Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Phá bố cục trong nhiếp ảnh.

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi Tâm Hà, 24/7/13.

Lượt xem: 10,269

  1. Tâm Hà Thành viên cấp 5

    Quan điểm của riêng mình: BỐ CỤC LÀ KHÔNG BỐ CỤC
    ***************************************************************************
    Chúng ta đã biết nhiều đến các quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh. Tuy vậy, các quy tắc, định luật chỉ giúp cho chúng ta chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp, độc đáo. Nhiều nhà nhiếp ảnh ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy.

    NHỮNG QUY TẮC BỐ CỤC CỔ ĐIỂN (Tỷ Lệ Vàng)

    1. Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh

    2. Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao

    [​IMG]
    Ảnh chỉ có một điểm mạnh và điểm mạnh và điểm mạnh này nằm ở tọa độ 1/3 rộng x 1/3 cao

    3. Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh

    [​IMG]Ảnh Nguyễn Việt Dũng

    4. Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh

    [​IMG]

    5. Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh

    [​IMG]

    Xem thêm Một số các quy tắc bố cục tại đây:https://www.facebook.com/notes/c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%B9ng-m%C3%A1y-%E1%BA%A3nh-vi%E1%BB%87t-nam/c%C3%A1c-quy-t%E1%BA%AFc-v%E1%BB%81-b%E1%BB%91-c%E1%BB%A5c-trong-nhi%E1%BA%BFp-%E1%BA%A3nh/447905515308385

    Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh đã thống trị suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nó trở thành mục đích của nhiếp ảnh gia để giành điểm hay đoạt giải. Hiện Việt nam cũng vấn còn nhiều quan điểm bênh vực về nó? Bởi vậy không phải ngẫu nhiên Bà Abby Robinson (nhiếp ảnh nữ người Mỹ) có viết: "Các nhiếp ảnh gia VN không những quan tâm nhiều đến sự cân bằng bố cục mà còn khát khao điều đó. Vì vậy, nếu làm một phân tích nghiêm túc thì ta sẽ thấy rõ sự hiện diện của bố trí các yếu tố hình ảnh theo tỷ lệ vàng trong mọi bức ảnh ở đây", một nhận xét cần suy nghĩ cho nhiếp ảnh VN.

    Cũng như vấn đề đúng sáng, độ nét, chi tiết, đó cũng là những cái đầu tiên những ai học về nhiếp ảnh được học. Nhưng thực tế một tấm ảnh có đủ những cái trên chưa chắc đã đẹp, và một tấm ảnh đẹp chưa chắc đã cần tuân thủ nhưng nguyên tắc trên. Học, hiểu và vận dụng, biết bố cục, chụp đúng theo quy tắc về bố cục đã khó, chụp theo kiểu phá bố cục mà đẹp được mới là khó hơn.

    KHI NÀO CÓ THỂ PHÁ BỐ CỤC?

    Mục đích của việc phá bố cục: Phá bố cục để đem lại sự sáng tạo cho tấm ảnh

    Nếu mỗi tấm ảnh đều tuân theo một cách triệt để quy luật về bố cục (ví dụ như quy tắc 1/3 chẳng hạn) thì các tác phẩm sẽ trở nên máy móc và nhàm chán vì người xem có thể đoán biết trước được ý tác giả. Cần học và cân nhắc các quy luật về bố cục nhưng không nhất thiết phải tuân theo các quy luật này trong mọi tấm ảnh chụp.

    • Phá “Quy tắc 1/3”
    Khi muốn đặt chủ đề vào giữa tấm ảnh để tạo ra sự mạnh mẽ và sự đối nghịch. Hoặc khi muốn nói đến sự đối xứng (symmetry) trong tấm ảnh.

    [​IMG]

    Ảnh Doug Sahlin

    [​IMG]
    Như bức ảnh trên thì ko có chủ thể nào nằm trong 4 điểm giao cắt của các đường thằng chia bức ảnh ra làm 3 phần cả nhưng bức ảnh nhìn vẫn không bị nhàm chán. Đó là cách chúng ta phá vỡ qui tắc đầu tiên.

    [​IMG]

    • Phá quy luật “Chủ đề phải rõ ràng”
    Khi cố ý làm cho chủ đề (hoặc toàn cảnh) out of focus để tạo ra những cảnh tượng mơ màng. Cần lưu ý là không nên làm cho toàn cảnh out of focus nhiều quá khiến cho người xem hoàn tòan không còn nhận ra chủ đề.

    [​IMG]

    • Phá quy luật “Không nên có nhiều trọng điểm”
    Khi có một cảnh với nhiều yếu tố đáng chú ý và muốn cho mắt người xem hướng về toàn cảnh. Ví dụ như khi cần có thêm một chủ đề thứ 2 vào ảnh để bổ túc thêm cho chủ đề chính và tạo ra một bố cục cân đối và đẹp mắt hơn.

    [​IMG]

    Ảnh Doug Sahlin

    Khi thêm chủ đề thứ 2, cần lưu ý đặt vị trí của chủ đề này sao cho đừng làm xao lãng chủ đề chính. Không nên chụp hai chủ đề chính và phụ với kích thước bằng nhau vì sẽ làm cho bố cục trở nên cứng nhắc và mất đẹp.

    • Phá quy luật “Chụp ngang tầm với chủ đề”
    Thay vì chụp ngang tầm mắt với chủ đề thì nên chụp trên cao xuống, dưới đất chụp lên, từ bên cạnh, từ phía sau, từ xa, hay cận cảnh, v.v…

    [​IMG]

    Chụp từ phía sau. Ảnh Gloria Hopkins

    [​IMG]

    Ảnh Doug Sahlin
    Người mẫu được chụp từ trên cao xuống và chụp chéo góc, cảnh vật đặt theo đường chéo làm tăng thêm sự mạnh mẽ trong cái nhìn.

    • Phá quy luật “Tránh đặt chủ đề vào giữa ảnh”
    Khi chủ đề mạnh mẽ và chiếm gần trọn khung ảnh thì nên đặt vào giữa tấm ảnh. Hoặc chủ đề được đặt ở giữa khung ảnh khi có sự cân đối ở hai bên.

    [​IMG]
    Ảnh Gloria Hopkins
    Cảnh chụp một con vịt với những vòng tròn nước bao quanh trên mặt hồ. Những vòng tròn xoáy nước vòng quanh chủ đề (con vịt), mặt nước êm ả, và chủ đề hướng về người chụp làm cho toàn cảnh đẹp thêm lên.

    • Phá quy luật “Giữ cho đường chân trời được cân”
    Khi chụp cảnh với máy quay nghiêng. Khi phá quy luật này có thể tạo cho tấm ảnh một chút kịch tính, một sinh lực, một dáng điệu, và sự vui tươi.

    Cần biết là khi phá quy luật này, không nên chỉ phá một chút xíu thôi vì người xem họ sẽ không hiểu là bạn có ý muốn phá bố cục không. Cần phải quay nghiêng máy một cách thực sự và phá bố cục một cách rõ ràng.

    [​IMG]
    Ragnar Axelsson, 1995 © Ragnar Axelsson

    • Phá quy luật “Gói trọn chủ đề vào trong ảnh”

    [​IMG]
    Khi chỉ chụp một phần thân thể để tăng thêm sự chú ý. Ảnh Gloria Hopkins

    [​IMG]
    Hình chụp một nụ cười. Nụ cười là mục đích của tấm ảnh. Không có các yếu tố phụ khác làm giảm sự chú ý, và không có toàn bộ khuôn mặt để người xem có thể nhận biết được cá tính nhân vật và hoàn cảnh khi chụp. Chỉ duy nhất có nụ cười.

    • Phá quy luật “Tránh hậu cảnh rối rắm”
    Khi chụp ảnh dùng trong tư liệu hay báo chí, phần hậu cảnh rất quan trọng vì tạo ra bối cảnh cho chủ đề. Khi chụp có hậu cảnh thì hậu cảnh cần bổ túc cho chủ đề, nếu không sẽ bị quên lãng.

    [​IMG]
    “Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại” - Nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt

    • Phá quy luật “Chủ đề nên nhìn vào ống kính”
    Khi chụp những tấm ảnh lúc chủ đề đang chơi đùa, làm việc hay đang tập trung chẳng hạn thì không cần chủ đề nhìn vào ống kính. Những cảnh này sẽ bộc lộ được sự tự nhiên và vô tư của bức ảnh.

    [​IMG]

    • Phá quy luật “Đường cong hình chữ S

    [​IMG]
    Có lẽ S k phải là chữ cái duy nhất tạo được sự cuốn hút

    • Phá quy luật “Dành khoảng không gian trống phía trước cho vật chuyển động”
    Khi muốn tạo cho người xem sự liên tưởng đến nơi chốn chủ đề đã đi qua hơn là đang hướng tới thì không cần dành khoảng không gian trống phía trước.

    [​IMG]
    Chủ đề khi chuyển động đã để lại một dấu vết gì đó phía sau: người lướt sóng có ngọn sóng phía sau.

    [​IMG]
    Một người đang chạy, đặt vị trí ở gần phí rìa của khuôn hình theo hướng chạy của anh ta, sẽ mang lại cảm giác sắp chạm tới đích. Điều này khá quan trọng khi chụp các sự kiện thể thao.

    [​IMG]
    Hoặc khi tạo cho người xem cảm giác về tốc độ. Muốn nhấn mạnh về tốc độ của chủ đề gây cho người xem ấn tượng là chủ đề di chuyển quá nhanh (nên tác giả không theo kịp). Ví dụ như máy bay để lại một làn khói dài phía sau.

    [​IMG]
    Ảnh Gloria Hopkins
    Chìa khóa cho sự thành công của bức ảnh này là không gian ánh sáng ở phía trên bên phải của khung tương phản nhẹ nhàng với bóng tối của của phần còn lại tạo một không gian mở rộng trí tưởng tượng cho người xem.

    • Phá quy luật “Dành khoảng không gian phía trước mặt cho ảnh chân dung”
    Khi chủ đề nhìn ra phía xa sẽ khiến mắt người xem hướng về góc tấm ảnh và lãng quên đi chủ đề. Phá quy luật này bằng cách thu hẹp khoảng không gian trước mặt chủ đề sẽ gợi cho người xem chú ý đến cảm xúc của chủ đề hơn.

    [​IMG]
    Khi chụp ảnh chân dung, người chụp nên để chừa một khoảng trống nhiều hơn ở phía mà chủ thể đang nhìn tới. Cũng đúng nhưng vẫn có thể phá vỡ qui tắc này bằng cách hạn chế khoảng trống phía trước hướng nhìn của chủ thể nhằm thể tạo một bức ảnh có hiệu ứng căng thẳng hơn.

    • Phá quy luật “Không nên dùng ống kính Wide Angle cho hình chân dung”
    Khi muốn tạo sự vui nhộn cho tấm ảnh. Ví dụ như chụp đứa bé với cái mũi hoặc miệng thật to bằng ống kính wide angle.

    [​IMG]

    Ảnh Doug Sahlin

    • Phá quy luật “Chủ đề nên chiếm trọn khung hình”
    Khi toàn cảnh cũng quan trọng như chủ đề, cần thu nhỏ chủ đề lại để có thể thấy toàn bộ môi trường chung quanh chủ đề. Hoặc muốn dùng chủ đề thu gọn như một tỷ lệ đo lường giúp cho người xem nhận ra được khoảng không gian rộng lớn bao quanh. Ví dụ như chụp một chiếc thuyền nhỏ mỏng manh bên cạnh một chiếc tàu lớn trên bến.

    [​IMG]

    KẾT LUẬN

    Tuân theo các quy luật về bố cục đến khi thuần thục và sau đó hãy thử nghiệm việc phá bố cục. Khi đã hiểu rõ về bố cục, việc phá bố cục sẽ tạo nên được tấm ảnh độc đáo và duyên dáng hơn.

    Nguồn: sưu tầm.

    ...
    T.A.Tuan, GLXT, .sleight3 người khác thích bài viết này.
  2. mgr

    mgr Cựu quản trị

    Tuyệt vời :x
    thaituan_boy_dt, Hồng SơnTâm Hà thích bài viết này.
  3. Hồng Sơn

    Hồng Sơn Helper

    À thì ra phá bố cục trong cái trò nhiếp ảnh là thế này đây :))
    thaituan_boy_dt, mgrTâm Hà thích bài viết này.
  4. thaituan_boy_dt

    thaituan_boy_dt Thành viên vui tính

    Bố với chả Cục, phá cho nhanh:P
    mgrHồng Sơn thích bài viết này.
  5. Tâm Hà

    Tâm Hà Thành viên cấp 5

    thaituan_boy_dtHồng Sơn thích bài viết này.
  6. xuangiang1011

    xuangiang1011 Thành viên cấp 5

    Mấy cái ảnh ở trên phá luật này thì nó thuộc luật khác, chưa thấy cái nào thực sự phá luật cả 8-}
  7. Congachamxup

    Congachamxup Thành viên cấp 2

    Nên đọc thêm bài "Bố cục là bản năng" của JD thì sẽ thấy bài này chi li chi tiết và không khái quát hóa được vấn đề.
    xuangiang1011 thích bài viết này
  8. sinhdoi

    sinhdoi Mới đăng kí

    Điều quan trọng trong việc phá bố cục là phải nắm được cực kỳ rõ bố cục, mới có thể phá đc và phá thành công
    Nếu ko từ "phá" sẽ dẫn tới tan hoang và banh chành bức ảnh :)
    Quan trọng là phải biết điểm nhấn của bức ảnh ở đâu, tác giả muốn nói gì rồi mới phá !
    Nói thêm là bố cục giống như việc đi xe đạp, nếu mới chập chững thì tốt nhất phải tập cho quen, rồi sau đó mới bốc đầu hay ngồi lên cổ xe đc !
    Thân !
    Low BreathTâm Hà thích bài viết này.
  9. hth02x1

    hth02x1 Thành viên cấp 4

    phá gì đâu, phá thì còn gì là bố cục nữa, đây toàn là chuyển từ bố cục này sang bố cục khác, có rất nhiều kiểu bố cục chứ đâu phải có mỗi 1/3, mọi người cứ nghĩ là ko dùng 1/3 là phá, ko dùng 1/3 thì lại dùng đối xứng như ở ví dụ, cái ảnh 2 thì là 2 lớp bố cục và để khoảng trống giữa tạo chiều sâu và hướng mắt nhìn cho ảnh, cái ko có nhiều trọng điểm thì thật ra nó tập trung điểm nhìn vào giữa và connect 2 chủ thể liên tục với nhau, để ý thì 2 bên là khoảng trống hoàn toàn. Nói chung những quy luật đưa ra để phá chỉ là 1 phần nhỏ trong các quy tắc bố cục trong tạo hình nói chung, những cái tự gọi là "phá bố cục" cũng toàn những bố cục cơ bản.
    Đừng có nghĩ là phá, chẳng ai phá được đâu, lịch sử tạo hình và nghệ thuật nó đã hàng nghìn năm rồi, những quy luật về tạo hình ng ta nghĩ ra hết rồi, chỉ khác là mỗi ng một cách vận dụng và chủ thể trong bức ảnh khác nhau, hãy nghĩ là làm sao để biết nhiều kiểu hơn, cảm giác về bố cục chuẩn và chặt chẽ hơn thì tốt hơn nhiều cái việc chăm chăm đòi phá.
  10. Ryan Lee

    Ryan Lee Thành viên cấp 4

    Vài ví dụ để chỉ ra bài này quá quy chụp và thiếu tính tổng quát ==!
    Đúng như bác xuangiang1011 nói, nó thoát khỏi bố cục này thì lại rơi vào bố cục khác, nên chưa có thứ gọi là "phá vỡ bố cục" gì ở đây cả :-"






Ủng hộ diễn đàn