 thích bài viết này
  10. vũ ngọc dũng

    vũ ngọc dũng Thành viên cấp 1

    theo sách tàu của bác e vừa bán xe vừa mua imac vừa dùng histogram và h e bị người yêu bỏ.gia đình xua đuổi,xã hội quay lưng...)))))))
    xversion1 thích bài viết này
  11. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

  12. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Histogram của Camera RAW và Lightroom (trả lời bạn Low Breath về mấy kênh màu trên Histogram)

    Tổng kết các phần trước ngắn gọn bằng hình ảnh

    [​IMG]

    Ai dùng ACR hoặc Lr để chỉnh sửa ảnh cơ bản trước khi đi vào chi tiết trong Ps đều thấy rằng mặc định họ đang nhìn thấy hai Histogram có vẻ như khác nhau giữa Ps với ACR hay Lr.

    [​IMG]

    Hai Histogram của cùng một bức ảnh, dễ dàng thấy rằng ở ACR Histogram hiển thị bao gồm cả màu sắc, thứ vừa được nói đến ở phần trước. Nhìn vào đồ thị màu ta thấy ngay 3 màu cơ bản Red, Green, Blue, ngoài ra ta còn thấy màu Cyan và Yellow (mình sẽ dùng tên tiếng anh để gọi màu vì tiếng Việt hơi nhiều nghĩa với cùng một từ). Nhìn lại một chút về bánh xe màu của phần trước để thấy cách phối màu từ ba màu cơ bản

    [​IMG]

    Từ đây đã đủ dữ kiện để ta tự suy ra ý nghĩa của đồ thị màu. Phần đồ thị chứa các màu cơ bản thể hiện số điểm ảnh chứa một trong ba màu đó với độ sáng tương ứng trên trục X. Phần đồ thị màu Cyan thể hiện số điểm ảnh chứa cả hai màu cơ bản Blue và Green với độ sáng tương ứng trên trục X, nói cách khác, phần này là giao nhau của hai đồ thị Blue và Green. Tương tự với phần màu Yellow là giao của hai đồ thị màu Red và Green, phần màu trắng là giao của cả ba màu cơ bản với nhau.

    Hình dưới có Histogram đã bị cắt ở bên phải, nhìn vào đồ thị ta thấy màu đỏ đã leo lề (Clipping) đồng thời hình tam giác ở phía trên phải Histogram hiển thị màu đỏ, điều này cho thấy thành phần Red của ảnh đã vượt ra ngoài khoảng chi tiết, vùng ảnh chứa thành phần Red leo lề này đã mất một lượng chi tiết nào đó. Tuy nhiên khác với Histogram đen trắng đã nói ở phần đầu, ở ảnh đen trắng, khi mất chi tiết có nghĩa là mất hoàn toàn. Còn với ảnh màu, vùng ảnh chứa thành phần Reb leo lề phần nào vẫn có chi tiết nhờ hai thành phần còn lại là Blue và Green (chưa đòi leo cùng). Điều này giống như là khi bạn có 1 mà mất 1 thì sẽ là mất tất cả, còn bạn có 3 mà mất 1 thì vẫn còn lại 2.

    [​IMG]

    Giờ mình sẽ kéo thanh Whites về bên phải một chút, các bạn sẽ thấy hình tam giác chuyển sang màu vàng, điều này có nghĩa là thành phần Green cũng bắt đầu ra ngoài vùng chi tiết cùng với Red (Red+Green=Yellow). Chi tiết ảnh lại mất thêm 1 ít nữa và từ 3 giờ chỉ còn 1, hy vọng duy nhất đặt vào Blue.

    [​IMG]

    Để tước nốt niềm hy vọng Blue này, mình kéo thẳng tay thanh Whites đi một đoạn dài. Giờ thì hình tam giác chỉ thị chuyển sang màu trắng (Red+Green+Blue), chi tiết đã mất hoàn toàn và thay vào đó là một mảng màu trắng đơn thuần.

    [​IMG]

    Để biết vùng nào trên ảnh bị mất chi tiết, bạn Click chuột vào hình tam giác ở hai bên Histogram này, sẽ có 1 hình vuông màu trắng bao quanh nó, khi đó những vùng mất chi tiết vùng sáng trên ảnh sẽ được hiển thị màu đỏ, còn vùng tối sẽ hiển thị màu xanh. Mình kéo thanh Blacks về trái làm một số vùng tối mất chi tiết để các bạn nhìn cho rõ.

    [​IMG]

    Với 5 anh điều chỉnh sáng tối mình đã giới thiệu ở phần trước (Exposure, Highlights, Shadows, Whites, Blacks) nếu các bạn giữ Alt trong khi kéo thì thì các bạn sẽ thấy vùng ảnh có chi tiết sẽ hiển thị dưới dạng màu đen hoặc trắng, tùy theo các bạn kéo thanh trượt theo hướng nào và mất chi tiết ở thành phần màu nào mà những vùng mất chi tiết sẽ hiển thị từ từ với màu tương ứng hoặc màu trắng, đen. Vì cái này vừa phải giữ Alt mà Click chuột và rê nó mới hiện nên không cách nào chụp được màn hình, các bạn cứ làm thử sẽ thấy.
    donhave, Runningman, pippypro6 người khác thích bài viết này.
  13. mgr

    mgr Cựu quản trị

    Tuyệt vời a ơi :*
    xversion1 thích bài viết này
  14. baoquan287

    baoquan287 Thành viên cấp 2

    đánh dấu mai lên công ty đọc
    xversion1 thích bài viết này
  15. Hạnh

    Hạnh Thành viên cấp 2

    cho em đánh dấu cái.. sáng mai vào đọc :D
    xversion1 thích bài viết này
  16. _DKnight_

    _DKnight_ Thành viên cấp 2

    Quá tuyệt :D
    xversion1 thích bài viết này
  17. Kẹo Béo

    Kẹo Béo Thành viên cấp 1

    Bật lightroom lên ngay và luôn
    xversion1 thích bài viết này
  18. Anta

    Anta Mới đăng kí

    cảm ơn bác, em xin lưu về để nghiền ngẫm ạ :3
    xversion1 thích bài viết này
  19. toan lee

    toan lee Mới đăng kí

    tiếp tiếp =D>
    xversion1 thích bài viết này
  20. Ryan Hua

    Ryan Hua Mới đăng kí

    Lâu lắm rồi mới đọc bài hay như vậy :D

    Nhưng riêng phần "tại sao phải +2 exposur", chứ ko phải kéo thanh Highlight hay Shadow", phần giải thích này dài, và hơi khó hiểu. Mình phải đọc đi đọc lại mới nằm rõ ý bác muốn nói. Chỉ muốn góp ý, thêm thắt 1 tí, để mọi người hiểu rõ phần đó hơn.

    Ở những version ACR trước, thì thanh Exposure sẽ dịch chuyển toàn bộ Histogram sang trái/phải. Nhưng với những bản mới sau này, Adobe đã thiết kế lại thanh Exposure chỉ tác động chủ yếu ở phần midtone mà thôi. Mình cứ tưởng tượng các phân khúc của histogram như những toa tàu nối liền lại với nhau:

    [Black]---[Shadow]---[Midtone]---[Highlight]---[White]
    Việc dịch chuyển toa ở giữa [Midtone] có tác dụng vừa đẩy 2 toa trước nó, vừa kéo 2 toa sau nó. Nên việc +2 exposure ở đây là để phân bổ, sắp xếp, đưa các phân khúc trên histogram của tấm ảnh về đúng toa của mình. Anh này là a midtone, thì a phải xếp hàng vị trí toa [Midtone]. Chứ anh đứng toa [Shadow], làm anh shadow và black của tấm hình chen chúc trong toa [Black].

    Sau khi đã phân bổ các phân khúc histogram về đúng toa, thì việc tác động lên 4 thanh còn lại sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Việc ko phân bổ đúng toa, sẽ dẫn đến khi mình kéo thanh shadow để chỉnh phần shadow trong tấm ảnh, thì thực chất mình đang tác động phần midtone của tấm ảnh.

    Tự nhiên viết xong còn cảm thấy dài và khó hiểu hơn nữa :))
    Chỉnh sửa lần cuối: 8/1/14
    camapbiensaupyxversion1 thích bài viết này.

Ủng hộ diễn đàn