Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Phong cách vẽ chân dung '' không giống ai '' .

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi Thiên Ma, 28/1/13.

Lượt xem: 5,164

  1. Thiên Ma Lãng du VietDesigner

    ( Dân trí) - Bộ tranh gồm 20 bức chân dung nổi tiếng của họa sĩ người Anh Feliks Topolski đã khiến những nhân vật nổi tiếng được khắc họa trong tranh cảm thấy thất vọng. Đa số họ đều không nhận người trong tranh là mình bởi những chân dung đó đều quá… “kinh dị”.


    [​IMG]
    Feliks Topolski (1907-1989) là họa sĩ nổi tiếng người Anh. Topolski luôn thể hiện tinh thần hiện đại, sự tự do, phóng khoáng và sáng tạo trong các tác phẩm của mình. Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, những tác phẩm của Topolski luôn nằm ngoài rìa của dòng nghệ thuật chính thống bởi phong cách biểu cảm trong tranh ông quá “nặng đô” khiến chúng thường xuyên trở thành đề tài của những cuộc tranh cãi.
    Năm 1960, Trung tâm lưu trữ - thư viện - bảo tàng Harry Ransom của trường Đại học bang Texas ở thủ phủ Austin đặt mua được một bức chân dung khổ lớn khắc họa nhà biên kịch George Bernard Shaw của Topolski. Ngay sau đó, trung tâm này quyết định đặt hàng họa sĩ Topolski thêm 19 bức chân dung khác khắc họa những tác giả vĩ đại nhất của Anh trong thế kỷ 20.
    Khi hoàn thành, bộ 20 bức tranh được gọi bằng một cái tên chung là “Twenty Greats” (20 gương mặt vĩ đại). Các nhân vật trong tranh được mời đưa ra nhận xét về tác phẩm, đa số họ đều thể hiện những suy nghĩ thẳng thắn của mình rằng không thích thú với loạt tranh chân dung này.
    Tới năm 1963, Trung tâm Ransom viết thư tới 20 nhân vật để xin sự cho phép của họ trước khi đem trưng bày tranh. Dù tất cả đều nhã nhặn đồng ý nhưng đa số đều khẳng định họ không hài lòng.
    Trong lịch sử, hiếm có họa sĩ nào bị chê bai nhiều như Topolski khi thử sức ở thể loại tranh chân dung. Người ta thấy sợ khi bản thân trở thành nguồn cảm hứng cho vị họa sĩ. Họ hiểu phong cách vẽ của Topolski là thế nào và chẳng ai muốn thấy chân dung mình xấu xí hoặc kỳ quái, dị hợm trong những bức tranh đem trưng bày chốn đông người.
    Vậy mà, sau nhiều năm, giám đốc của Trung tâm Ransom, ông F. Warren Roberts đã viết một lá thư tay gửi cho họa sĩ và khẳng định rằng phản ứng của dư luận đối với bộ tranh chân dung của ông “còn hơn cả những lời khen ngợi, tài năng của ông thật đặc biệt, vô cùng độc đáo. Ông đã lôi ra được những nét đặc trưng trong tính cách và chân dung của mỗi nhân vật rồi khắc họa chúng thật sinh động”.

    Nhà thơ T.S. Eliot (1888–1965)
    [​IMG]
    Đương nhiên Eliot không ngồi làm mẫu cho bức chân dung này. Topolski nói rằng: “Tôi từng gặp ông hồi thập niên 1950 ở ga tàu điện ngầm và vẽ phác thảo từ đằng xa. Thoạt tiên, tôi chỉ nghĩ, người đàn ông này chẳng duyên dáng gì, kiêu kỳ, mặc cả cây đen. Nhưng tôi bị thu hút vì vẻ vội vã của ông hoàn toàn đối lập với sự thờ ơ, lãnh đạm của người thư ký đi cạnh. Lát sau, tôi mới nhìn ra, đó chính là Eliot – nhà thơ số 1 của Anh trong thế kỷ 20. Màu đỏ mà tôi sử dụng là để tôn vinh ông”.
    Về sau, người ta dùng tranh của Topolski vẽ về Eliot để minh họa cho một bài báo khiến Topolski phản đối dữ dội, ông cho rằng một tác phẩm chỉ long trọng và tôn kính khi nó được treo trên tường và người ta phải đứng dưới để ngắm nó.

    Nhà thơ William Empson (1906–1984)
    [​IMG]
    Sau khi giám đốc trung tâm Ransom gửi cho Empson một bức hình chụp lại bức tranh chân dung, Empson đã trả lời thư như sau: “Cám ơn vì đã cho tôi thấy bức chân dung của mình, tôi rất vui lòng khi nó được treo tại quý cơ quan. Rất mừng vì các ông đã có một loạt tranh được vẽ với tư tưởng nghệ thuật phóng khoáng. Các ông hãy chuẩn bị thêm những lời bình dí dỏm và những lời dẫn nhập của Topolski cho mỗi bức tranh nhé. Hãy đặt cả ảnh gốc của nhân vật bên cạnh tranh để người xem thấy thú vị vì sự khác biệt giữa chúng. Các ông đã có một kế hoạch nghệ thuật rất lớn.”

    Tiểu thuyết gia E.M. Forster (1879–1970)
    [​IMG]
    “Các ông hoàn toàn có quyền trưng bày bức tranh này. Cám ơn vì sự chu đáo khi cho tôi biết về sự tồn tại của bức chân dung. Cá nhân tôi không nghĩ đây là một bức tranh thành công, dù là thể loại tranh biếm họa chăng nữa. Nhưng điều đó chẳng liên quan, mời các ông cứ việc treo.”

    Nhà thơ W. H. Auden (1907–1973)
    [​IMG]
    Nhà thơ, nhà văn John Betjeman (1906–1984)
    [​IMG]
    Nhà văn Cyril Connolly (1903–1974)
    [​IMG]
    Nhà văn, nhà biên kịch Graham Greene (1904–1991)
    [​IMG]
    “Tôi định đồng ý để các ông treo tranh bởi ban đầu tôi nghĩ bạn tôi - ông Herbert Read sẽ viết bài bình về loạt tranh chân dung này nhưng hóa ra không phải. Quả thực, tôi không thích tác phẩm của Topolski nên hy vọng các ông không đem tranh chân dung tôi ra trưng bày.”
    Nhà văn Aldous Huxley (1894–1963)
    [​IMG]
    “Phong cách của Topolski xét về thẩm mỹ là rất khó chấp nhận và hoàn toàn không tương thích với chân dung thật sự của nhân vật. Nó thậm chí còn không phải thể loại tranh chân dung. Bức tranh này khiến tôi thấy không hài lòng, đừng gọi nó là tranh chân dung, nó là hoạt họa hay gì đó thì đúng hơn.”
    Huxley qua đời chỉ một thời gian ngắn sau khi viết lá thư này. Theo họa sĩ Topolski kể lại, “có lần, tại một sự kiện, tôi gặp vợ của nhà văn Huxley. Bà ấy đã xua đuổi và xỉ vả tôi, rằng vì bức tranh đen trắng mang điểm gở của tôi mà khiến ông nhà bị chấn động nặng nề, rằng chính tác phẩm của tôi đã khiến ông qua đời ở tuổi 69.”
    Nhà thơ Cecil Day-Lewis (1904–1972)
    [​IMG]
    “Tôi không phản đối việc bức chân dung của Topolski được trưng bày nhưng tôi phải cho các ông biết ý kiến thật của tôi, nói riêng nhé, tôi trông như một bộ xương khô trong tranh của ông ta vậy.”
    Nhà thơ, nhà biên kịch Louis MacNeice (1907–1963)
    [​IMG]
    Bộ tứ biên kịch John Osborne (1929–1994), John Whiting (1917–1963), Arnold Wesker (1932) và Shelagh Delaney (1939)
    [​IMG]
    J. B. Priestley (1894–1984)
    [​IMG]
    “Cả nhà tôi phản đối dữ dội bức chân dung này vì cả lý do cá nhân và lý do thẩm mỹ. Tôi khẳng định là không có sự kiêu căng tự phụ nào ở đây. Chỉ có điều tôi bị khắc họa như một con quái vật. Dù tôi có xấu thì cũng phải xấu theo kiểu của tôi. Không thể khắc họa một con voi trong hình hài một con hà mã. Tác phẩm này khiến tôi sốc quá. Nếu các ông đều phấn khởi vì nó và cứ nằng nặc đòi trưng bày thì xin cứ việc.”
    Nhà thơ, nhà phê bình văn học – nghệ thuật Herbert Read (1893–1968)
    [​IMG]
    Nhà triết học và phản biện xã hội Bertrand Russell (1872–1970)
    [​IMG]
    “Tôi ước gì mình chưa từng nhận được bức ảnh chụp của bức chân dung này. Tôi không quan tâm tới các tác phẩm của Topolski. Khi ông ấy xin gặp tôi để có thể thực hiện một bức chân dung, tôi đã từ chối. Tôi cho rằng đây là bức chân dung mà ông ta vẽ bằng trí tưởng tượng.”
    Nhà biên kịch George Bernard Shaw (1856–1950)
    [​IMG]
    “Đây là một tác phẩm kỳ diệu, nhưng nó làm tôi già hơn thực tế tới 20 tuổi đấy nhé. Bức tranh này là lý do để tôi phải cố sống lâu đến khi nào già như tôi trong tranh thì thôi.”
    Nhà thơ Edith Sitwell (1887–1964)
    [​IMG]
    Tiểu thuyết gia C. P. Snow (1905–1980)
    [​IMG]
    “Tôi có nhiều tật xấu nhưng ngoại hình xấu thì không. Nhưng cứ dùng bức tranh của Topolski đi, nếu các ông thấy thích.”
    Nhà thơ, nhà văn Stephen Spender (1909–1995)
    [​IMG]
    “Tôi ghét bức chân dung này, nhưng nếu phải dùng, thì vâng, cứ dùng.”
    Nhà văn Evelyn Waugh (1903–1966)
    [​IMG]
    “Nói chung, tôi thường làm mọi cách để ngăn ảnh của tôi xuất hiện trước công chúng vì tôi sợ bị nhận ra, sợ bị người ta tới gần bắt chuyện trên phố. Nhưng mối lo này sẽ không thành hiện thực với bức tranh của Topolski. Vì vậy, các ông có thể làm bất cứ điều gì với bức tranh này.”
    Nhà văn Rebecca West (1892–1983)
    [​IMG]
    “Thật tình cờ khi tôi xuất hiện trong tranh của Topolski. Tôi đồng ý ngồi làm mẫu chỉ bởi cô thư ký của tôi đã đồng ý thay tôi với ông họa sĩ lúc tôi vắng mặt. Tôi cảm thấy may vì mình đã ngồi xem ông ấy vẽ. Kỳ thực tôi là một phụ nữ bé nhỏ, vì vậy khó có thể chấp nhận bức chân dung này. Tôi thấy người phụ nữ trong tranh cao to, bệ vệ hơn nhiều. Tôi mong rằng sự từ chối của tôi không khiến các ông xấu hổ.”

    ...
    Hà Bơb0yHN_96 thích bài viết này.
  2. khoiuehb

    khoiuehb Thành viên cấp 1

    giống alien quá
    DX_Degeneration thích bài viết này
  3. phuonganh011192

    phuonganh011192 Thành viên cấp 3

    Vẽ như vẽ ma thế :-ss, uốn uốn éo éo, thật là trừu tượng
    DX_Degeneration thích bài viết này
  4. khoiuehb

    khoiuehb Thành viên cấp 1

    vẽ này là vẽ dìm hàng :))
    DX_Degeneration thích bài viết này
  5. b0yHN_96

    b0yHN_96 Thành viên cấp 4

    vẽ nhìn rất ảo nhưng mà nhìn vẫn có nét giống ở ngoài :)
    DX_Degeneration thích bài viết này

Ủng hộ diễn đàn