Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

[ Truyện ngắn ] Xách bao ngô lên và đi... (truyện chế, không thể nhịn cười...)

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi jerry69, 9/10/13.

Lượt xem: 9,638

  1. jerry69 Thành viên cấp 2

    Xách bao ngô lên và đi

    Tập 1: Từ Liêm là nhà, đừng khóc!

    Chào các bạn, mình là Huyền xì-líp. Mình rất thích mặc váy nhưng mà lại cực kỳ ghét mặc quần xì-líp. Bố mẹ Huyền thì suốt ngày nhắc nhở:

    - Con gái con đứa, đã hay mặc váy thì chớ mà lại không chịu mặc xì-líp bên trong. Mấy thằng thanh niên bây giờ là chúng nó soi hàng kinh lắm đấy, đừng có mà chủ quan.

    Huyền nghe vậy thì ậm ừ cho qua chuyện rồi cũng ngúng nguẩy mặc vào cho bố mẹ vui lòng, nhưng chỉ cần đi ra đến cổng là Huyền lại thò tay vào lột luôn quần xì-líp ra và đội lên đầu. Cái tên Huyền xì-líp cũng bắt nguồn từ đó.

    Nhà Huyền ở một huyện ngoại thành của Hà Nội, nghèo lắm. Người ta hay nói “nghèo rớt mồng tơi” nhưng thực sự nhà Huyền nghèo đến nỗi mồng tơi cũng chả có mà rớt. Hồi bé thì Huyền học hành cũng khá chỉn chu nhưng không hiểu sao càng lớn thì học lại càng ngu. Từ cái ngày bị chó dại cắn và quên không tiêm phòng, Huyền trở nên thông minh đột xuất và tự nhiên lại nung nấu cái ý định là sẽ đi du lịch bụi vòng quanh 10 quận và 19 huyện thị của Hà Nội.

    Khi nghe Huyền trình bày kế hoạch và hoài bão lớn lao ấy, bố mẹ Huyền mắt tròn xoe như ốc, mồm há hốc, môi khô không khốc. Nhưng khi Huyền đã quyết thì thằng nào gàn Huyền giết. Biết vậy nên bố mẹ Huyền không dám ngăn cản. Hôm Huyền xuất hành, hai ông bà khóc như mưa.

    - Con đã suy nghĩ kỹ chưa con?

    - Dạ, kỹ rồi thưa bố mẹ. Đi xong chuyến này về con sẽ viết sách bán, nhà mình sẽ lên đời từ đây. Con sẽ làm cho bố mẹ nở mày nở mặt.

    - Bố mẹ chỉ mong con vác được cái xác về là tốt rồi, chứ học dốt như mày mà viết sách thì ra đường chúng nó ném sách vào mặt bố mẹ mày, lúc đó thì không chỉ nở mày nở mặt mà là cả sưng mặt con ạ. Thôi, đi sớm đi kẻo nắng.

    - Mẹ không cho con tiền đi đường à?

    - À ừ, tí thì mẹ quên, đây, còn 70 nghìn, mới bán con gà mái hôm qua xong, định lát nữa đi mua “Rocket 1h” cho bố mày, nhưng giờ mẹ đưa cả cho mày. Khổ, con gà mái đang đẻ trứng rất to và đều, vậy mà…

    - Thế còn bố? Có gì cho con không?

    - Bố chẳng có tiền đâu, có bao ngô này để con đi đường ăn tạm. Nhớ luộc hoặc nướng chín rồi hãy ăn nhé, ăn sống dễ tiêu chảy lắm.

    Vậy là Huyền xách bao ngô lên và đi, trong túi có vẻn vẹn 70 nghìn mẹ cho. Chỉ với 70 nghìn này liệu Huyền có đi hết được 10 quận và 19 huyện thị? Được chứ, nếu có niềm tin, lòng dũng cảm, có hoài bão, Huyền sẽ làm được, tuổi trẻ Việt Nam sẽ làm được. Nói thì nghe hào hùng và hoành tráng lắm nhưng thực ra Huyền đang khóc đấy. Nhìn bố mẹ già ôm nhau rưng rưng dõi theo bóng đứa con gái bé bỏng đang dần xa, ai mà cầm lòng cho được. Trong đầu Huyền văng vẳng lên những câu thơ đầy tâm trạng biệt ly trong bài thơ “Tống biệt hành kinh” của tác giả Thâm Tâm Dâm:

    “Đưa người không đưa trên công nông
    Sao có tiếng máy nổ trong lòng
    Áo quần nhăn nhúm da vàng vọt
    Sao đầy ghèn to trong mắt trong.

    Ta biết người buồn chiều hôm trước
    Tiếc bát ốc thiu người ăn nốt
    Ta biết người buồn sáng hôm sau
    Uống Becberin bụng vẫn đau.

    Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
    Mẹ thà coi như chiếc bánh khoai
    Chị thà coi như là gà luộc
    Em thà coi như con lợn quay...

    …Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm cứt chó rơi đầy…”

    (Cái đoạn cứt chó này là tả cảnh thật nhé, không phải chế lung tung đâu, vì riêng nhà Huyền đã nuôi tới 4 con chó, chưa kể hàng xóm mỗi nhà ít cũng phải 2 con, chúng nó thường tụ tập vui chơi tại nhà Huyền, vừa chơi vừa ỉa bậy. Khổ nỗi là chúng nó không chịu ỉa ở vườn hay ở sân mà chỉ thích ỉa trên thềm, bố mẹ Huyền quét dọn không xuể nên thôi kệ, cứ để tích đống ở đó, cuối tháng dọn một thể).

    Với bao ngô trên vai, Huyền cất những bước đầu tiên của cuộc hành trình vinh quang nhưng cũng đầy gian khổ, khó khăn và thiếu thốn. Con đường nhỏ tưởng chừng đã thân thuộc như bàn tay với tuổi thơ ngày hai buổi đến trường; với những lần đánh trận giả cùng lũ bạn, mồ hôi ròng ròng ướt cả quần ngoài lẫn quần trong; cả những lần cởi truồng tắm mưa rồi về nhà lại ngại ngùng chui vào buồng thay quần áo. Thân thuộc là thế đó, nhưng sao hôm nay Huyền lại thấy một cảm giác rất lạ lẫm khi đi trên nó? Cũng phải thôi, bởi nó đang đưa bước Huyền trở thành thần tượng, thành tấm gương dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ Việt Nam và thế giới.

    Nắng đã lên hênh hếch trên ngọn xà cừ, một vài tia nắng khỏe mạnh và giỏi len lỏi đã chui được qua những tán cây xanh mướt, dầy đặc để nhảy múa và chơi đùa trên mặt đường gồ ghề, ngoằn nghèo. Trời ạ! Kế hoạch là sẽ đi bộ hết 10 quận và 19 huyện thị, thế mà mới đi được có vài bước từ nhà ra đây, Huyền đã thấy mỏi chân rồi, lại cả cái bao ngô trên vai nữa chứ. Thôi, bắt xe bus đi cho nó nhanh. Xe bus cũng rẻ mà, với lại lúc viết sách mình sẽ vẫn nói là mình đi bộ, có ai biết đâu mà sợ. Từ làng Huyền vào nội thành thì chỉ có mỗi tuyến xe bus 115 chạy qua, 20 phút mới có một chuyến, và xe lúc nào cũng đông. Hôm nay cũng thế, Huyền phải rất vất vả mới cõng được bao ngô lên xe. Cảnh chen lấn, xô đẩy khiến Huyền xoay sở rất khó khăn:

    - Anh phụ xe ơi, cất hộ em cái bao ngô này vào cốp phát.

    - Con điên, đây là xe bus, không phải taxi, ai cho mày mang hành lý cồng kềnh lên xe?

    Vậy là Huyền không còn cách nào khác phải vứt bao ngô xuống vệ đường, mất toi nguồn lương thực dự trữ cho chuyến đi. Nhưng không sao, đi đến đâu Huyền sẽ xin việc làm kiếm tiền mua đồ ăn tới đó, cứ sợ thì làm sao mà đi được.

    Xe bus đông quá, chen chúc, ngột ngạt, Huyền đứng mà có cảm giác chật chội không thể cử động được bàn chân. Không ổn, phải nghĩ cách kiếm được cái ghế mà ngồi. Nghĩ vậy, Huyền nhích nhích và chen được lại gần một anh chàng trông khá hiền lành đang ngồi ở ghế đầu:

    - Anh ơi, anh có thể nhường ghế cho em không? Em đang có chửa.

    - Chửa đâu? Chửa gì mà bụng lép kẹp, toàn thấy mông với ngực.

    - Em vừa thử que sáng nay xong, hai vạch rưỡi anh ạ. Không tin, em thử luôn tại đây cho anh xem.

    - Thôi thôi, ghế đây, ngồi đi. Bố con điên!

    Sau hơn một giờ lồng lộn và gầm rú trên đường, chiếc xe bus dừng ở một bến nhỏ thuộc huyện Từ Liêm, đó cũng là địa điểm đầu tiên mà Huyền lựa chọn để khám phá.

    Từ Liêm là một trong những huyện có tốc độ đô thị hóa cao nhất và nhanh nhất cả nước. Nó có sân quốc gia Mỹ Đình vẫn được xem như là Old Trafford của Châu Á; có khu liên hiệp thể thao dưới nước mà ngay cả Luân Đôn cũng phải ao ước; nó có đường cao tốc trên cao dài vài chục cây số từ Phạm Hùng tới tận cầu Thanh Trì, rẽ ra cao tốc Pháp Vân cầu Giẽ; có bảo tàng Hà Nội với thiết kế độc đáo theo mô hình Kim tự tháp chổng ngược. Nó còn là điểm khởi đầu của cao tốc Láng Hòa Lạc, cái tên nói lên tất cả, tức là một con đường dẫn tới sự Hòa hợp trong khoái Lạc một cách lai Láng.

    Nếu nhìn vào những công trình ấy, những con đường ấy, ít ai có thể tưởng tượng được rằng, chỉ khoảng 10 năm trước đây thôi, vùng đất này vẫn là những ao hồ, những bãi hoang cỏ mọc um tùm, vẫn là những cánh đồng cò bay thẳng cẳng (người ta giải thích rằng vì cánh đồng rộng quá, cò bay lâu mỏi cẳng nên phải duỗi thẳng cẳng ra cho đỡ mỏi). Vậy mà bây giờ, những cánh đồng bao la đã nhường chỗ cho những trung tâm mua sắm lộng lẫy xa hoa; những bãi đất bỏ hoang giờ đã thành những con đường trải nhựa rộng thênh thang. Những người nông dân chất phát thật thà nay đã khoác lên mình gấm vóc lụa là, thành những đại gia ở trong villa, cưỡi Toyota. Cũng phải thôi, cảnh vật còn có thể đổi thay thì cớ sao con người lại không thay đổi?

    Nhưng dù có đổi thay đến đâu thì những ai đã sống ở đây, dù chỉ một ngày, những ai đã đi qua đây, dù chỉ một lần, sẽ mãi không bao giờ quên con đường 32 huyền thoại với những ổ gà to như cái vại, những ổ voi to như cái thùng vôi, ngày nắng thì bụi mịt mùng, ngày mưa thì nước trập trùng. Đặc biệt là khi mưa ngập, các ổ gà, ổ voi bị nước dâng lên che khuất, vô tình trở thành những cái bẫy giăng ra khắp đường. Chúng khiến bao xe máy gẫy càng, gẫy cổ phốt, khiến bao người gẫy chân, gẫy tay, đang đi tự nhiên ngã lăn quay. Và đặc biệt, chúng còn khiến rất nhiều bạn nữ bỗng dưng có thai.

    Cái vụ có thai này thì hơi khó hiểu nên Huyền xin giải thích bằng một câu chuyện như sau. Chuyện kể rằng có đôi trai gái mới quen, đèo nhau đi chơi qua đoạn đường 32 này đúng ngày mưa ngập nên húc phải ổ gà, cả hai ngã nằm ra đường, ướt và bẩn hết từ đầu đến chân. Chàng trai nhìn cô gái đầy thương cảm rồi ấp úng đề nghị: “Hay mình vào cái nhà nghỉ nào gần đây để tắm rửa, giặt quần áo, đợi quần áo khô rồi đi chơi tiếp, được không em? Anh hứa là chỉ tắm rửa và ngồi đợi quần áo khô thôi, không làm gì khác cả”. Cô gái nghe vậy thì suy nghĩ vài giây rồi ngập ngừng: “Ừ, thế cũng được”.

    Lần đi chơi thứ 2, chàng trai đến đón cô gái cũng vào một ngày mưa ngập. Anh chàng đang băn khoăn chưa biết đi đâu thì cô gái đã ghé tai thỏ thẻ: “Hôm nay mưa thế này chắc đường 32 sẽ ngập đấy anh, mình lại đi qua đó anh nhé”.

    Bây giờ thì đoạn đường hãi hùng ấy đã lùi vào dĩ vãng, chẳng còn ổ voi, ổ gà mà thay vào đó là một con đường thẳng tắp, mượt mà. Tất nhiên, số lượng các bạn nữ bỗng dưng có bầu cũng theo đó mà giảm. Và lúc này đây, Huyền đang rải bước trên con đường mới coóng còn thơm mùi nhựa đường, mùi sơn bóng ấy. Nhưng Huyền chẳng còn tâm trí đâu mà để ý đến cảnh vật bởi trong đầu Huyền đang phải nghĩ đến chặng đường đầy gian nan, khó khăn trước mặt. Nhất là khi trong túi Huyền chỉ có vẻn vẹn 70 nghìn đồng thì việc tính toán chi tiêu lại càng phải tỉ mỉ, chắt chiu và chặt chẽ hơn. Vẫn biết là phải tiết kiệm, nhưng đói thì phải ăn, không ăn thì sao có sức đi. Thôi, kiếm cái gì ăn tạm vậy. Nghĩ thế nên Huyền tạt vào một quán bên đường:

    - Cho bát phở tái gầu anh ơi! Đập thêm vào hai quả trứng vịt lộn, thêm 20 nghìn quẩy nữa nhé.


    Các bạn vừa đọc xong tập 1 cuốn sách “Xách bao ngô lên và đi” của tác giả Tòng Chíp (tức Vo_tonq_danh_meo). Đón đọc tập 2 mang tên “Đừng chết ở Trâu Quỳ”.

    Nguồn :Internet
    Truyện mang tính chất giải trí không nhằm mục đích bôi xấu hay xúc phạm danh dự ai.

    hờ! hờ... đọc thấy buồn cười post lên các bác đọc cho vui! tớ thì k nhằm bôi xấu hay ném đá gì đâu, chỉ thích đọc vui vui! =))

    ...
    luckypig12345, nguyenha1229, huutai8 người khác thích bài viết này.
  2. manfriends

    manfriends Thành viên cấp 2

    vãi cả bát phở =)) mà bạn Huyền xi-lip cần có lời giải thích hợp lý cho việc đi xe bus xong mà vẫn còn nguyên 70k :v
    GaHuy, Kem CryPhạm Hiếu thích bài viết này.
  3. jerry69

    jerry69 Thành viên cấp 2

    Ờ! mình cũng đang thắc mắc đó manfriends!
  4. jerry69

    jerry69 Thành viên cấp 2

    Thấy hay hay thì post lại cho anh em đọc thui ChiRi_208!
    ChiRi_208 thích bài viết này
  5. ChiRi_208

    ChiRi_208 Thành viên cấp 1

    TIẾP TẬP 2 ĐÂY NHA BẠN jerry69
    Tập 2: Đừng chết ở Trâu Quỳ

    Chết thật, dự tính sẽ chi tiêu tằn tiện để 70 nghìn này đủ dùng cho suốt chuyến đi, thế mà mới ăn tạm một bữa đã hết cmnr. Thì đó, đi xe bus hết 5 nghìn, bát phở 30 nghìn, 15 nghìn hai quả trứng vịt lộn, thêm 20 nghìn quẩy, tròn 70 nghìn. Không biết tối nay ăn gì và ngủ đâu đây. Thôi kệ, cứ đi đã, lo lắng có ích gì…

    Đôi chân ta vẫn vi vu
    Dù tiền chẳng có một xu trong người
    Vui đi cho nhẹ kiếp người
    Cười đi để thấy cuộc đời thênh thang.

    Nơi tiếp theo mà Huyền muốn đến là Gia Lâm. Vùng đất này dường như hướng người ta nhiều hơn tới những giá trị xưa cũ. Nhìn trên bản đồ thôi cũng đã nhận thấy điều đó. Nếu nội thành Hà Nội mang hình dáng một cô gái e ấp, thanh lịch và chính chuyên thì Gia Lâm như là bàn tay của một lãng khách phong lưu đa tình thò ra toan nắn nóp. Cũng may là vẫn còn con sông Hồng mềm mại như tấm rèm nhung, như bức bình phong uốn quanh ngăn cách; lại được Cầu Long Biên và Cầu Chương Dương như hai cái cột chống dài miệt mài trợ giúp, từng ngày từng giờ âm thầm phòng vệ khiến cho nghìn năm đã trôi qua mà bàn tay ong bướm kia vẫn chưa một lần chạm được vào bờ vai của cô gái đoan trang ấy.

    Giá trị xưa cũ của Gia Lâm còn nằm ở làng gốm Bát Tràng. Tràng nghĩa là dài, là rộng, là to, còn Bát thì đương nhiên là cái bát rồi. Một cái bát to và dài ý nói ghề gốm này mang đến cho người dân nơi đây bát cơm no đủ, cuộc sống sung túc. Người ta còn liên tưởng cả Bát Tràng với cái bát vàng, như là vật báu, là tinh hoa, là niềm tự hào, là nét đẹp truyền thống quý giá của dân tộc.

    Gia Lâm cũng là nơi địa kinh nhân liệt, à nhầm, địa linh nhân kiệt, chả thế mà nó lại được chọn là trụ sở chính của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, là cái nôi của người tâm thần khắp thủ đô. Mỗi năm bệnh viện vẫn đều đặn tuyển sinh, đào tạo và cho tốt nghiệp hàng nghìn bệnh nhân rồi trả họ về với cuộc sống bình thường dù cho chỉ khoảng nửa tháng sau là 80% bệnh nhân phải quay trở lại bệnh viện vì có dấu hiệu tâm thần tái phát.

    Nhưng hơn tất cả, Huyền muốn đến Trâu Quỳ. Nếu Hà Nội được ví như thế thăng long, tức rồng bay; Quảng Ninh có thế hạ long, tức rồng hạ cánh; đâu đó có thế voi chầu, hổ phục thì Gia Lâm có thế trâu quỳ. Xưa nay trên sách vở, phim ảnh chỉ thấy trâu đứng, trâu chạy, trâu nằm, trâu ngồi, chứ còn trâu quỳ thì tuyệt nhiên chỉ ở Gia Lâm mới thấy.

    Vùng đất này đương nhiên không có được tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh như Từ Liêm. Dẫu rằng đâu đây người ta vẫn thấy có những công trình đang hối hả xây dựng, nhưng hỏi ra mới biết hầu hết là họ đang xây nhà nghỉ: “Nhu cầu thuê phòng để nghỉ ngơi lành mạnh của thanh niên bây giờ cao lắm chị ạ, chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian, hi vọng hoàn thành kịp tiến độ để sẵn sàng phục vụ nhu cầu tăng cao đột biến của khách hàng, đặc biệt là trong dịp tết cúng cô hồn rằm tháng 7 và tết Trung Thu sắp tới”.

    Ở đời, có ai tắm mà lại không kì? Có ai tới Trâu Quỳ mà không ghé thăm Nông Nghiệp? Nông Nghiệp ở đây là Đại Học Nông Nghiệp. Ngôi trường này nằm trên một diện tích cực kì rộng với sân, khuôn viên, và đường thông hè thoáng, đặc biệt là khu vườn ươm giống cây rất quy mô và chuyên nghiệp. Khu vườn ươm này vào buổi tối khá yên tĩnh và kín đáo nên nhiều đôi hay trốn vào đó tâm sự. Vậy là từ đó, vườn ươm này có thêm chức năng mới, ngoài ươm giống cây ra, nó còn ươm luôn giống của các nam sinh viên. Mỗi khi một lứa cây mới được ươm thành công và đưa ra khỏi vườn thì cũng là lúc một lứa sinh viên nữ có bầu và bị đuổi ra khỏi trường.

    Nói về chất lượng đào tạo của ngôi trường này thì khỏi phải giới thiệu dài dòng, chỉ cần nghe thông tin trên tivi nói rằng Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới thì đã đủ hiểu. Vui là thế, tự hào là thế, nhưng đâu đó cũng vẫn còn đôi chút băn khoăn là tại sao trường này lại chỉ tập trung vào đào tạo trồng lúa mà không mở rộng sang đào tạo trồng cây ăn quả, khiến cho hoa quả độc hại của Trung Quốc có cơ hội tràn vào Việt Nam, để dân ta vừa ăn vừa băn khoăn, vừa nhai vừa lo lắng cho tương lai.

    Một vấn đề nữa Huyền muốn góp ý với nhà trường đó là trường nên điều chỉnh, cân đối lại số lượng sinh viên giữa các khoa sao cho đồng đều, đừng để tình trạng có khoa thì quá đông sinh viên, khoa thì lại quá ít. Ví dụ như khoa nông dân chăn rau, mỗi năm có hàng chục nghìn nông dân tốt nghiệp ra trường nhưng rau thì lại không đủ để cho các anh ấy chăn. Kết quả là tình trạng thất nghiệp tràn lan, đi ra đường, lên mạng, lên face, đâu đâu cũng thấy nông dân, trong khi rau thì ngày càng khan hiếm; rau già, rau héo đã khó kiếm chứ chưa nói gì đến rau sạch.

    Những cảm xúc, những dòng suy nghĩ miên man về con người, về cảnh vật nơi đây chỉ giúp Huyền quên đi cơn đói khi mà cơn đói ấy còn ở mức hơi hơi. Nhưng khi nó đã trở nên cồn cào thì Huyền đã bị kéo về với thực tại, cái thực tại phũ phàng rằng Huyền không còn đồng nào trong túi, và Huyền đang rất đói. Con người có nhiều nhu cầu nhưng chúng được chia làm hai loại chính là nhu cầu có thể tự thỏa mãn và nhu cầu không thể tự thỏa mãn. Nhu cầu có thể tự thỏa mãn là nhu cầu đi tè, đi ị, đi ngủ, và một số nhu cầu thầm kín khác. Nhu cầu không thể tự thỏa mãn là nhu cầu chi tiêu, hưởng lạc, và cả nhu cầu mà Huyền đang phải đối mặt, đó là ăn.

    Đương nhiên, khi không thể tự thỏa mãn thì buộc phải nhờ vào ai đó để có thể thỏa mãn. Huyền rẽ vào một quán cơm sinh viên bên đường, ngắm mãi mới thấy một anh trông khá bảnh bao và lịch sự đang đứng chờ gọi cơm. Huyền lập tức áp sát làm quen:

    - Chào anh! Anh ăn ở chỗ này chắc cũng là sinh viên trường Nông Nghiệp hả?

    - Không, anh ra trường mấy năm rồi, nhưng vẫn ở lại đây công tác.

    - Hi, anh được giữ lại làm giảng viên à?

    - Không, anh nợ môn, chưa lấy được bằng, phải ở lại vừa làm thêm vừa ôn thi trả nợ.

    Huyền chọn đồ ăn xong thì mang đĩa cơm ra ngồi cùng bàn với anh chàng giảng viên nợ môn đó. Cả hai vừa ăn vừa truyện trò rất vui vẻ và thân thiết. Huyền ăn rất nhanh, vèo cái đã hết đĩa cơm trong khi anh kia vẫn còn hơn một nửa. Bất chợt Huyền móc điện thoại trong túi ra, alô loạn xạ rồi vội vàng đứng lên:

    - Bố em gọi lên kiểm tra con gái yêu đấy, em ra cửa nói chuyện tí, anh cứ ăn đi nhé, em vào ngay.

    Thế rồi Huyền vừa alô vừa tất tả bước ra ngoài. Qua cửa được vài bước, tưởng là thoát thì bỗng mụ chủ quán gọi giật lại:

    - Con kia, ăn xong đã trả tiền chưa mà định đi đâu đấy hả?

    - Cô này buồn cười, cháu nghe điện thoại tí vào ngay mà, anh trai cháu còn đang ngồi ăn kia thì cô sợ gì.

    Thấy mụ ấy có vẻ xuôi xuôi, Huyền lẩn lẩn ra xa dần rồi bất ngờ co cẳng chạy. Được vài bước đã thấy con mụ béo săn sau lưng:

    - Con đĩ kia, ăn quỵt tiền cơm của bà hả? Thấy cái thái độ mày là bà đã nghi rồi, đứng lại, bà mà bắt được thì bà đập chết.

    Con mụ này béo mà sao chạy nhanh thế, Huyền thì đã đi cả ngày nên có vẻ dần đuối sức dù vẫn đang vắt chân lên nách để chạy, tuy nhiên khoảng cách giữa Huyền và mụ béo ngày càng bị rút ngắn hơn. Bất ngờ, Huyền nhảy phắt lên con Dream II của một anh xe ôm rồi giục:

    - Chạy đi anh! Chạy nhanh! Bao tiền cũng chạy!

    Tức thì con Dream chiến thương hiệu Lifan rú lên rồi vọt đi. Mụ béo cố lao tới bám vào cái đít xe nhưng không kịp. Mụ tức tưởi nhìn theo chiếc xe khuất sau rặng tre, tiếng rú ga nhỏ dần, chỉ còn đám khói thải phía sau vẫn bay lảng vảng, bốc mùi khét lẹt. Huyền thì lo sợ mụ béo sẽ quay về lấy xe đuổi theo nên liên tục hối thúc anh xem ôm:

    - Chạy nhanh nữa lên anh, mụ ấy mà đuổi theo là chết.

    - 100km/h rồi em ơi, xe anh Lifan đời đầu, không lên được nữa đâu.

    Huyền liếc nhìn đồng hồ vận tốc, đúng là 100km/h thật. Ga vẫn rú ầm ĩ, chiếc Dream vẫn lao lên vun vút. Bỗng từ trong ngõ, một chiếc xe đẩy rác lù lù phi ra chắn giữa đường. Anh xe ôm hoảng quá hét lên:

    - Chết rồi, làm sao tránh kịp bây giờ em?

    - Anh bốc đầu qua xe rác đi, nhanh lên….

    RẦM!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Không biết pha bốc đầu của anh xe ôm có thành công không, chỉ biết là sau tiếng “Rầm” thì chiếc Dream chiến đã bốc luôn cả xe rác lên, quăng nó nằm chổng kềnh ra đường, rác bắn tung tóe, đương nhiên, cả Huyền, cả anh xe ôm, và cả chiếc Lifan cũng bắn tung tóe theo, mỗi người một góc. Anh xe ôm thấy thế choàng dậy và lao tới đỡ Huyền lên, mặt anh ta không còn giọt máu. Sợ là phải, Huyền mà chết, hắn ta bán cả nhà đi mà đền, có khi còn phải ngồi tù.

    - Em có sao không? Đau ở chỗ nào không? Anh đưa em đi cấp cứu nhé.

    - Anh ơi, em thấy đau ở hông, có khả năng là em bị lệch đốt sống đít và thoát vị lỗ hậu môn rồi anh ạ.

    - Được rồi, cứ bình tĩnh, anh đưa em tới bệnh viện.

    - Không cần đâu, chỉ cần anh đừng lấy tiền xe ôm của em thì em sẽ tự lo liệu được.

    - Ok, anh đồng ý.

    Chỉ chờ có thế, Huyền tập tễnh đứng dậy rồi khấp khểnh bước đi ra vẻ còn đau đớn. Anh xe ôm thở phào nhẹ nhõm rồi nhìn theo lắc đầu:

    - Con bé này đúng là người giời thật, chứ nếu người thường mà chạy xe 100km/h và bị ngã lệch đốt sống đít, thoát vị lỗ hậu môn như nó chắc phải nằm viện cả tháng chứ chẳng chơi đâu.

    Trời đã về khuya, Huyền vẫn lê từng bước trên con đường nhỏ mệt nhoài. Sương nhẹ buông quyện với ánh đèn vàng nhạt nhòa hắt xuống đường càng làm cho bóng Huyền thêm nghiêng ngả mơ hồ. Huyền như con mèo hoang lang thang trong đêm mênh mang, chẳng biết đâu là nhà, đâu là giường, đâu là điểm dừng. Đã thế lại còn tự nhiên buồn ị nữa chứ. Ị chỗ sáng thì sợ ai đi qua nhìn thấy xấu hổ chết, mà ị chỗ tối thì nguy hiểm lắm, nhỡ có con rắn nào bò qua, nó nhìn hàng mình không kỹ lại tưởng cái bánh chocopie rồi tớp cho một phát thì die. Thôi, đường cũng vắng người rồi, cứ chỗ sáng mà ị cho an toàn.

    Vừa mới ngồi xuống, chưa kịp ị được tí nào thì Huyền đã nghe tiếng quát tháo ầm ầm phía sau:

    - Con kia, ai cho mày đái bậy trước cửa nhà tao.

    - Đâu, cháu có đái đâu, cháu ị mà.

    - Còn cãi à? Cút!

    Vậy là Huyền vừa kéo quần vừa chạy. Đã mệt sẵn thì chớ lại phải chạy một đoạn dài làm cơ thể Huyền như rã rời, tay chân bủn rủn, sự chán nản lên đến cùng cực. Chưa hết, tự nhiên có thằng dở hơi cứ đi xe máy rì rì bám phía sau rồi buông lời thô thiển:

    - Nửa đêm rồi mà còn lang thang ngoài đường chi cho khổ em ơi, vào nhà nghỉ với anh đi, ấm áp, êm ái lắm.

    - Đồ mất dạy, anh tưởng tôi là loại gái hư hỏng à? Nói cho anh biết nhé, Huyền này dù trong túi không có một xu, dù chết đói, chết khát ngoài đường nhưng mà…

    - Nhưng mà sao em?

    - Nhưng mà anh phải hứa là vào đó không được làm gì em cơ.

    - Anh hứa, anh mà làm gì em thì anh sẽ bị biến thành Quỷ râu xanh luôn.

    Vậy là Huyền không phải ngủ ngoài đường, ngược lại, Huyền được ngủ trong một căn phòng ấm áp với nóng lạnh, điều hòa, chăn ga đầy đủ. Tất nhiên là ngủ không ngon lắm vì tí tí lại bị cái tên đó khua dậy, uỳnh uỵch một lúc rồi nó mới lại để Huyền ngủ. Dẫu vậy Huyền vẫn thấy tự hào lắm, thân con gái một mình, đêm hôm lang thang, không xu dính túi mà vẫn được ngủ trong căn phòng đầy đủ tiện nghi, điều đó đâu phải đứa con gái đứng đắn nào cũng làm được cơ chứ. Mà người tốt bây giờ cũng nhiều thật, tự nhiên chả quen biết gì lại hỏi han, quan tâm, rồi thuê phòng xịn cho mình ngủ, rồi còn phục vụ mình nhiệt tình. Đúng là nếu con người biết mở lòng yêu thương nhau thì dù nơi đâu ta cũng thấy con tim ấm áp và được chở che.

    Rời khỏi nhà nghỉ và chia tay anh chàng tốt bụng, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu Huyền đó là phải tìm việc làm, phải kiếm tiền tiền lo cái ăn, kiếm tiền đi tiếp. Huyền lại lang thang trên phố, thấy đâu có biển tuyển nhân viên là sà vào nhưng chỗ nào cũng chỉ nhìn Huyền thoáng qua, sờ nắn qua loa rồi lại lắc đầu từ chối. May quá, phía trước có một trung tâm môi giới việc làm, cứ vào hỏi thử xem, biết đâu lại có việc. Nghe Huyền bày tỏ nguyện vọng xong, chị giám đốc trung tâm liền hỏi:

    - Em có bằng cấp gì không?

    - Dạ không chị, học chưa hết lớp 9 thì em nghỉ học vì học dốt quá ạ.

    - Thế có năng lực gì đặc biệt không?

    - Dạ không ạ.

    - Có mang hồ sơ xin việc theo không?

    - Dạ không ạ.

    - Thế em muốn tìm công việc như thế nào?

    - Dạ, em cũng đâu dám đòi hỏi gì, chỉ cần công việc nhàn hạ, nhẹ nhàng, lương cao là được.

    - Tưởng gì, thế thì đơn giản, có việc phù hợp cho em rồi.

    - Việc gì thế chị?

    - Công việc của em nhàn lắm, chỉ việc xé bao cao su, đeo bao cao su cho khách rồi nằm ra là xong.

    - Ơ, thế là bán thân à? Em không bao giờ bán thân đâu.

    - Ai bảo là bán thân, đó là bán dâm, bán dâm khác với bán thân mà.

    - Thật vậy ạ? Vâng, vậy em đồng ý.

    Từ hôm đó, Huyền chăm chỉ làm việc để kiếm tiền thực hiện tiếp ước mơ hoài bão của mình. Tiếc thay, mới làm được vài ngày, Huyền đã bị các anh công an ập vào bắt quả tang trong giờ làm việc. Huyền cùng các chị em đồng nghiệp khác lập tức bị giải lên phường.

    - Báo cáo anh, đợt truy quét đêm qua, chúng em đã bắt quả tang các đối tượng này đang thực hiện hành vi bán dâm, xin anh cho hướng giải quyết ạ.

    - Thôi thôi, trả hết các cô ấy về địa phương để địa phương họ quản lý và giáo dục, cứ vài hôm các anh lại quét được vài chục cô rồi dẫn về đây, nhà giam thì bé, lấy đâu chỗ mà nhốt. Tôi còn nhiều việc khác, không rảnh để suốt ngày lo mấy cái vụ này được. Thế nhé.

    Vậy là Huyền được cho lên xe bịt-bùng và áp tải về địa phương. Thôi thì cũng coi như Huyền đã hoàn thành chuyến đi và trở về nơi Huyền đã khởi hành, dù là cái cách trở về có hơi lạ một tí. Ngày mai Huyền sẽ bắt tay vào viết sách, Huyền sẽ kể về chuyến đi phi thường qua 10 quận và 19 huyện thị của mình. Thật tiếc là Huyền mới chỉ đi được có hai huyện là Từ Liêm và Gia Lâm, nhưng không sao, những quận huyện khác Huyền sẽ lên mạng đọc qua thông tin rồi viết. Cứ viết bừa đi, sợ quái gì, người đọc họ có đi theo Huyền đâu mà biết.

    Ơ, nhưng nhỡ chẳng may lần này về lại bị bắt giam thì sao? Không sao, bị bắt giam thì Huyền sẽ viết trong nhà giam. Xiềng xích, gông cùm và song sắt nhà tù chỉ có thể nhốt được thể xác chứ sao có thể kìm hãm được tâm hồn, sao có thể bẻ cong được ngòi bút đầy khao khát vươn tới sự thật, đấu tranh cho công lý, cho lẽ phải của người văn sĩ chân chính được. Các bạn nhớ đọc và mua sách cho ủng hộ Huyền nhé. Mà Huyền bảo này, các bạn đọc thì cứ đọc, mua thì cứ mua, nhưng đừng có đòi hỏi Huyền phải trình ra vé xe bus với lại que thử thai để chứng minh, Huyền không có trách nhiệm phải làm việc đó. Thế nhé, chào thân ái và quyết thắng!
    nguyenha1229, huutai, Hiếu Kunni4 người khác thích bài viết này.
  6. manfriends

    manfriends Thành viên cấp 2

    "Tất nhiên là ngủ không ngon lắm vì tí tí lại bị cái tên đó khua dậy, uỳnh uỵch một lúc rồi nó mới lại để Huyền ngủ"

    =))

  7. jerry69

    jerry69 Thành viên cấp 2

    mà phải công nhận thằng cha này văn cũng hay thật!
  8. Phạm Hiếu

    Phạm Hiếu Thành viên cấp 3

    cái này của thím vo_tong_danh_meo có mấy truyện bựa nữa. thím ấy viết cũng hay
  9. jerry69

    jerry69 Thành viên cấp 2

    đúng roài đấy! bựa nhưng cũng văn vẻ!
  10. Cún con 25388

    Cún con 25388 Thành viên cấp 2

    Đau bụng quá cơ
    Mr.Lonely thích bài viết này
  11. Mr.Lonely

    Mr.Lonely Thành viên cấp 2

  12. ductuyenhl

    ductuyenhl Thành viên cấp 1

    văn hơi bậy tí nhưng công nhận là người viết có kiến thức xh và hiểu biết tốt :D
  13. Le Thanh Tuan

    Le Thanh Tuan Thành viên cấp 1

    cũng hay hay
  14. huutai

    huutai Thành viên cấp 1

    Cười chết mất =))
  15. quốc nam

    quốc nam Thành viên cấp 2

    thím ấy còn cái truyện cho tôi xin 1 vé về quất lâm cơ đọc bò ra cười:D
    jerry69 thích bài viết này
  16. jerry69

    jerry69 Thành viên cấp 2

  17. quốc nam

    quốc nam Thành viên cấp 2

    full nhá bác
    [​IMG]

    Xin tự giới thiệu, mình là phóng viên của Tạp chí Lẩu xoài xanh chấm ớt. Mình đi làm không phải vì tiền, bởi vì nhà vợ mình giàu lắm, thích tiêu gì cứ xin vợ, lúc vợ hết thì bảo vợ về xin ông bà già vợ. Cuộc sống của mình sung túc, đầy đủ, nhàn nhã và thanh thản lắm, mỗi tội hơi nhục tí. Nói thật nhé, nhục thế chứ nhục nữa mình vẫn chịu được, chứ đi viết bài vất vả, lăn lộn vào mấy chỗ nguy hiểm để săn tin, săn bài rồi cuối cùng nhận mấy đồng nhuận bút còm cõi, mình không chịu nổi.

    Nói chả đâu xa, thằng phóng viên của tạp chí mình đấy thôi, mới về, còn trẻ nên hăng săn tin, săn ảnh lắm. Hôm ấy nó đang làm cái phóng sự về tệ nạn tiêm chích ma túy, nó lén lút đi theo bọn nghiện về tận hang ổ của chúng nó. Đang cúi khom khom định chụp ảnh thì có thằng nghiện đằng sau nó cầm cái kim tiêm cắm phập phát vào đít. Cái kim thằng đó vừa chích xong còn dính máu. Rồi chúng nó hò nhau cướp máy ảnh, cướp ví, điện thoại, rồi mua dầu ăn về thông ass luôn. Giờ thằng phóng viên đó đang bị SIDA hay AIDS gì đó, giai đoạn cuối rồi, mụn nhọt đầy người.

    Mà nói thật, cái nghiệp phóng viên này ngày xưa cũng không phải do mình chọn mà tất cả đều do ông bà già ép mình. Còn nhớ, hồi ấy, sau khi chật vật tốt nghiệp cấp 3 với số điểm vừa đủ (mình thi 6 môn được 15 điểm cộng với 15 điểm ông già đút tiền xin cho là vừa đỗ), ông già mới gọi mình lại và hỏi:

    - Đấy, tao nuôi mày từ bé đến giờ, cho ăn học đàng hoàng, giờ tốt nghiệp rồi mày tính sao? Mày có kế hoạch gì cho tương lai?

    - Dạ, con định đi phượt Đồ Sơn khoảng 1 tuần, sau đó về sẽ đi nghỉ mát ở Quất Lâm khoảng 1 tháng.

    - Đậu má mày chứ, ý tao hỏi là mày định thi đại học gì? Định chọn nghề gì?

    - Bố ơi, con thi tốt nghiệp còn thiếu mười mấy điểm, bố nghĩ con thi đại học được sao?
    Tôi vội vã trở về công ty lấy tiền tạm ứng để lên đường càng sớm càng tốt. Làm nghề phóng viên nó khổ thế đấy, vì độc giả, vì những bài báo nóng hổi theo sát dòng chảy thời sự nên người làm báo luôn phải vội vàng, tất bật. Lão sếp lúc giao tiền xong còn dặn dò mình là phải có clip cận cảnh quá trình tác nghiêp với chất lượng Full HD, nếu không hắn sẽ trừ tiền nhuận bút.

    Về nhà thấy vợ đang cắm cúi ngồi bàn, chắc đang đọc sách, chăm chú quá nên không biết chồng về.

    - Em ơi, anh về lấy quần áo rồi đi công tác luôn đây.

    Vợ vẫn không ngẩng mặt lên mà vẫn gằm mặt xuống bàn.

    - Em ơi, anh đi công tác đây.

    - Trật tự! ĐKM, đang tính lô mà cứ léo nhéo bên tai, tính sắp ra đến nơi rồi thì ông về phá đám. Mà ông vừa nói cái gì? Đi công tác á?

    - Ừ, đi ngay bây giờ đây. Gấp lắm rồi.

    - VL nhỉ! Tòa soạn bên ông chết hết người rồi hay sao mà lại cử một thằng như ông đi ? Ông làm ở đó mấy năm rồi có thấy ông đi công tác bao éo giờ đâu.

    - Thì tại trước giờ toàn mấy vụ nhỏ lẻ, giờ mới có vụ lớn nên mới cần đến người tài.

    - Lớn là vụ gì?

    - Một vụ tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng cùng với các hoạt động mafia ozawa ngầm gây hậu quả nghiêm trọng của một quan chức cao cấp trung ương. Hiện hắn ta đang lẩn trốn ở Quất Lâm. Rất nhiều người xin đi vụ này nhưng sếp chỉ tin tưởng vào năng lực của anh nên…

    - Thôi thôi, gió nhiều vkl, ông biến nhanh đi cho tôi tính nốt con lô.

    Vậy là tôi khoác ba lô đi bộ ra ngoài đầu đường bắt xe khách. Hình ảnh của tôi lúc này trông thật giống với hình ảnh anh lính cụ hồ xưa khoác ba lô ra trận, nó đẹp và thiêng liêng lắm. Cũng đúng thôi, nhà báo cũng là chiến sĩ trên mặt trận chống tệ nạn, với vũ khí là ngòi bút, và trong trường hợp của tôi bây giờ, vũ khí không chỉ là ngòi bút mà còn là cả cây súng nữa, súng ngắn thôi, không vắt lên vai mà giấu kĩ trong quần. Không có nó thì có mà tác nghiệp bằng chân tay miệng à. Người lính xưa ra trận với quyết tâm diệt sạch giặc thù, còn tôi nay ra trận với quyết tâm check hết hàng của bọn cave Quất Lâm.
    Thấycó khách đợi, thằng phụ xe đã đon đả chào mời:

    - Quất Lâm không anh ơi? Lên xe đi anh, xe giường ngồi chất lượng cao, ngồi cả ngày cũng không sao.

    Tôi lên xe và ngồi ghế gần cuối. Phía trước tôi 2 ghế là một em gái trông khá nuột, tóc buộc cao, da dẻ hồng hào, ngực đầy như hai củ su hào. Lúc tôi đi qua đã thấy em ấy liếc nhìn tôi tình tứ rồi. Đúng là đồ con gái lẳng lơ, thấy zai đẹp là ướt nhèm nhẹp. Nói là nói thế thôi chứ có gái đẹp nhìn mình ai mà chẳng sướng. Vậy nên tôi không thể rời mắt khỏi em kể từ lúc lên xe. Em thì hình như cũng biết là tôi đang nhìn em hay sao ý, mà thỉnh thoảng em giả vờ ngó lơ, quay ngang quay ngửa để liếc trộm tôi. Rồi tôi thấy em lấy gương ra soi, nhưng không phải soi em mà là soi tôi, 2 con mắt của tôi với 2 con mắt của em trong gương cứ dính vào nhau đắm đuối.

    Tôi đoán con này phê tôi lắm rồi, nếu không nó đâu phải soi trộm tôi như thế. Nói như cụ Nguyễn Du thì là:

    “Tình trong như đã mặt ngoài còn e
    Bên trong nước chảy tóe loe
    Bên ngoài giả bộ im re ngượng ngùng”

    Cơ hội trời cho thế này không thể bỏ lỡ được. Tôi liền lấy bút ra, xé một mảnh giấy nhỏ rồi nắn nót ghi vài dòng:

    “Em à. Sao nhìn anh đắm đuối thế? Thích anh rồi phải không? Anh cũng thích em lắm. Nếu em đồng ý làm bạn gái anh thì chỉ cần viết “OK” vào tờ giấy này rồi gửi lại cho anh. Còn không, hãy vò nát nó và ném qua cửa sổ giống như em vò nát trái tim anh”.

    Viết xong, tôi nhờ ông cụ ngồi trước chuyển cho em. Em nhận mảnh giấy thì ngạc nhiên lắm và quay lại nhìn tôi. Ôi, tôi đến chết đuối trong đôi mắt ấy thôi. Rồi tôi thấy em đọc chăm chú mảnh giấy, em mỉm cười. Tôi chỉ sợ em sẽ vò luôn mảnh giấy và quăng ra ngoài nhưng thật may, em chầm chậm lấy bút ra, mỗi nét bút em đưa trên tờ giấy giống như mỗi cái mơn trớn âu yếm khiến người tôi như bủn rủn, rã rời. Ôi, ngon rồi, tạ ơn trời, có hàng ngon xơi rồi. Nhận mảnh giấy em chuyển lại, tôi run run, hồi hộp như lần đầu giao hợp. Tôi đọc như nuốt từng chữ một:

    “Anh ơi, cái cửa sổ này bị kẹt rồi, em không mở được”

    Đậu má con điên, làm ông tưởng bở. Nó nỡ từ chối phũ phàng tình cảm chân thành của mình như vậy sao? Không cam tâm, tôi lại viết tiếp:

    - “Sao lại như vậy hả em? Anh thấy em nhìn anh rất đắm đuối mà?”

    Em ấy trả lời:

    - “Tại em thấy anh rất giống với diễn viên chính trong bộ phim mà em rất thích nên em nhìn thôi”

    - “Phim gì vậy em?”

    - “Kinh Kông anh ạ”

    Tôi tức tối vò nát tờ giấy và ném ra ngoài cửa sổ. Tổ sư bà nó, hóa ra nó nhìn mình nãy giờ không phải vì mình đẹp zai hay quyến rũ mà nó nhìn mình giống như nhìn một con Kinh Kông. Thật khốn nạn.
    Thấy thái độ của tôi như thế, ông cụ ngồi trước mới hỏi han:

    - Cậu vừa bị gái sỉ nhục hả?

    - Sao cụ biết ạ?

    - Thì tôi bị nhiều rồi, nên nhìn cậu tôi biết ngay. Thế cậu xuống Quất Lâm chơi à?

    - Dạ không, con đi công tác ạ.

    - Lại chém, xuống Quất Lâm thì chỉ có đi quất phò chứ công tác mẹ gì.

    - Dạ, đúng là không gì qua mắt được cụ. Thế cụ xuống Quất Lâm thăm con cháu à?

    - Không. Tôi cũng đi quất phò.

    - Trời, cụ đi thế này không sợ cụ bà biết à?

    - Đâu có, bà ấy cho tiền tôi đi quất phò mà. Bà ấy dạo này sức khỏe yếu, lại thêm huyết áp cao, không dám cho tôi làm, sợ đang làm đột quỵ thì toi, nên bà ấy cho tiền tôi đi Quất Lâm để khỏi đòi quất bà ấy.

    - À, ra vậy.

    ***

    Chiếc xe leo dốc xả khói đen sì kèm theo tiếng động cơ ầm ì đầy mệt nhọc. Nó men theo con đường nhỏ ngoằn nghoèo, một bên là sóng biển rì rào, một bên là những cái lều nhỏ san sát với những em gái ăn mặc hở hang tươi mát ngực to như cái bát. Tôi hít một hơi thật sâu để cảm nhận cái vị mặn mòi của biển theo gió đưa vào, cả vị son phấn nồng nồng, ngai ngái bay ra từ mấy em cave đang đón khách. Tất cả quyện vào nhau thành một mùi đặc trưng của Quất Lâm, như mời gọi và níu kéo du khách dừng chân hưởng lạc.

    - Cho xuống đây nhé bác tài ơi!!!!

    Chiếc xe chầm chậm dừng lại và người chiến sĩ oai phong bước xuống. Cuộc chiến trước mắt sẽ rất cam go đây bởi quân địch quá đông và hung hãn, thấy anh, chúng đang nhao tới như muốn ăn tươi nuốt sống .
    Tôi khoác ba lô chầm chậm tiến về phía mấy cái lều lụp xụp nhưng có rất nhiều em váy ngắn và nhìn có vẻ xinh xắn đang vẫy vẫy. Thấy tôi, các em ấy ùa ra xúm xít làm tôi có cảm giác mình như là một nam ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của K-bóp, còn các em là những fan hâm mộ chân chính, chỉ khác có một điều là không thấy các em đưa giấy hay đưa ngực ra xin chữ ký. Thôi thì lát vào trong các em cởi quần ra anh sẽ dùng chym ký trực tiếp lên vậy.

    Các nhà lán ở đây được xây dựng theo phong cách kiến trúc tạm bợ với tiêu chí kín đáo là chính, không cần cửa sổ. Gần cửa chính có một bà chị khoảng 50 tuổi ngồi ở cái ghế băng dài cũ kỹ cạnh cái bàn nhựa, bên trên là cái ấm trà và mấy cái chén cáu bẩn, chắc đã lâu không có người uống. Cũng đúng, các ông vào đây thì ông nào cũng vội vội vàng vàng vào trong chiến đấu, rỗi hơi hay sao mà ngồi đây uống nước. Thấy tôi bước vào, bà chị U50 đã đon đả chào mời:

    - Ngồi xuống đây chú, chú quả là có con mắt tinh đời, chọn quán chị là chuẩn và xịn nhất ở khu này đấy. Này nhé, gái trẻ, yêu nghề, giá cả cạnh tranh, phục vụ tận tình, hiến dâng hết mình.

    - Dạ, thế mấy em này đều là nhân viên quán chị hả?

    - Ừ, mấy đứa đó đều con nhà lành hết đấy. Thích đứa nào thì chọn đi, rồi đưa nhau vào trong động phòng luôn, giá cả khỏi phải lăn tăn.

    - Nói thật với chị, chị đừng giận, em chẳng ưng đứa nào ở đây cả. Chị có đứa nào ngon lành và mới nhất thì gọi đến đây cho em.

    - Chú đúng là kén ăn, hàng vậy còn không ưng. Nhưng không sao, yêu cầu của chú chị sẽ đáp ứng được, có điều là giá hơi chát đấy.

    - Đậu má, đừng có lăn tăn chuyện giá cả với em, em tự ái đấy.

    - Ok, chú đợi chị tí, chị gọi hàng về cho chú ngay đây.

    Trong lúc đợi mụ chủ quán gọi hàng xịn về, tôi quay ghế ngồi hướng ra biển. Từng con gió mang theo vị mằn mặn của biển khơi táp thẳng vào mặt tôi mát rượi nhưng vẫn có chút gì đó gờn gợn. Tôi cứ ngắm mãi những con sóng lăn tăn đang say sưa đuổi nhau và tự hỏi không biết mỗi ngày có bao nhiêu con sóng xô bờ? Và cũng không rõ mỗi ngày có bao nhiêu thằng đàn ông ghé về đây tìm lạc thú xác thịt. Sóng ngàn năm vẫn tìm bờ giống như đàn ông vẫn muôn đời tìm gái, để rồi khi chúng gặp nhau, chúng vồ vập, vội vàng xoắn vào nhau, rồi bọt xủi lên bờ cát, rồi tan mau như chưa từng gặp nhau.

    Đang chìm đắm trong những miên man suy tư, chợt một giọng ồm ồm vang lên từ bên cạnh làm tôi bừng tỉnh:

    - Chào anh bạn trẻ.

    Cái giọng nghe quen thế? Tôi quay sang. À, thì ra là ông cụ ngồi trên xe lúc nãy. Đúng rồi, cụ ấy bảo đi quất phò mà, sao lúc xe dừng lại không thấy lão xuống nhỉ?

    - Dạ, con chào cụ. Cụ cũng chọn chỗ này à?

    - Tôi là khách quen ở đây mà. Sao hồi nãy anh xuống xe không gọi tôi xuống luôn? Làm tôi phải đi bộ một đoạn ngược trở lại.

    - Dạ, lúc xuống con thấy cụ đang ngủ gật nên không tiện gọi, với lại con tưởng cụ có chỗ khác ngon hơn.

    - Chỗ khác nào chứ, chỗ này là gái ngon nhất rồi. Trẻ đẹp, yêu nghề, thổi kèn cực phê.

    Lúc này, bà chị chủ đã quay về, nhìn thấy ông cụ, mụ ta đã cười rất tươi như đười ươi xóc lọ:

    - Ôi cụ. Khiếp, mấy tháng rồi không thấy cụ ghé qua. Tưởng cụ liệt dương rồi chứ. Gớm, cái Trinh, cái Lộ nó cứ nhắc cụ suốt.

    - Hề hề, cụ cũng nhớ mấy đứa lắm, nhưng đợt rồi bà lão ở nhà ốm quá, có tí lương hưu thì thuốc thang cho bà ấy hết. Chả lẽ lại quất phò chịu à?

    - Vâng, cụ trở lại là con vui rồi. Thế hôm nay cụ thích cháu Trinh hay cháu Lộ chăm sóc cụ?

    - Cho cụ cả hai đi, bù lại mấy tháng trước cụ phải nhịn.

    - Có luôn. Trinh, Lộ ơi, ra dìu cụ vào giường đi.

    Nhìn ông cụ tay ôm eo, tay rờ mông hai cô gái trẻ rồi hí hửng bước vào trong, tôi thấy ngưỡng mộ cụ vô cùng. Thời gian và tuổi tác có thể làm cụ già đi, chậm hơn, nhưng độ cứng và độ máu thì vẫn không thay đổi. Nói thật, ai cũng như cụ thì mấy cái công ty sản xuất Rocket với lại sâm Alipas chỉ còn cách phá sản rồi trả lương cho nhân viên bằng chính Rocket với Alipas để nhân viên đem về uống chứ còn bán cho ai được.

    Chợt nhớ ra là mình vẫn chưa có hàng, tôi quay sang hỏi chị chủ:

    - Của em tới chưa? Lâu thế chị?

    - Tới rồi, tới rồi, chú cứ vào trong phòng kia trước đi, 2 phút nữa em nó sẽ vào hầu chú.

    - Ok, nhưng em nói trước, hàng không ngon là em bỏ đi chỗ khác đấy.

    - Yên tâm, nhìn thấy hàng rồi đảm bảo chú không muốn đi đâu cả.

    Tôi khoác ba lô đi vào trong theo hướng chỉ dẫn của chị chủ. Cái lối đi khá hẹp và tối, 2 bên là 2 dãy phòng song song, mỗi phòng chỉ vài mét vuông đủ kê cái giường. Mùi ẩm mốc, tanh nồng, quyện với mùi bao cao su, loại được phát miễn phí ở mấy trung tâm dân số kế hoạch hóa, tất cả trộn vào nhau gây ra một cảm giác ngột ngạt và rất khó thở. Tôi vào phòng và quăng cái ba lô xuống giường. Lấy sẵn máy ảnh ra để lát tác nghiệp. Đang lúi húi chỉnh lại cái ống kính thì một vòng tay êm ái luồn từ phía sau ôm chặt lấy tôi. Tiếp theo đó là bộ ngực mềm mại siết vào lưng tôi. Tôi cảm nhận được chiếc cằm nhỏ nhỏ xinh xinh đang trượt nhẹ trên vai mình cùng một hơi thở ấm áp chạy dọc theo gáy. Chưa kịp phản ứng gì thì lại nghe một giọng con gái thì thầm bên tai ngọt ngào như mía đường:

    - Đợi em lâu chưa cưng?

    - Lâu, từ lúc là một thằng đàn ông anh đã đợi em rồi.

    Rồi tôi quay ngoắt lại bế thốc em lên và quẳng xuống giường. Tôi thực hiện hành động đó nhanh đến nỗi chưa kịp nhìn xem mặt em như thế nào, xinh hay xấu. Nhưng có lẽ lúc này xinh hay xấu cũng không còn quan trọng nữa, bởi xét cho cùng, cái chuyện bản năng giữa đàn ông và đàn bà nó phụ thuộc và cảm xúc và hứng thú nhiều hơn. Đó là lý do giải thích tại sao nhiều ông có vợ đẹp như hót-gơn mà vẫn đi lăng nhăng với cái con xấu ma chê quỷ hờn.

    Tôi hừng hực khí thế, cởi quần định nhảy lên giường chiến luôn. Nhưng mới kịp cởi được có một bên ống thì tự nhiên thấy con bé đó kêu lên:

    - Ơ kìa, anh Thẩm, đúng là anh Thẩm con bác Du rồi.

    Tôi sững người lại và nhìn kỹ con bé. Thôi, người quen thật rồi, trông nó quen lắm.

    - Em… Em là…

    - Vâng, em là Sự con cô Tướng đây mà, anh không nhận ra em sao?

    - À, đúng rồi, nhớ rồi. Gớm, đợt trước anh về quê gặp em trông em còm nhom, teo tóp thế mà giờ em đã như Thủy Tốp thế này, sao anh nhận ra được. Mà anh nghe nói, em đang học gì trên Hà Nội cơ mà, sao giờ lại đang công tác ở đây? Làm thêm à?

    - Em học Trung cấp thanh nhạc ở trên Hà Nội anh ạ, khoa thổi kèn. Học được 1 năm thì gia đình khó khăn quá phải xin bảo lưu. May mà cũng kịp học được một năm về thổi kèn rồi nên chị chủ đây mới nhận em vào làm. Nhưng chắc em sẽ theo nghề này suốt thôi anh ạ. Chứ học xong không biết có xin được việc không, nếu xin được thì lương cũng ba cọc ba đồng, không bằng em chổng mông vài cái.

    - Nhưng em còn trẻ, lại xinh đẹp thế này, theo nghề này, không có tương lai đâu em.

    - Có chứ anh. Chị chủ đang tính sắp tới sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho bọn em, sau này về hưu em sẽ có lương. Cộng với số tiền dành dụm được trong thời gian làm ở đây, em dự tính sau này về sẽ mở một trung tâm đào tạo thổi kèn và các dịch vụ kèm theo cho những em gái nào có năng khiếu, có đam mê và thực sự và muốn theo đuổi cái nghề này. Thế còn anh? Anh mang theo máy ảnh để làm gì thế?

    - Anh là nhà báo, anh đang đi tác nghiệp để viết bài về cái nghề của bọn em đó.

    - Vậy à. Thế tức là anh chỉ đóng giả làm khách mua dâm để tìm hiểu viết bài thôi đúng không?

    - Sao lại đóng giả? Anh mua thật luôn ấy chứ. Làm báo là phải phản ánh sự thật, không được làm giả.

    - Tại em đọc báo thấy mấy anh phóng viên cũng đi viết bài về mại dâm kiểu như anh, toàn đóng giả khách mua dâm, xong đến lúc chuẩn bị vào cuộc chiến thì các anh ấy sẽ giả vờ có điện thoại hoặc đau bụng để chuồn ra ngoài mà.

    - Bọn nó chém đấy. Đậu má mấy cái thằng đó, nó tưởng độc giả là lợn hay sao mà tin những lời nó nói. Chúng nó có khi còn phang mấy nháy liền rồi tính cả vào tiền công tác phí ấy chứ, ở đó mà giả vờ chuồn ra ngoài.

    - Anh nói vậy tức là lúc viết bài anh sẽ tả luôn cảnh mua dâm thật à?

    - Ngu gì mà anh tả, anh cũng lại phải viết giống chúng nó, rằng là đúng lúc chuẩn bị chiến thì anh bị liệt dương rồi chuồn ra ngoài thôi.

    - Vậy thì anh cũng đâu khác mấy cái thằng phóng viên kia.

    - Tất nhiên, có khác gì đâu, anh cũng là phóng viên mà. Với lại, em cũng thông cảm, không có thằng phóng viên nào dám viết là tôi đã mua dâm thật đâu, vợ nó cắt chym ngay. Thông cảm cho bọn nó em ạ.

    - Nhưng, anh với em là chỗ người quen biết cùng làng, chắc anh không làm thật chứ?

    - Anh có một nguyên tắc, công việc là công việc, quen biết là quen biết, không thể để 2 chuyện đó dính dáng đến nhau được.

    - Em thích nguyên tắc đó của anh. Mình tiến hành luôn đi anh. Em không muốn đợi lâu hơn nữa.

    Và thế là tôi và em, 2 kẻ quen biết, cùng làng, nhưng đều vì niềm đam mê, hết lòng tận tụy với công việc, với nghề nghiệp mà mình đã chọn nên đã lao vào nhau, quắn lấy nhau như lâu ngày bị bỏ đói….

    Xong xuôi hết mọi việc, tôi mới chợt giật mình nhớ ra là cái máy ảnh tôi vẫn vứt ở đó, chưa chụp được kiểu nào. Mịa, không có ảnh thì về chết với lão sếp.

    - Em ơi, có khi em đừng mặc quần áo vào vội, để anh chụp vài kiểu về còn đăng lên kèm cùng bài viết cho nó sinh động, làm cả trang bìa luôn nữa.

    - Vâng, anh chụp đi.

    - Phạch! Phạch! Rồi, đẹp lắm, thêm mấy kiểu nữa nhé. Phạch! Rồi, em dạng chân ra đi, rồi! Phạch. Tiếp, em chổng mông lên nào, đúng rồi, đẹp lắm, Phạch! Phạch!...

    Đúng lúc tôi đang mải mê tác nghiệp trong phòng thì chợt bên ngoài có tiếng còi Ú Ú Ú Ú ầm ĩ, đinh tai nhức óc. Cái quái gì thế nhỉ? Công an à? Chết mịa, bị bắt thì nhục. Tôi hoảng hốt lao ra xem sao. Nhưng may quá, không phải công an mà là xe cấp cứu. Ai? Ai bị làm sao? Tôi thấy xe dừng ngay trước và gần như ngay lập tức mấy bác sĩ, y tá mặc áo trắng ôm cáng lao ra chạy rầm rầm vào trong. Ca này có vẻ nặng đây. Thấy chị chủ quán cũng đang chạy theo, tôi níu tay bà ấy lại rồi hỏi giật:

    - Có chuyện gì thế chị? Ai bị làm sao à?

    - Ông cụ, ông cụ bị thượng mã phong, xỉu rồi, vẫn còn dính chặt với hai đứa cháu, không lôi ra được. Chắc là không qua khỏi chú ạ.

    Rồi mấy cái bóng áo trắng lúc nãy lại rầm rập khiêng cáng chạy qua rất vội vàng. Nhìn ông cụ nằm còng qoeo trên cáng dính chặt với đứa cháu của mình, sao mà thấy thương cụ quá. Thôi thì mỗi người có một đam mê, được chết vì niềm đam mê của mình, âu đó cũng là hạnh phúc, phải không cụ? Cụ đi mát mẻ nhé.

    Tác giả: Vo_tonq_danh_meo
    jerry69 thích bài viết này
  18. quốc nam

    quốc nam Thành viên cấp 2

  19. jerry69

    jerry69 Thành viên cấp 2

  20. jerry69

    jerry69 Thành viên cấp 2

    bựa đừng có hỏi!

Ủng hộ diễn đàn