Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Người phụ nữ 25 năm 'say' cây mía

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi vtluan, 16/4/15.

Lượt xem: 1,862

  1. vtluan Mới đăng kí

    Chúng tôi đến nhà của chị Hiếu Thuận (thị xã Tân Châu, Tây Ninh), buổi trưa nóng nực của tiết trời tháng Tư như dịu lại trước nụ cười của chị.
    [​IMG]

    Chị Hiếu Thuận bên người cha đã truyền lửa đam mê cây mía cho chị

    Không ai có thể tưởng tượng được người phụ nữ nhỏ bé, dịu dàng này đã gắn bó với nghề trồng mía gần 25 năm nay…

    Chị Hiếu Thuận hiện đang quản lý ruộng mía rộng 200 ha và khoảng 60 nhân công. Vụ mía năm nay, ruộng mía của chị Hiếu Thuận đạt sản lượng khoảng 11.600 tấn.

    Trò chuyện cùng chúng tôi còn có bác Nguyễn Văn Thuần năm nay đã 91 tuổi, ba của chị Thuận nhưng còn rất quắc thước và minh mẫn. Chị Hiếu Thuận cho biết:

    Ba của chị là nông dân trồng mía lâu năm ở xứ mía Hiệp Hòa, Long An. Chính ông là người đã truyền niềm đam mê trồng mía, như cách nói của chị là “say mía”, sang cho cô con gái thứ tư. Nhà đông anh chị em, nhưng chỉ có một mình chị Hiếu Thuận theo nghề của ba.

    Các anh, chị, em khác dù vẫn theo nghề nông, nhưng chỉ mình Hiếu Thuận trồng mía: “Hiếu Thuận cứ nhớ hoài lúc còn bé, chạy ra ruộng mía chơi, rồi từ thuở 13 tuổi đã theo ba đi trồng mía, chăm mía. Giờ cây mía khó khăn, các anh chị chuyển qua trồng mì, trồng cao su, nhưng Hiếu Thuận vẫn “say” mía. Cây mía có ơn với ba, với mình, mình cũng đâu thể phụ mía”.

    Ông Nguyễn Văn Thuần nhớ lại: “Thời tui còn trẻ, sống được, khá được là nhờ cây mía. Giờ thì thị trường mía không còn như trước, bà con chuyển sang trồng mì nhiều. Nên tui thương con Hiếu Thuận nhất, là thân con gái sang tận xứ người, trồng mía cực khổ, nhiều trách nhiệm, chứ không như trồng mì, mà Hiếu Thuận vẫn quyết bám trụ”.

    Hiện nay, các doanh nghiệp mía đường tại Tây Ninh đang xây dựng chiến lược dài hạn cho việc đầu tư thâm canh, tăng sản lượng, chất lượng cây trồng nhằm bảo đảm đủ nguyên liệu cho công suất chế biến, bù cho diện tích trồng mía có khả năng thiếu hụt trầm trọng trong những năm tới. Một trong những chiến lược đó là hỗ trợ cho nông dân thuê đất tại Campuchia để trồng mía.

    Đất thuê ở Campuchia rộng hơn, nhưng lại kém màu mỡ hơn, và thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt hơn, nên cũng không có nhiều nông dân kiên trì bám trụ như chị Hiếu Thuận. Nhiều người đã phải bỏ cuộc, diện tích đầu tư sang Campuchia cũng có chiều hướng giảm mạnh do năng suất thấp, chi phí đầu tư cao, lại xa xôi, thiếu kinh nghiệm quản lý nên người trồng mía không có lãi.

    Chị Hiếu Thuận chia sẻ rất thật tình về những thành công của mình: “Đúng là giờ thì mía đang khó, nhưng lúc nào Hiếu Thuận cũng tin, mình không phụ mía, mía không phụ mình.

    Phải hiểu cây mía thật rõ! Phải thăm đồng thường xuyên, biết lúc nào mía cần phân bón, khi nào mía khát nước, khi mía bệnh thì biết ngay. Không như ở Việt Nam, trồng mía ở Campuchia không thể “lần lữa”, đúng thời điểm bón phân, châm nước, ngừa sâu là phải làm ngay. Nếu mình xem cây mía như bản thân mình, có quyết tâm, thì vẫn sống được”.

    Chị Hiếu Thuận thật khiêm tốn khi mô tả sự thành công của mình bằng cụm từ “sống được”. Là một trong những gương mặt nữ hiếm hoi trồng mía tại Campuchia, chị Hiếu Thuận được các cán bộ phụ trách nông nghiệp tại các nhà máy ở Tây Ninh rất nể phục.

    Cái tài nhất của chị Hiếu Thuận là ở khâu quản lý. Ngoài việc hiểu rõ từng cây mía trên ruộng mía của mình, chị Hiếu Thuận còn quản lý sát sao và khoa học từ nguồn vốn đến từng nhân công; đảm bảo trong khâu chăm không thất thoát tiền vốn, phân bón; mía được thu hoạch đảm bảo chất lượng và sản lượng. Chị quản lý một nhóm khoảng 40 người trong giai đoạn chăm sóc, còn giai đoạn bốn tháng thu hoạch là từ 70-80 người.

    Chị Hiếu Thuận tâm sự thêm: “Mấy tháng trước mấy anh chị gặp Hiếu Thuận là… hết hồn luôn đó, mắt thâm quầng vì mất ngủ. Vào mùa thu hoạch, Hiếu Thuận chỉ ngủ có 2-3 tiếng một ngày thôi, ròng rã mấy tháng trời để đảm bảo mía được thu hoạch, che chắn kỹ càng, kịp vận chuyển về nhà máy, đảm bảo chữ đường. Khâu thu hoạch đang khiến Hiếu Thuận mệt óc nhất, vì trên ruộng mía của Hiếu Thuận đã thực hiện cơ giới hóa từ khâu trồng đến khâu chăm sóc.

    Riêng khâu thu hoạch vẫn làm bằng tay. Sức mình thì không đầu tư nổi máy thu hoạch. Chỉ mong các nhà máy đường đầu tư và hỗ trợ cho nhiều hộ trồng mía cùng lúc, đảm bảo sản lượng cho nông dân, bản thân các nhà máy có mía đủ chất lượng”.

    Khi ngỏ ý muốn chụp tấm hình, chị Hiếu Thuận từ chối mãi, phải thuyết phục một lúc lâu chị mới đồng ý chụp cùng ba của mình. Chia tay chị Hiếu Thuận, chạy xe qua những ruộng mía, người viết càng “thấm” những lời chia sẻ của chị: “Mình không phụ mía, mía sẽ không phụ mình. Đừng trồng mía, hay trồng bất kỳ cây gì theo trào lưu. Theo nghề bằng đam mê, sẽ sống được với nghề”.

    Theo Nông nghiệp​
    [/LIST]

    ...
  2. holulu

    holulu Thành viên cấp 1

Ủng hộ diễn đàn