Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Thử trả lời những "thắc mắc" về việc phải trả tiền khi nghe nhạc

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi boyplay, 24/8/12.

Lượt xem: 2,474

  1. boyplay Thành viên cấp 3

    Hầu hết mọi người đều có một tâm lý giống nhau khi mới "lần đầu làm gì đó": e dè. Một số với trí tưởng tượng bay cao bay xa (giả dụ như bạn gái Thiên Bình, Song Ngư, Cự Giải) thậm chí có thể vẽ vời ra đủ thứ trong đầu từ thiên đàng cho tới địa ngục và đủ các thể loại kịch bản trên đời. Và tôi đang nói về chuyện trả tiền khi nghe / tải nhạc online.

    [​IMG]

    Lần đầu bỡ ngỡ

    Tôi vẫn nhớ lần đầu khi rửa tay ở vòi nước cảm ứng nhiệt. Tôi loay hoay tìm cái valve mở nước nhưng không thấy, vài giây sau khi nhìn ra mặt gương cảm biến ở phía trước thì tôi mới nhận ra "ah nó tự chảy"! Vậy là tôi biết dùng. Tương tự, tôi cũng có nhiều cái "lần đầu".

    Mà thực ra, ai trong chúng ta chả có những "lần đầu". Lần đầu dùng PC, lần đầu dùng smartphone, lần đầu xem TV, lần đầu khoá môi... Những cái lần đầu vụng về lại là những bài học quan trọng để chúng ta bươn chải trong cuộc sống. Với chuyện trả tiền nghe nhạc, với nhiều bạn (trong đó có tôi) cũng là lần đầu.

    [​IMG]

    Như đã dạo đầu, "lần đầu" rất dễ khiến bạn nghĩ vẩn vơ, tưởng tượng ra đủ kiểu "mình bấm vào đấy thì máy có nổ không, thế giới có sụp đổ không, mình có chết không... blah blah blah". Ở bài viết trước, không khó để chúng ta nhận ra những comment (cmt) như vậy của rất nhiều bạn đọc. Dạo qua nhiều forum, tôi cũng gặp những cmt tương tự.

    Trong khuôn khổ bài này, tôi sẽ chọn ra vài câu hỏi tiêu biểu và có lời đáp (dạng Q&A) cho bạn dễ hình dung (dĩ nhiên tôi không trả lời được hết thảy mọi câu). Nhưng trước tiên, hãy nói thử một tương lai nghe nhạc trả tiền như nào...

    Chỉ là vấn đề mua & bán

    Ở phần trước tôi có nêu ra một số biện pháp kỹ thuật để hạn chế việc lách luật. Nhưng đấy chỉ là giả định, không có nghĩa chúng sẽ được áp dụng toàn bộ. Nói nôm na như từ Hà Nội ra Sài Gòn có rất nhiều cách để đi (xe khách, xe máy, tàu thuỷ, máy bay, tàu hoả thậm chí là đi bộ hoặc xe đạp) không có nghĩa mọi cách đều được dùng mà dùng hay không sẽ tuỳ chính sách của site nhạc.

    Thực tế những biện pháp như vậy khá tốn kém công sức để xây dựng và chi phí duy trì cũng khá lớn. Riêng tôi cho rằng những mô hình bán nhạc hiện nay như của Amazon hoặc iTunes sẽ được các site Việt Nam áp dụng, vì chúng khá đơn giản và hiệu quả.

    Mô hình của Amazon rất đơn giản, bạn click vào một bài hát (hoặc album), bạn sẽ được tải một đoạn demo (30 giây) về nghe thử. Nếu thích giai điệu ấy, bạn click tiếp vào phần mua. Nếu không, chẳng việc gì xảy ra cả, giao dịch chưa thực hiện, tiền của bạn chưa mất. Vậy nếu bạn chấp nhận bỏ 99 cent (hoặc 1 USD cho dễ tính) cho Amazon thì sao? Bạn sẽ nhận một bản MP3 với chất lượng trung bình 256 KBps, với thời lượng 3' thì dung lượng file vào khoảng 5 MB, bản MP3 sẽ kèm theo ảnh cover của album. Chi tiết về dịch vụ của Amazon bạn có thể xem ở đây.

    [​IMG]

    Thành công của Amazon có lẽ không cần bàn. Trang này vẫn ăn nên làm ra trong bối cảnh torrent đầy đường và dịch vụ chia sẻ file đầy nhà. Điều này không có nghĩa việc trả phí nghe nhạc là thất bại. Nó chỉ cho thấy kể cả các phương thức xài "chùa" tồn tại thì mô hình kinh doanh "tiền trao cháo múc" vẫn sống tốt. Và đây là một kịch bản.

    Luật do con người làm ra và con người có thể thay đổi nó. Mô hình của Amazon có thể sống tốt tại thị trường Mỹ, nhưng có thể vẫn gặp "trục trặc" ở Việt Nam, vì thói quen chưa tôn trọng lắm chuyện tác quyền.
    Hãy giả định rằng sau 6 tháng - 1 năm áp dụng mô hình Amazon tại Việt Nam, nhưng các site nhạc tuân thủ luật vẫn sống "lay lắt", họ có thể chuyển qua các biện pháp "mạnh tay hơn" như đề nghị lên Bộ TT&TT chỉnh lại luật nhằm tăng cường các biện pháp chế tài đối với người vi phạm tác quyền (chủ yếu là các site chia sẻ lậu). Khi đã có văn bản pháp quy rồi thì thực thi nó không hề khó.

    Lẽ dĩ nhiên không thể nào bắt hết các trường hợp vi phạm, nhưng hạn chế được phần đông người xài lậu cũng là một thành công cho các nhà cung cấp nhạc bản quyền. Nói đơn giản, mọi người vẫn vi phạm luật giao thông không có nghĩa luật giao thông thất bại, mà chỉ cần số vi phạm chiếm tỷ lệ thấp là đủ. Hoặc nhiều công ty trốn thuế không có nghĩa quy định đóng thuế là sai lầm. Vấn đề tuân thủ & vi phạm luôn tồn tại song song như trò chơi mèo vờn chuột. Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo.

    Hãy để cơ chế thị trường làm việc

    Rất nhiều bạn cmt rằng "tôi muốn nhạc chất lượng", "vấn đề tác quyền cho nhạc ngoại thì sao", "nhạc do member up thì thế nào", "tiền vào tay ai"... Để trả lời cho hết thảy những câu này, tôi mượn nguyên tắc thị trường và nguyên lý cung cầu, một bài học rất cơ bản về kinh tế.

    Nhạc chất lượng?

    Ở bài trước tôi có nêu ra ví dụ về cơ chế bao cấp. Nói đơn giản là không có sự cạnh tranh và mọi thứ được cào bằng, nên bạn không thể yêu cầu một sản phẩm khác với sản phẩm bạn được phép mua. Thử giả định rằng smartphone chỉ có duy nhất Apple sản xuất, thị trường sẽ như thế nào? Thử giả định rằng chip x86 chỉ có duy nhất Intel sản xuất, thị trường sẽ như thế nào? Giả định rằng ngoài Vinaphone ra, chúng ta không có lựa chọn mạng di động nào khác?

    Rõ ràng sự "độc quyền cung" sẽ có hại cho người tiêu dùng, vì muốn hay không chúng ta không còn lựa chọn nào khác. Nếu không có Android, không có các hãng sản xuất smartphone khác, không có lý do gì để Apple phải bán sản phẩm với giá thấp.

    Tương tự bạn có thể phải mua con chip Celeron với giá 1.000 USD nếu không có AMD. Và giá cước mỗi cuộc gọi điện trên Vinaphone có thể gấp 10 hoặc 20 lần hiện nay nếu không có Viettel, Mobifone, S-Fone, EVN... Nói cách khác, người tiêu dùng có được lợi ích từ sự cạnh tranh, hoặc "đa cung".

    [​IMG]
    Chất lượng dịch vụ mỗi nơi mỗi khác nhau.
    Nhưng làm sao xoá được "độc quyền cung"? Trước hết phải có lợi nhuận. Không ai đi kinh doanh nếu không có lợi nhuận. Mà trước khi bàn lời lỗ thì phải có doanh thu, tức phải có người trả tiền. Khi chiếc bánh có "miếng" rồi chúng ta mới có người "xúc". Và lúc này chúng ta mới có thể đòi hỏi được vấn đề chất lượng nhạc. Hãy giả định rằng các site nhạc có kho nhạc cực lớn như NCT và Zing chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nhạc phổ thông, với các sản phẩm ở mức MP3 256 - 320 KBps.

    Lúc ấy sẽ xuất hiện một số site "nhỏ con" hơn với kho nhạc ít hơn, nhưng nhạc chất lượng cao hơn ở định dạng AAC, WAV, FLAC... chỉ nhắm tới thị trường "cao cấp". Một số site chỉ tập trung vào các dòng R&B, Blue, Jazz; số khác lại nghiêng về K-Pop, V-Pop, Eurodance; số khác lại chỉ cho những ai thích nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc tiền chiến...

    Bạn muốn có chất lượng? Trước hết bạn phải có thị trường.

    Tác quyền nhạc ngoại?

    Đây không phải vấn đề lớn khi chúng ta có một thị trường khoẻ mạnh. Hãy nói đơn giản như phim được chiếu tại Megastar hay Cinemax. Theo bạn chúng có tác quyền không? Hoặc các tựa sách nổi tiếng được bán tại các nhà sách lớn, Harry Porter, Thép đã tôi thế đây, The Story of My Life... Đừng quên công ước Bern mà Việt Nam đã ký.

    Tương tự, các nhà cung cấp nhạc của chúng ta có NGHĨA VỤ phải trả phí bản quyền cho các tác giả ngoại. Dưới tư cách là người tiêu dùng mất tiền, bạn có QUYỀN kiểm tra vì bạn là khách hàng. Hãy dùng quyền lợi CHÍNH ĐÁNG của mình!

    Khách hàng kiểm tra nhà cung cấp chỉ là một vế. Đến lượt các nhà cung cấp kiểm tra lẫn nhau. Một bài viết về các vụ kiện tụng bản quyền nhạc trước đây có thể giúp bạn hình dung tốt hơn câu chuyện. Hãy giả định rằng một site A nho nhỏ chỉ cung cấp nhạc Eurodance có bản quyền (đã được tác giả uỷ nhiệm), một site B lớn khác bán lại nhưng không có bản quyền (site A liên hệ với tác giả và biết điều này). Không có gì vui mừng hơn thế, site A kiện B ra toà vì vi phạm bản quyền. Còn bạn có thể ngồi xem "kịch vui" ngoài pháp đình.

    [​IMG]
    Khi một hãng yêu cầu bạn dùng sản phẩm bản quyền thì họ cũng có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp sản phẩm bản quyền.
    Riêng trường hợp các nghệ sỹ quá cố, có một số kịch bản phát sinh. Hoặc họ di chúc cho người thân được hưởng tiếp tác quyền thì bạn vẫn mất phí như trước, hoặc họ "hiến" luôn tác phẩm của mình cho nhân loại thì bạn chỉ phải trả chi phí duy trì server (lưu nhạc), hoặc luật định sau bao lâu thì tác phẩm của họ trở thành của nhân loại.

    Nhạc do thành viên gửi?

    Mô hình hoạt động hiện nay của một số site nhạc Việt Nam theo kiểu diễn đàn, do thành viên và ban quản trị cung cấp. Nhưng khi đi vào hoạt động kinh doanh, mọi thứ lại khác. Lấy lại mô hình của Amazon hoặc iTunes, chúng ta không thể dựa vào thành viên như trước.

    Và dù sao, nếu một site A đã có tư cách pháp nhân, họ hoàn toàn liên hệ được với tác giả để có bản gốc. Thành viên lúc ấy có thể hoạt động theo hướng khác, tổ chức các buổi offline, quyên góp ủng hộ cho thần tượng, PR giùm album mới, khuyến khích mọi người mua nhạc có phí để giúp thần tượng có cuộc sống tốt hơn...
    Bạn cứ nhìn sang mô hình điện ảnh như nay sẽ thấy rõ. Phim chiếu rạp và nhiều người đi xem (trả tiền cho rạp, đạo diễn, diễn viên, các thành viên của dự án...) và các forum bàn tán về các tựa phim vẫn rất sôi nổi. Khi nào nhà sản xuất cảm thấy chiếu rạp "thế là đủ" thì chúng ta lại có tiếp bản DVD, bản Blu-ray...

    Tiền vào tay ai?

    Thực sự tôi không nghĩ một người tiêu dùng bình thường sẽ hỏi câu này. Vì thói quen tiêu dùng hàng ngày của chúng ta ít khi nào hỏi những câu như vậy. Nói đơn giản, bao nhiêu người mua iPhone sẽ quan tâm các công nhân Foxconn (Hon Hai Industry) được trả lương bao nhiêu? Bao nhiêu người quan tâm chiếc xe gắn máy của họ được Honda, Yamaha, Suzuki... trả lương công nhân bao nhiêu? Bao nhiêu người để ý chai Sting hoặc C2 sẽ có mấy phần cho công nhân?

    [​IMG]
    Một sơ đồ cho thấy tổng chi phí làm sách & phần được hưởng của tác giả.
    Quay lại tiền nghe nhạc. Nếu mọi thứ "đúng" như lý thuyết, sẽ có một phần để trang trải chi phí server, một phần dùng làm banner quảng cáo các album mới, một phần tạo ra lợi nhuận cho nhà cung cấp và một phần là phí tác quyền cho tác giả (và thuế nữa, dĩ nhiên).

    Đừng nghĩ đến chuyện "ăn tham" của nhà cung cấp nếu bạn biết rằng sách giấy cũng vậy. Ngoài nhuận bút cho tác giả ra vẫn còn chi phí in ấn, phát hành và lợi nhuận cho nhà phát hành. Khi bạn mua sách lậu hoặc chỉ tải "chùa" từ trên mạng thì tác giả chẳng nhận được xu nào.

    Cố nhiên, kinh doanh đặt lợi nhuận trên hết. Không có gì đảm bảo nhà cung cấp sẽ "chia phần" cho hết thảy mọi nghệ sỹ. Nhưng đây chính là lúc nghệ sỹ đòi QUYỀN LỢI cho mình. Vì nhà cung cấp có lời thì nghệ sỹ mới được quyền đòi hỏi. Và nghệ sỹ phát hiện được tác phẩm của mình bị người khác bán lậu thì họ có quyền thuê luật sư để khiếu kiện.

    1.000 VND quá nhiều!

    Con số này chỉ mới là dự kiến được đưa ra, không đảm bảo đấy sẽ là giá thực về chung cuộc. Song tôi nghĩ 1.000 VND không quá nhiều với mức sống của người Việt Nam. Cứ xem giá bán của Amazon ~ 1 USD thì giá đấy gấp 20 lần so với giá đề nghị 1.000 VND. Mà hiện nay gửi xe máy đã hết 2.000 - 3.000 VND, một lít xăng cũng trên 20.000 VND, một ổ bánh mỳ cũng 10.000 VND. Tôi không giàu nhưng tôi nghĩ 1.000 VND cho một bài nhạc không quá nhiều. Vì 7 - 10 năm trước tôi mua CD (lậu) ở ngoài với giá 8.000 VND (chưa tính lạm phát) cũng chỉ được 10 bài nhạc, nếu mua bản quyền cũng phải 30.000 VND trở lên mà số bài còn ít hơn.

    Ngoài ra, hãy xét vấn đề thực sự bạn nghe bao nhiêu bài? Cứ cho mỗi ngày 24 tiếng, 1/3 bạn dùng để ngủ, 1/3 để lao động / học tập thì còn 1/3 làm các việc khác. Giả sử bạn nghe nhạc liên tục 8 tiếng (480') với thời lượng trung bình 5' một bài thì một ngày bạn nghe được gần 100 bài. Nhưng đây là tính tối đa, thực tế tôi không cho rằng một người bình thường sẽ nghe ngần ấy nhạc mỗi ngày.

    Vả chăng cũng ít ai đổi xoành xoạch nhiều bài cùng lúc (có thể đổi trong playlist nhưng hết list sẽ chơi lại những bài cũ). Dựa trên cách nghe nhạc của những người quanh tôi thì tôi ước tính một người tiêu thụ khoảng 10 - 20 bài khác nhau / ngày. Và trong một tháng họ cũng chỉ tiêu thụ khoảng 100 bài khác nhau (vì nghe đi nghe lại bài họ thích).

    [​IMG]
    Một người dùng bình thường có thể nghe bao nhiêu tác phẩm khác nhau mỗi tháng?
    Nên nếu áp phí trả tiền, thực ra thời gian đầu bạn mới tốn nhiều (vì phải mua lại). Những ngày về sau, trừ phi có bản mới ra đời làm bạn thích, nếu không bạn gần như chẳng tốn bao nhiêu phí mua nhạc. Hãy tưởng tượng như bạn mới bắt đầu đi làm, cần sắm sửa quần áo, giày dép vậy, mấy tháng đầu có vẻ tốn kém nhưng về sau không đáng là bao (trừ phi nghiện mua sắm thì đành chịu). Bên cạnh đó, đừng quên trong kinh doanh còn có khái niệm khuyến mãi...

    Tận thế cho người nghe nhạc? Không!

    Dạo qua các forum, dễ cảm nhận được rằng nhiều bạn (trẻ) đang nghiêm trọng hoá vấn đề. Theo tôi phản ứng này cũng bình thường. Dù sao "lần đầu" bao giờ cũng vậy, "bối rối", "thắc mắc biết hỏi ai"... là hiện tượng hết sức tự nhiên. Song không có gì quá phức tạp và to tát, nếu bạn chấp nhận nó như một nếp sống đơn thuần.
    Chỉ có nét mới chăng là bạn cần làm quen với các công cụ thanh toán trực tuyến. Và tôi nghĩ điều này tốt cho mọi người, vì đấy chính là lợi ích cụ thể nhất của điện toán mây, khi mà guồng máy kinh tế có thể chạy được trên nền net, chứ không chỉ dựa vào các banner quảng cáo vốn không có gì đảm bảo doanh thu ổn định về lâu dài.

    Cố nhiên với mô hình của Amazon, nhạc "lậu" vẫn tồn tại. Và những ai thích "xài chùa" vẫn còn chỗ, vì Amazon không cấm đoán việc người nghe copy bản nhạc đã mua của họ lên máy nghe nhạc. Một người có thể share bài nhạc của họ cho vài người khác nghe cùng. Nhưng bạn up lên host rồi share link cho nhiều người, rất có thể file ấy sẽ bị gỡ xuống nếu có người báo cáo vi phạm. Đây lại là câu chuyện mèo vờn chuột gần như không có hồi kết.

    [​IMG]
    Có những thứ giúp cho XH tốt hơn, nhưng không miễn phí!
    Các vấn đề tác quyền khác, lợi nhuận cho nghệ sỹ... đều là chuyện rất bình thường trong kinh doanh. Bạn hoàn toàn trả lời được các khúc mắc trên chỉ bằng các luận điểm thương mại thông dụng. Nếu một ai đó dùng sản phẩm của tôi để kiếm tiền mà không được tôi đồng ý, tôi có quyền kiện họ. Dùng luật để trị những người kiếm ăn gian lận, tại sao không?

    Ngoài ra, tôi có nêu ở bài trước, có doanh thu cho nghệ sỹ thì họ sẽ có điều kiện đầu tư chăm chút hơn cho tác phẩm. Nếu bảo rằng nhờ thu phí nghe nhạc mà những người "xài chùa" sẽ có nhiều tác phẩm hay hơn để chia sẻ (so với một ít hiện nay), cái nào có lợi cho toàn xã hội hơn? Cũng như 10 năm trước, xem TV qua sóng truyền hình (miễn phí) chỉ có chưa tới 10 kênh, nay qua truyền hình cáp / vệ tinh / Internet (có trả phí), người tiêu dùng được phục vụ hàng trăm kênh với nội dung đa dạng và đặc sắc hơn, bạn thích sống ở ngày nay hay ngày xưa?
    Theo genk

    ...
    toanlove371, Hưng Trần VănPhạm Hữu Dư thích bài viết này.

Ủng hộ diễn đàn