Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Đến Bhutan, bạn sẽ thấy ở Việt Nam còn hạnh phúc gấp vạn lần

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi dennisph91, 14/5/16.

Lượt xem: 86,119

  1. dennisph91 Thành viên cấp 2

    Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với vị trí địa lý nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này có được là do người dân Bhutan thường xuyên tìm kiếm sự hạnh phúc về tinh thần, họ không quan tâm đến TV, Đài hay Internet, những vấn để nổi trội của thế giới. Còn đối với những người dân tại quốc gia khác, việc tìm kiếm hạnh phúc tại Bhutan lại khó hơn người ta tưởng. Đâu phải việc ở một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Nếu là người Việt Nam và đặt chân tới Bhutan, có lẽ bạn sẽ thấy quê hương chúng ta còn hạnh phúc gấp vạn lần. Tại sao lại như vậy?

    1. Đất nước không có dân chủ

    Vào năm 2008, Bhutan thực hiện quá trình chuyển đổi từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên.

    Nhà nước Bhutan dù có Đức Vua nhưng Vua không có thực quyền – chỉ trị vì nhưng không cai trị, tất cả quyền lực điều hành nhà nước đều nằm trong tay quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

    So về việc tổng tuyển cử dân chủ, Việt Nam mình đã đi trước mấy chục năm, từ năm 1945 còn gì. Bhutan cái gì cũng bị kiểm soát dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ lập hiến. Ví dụ thực tế: Nhà nước ban lệnh con nít bắt buộc phải đi học và dù nhà có điều kiện cũng không được trả tiền.

    JKQHq56.jpg
    Trẻ em nhà giàu hay nhà nghèo đều phải làm tròn nghĩa vụ của mình là học hành và vui chơi, những vấn đề còn lại để nhà nước đảm bảo và đáp ứng. Trẻ em muốn đi làm kiếm tiền mưu sinh như ở Việt Nam cũng không được thông qua.

    Du khách nào muốn đến Bhutan, không được đi tự do nữa, mà phải đặt qua công ty du lịch hoặc có bạn là người Bhutan xin visa giúp mới được cho đi.

    Đối với mỗi thanh toán của du khách nước ngoài, nhà nước đánh thuế lên đến 35%. Tất cả tiền này vào quỹ được gọi là quỹ du lịch- hạnh phúc, và được dùng để phục vụ cho người dân Bhutan, các vấn đề về an sinh giáo dục.

    Một điều nữa là đối với khách du lịch, nhà nước không khuyến khích du khách cho trẻ con ở Bhutan quà, bánh hay bất cứ thứ gì, vì điều này sẽ làm những đứa trẻ Bhutan hình thành thói quen xin đồ từ khách du lịch – vô cùng không tốt trong sự hình thành nhân cách của chúng.

    Quay lại Việt Nam, ở Sapa, Hà Giang, hay cả Sài Gòn, Hà Nội, một số người lớn khuyến khích, chỉ bảo cho trẻ em đi xin tiền của người khác. Chỉ trừ một số thành phố như Đà Nẵng, gần đây là Sài Gòn không khuyến khích và cấm, còn lại thì để cho họ tự do.

    2. Không có tự do tôn giáo, toàn bộ người dân theo phật giáo

    Hơn 98% người dân Bhutan theo đạo Phật, học theo giáo lý và hành xử của những người theo Phật – hiền lành, chất phác, trung thực, làm gì cũng rõ ràng, vì rõ ràng nên họ mất thời gian lâu hơn để tìm hiểu, kiểm tra, kiểm định các thông tin, chứ đâu có “nhanh nhẹn, nhanh nhạy”.

    GnjfWid.jpg
    Người dân Bhutan cũng không có chính kiến, toàn nghe theo giáo lý nhà Phật, nghe theo những điều của Nhà nước quy định trong “Chỉ số Hạnh Phúc Quốc gia”.

    Chỉ số này được đặt ra trong năm 1972 bởi Dragon King thứ 4 của Bhutan , Jigme Singye Wangchuck . Nó đại diện cho một cam kết xây dựng một nền kinh tế sẽ phục vụ văn hóa Bhutan dựa trên các giá trị tinh thần Phật giáo thay vì chỉ số đo bằng tổng sản phẩm trong nước của phương tây (GDP): tập thiền mỗi buổi sáng, sống cân bằng, biết đủ, không bon chen nói xấu lẫn nhau, không giết hại súc vật.

    3. Không có sự sáng tạo trong giáo dục

    Vì là nước nghèo – quốc vương có điều kiện được ba mẹ cho đi Anh Quốc du học, rồi đem nguyên hệ thống đó vào áp dụng, có điều chỉnh và bổ sung thêm về văn hoá, con người, giá trị, bài học đạo đức vào để áp dụng cho đất nước.

    Bạn đến Bhutan, đừng ngạc nhiên vì sao người dân Bhutan từ con nít đến người lớn – hơn 80% đều nói tiếng Anh rành rõi, bên cạnh tiếng mẹ đẻ Dzongkha và 53 ngôn ngữ trong hệ ngôn ngữ Tây Tạng.

    5. Taxi không rõ ràng minh bạch – đi mà không tính theo km đường đi

    Taxi ở Bhutan không có cái máy để tính tiền theo km bạn đi. Lên taxi tài xế hỏi đường bạn đi đến đâu, rồi báo số tiền là như vậy rồi bạn đi thôi.

    aTzwdX5.jpg
    Họ không dám nói dối, nói xạo, vì như vậy là không đúng theo giáo lý nhà Phật. Nghĩ lại nước mình, trừ các hãng có uy tín, một số hãng khác có máy tính tiền rõ ràng minh bạch nhưng sao hành khách hay có cảm giác được trả tiền cao hơn bình thường.

    6. Nền kinh tế chuyên nhập siêu

    Vì là quốc gia Phật Giáo, nên đa phần người dân không được sát sinh, giết hại súc vật. Người Bhutan chủ yếu ăn gạo, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, còn thịt cá thì đa phần cho du khách nước ngoài.

    Thịt cá động vật được giết ở bên ngoài Bhutan – chủ yếu là Ấn Độ và nhập về. Người Bhutan vẫn chăn nuôi gia súc gia cầm bình thường nhưng không bao giờ giết hại. Cái này chẳng phải nhập siêu còn gì?

    7. Quốc gia lãng phí nhất

    Một người ở Bhutan kể bạn anh ấy bị bệnh, mà bệnh viện ở Thimpu không có đủ trang thiết bị y tế để chữa trị, thế là bạn đó được đưa qua bệnh viện Ấn Độ chữa trị đến nơi đến chốn mà không phải trả bất kỳ khoản phí bệnh viện nào cũng như chi phí chuyển viện, di chuyển từ Bhutan qua Ấn Độ. Quá tốn kém!

    8. Sử dụng tiền không đúng mục đích

    Đức Vua và Quốc hội nhận thấy không khí, môi trường, tài nguyên rừng là một phần không thể thiếu, nên đi đến đâu cũng bắt người dân phải bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

    mmZaVH8.jpg
    Tiền thuế của người dân, các công ty, “tập đoàn kinh tế” đóng vào thì được sử dụng vào việc bảo tồn thiên nhiên, tự nhiên này.

    Nhà nước không biết khuyến khích chặt rừng chặt cây lấy gỗ càng nhiều càng tốt để làm kinh tế, bán đi cho có nhiều ngoại tệ, cho nên mỗi ngày người dân Bhutan chỉ toàn ngửi mùi gỗ, mùi cây, mùi không khí.

    Mùi tiền từ việc đốn cây bán rừng chặt rừng thì còn lâu họ mới chịu ngửi. Hỏi không phải sử dụng tiền sai mục đích chứ là gì?

    9. Chi phí cho khách du lịch đắt đỏ

    Như đã chia sẻ ở trên, để du lịch ở Bhutan, bạn phải đặt tour qua công ty du lịch và phải trả chi phí ít nhất 200$/người/ngày vào mùa thấp điểm ( tháng 1,2, 6,7,8,12) và 250$/người/ngày vào mùa cao điểm (3,4,5,9,10,11). Với tiêu chuẩn ở khách sạn 3 sao, bao gồm các tour cơ bản, ăn uống, không bao gồm chi phí vé máy bay.

    Và khi trả số tiền này, có nghĩa là bạn đã góp phần cho Bhutan có nền giáo dục chất lượng miễn phí cho các em nhỏ, người dân Bhutan được hưởng sự chăm sóc y tế toàn diện, và môi trường sống trong lành, bảo đảm không phá hoại tự nhiên, và tôn giáo (đạo Phật) được tu dưỡng và không bị du lịch làm mờ nhạt, biến tướng cũng như không có tình trạng chặt chém du khách.

    10. Quốc gia sống ảo nhất thế giới

    Nước thì nhỏ, kinh tế còn đang phát triển, dân thì bị nhà nước kiểm soát như thế, ko có tự do gì cả… mà đi đâu, cũng thấy làm thương hiệu với hai từ “Hạnh Phúc”- từ sân bay đến đường đi, vào rừng… thế có phải sống ảo không? Ảo tưởng mình hạnh phúc nhất thế giới!

    11. Nhỏ mà có võ – Đất nước không sợ chết

    Dân số Bhutan chỉ hơn 700,000 người (ít hơn dân số Đà Nẵng – Việt Nam), nằm kẹp giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới và lớn về diện tích là Trung Quốc và Ấn Độ, vậy mà “Võ công cao cường”- không sợ gì hết.

    Bhutan chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, và nói không với anh Trung Quốc. Đơn giản lãnh đạo Bhutan nói rằng “ từ trước đến nay Trung Quốc luôn coi Bhutan là một phần của Tây Tạng, mà Tây Tạng là của Trung Quốc, nên đương nhiên việc sớm muốn Trung Quốc muốn coi Bhutan thuộc quốc gia này cũng bình thường”.

    Bất kỳ quan hệ ngoại giao nào với Trung Quốc cũng ko có cái gọi là công bằng. Dựa trên kinh nghiệm quan sát của Bhutan, nên nói không trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao, ko cho mở sứ quán Trung Quốc ở Thimpu và không cho mở đường bay thẳng từ Trung Quốc qua Bhutan- dù hai nước cạnh nhau và có hơn 475km đường biên giới.

    Trung Quốc có mời chào cho tiền viện trợ, lãnh đạo nhà nước và quốc vương Bhutan cũng ko thèm, vì họ tự nuôi sống họ từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, và còn xuất khấu năng lượng sạch qua Ấn Độ.

    Tham khảo: Thasanova

    ...
    Mr ED, BíĐỏ, K.Trang4 người khác thích bài viết này.
  2. SCE Team

    SCE Team Thành viên cấp 1

    Tất cả cũng tại vì đất nước họ không có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng <:-P<:-P<:-P
    Mr ED, yeubien2810, xuanhung2 người khác thích bài viết này.
  3. khanhdu1994id

    khanhdu1994id Thành viên cấp 3

    cái quốc gia cùi bắp này mà cũng tồn tại à, muốn phát triển sang mà học tập Việt Nam
  4. twone

    twone Thành viên cấp 2

    IQ của lãnh đạo họ sao bằng các thánh nhân kiệt xuất của dân tộc ta, một dân tộc con ồng cháu iên
    dân họ còn chịu khổ dài dài :-?:-?:-?
  5. drax

    drax Thành viên cấp 4

    mọi thứ đều ổn trừ việc quốc gia này theo đạo phật.
  6. _phong_thu_cuc_

    _phong_thu_cuc_ Thành viên cấp 2

    Góc nhìn của đồng chí phiến diện vler :))
    Không biết người viết này đã va chạm cuộc sống chưa, là người Việt hay đã qua mẽo mấy năm rồi, thôi cmt để người xem đọc vậy.
    Buhtan thì khỏi bàn rồi, nghĩ gì khi so sánh sự hạnh phúc, lòng trung thực, tình thương người, sự trong sạch ở một Quốc Gia Phật Giáo với nước mình vậy ông nội.
    Ông có tin là tôi đem bài này đi nói xấu được 99% các nước còn lại trên quả đất này không :))
    Đoè moè chứ, lấy nước hạnh phúc nhất làm tiêu chuẩn thì mình chỉ có thua, thua đau đớn, thua ngu người, thua nhục nhã :)).
    Tôi nói thật, ở cái đất nước nhỏ bé này, sau bao năm đổi mới, đi từ cái cày cái cuốc, từ cái túp lều lợp rơm rạ mà lên, mấy mươi năm được bao nhiêu thành quả rồi mà có mấy đứa trẻ chịu nghĩ đâu.
    Mấy thánh ngoại quốc âm thầm làm diễn biến hoà bình bao nhiêu năm, cũng đã dần tác động đến tâm lí của một vài người rồi, ( buồn).
    Giờ ra ngoài không biết gì là thật, gì là giả, không biết ra ngoài có về được không.
    Trước đây tôi đi mua rau thì tôi lo con sâu làm rau bị bệnh. Bây giờ đi mua rau tôi lo cho con sâu nó bị làm sao thì tôi cũng chết. Sâu à, mày phải khoẻ mạnh, phải ăn rau nhiều vào nhé, ăn cái nào thì tao mua cái đó. Tao tin mỗi mày thôi đấy.
    Mấy đứa trẻ trâu, chưa có gì gọi là bản lĩnh, mà lên mạng chém gió như thật. Đòi phải thay đổi, phải thế này thế kia, phải cải tỗ lãnh đạo, đường lối... Xin thưa, nếu làm dễ thế thì có cần mấy thánh nói đâu, đến trẻ con cũng làm chính trị được. Vì sao? Vì sao mà không được? Vì chính trị không phải nói một là một, hai là hai. Chính trị là hôm nay đội cái ngôi sao này lên vai, nói hùng nói hồn. Từ ngày mai, hôm nào cũng phải sờ xem trên vai còn cái cổ hay không.
    Định mệnh, tưởng dễ à. Ăn bát cơm hết 3 phút, làm bát cơm hết 3 tháng. Mịa nó, ai mà chả biết là khổ, nhưng ngửa cổ lên trời mà nhổ nước bọt thì y rằng là mình chịu hết.
    Các chũ hãy thôi than thở, chửi các bác ấy, các chú hãy lo cuộc sống của mình, hãy chửi khi biết rõ, còn không hãy lắng nghe trước đã. Lắng nghe thực hư thế nào, biến động thế nào, rồi hãy phát biểu. Tôi không bắt ai phải im lặng, nhưng tôi cực dị ứng với những câu kết luận thiếu luận điểm. Hãy hỏi, hãy yêu cầu đươc trả lời trước, rõ rồi hãy kết luận. Quốc hội có chất vấn đấy, các chú có bao giờ mở tivi thời sự ra xem không? Hay thỉnh thoảng thấy ba cái tin lều báo đăng rồi lăn vào chửi như một thằng yêu nước thực thụ?
    Chết mịa, lạc đề.
    Nói về khoản hạnh phúc của Việt Nam, tôi thấy cũng sống được.
    Tuy rằng có lắm cái không hài lòng, tôi thấy là tôi sống hai mấy năm nay cũng ổn ổn.
    Tiền không nhiều, nhưng mà vẫn sống được. Không khí ô nhiễm vc, nhưng dù sao cũng chưa đủ tiền mua không khí sạch, nên chịu vậy. Mấy chú thấy mẽo đẹp thì sang mẽo sống, đừng lấy nó về đây so sánh. Các chú có biết thế giới này bị ô nhiễm vì cái gì, ở đâu, từ bao giờ thì các chũ hãy nói. Về cái khoản y tế, pháp luật, giáo dục. Nói thật sự là có cái tôi thất vọng, buồn cười với một vài điểm yếu. Nhưng tôi thấy nó là điều tất yếu, và ít ra cung đang được điều chỉnh (hi vọng)

    Các bạn ạ, các bạn đừng trộm chuông bịt tai nữa. Chính các bạn là thủ phạm chứ chả ai khác đâu, đừng tự lừa dối mình, rằng ai đó phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống tồi tệ này. Đừng.
    Các bạn nói nước mình nghèo, ngu, yếu. Trong khi, các bạn đi làm thì nghĩ đến ngày nghỉ, nghĩ đến lương mà mong việc nhàn nhã lướt fb. Học sinh sinh viên thì chê bai giáo dục, trong khi đi học thì lười, thi cử thì quay cóp, chê sách sử không hay (ừ ko hay lắm), trong khi đời thường chẳng chịu nghe người già kể chuyện, đi nghe mấy cái ba xàm. Lỗi do thẳng đé o nào chứ :))
    Các chu chê bai cảnh sát giao thông thì thôi rồi ( đồng ý là có thật mấy trăm cái sai).
    Nhưng nghĩ lại đi, định mệnh, không đi sai thì sợ éo gì bố con thằng nào. Bị bắt chỉ cần đúng đắn thì sao phải mất tiền. Hay là lúc thi lấy bằng học đại cho qua, để rồi cs phán lỗi gì thì đưa tiền nấy. Có tí não trong đầu để còn biết trời nắng thì phải làm gì, vậy mà cũng không muốn bảo vệ. Trách ai bây giờ?
    Cuộc sống còn đầy rẫy điều bất cập, cách để đất nước này hưng thịnh, là mỗi người phải sống cho thật, cho đúng trước đã, nghĩ nhiều vào, ít nói đi, làm nhiều hơn... Và lướt nét ít thôi :3
    lylymeow, Trungg, Trần Bá Đạt9 người khác thích bài viết này.
  7. binhbung

    binhbung Mới đăng kí

    Bạn _phong_thu_cuc_ không hiểu ý bài viết mà chém như đúng rồi. Bài viết trên không nhằm dìm hàng Bhutan. Thực ra là đang khen Bhutan đấy. :)
  8. LeCuong

    LeCuong Thành viên cấp 1

    #7 tôi đánh giá cao sự nhiệt tình giải thích của bạn =))
    Nhật Hạ, MaMa, _phong_thu_cuc_1 người khác thích bài viết này.
  9. hoangdiephb

    hoangdiephb Thành viên cấp 1

    Du than:
    " Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
    Trải qua vài cuộc phờ râu
    Những điều trong thấy mà đau cỗ lòng "
    Anh phi công trẻ thích bài viết này
  10. duanhseko

    duanhseko Thành viên cấp 1

    nước nào chả có mặt mạnh, mặt chưa tốt.
    đứng núi này trông núi nọ thì biết bao giờ mới thoả mãn
  11. Bi Tabu

    Bi Tabu Thành viên cấp 1

  12. vvl1902

    vvl1902 Mới đăng kí

    Bác _phong_thu_cuc_ nói đúng , nhưng cái khoản cảnh sát giao thông , chẳng phải em ác cảm gì nhưng bác đã rơi vào hoàn cảnh mình thì đi đúng đường nhưng nó vẫn hốt xe mình và chỉ 1 câu "thắc mắc lên phường trình bày" trong khi dân tình bu quanh phẫn nộ về cách xử lý của CSGT , mình lép vế , bọn nó ỷ quyền ... mình vẫn thiệt . Chán hết sức
    _phong_thu_cuc_ thích bài viết này
  13. LeCuong

    LeCuong Thành viên cấp 1

    Nói không phải bênh mấy ông giao thông...nhưng cái kiểu ăn tiền của giao thông bữa nay là do ý thức của dân mà ra thôi...ngày xưa làm gì có chuyện ăn tiền trắng trợn như giờ...bình thường người vi phạm cứ bị bắt là xin xỏ này nọ, 2 là điện thoại nhờ người quen trong ngành hay chức gì to to quen biết xin là cho đi...vậy giờ người vi phạm khác đút tiền dại gì nó không lấy rồi cho đi như mấy người kia dc. Từ đó mới hình thành kiểu ăn tiền như bây giờ thôi, ng dân thường thấy giao thông ăn tiền dễ quá rồi lại cố đút vài trăm chai hay đôi lúc cả tỷ bạc để cho con cái vào giao thông..rồi vào dc chã nhẽ ngôi ăn tiền lương biết bao giờ lấy lại vốn..lại đi ăn tiền của ng vi phạm để lấy lại vốn..đầu tư chả lễ ko có lãi...lại một vòng luẩn quẫn...giao thông hay ng nhà nước cũng từ dân đẻ ra mà lên làm giao thông thôi chứ có phải người trên trời rơi xuống đâu mà cứ chửi như giao thông là một loài gì khác con người vậy. Các bạn không sai thì còn lâu nó mới lấy dc tiền các bạn. cái gì nó cũng có cái giá của nó .
    _phong_thu_cuc_vvl1902 thích bài viết này.
  14. vvl1902

    vvl1902 Mới đăng kí

    LeCuong Như trường hợp em nói ở trên nó cũng oái oăm lắm , còn vụ tiền hối lộ các thứ thì bây giờ em thấy dân tình mình cũng chịu đầu tư tìm hiểu luật rồi , như ngày trc 1 phần là sợ mấy anh CSGT , 1 phần thì do nhiều người ngại mất time này nọ nên đóng $ "phạt nóng" cho nhanh gọn , mà công nhận giờ mấy anh CSGT "làm tiền" trắng trợn thật
  15. success86

    success86 Thành viên cấp 1

    _phong_thu_cuc_ : Nói về khoản hạnh phúc của Việt Nam, tôi thấy cũng sống được.
    Đúng rồi, hạnh phúc hơn mấy nước Syria, Irag là được, còn mấy cái ý kiến kia thì phán như trẩu tre
  16. laudai1801

    laudai1801 Mới đăng kí

    ^ dưới sự giúp đỡ của Việt Tân thì t nghi cái ngày đó k còn xa đâu =)) Méo hiểu mấy bố đi biểu tình có còn nhớ hay k câu chuyện biểu tình Bình Dương mấy năm trc :v
  17. Di3g0BMT

    Di3g0BMT Mới đăng kí

    Xem thủ tướng Bhutan thủ tướng của 700 nghìn người phát biểu. Rồi xem lại thủ tướng của hơn 90 triệu dân phát biểu ra sao (_ _")

    hatdolatoKhoi Le thích bài viết này.
  18. nyk

    nyk Thành viên cấp 1

    Đang ở "thiên đường" thì tất nhiên phải hạnh phúc hơn các nước khác rồi :P
  19. _noregret_

    _noregret_ Thành viên cấp 2

    Có mùi tổ lái đâu đây :))
  20. Anh phi công trẻ

    Anh phi công trẻ Thành viên cấp 1

Ủng hộ diễn đàn