Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Thất bại lớn sau 12 năm học phổ thông

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi banbaonylong, 22/4/14.

Lượt xem: 3,876

  1. banbaonylong Ko phải assmin

    "Những gì tôi đã trải nghiệm qua 12 năm học phổ thông tại Việt Nam, thì chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và bộ SGK đã thất bại lớn trong việc giúp người học hình thành các năng lực và kỹ năng" - Bùi Trần Hiếu (ĐH New South Wales) cho biết.


    Thất bại của SGK hiện hành

    Trong bàn tròn về chương trình và sách giáo khoa tại trang hocthenao.vn, theo ông Bùi Trần Hiếu, các năng lực tư duy và học tập của thế kỷ 21 được một số nơi xác định gồm: Critical thinking (tư duy phản biện), creativity and innovation (sáng tạo và đổi mới), cooperation and communication (hợp tác và giao tiếp).

    “Theo những gì tôi đã trải nghiệm qua 12 năm học phổ thông tại Việt Nam, thì chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và bộ SGK đã thất bại lớn trong việc giúp người học hình thành các năng lực và kỹ năng nêu trên. Thực tế cho thấy về kiến thức có thể học sinh Việt Nam không thua kém nhiều so với các bạn học sinh ở các nền giáo dục phát triển, đặc biệt về toán và tự nhiên, nhưng năng lực của một người học hiệu quả thì thua kém rất nhiều” – ông Hiếu khẳng định.

    [​IMG]

    Đồng tình với ý kiến này, TS kinh tế Lương Hoài Nam cho rằng đó là những vấn đề chúng ta cần phải giải quyết với phạm trù “Triết lý giáo dục”, “Phương pháp giáo dục”. "Trước tiên cần khẳng định rõ ràng chúng ta có theo đuổi những mục tiêu giáo dục như thế không đã. Nhảy “bụp” ngay vào sách giáo khoa không thể giải quyết được các bất cập của nền giáo dục hiện nay".

    Theo GS Ngô Bảo Châu, học và “thực hành” nhân văn một cách tích cực là cách duy nhất để rèn luyện những năng lực này. Những vấn đề trong triết học không có câu trả lời duy nhất, cũng như không có một cách nhìn duy nhất về những sự kiện lịch sử. Để có ý kiến riêng của mình, học sinh phải tìm hiểu, nghiên cứu, suy xét và phản biện. Để bảo vệ ý kiến của mình, học sinh sẽ phải học được cách trình bày khúc chiết, lập luận kín kẽ. Ngoài ra học sinh còn học được cách tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác với ý kiến của mình mà nhiều khi phải chấp nhận lật lại toàn bộ những gì mà mình đã nghĩ.

    Một người tham gia bàn tròn với nickname Cherry Vu cho rằng để làm được thì việc đầu tiên phải thoát khỏi vòng luẩn quẩn trong định hướng phát triển giáo dục hiện nay.

    Một ý kiến trên diễn đàn thì nhận định: “Tôi cũng muốn nói thêm là đứng về mặt kỹ năng, để dạy sinh viên biết phản biện thì thực ra không khó. Sinh viên Việt Nam thực ra cũng được học khi họ học triết ở chương trình đại cương – về logic, về tam đoạn luận, về các khái niệm giả thiết, kết luận, kết luận thay thế... Có điều là sinh viên VN ít có thực hành thôi. Để dạy các kỹ năng tư duy phản biện cơ bản theo kiểu cầm tay dạy học sinh tập viết thì không hề khó, nhưng mà dạy xong, học sinh không viết nhiều thì chữ vẫn xấu, có khi lại tái mù”.

    Kinh nghiệm từ nước Mỹ


    Một giảng viên đang giảng dạy ở một trường ĐH công lớn bên Mỹ chia sẻ một số kinh nghiệm ở khía cạnh giáo dục đại học.

    Giảng viên này cho biết, trong thiết kế môn học và nội dung học tại nhà trường nơi giảng viên này đang làm việc, mọi thứ đều hướng trực tiếp vào đào tạo để làm việc, mọi sự đo lường việc học tập của sinh viên đều hướng tới kiến thức và các hành vi làm việc thực sự – cho nên lúc nào giáo viên và sinh viên cũng hỏi “Làm thế có thực sự hiệu quả không, có ra sản phẩm bán được không, có thực sự giúp được thân chủ không, có cải thiện được cộng đồng đó không, có tiết kiệm được chi phí không, người ta có bỏ tiền đầu tư vào ý tưởng này không?”.

    Thứ hai, với bất kỳ một nội dung kiến thức nào, sinh viên bao giờ cũng được giới thiệu tất cả các luồng tư tưởng khác nhau về cùng vấn đề đó, chứ không phải chỉ có một luồng tư tưởng chính thống.

    Thứ ba, trong lớp, giáo viên nói rất ít, sinh viên nói là chính. “Mỗi ngày lên lớp, tôi và các đồng nghiệp “giảng” vô cùng ít, thường chỉ bắt đầu bằng một số câu hỏi, sau đó là thảo luận, tranh luận. Tôi lấy ví dụ như với môn mà đại cương mà tôi nói ở trên, sinh viên phải đọc “Tuyên ngôn cộng sản” của Mác (sinh viên bên này đọc Mác rất kỹ), một bài khác của Max Weber, rồi một số tác giả khác để trả lời câu hỏi “Vì sao xã hội của chúng ta lại có cấu trúc như hiện tại?”. Sau đó trên lớp, có khi sinh viên tranh luận hàng giờ liền chỉ về một từ trong một bài đọc”.

    “Thực ra, giáo viên bên này coi SGK chỉ là một cái sườn để bám vào, nhiều môn học hoàn toàn không dùng SGK. Sinh viên thường được khuyến khích đọc trực tiếp các bài viết gốc của các tác giả, và tranh luận trực tiếp về các khái niệm, ý tưởng gốc, chưa qua phiên dịch của người khác. Trong lớp, sinh viên nào cũng phải phát biểu”.

    Theo vị giảng viên này, sự cọ sát này tự nó dạy cho sinh viên biết phản biện. Có phản biện thì đi đến sáng tạo không xa lắm; vì sáng tạo xuất phát từ câu hỏi “có người đã làm thế, nhưng có nhất thiết phải làm thế không, còn có thể làm gì khác, làm tốt hơn?”.

    Theo vietnamnet

    ...
    HoZ0, Linh Giang, W3.Sapphire2 người khác thích bài viết này.
  2. minhthang.arc

    minhthang.arc Thành viên cấp 1

    Thảo nào, 12 năm học chả khá lên được, hóa ra là do sách chứ không phải do mình dốt :-/
  3. vankien9x

    vankien9x Thành viên cấp 1

    hơi quá lời
  4. W3.Sapphire

    W3.Sapphire Mới đăng kí

    Đúng là giáo dục cần phải cải cách nhiều. Người ta tập trung quá nhiều vào vật chất nhưng lại quên đi vấn đề chất lượng.
    Những mục tiêu cốt lõi trong việc giáo dục mà ông Bùi Trần Hiếu nêu ra, để đạt được ngành giáo dục cũng như hssv phải vượt qua rất nhiều "rào cản".
  5. Thành Trung 93

    Thành Trung 93 Mới đăng kí

    Thế này mình học dốt là do sách rồi chứ mình thấy mình thông minh lắm, trò chơi điện tử toàn tiếng anh mà cái gì cũng hiểu hết ko ah =))
  6. Chân Cua

    Chân Cua Mới đăng kí

    mình đang nản chuyện đó vô cùng, 1 trong những điều cần phải học đầu tiên là "học để biết phải học như thế nào cho hiệu quả", hiệu quả ở đây thể hiện rõ ràng ở chất lượng công việc (sản phẩm), chứ như bên ta, lý luận suông thì vô địch thiên hạ, nhưng đến lúc làm thì hiệu quả rõ ràng ko bằng người ta,"chuyện đó" ai học đại học chắc cũng biết, hồi phổ thông toàn dạy theo kiểu "em phải biết làm bài tập này", "em phải học thuộc bài học nọ", chứ ko hề có chuyện học trò đc dạy rằng:"em phải biết tư duy đa chiều 1 chút", "em cần biết cách lập luận và liên kết thông tin để hiểu chứ ko phải học thuộc lòng",....., lên đến đại học thì lại oan oan:"các em phải tự học vì ở môi trường đại học giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn",vâng, và sự thật thì đôi khi vai trò "hướng dẫn" đó lại được thể hiện vô cùng nhợt nhạt. Tự học thế nào đc khi chúng ta ko hề biết cách tự học 1 cách khoa học. Mình học đại học, nhưng thực sự có cảm giác bản thân ko thể làm gì cho ra trò, mình bị nỗi ám ảnh phổ thông đè bẹp, và đang phải rất cố gắng để có thể thoát khỏi nó để học như 1 người biết cách thu gặt và tận dụng tri thức!
    HoZ0 thích bài viết này
  7. frankvampiry

    frankvampiry Thành viên cấp 1

    12 năm học ...mình thích mỗi môn hát nhạc và mỹ thuật....từ cấp 2 trở lên thích thêm ngoại ngữ :">
  8. Thiên Trí

    Thiên Trí Thành viên cấp 2

    Đó là lý do vì sao 3 năm đầu ĐH chỉ để xõa, chơi game, đàn đúm và cặp bồ, để rồi năm 4 mới giật mình mà chạy =))
  9. dabeomoon

    dabeomoon Thành viên cấp 4

    ''Thất bại của SGK hiện hành''

    “Thực ra, giáo viên bên này coi SGK chỉ là một cái sườn để bám vào, nhiều môn học hoàn toàn không dùng SGK. Sinh viên thường được khuyến khích đọc trực tiếp các bài viết gốc của các tác giả, và tranh luận trực tiếp về các khái niệm, ý tưởng gốc, chưa qua phiên dịch của người khác. Trong lớp, sinh viên nào cũng phải phát biểu”.

    So sánh này tự đạp chân nhau nè.
    Cơ bản là do cách dạy, cách học thôi. Còn SGK chỉ cần thẩm định nó có phù hợp dùng để giảng dạy trong thời gian hiện hành thôi. Chứ dùng từ thất bại coi như đi toong cả một thế hệ.

Ủng hộ diễn đàn