Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Nhiếp ảnh vỉa hè

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi Leo_Gió, 23/6/13.

Lượt xem: 5,503

  1. Leo_Gió An ninh xóm

    Bài này có từ mấy năm ròi! nhưng nay tình cờ đọc lại! thấy nó vẫn hay và bổ ích! Nay chia sẻ lại 1 lần nữa! nếu như có ai đó đã đăng rồi :) :x Chịu khó đọc chút vì hơi nhiều chữ nha các bạn :)


    Chụp ảnh vỉa hè là hết sức tự do và đầy cảm hứng nhưng nó cũng có những nguyên tắc hay đúng hơn là những gợi ý giúp ta có thể chụp ảnh vỉa hè một cách vỉa hè hơn :D. Xin chia sẻ với mọi người 1 bài viết mà tôi sưu tầm được về nhiếp ảnh vỉa hè.
    Nghệ thuật nhiếp ảnh vỉa hè.
    Street Photography hay Nhiếp ảnh Đường phố là phần chính yếu trong nghệ thuật nhiếp ảnh nói chung. Loại hình nhiếp ảnh này tồn tại ngay từ ngày đầu xuất hiện môn nhiếp ảnh, có lịch sử phát triển lâu dài và thu hút hầu hết các nghệ sĩ nhiếp ảnh danh tiếng nhất thế giới tham gia.
    Tuy nhiên, rất khó để đưa ra được một định nghĩa chính xác về nhiếp ảnh đường phố. Nhìn chung, người ta vẫn gắn loại hình nhiếp ảnh này với đời sống chốn đô thị, bạn có thể lấy ví dụ là những bức ảnh được chụp trên các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm tại các thành phố lớn, thứ vốn được coi là loại vỉa hè lưu động. Đường phố không chỉ là cái khung chung nơi nhiếp ảnh gia ghi lại một khung cảnh mà còn là chủ đề chính, cảm hứng chính trong nghệ thuật nhiếp ảnh.
    Vậy có thể tạm định nghĩa nhiếp ảnh đường phố là hình thức nhiếp ảnh trong đó đối tượng được chụp là con người, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em xuất hiện trên phố hay tại những nơi công cộng trong các thành phố. Từ đó, có thể ví đường phố là cái khung, là sân khấu đời sống với những diễn viên đóng đủ thể loại vai: khách qua đường, dân bản xứ, thương gia… và bản thân nhiếp ảnh gia nữa. Người ta thường đồng nhất ảnh nhân văn với ảnh đường phố. Nếu thể loại ảnh nhân văn, vốn nhấn mạnh đến yếu tố con người và yếu tố trong sáng ( nhiếp ảnh trong sáng) cùng những cảnh tượng được chụp, được coi là nhiếp ảnh kiểu châu Âu, thì thể loại ảnh đường phố, vốn nhấn mạnh đến đời sống đô thị, lại được coi là nhiếp ảnh kiểu Mỹ.
    Nhiếp ảnh gia đường phố có thể chọn một cảnh sống thường nhật làm tư liệu, có thể chụp toàn cảnh hoặc chỉ nhấn mạnh vào một chi tiết đặc sắc nhất, hài hước nhất hay một “khoảnh khắc quyết định”, khoảnh khắc tôn vinh bố cục bức hình. Khía cảnh bi thương trong đời sống thành thị, ngoại ô, sự điên cuồng của loài người trong cuộc sống hiện đại và thậm chí là những cảnh tượng bôi bác, châm biếm cũng có thể trở thành nội dung của nhiếp ảnh đường phố.
    Henri Cartier-Bresson, Robert Doisneau, Robert Frank, Diane Arbus, William Klein, Gary Winogrand là những tên tuổi quá vĩ đại trong loại hình nhiếp ảnh này. Chẳng hạn như Gary Winogrand, ngày nay ông được coi như một huyền thoại: ông từng cống hiến cả đời mình cho những bức ảnh chụp đời sống trên đường phố New York, đến mức mà công việc chụp ảnh đường phố trở thành nỗi ám ảnh của ông, lẽ sống của ông. Vào thời điểm ông qua đời, người ta tổng kết thấy ông để lại khoảng vài chục tấm ảnh hết sức nổi tiếng và hàng nghìn cuộn phim đã chụp nhưng không rửa. Những độc giả nào ham mê tìm hiểu loại hình nhiếp ảnh này, có thể đọc Bystander: A History of Street Photography của Colin Westerbeck và Joel Meyerowitz.
    Dường như hiện nay, nhiếp ảnh đường phố đang ngày càng bị “bỏ xó”, ít nhiếp ảnh gia để mắt đến nó. Nguyên nhân thì có nhiều: nào là sự lấn sân của các thể loại hình động khiến thể loại hình cố định trở thành thứ yếu, nào là hiện tượng luật hóa xã hội khiến vấn đề bản quyền ảnh, vấn đề tôn trọng đời tư lên ngôi, nào là đời sống khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khiến quan hệ giữa các cá nhân trở nên e dè hơn, thận trọng hơn, người chụp thì khó tiếp cận đối tượng, người bị chụp thì ghét phải trưng mặt mình ra chốn công cộng… Vì thế người ta thường coi các nhiếp ảnh gia đường phố là những người “lao động cho lịch sử” bởi nhờ có họ mà chúng ta được chứng kiến sự đổi thay của phố phường với các kiểu phục trang, đầu tóc và qua đó, được chứng kiến cả sự đổi thay của xã hội.
    Một trong những diễn viên trên sân khấu đường phố chính là bản thân mỗi nhiếp ảnh gia. Nhiếp ảnh đường phố, về cơ bản, sẽ cho thấy tâm lý cùng thái độ của người chụp đối với mọi người. Vì thế mà trên phố, bạn phải dám chụp những người đứng đối diện mình, những người xa lạ, những người vô danh, những người bạn không thể biết trước họ sẽ phản ứng thế nào. Chuyện đó có vẻ khó khăn, thậm chí bất khả thi, nhưng nhìn chung là chẳng hề gì.
    Người có con mắt lành nghề sẽ dễ dàng nhận ra ai là người mới bước vào nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố, những người thường không dám chụp. Bởi trong trường hợp này, người xem sẽ chỉ thấy lưng nhân vật được chụp, hoặc nhân vật được chụp đứng ở vị trí rất xa trong tấm hình, hoặc chỉ ụ lên trên một cái nền phụ hoặc nữa là vị trí đứng chụp rất thấp, khiến nhân vật trong hình như đổ ngửa ra phía sau. Nói tóm lại là tất cả những cách chụp kể trên đều làm cho ảnh không được như mong muốn và chứng tỏ sự thiếu thiện ý của nhiếp ảnh gia đối với công việc mình làm, bởi anh ta còn sợ bị bắt quả tang đang “hành sự”.
    Nhất thiết phải vượt qua những điểm hạn chế này vì khi đã vượt được qua, bạn sẽ đặt chân đến thiên đường: không chỉ thiên đường kết quả mà còn cả thiên đường tâm lý nữa. Lời khuyên được ưa chuộng nhất là hãy học cách thể hiện nhiều kiểu tâm lý khác nhau, lúc kín đáo lúc thật cởi mở.
    Nỗi lo sợ lớn nhất phải khắc phục là nỗi lo sợ phản ứng của các đối tượng bị chụp. Mỗi người bị chụp trên phố sẽ có những phản ứng khác nhau, nhưng bạn hãy tin là rất hiếm khi họ phản ứng quá tiêu cực. Có người sẽ nhìn bạn vẻ ngạc nhiên, có người sẽ quay mặt đi, có người lại chú ý hơn đến từng cử động nhỏ nhất của bản thân họ, v.v. Bạn phải biết là thái độ dè dặt của bạn cũng chẳng khác thái độ dè dặt của những người bị chụp là mấy. Thử đặt mình vào vị trí họ mà xem, bạn sẽ phản ứng thế nào khi bị chụp ảnh trên phố? Chắc gì đã tiêu cực phải không? Nếu một hôm nào đó bạn đi chụp ảnh đường phố và mọi người thể hiện rõ các phản ứng của họ, thậm chí nêu ý kiến thắc mắc, thì bạn có thể đưa ra lời giải thích nho nhỏ kiểu như: “Tôi thích đường phố, đám đông, chuyển động, thích ngắm nhìn cuộc sống. Mà chụp ảnh trên phố lại khiến mọi người để lộ được cảm xúc thật và có được bằng chứng rằng tôi đã sống cùng mọi người.” Tốt hơn hết là bạn nên chủ động trò chuyện cởi mở với đối tượng bạn quan tâm hay còn thắc mắc về những gì bạn làm. Trường hợp tệ nhất là người ta nghĩ bạn bị điên. Nhưng dù thế nào thì mọi chuyện cũng không hề nghiêm trọng.
    Song phải thừa nhận, các thái độ nêu trên của đối tượng bị chụp chính là những gì một nhiếp ảnh gia đường phố có kinh nghiệm tìm kiếm: vẻ tò mò, ngạc nhiên cùng những ánh mắt thoáng qua sẽ khiến các bức ảnh trở nên đặc biệt ấn tượng. Một trong những trò chơi thú vị nhất khi tập chụp ảnh đường phố là nắm bắt các ánh mắt, bởi chúng sẽ là trung tâm thu hút chú ý của bức hình!
    Tuy nhiên, cũng có thể tìm kiếm trên phố những thái độ khác, hồn nhiên hơn và muốn vậy thì tốt nhất là bạn nên chụp thật kín đáo. Dĩ nhiên không nên nhầm lẫn giữa chụp kín đáo và chụp trộm. Hai thể loại chụp này đều có thể được áp dụng, có điều thái độ cùng các bước áp dụng chúng không giống nhau. Trong trường hợp chụp kín đáo, nhiếp ảnh gia cố gắng chụp được những hình ảnh tự nhiên nhất có thể của mọi người trong môi trường sống của họ; nhiếp ảnh gia không tìm cách tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bị chụp trước khi bấm máy nhưng cũng không né tránh đối tượng ấy khi bị phát hiện.
    Trường hợp chụp trộm lại rất khác. Cách thông thường nhất để áp dụng kiểu chụp này là đeo máy trên cổ, áp máy vào ngực và đặt ngón tay trên nút bấm, sau đó bấm máy mà không cần ngắm mỗi lần có một cảnh tượng thú vị diễn ra trước mắt. Hành động cũng diễn ra mà đối tượng bị chụp không hề hay biết. Nói chung, kết quả đạt được là những bức ảnh sống động vì điểm ngắm hay thấp hơn so với kiểu chụp bình thường song bố cục lại không được ổn định nên các hình ảnh cuối cùng khiến người xem có cảm giác nhiếp ảnh gia không hoàn toàn chú tâm đến công việc của mình. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh “thất vọng”, kiểu chụp này lại rất được khuyến khích, chẳng hạn như tại những nơi cấm chụp ảnh, những nơi mà ở đó nhiếp ảnh gia không được chào đón mặn nồng và có khả năng gặp nguy hiểm. Chúng ta hẳn đều biết Robert Frank từng chụp trong tình trạng đeo máy bên hông vì những nơi ông đến đều rất nguy hiểm và người chụp tuyệt đối không thể để lộ thân phận. Ảnh của ông (ví dụ các bức chụp trong các quán bar texas hay trong métro) nằm trong số ít những bức chụp trộm đáng đồng tiền bát gạo.
    Trong nhiếp ảnh đường phố, càng tránh dùng ống télé được bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu vì những nguyên nhân giống với trường hợp chụp trộm. Có thể hơi quá đáng khi trang web Telephoto Is For Cowards lên án các nhiếp ảnh gia dùng ống télé chụp ảnh đường phố là những kẻ hèn nhát, song phải thừa nhận rằng những bức ảnh chụp bằng ống télé không thể gây ra được tác động mạnh như những bức chụp với ống kính góc rộng bởi người xem dễ nhận ra ngay vẻ xa xôi, vô hồn trên những bức chụp từ xa này. Chỉ có một vài bức hiếm hoi được chụp bằng ống télé của René Burri là thực sự chất lượng.
    Tuy nhiên những người mới bắt đầu làm quen với nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố có thể hạn chế bản tính rụt rè tự nhiên của mình bằng cách đi thành nhóm hai đến ba người. Nếu là nam giới, bạn có thể rủ thêm một bạn nữ nữa đi cùng để tránh làm các cô gái trên phố e ngại. Quan trọng là các bạn phải thật chủ động và cởi mở, càng cởi mở với mọi người xung quanh, việc chụp càng trở nên dễ dàng.
    Yếu tố kỹ thuật
    Sau yếu tố tâm lý là yếu tố kỹ thuật, nếu bạn coi đây là chuyện vô cùng quan trọng. Nhiếp ảnh gia đường phố không nhất thiết phải sử dụng loại máy Leica M. Thường thì để chụp một cảnh tượng trên đường phố, người ta có thể sử dụng bất kỳ loại máy nào: từ loại xập xệ nhất với buồng tối lớn đến loại compact hoặc kỹ thuật số. Song nếu bạn thích chụp kín đáo thì không nên sử dụng loại buồng tối lớn có giá đỡ. Còn nếu bạn thích đứng giữa phố phường để chụp bắt những khoảnh khắc, ánh mắt thú vị, để tạo ra các kiểu phản ứng, tranh luận, thì loại buồng tối lớn có giá đỡ lại hết sức lý tưởng!
    Tuy nhiên, bạn nên nhớ, ống kính tốt nhất bao giờ cũng là ống kính góc rộng nhất. Loại 35mm (ép. 24×36) được coi là ống kính chuẩn mực trong lịch sử nhiếp ảnh đường phố, song loại 24mm hoặc 28mm (éq. 24×36) còn mang lại cho người chụp cũng như người xem cảm giác tự do thoải mái hơn. Với những ống kính góc rộng, người chụp, và do đó là cả người xem, nghiễm nhiên đứng ở vị trí trung tâm của cảnh tượng, hành động cùng đối tượng được chụp; hay nói cách khác là họ nghiễm nhiên gia nhập đám đông. Ống 50mm bị coi là ống có tiêu cự tối đa, người ta chỉ sử dụng nó trong trường hợp muốn chụp cận cảnh đối tượng mà vẫn chừa ra không gian cho khung cảnh và môi trường xung quanh.
    Thường thì nhiếp ảnh gia đường phố hay để tốc độ chụp cao và khẩu độ thấp nhằm tóm bắt được cử động bất chấp đối tượng hay nhiếp ảnh gia có di chuyển với vận tốc thế nào và nhằm ghi lại được hình ảnh mang tính điểm nhấn nhất bởi một bức ảnh đường phố thường bao gồm rất nhiều chi tiết khác nhau. Song cách đơn giản và có vẻ hiệu quả nhất là chỉnh ISO lên mức 400 hoặc 800 rồi chụp bằng chế độ program vì chế độ này sẽ tự động chỉnh tăng giảm khẩu độ cho bạn. Có điều tùy trường hợp mà nhiếp ảnh gia nên điều chỉnh máy thế này hay thế kia: chẳng hạn để tốc độ chụp thấp để có được tấm hình mờ ảo (đây cũng là cách gợi lên sự náo động liên tục di chuyển của phố phường), hoặc để khẩu độ thật cao để giảm thiểu tối đa độ nét sâu của ảnh, khiến một gương mặt hay một nhân vật phải lộ diện giữa đám đông.
    Nhìn chung, bạn đừng ngại bấm máy nhiều lần vì cảnh tượng trước mắt bạn diễn ra với tốc độ chóng mặt. Chuyện nhiều bức ảnh được chụp không đúng những gì bạn dự định hoàn toàn rất bình thường. Có khi trong vòng một đến hai tiếng bạn chụp 200 đến 300 tấm nhưng chỉ chốt lại được 20 tấm ổn mà thôi (đây là lý do khiến giới nhiếp ảnh đường phố thường nói vui: 10% là quá xuất sắc). Dĩ nhiên tóm bắt được một khoảnh khắc thú vị còn phụ thuộc nhiều vào thói quen và độ nhạy cảm của nhiếp ảnh gia nữa. Song dù thế nào, may mắn và ngẫu nhiên cũng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiếp ảnh đường phố: địa điểm và thời điểm thuận lợi, tình huống “ăn ảnh”, gương mặt nhân vật biểu cảm đúng lúc…
    Trên thực tế, bạn có thể tạo ra cơ may cho mình bằng cách đi dạo giữa đám đông trên một con phố mà bạn chắc là sẽ bắt gặp những cảnh tượng thú vị. Một cách nữa là chịu khó “mai phục” ở một ngã tư hay một góc phố nào đó và chờ các tình huống xảy đến. Lợi ích của việc “mai phục” này là người chụp có thể chọn được nền cùng điều kiện ánh sáng cho bức ảnh.
    Hãy chú ý đến ánh sáng. Vì điểm nhấn trong nhiếp ảnh đường phố thường là con người cùng khuôn mặt của họ nên tốt hơn cả là tránh ánh sáng quá gắt. Nên tránh cả những quảng trường rộng lớn lúc chiều hè bởi bóng sẽ rất “nặng”: lông mày, mũi, mũ lưỡi trai… sẽ tạo ra những vùng tối trên khuôn mặt khiến đối tượng bị chụp dễ bị giống những xác ướp. Cũng có thể chơi trò “bóng Trung Quốc” nhưng lời khuyên chung vẫn là chọn những nơi râm mát hay thời gian cuối chiều (đặc biệt ở các quốc gia ven Địa Trung Hải, nơi thời gian này được coi là thời điểm cuộc sống bắt đầu).
    Về vấn đề máy ảnh, bạn nên xua khỏi tâm trí mình tất cả những thắc mắc liên quan để tập trung vào đối tượng thực sự duy nhất của nhiếp ảnh: đó là hình ảnh được chụp. Thường thì một cuộc đối thoại về nghệ thuật nhiếp ảnh sẽ bị hụt hẫng đi nhiều nếu người ta đề cập đến chuyện nhãn mác máy ảnh, kiểu dáng máy ảnh, dù đó có là loại máy nào đi nữa.
    Người dịch: Cenlum.
    Nguồn: Jean-Pierre Sutto

    ...
    hth02x1, bong bong mua he, nicodien1 người khác thích bài viết này.
  2. Trần Hưng Thịnh

    Trần Hưng Thịnh Thành viên cấp 3

    Vẫn dùng chế độ M, cắn lưỡi không ít
    Leo_Gió thích bài viết này
  3. M00N

    M00N Thành viên cấp 2

    :v ôi trời toàn chữ :3 bạn cho mấy cái ảnh có phải ngta sẽ kiên trì đọc hết
  4. buctrongnguoi

    buctrongnguoi Thành viên cấp 4

    Dài quá.ai tóm tắt hộ cái nào.:D
  5. Tâm Hà

    Tâm Hà Thành viên cấp 5

    sao ko có hình ảnh minh họa???
  6. ryo.uit

    ryo.uit Thành viên cấp 2

    Cho xin ít hình lấy hứng thú bác ơi. Nhìn toàn chữ hơi ngại dù em cũng thích thể loại này lắm
  7. Leo_Gió

    Leo_Gió An ninh xóm

    Ôi vậy là mình kiên trì hơn các bạn rồi >.<
  8. bong bong mua he

    bong bong mua he Thành viên cấp 3

    Cám ơn Leo_Gió một bài viết rất hay , Mình biết thêm về thông tin thể loại chụp ảnh này .

    p/s: Thak so much :3 :3
    Leo_Gió thích bài viết này
  9. Leo_Gió

    Leo_Gió An ninh xóm

    bong bong mua he thích bài viết này

Ủng hộ diễn đàn