Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Tìm hiểu về khoảng trắng

Chủ đề thuộc danh mục 'Lý thuyết' được đăng bởi dung 94, 15/9/15.

Lượt xem: 7,232

  1. dung 94 Mới đăng kí

    1. Khoảng trắng là gì và tại sao nó lại quan trọng?
    Khoảng trắng là khoảng không gian hiện hữu, thường là ở phía sau và xung quanh hình, trong một tác phẩm nghệ thuật hoặc thiết kế đồ họa. Khi khoảng trắng trở thành một yếu tố tích cực hơn trong thiết kế, nó xuất hiện ở phía trước (tiền cảnh) và được cho là “đã được kích hoạt.” Khoảng trắng quan trọng là bởi vì nó tinh lọc một thiết kế và đem lại cho các yếu tố khác, như hình ảnh và chữ, khoảng không gian để chúng tồn tại. Bỏ qua khoảng trắng đồng nghĩa với việc bỏ qua khoảng không gian mà mình sẽ sử dụng để sắp đặt đồ đạc trong phòng. Bạn có thể phớt lờ khoảng không gian trống, nhưng như thế rõ ràng bạn sẽ không phải là một chuyên gia trang trí nội thất chuyên nghiệp.

    2. Ba thứ vật liệu thô của thiết kế đồ họa và truyền thông thị giác là gì?
    Hình ảnh, chữ và không gian. Một thiết kế chu đáo sẽ sử dụng cả ba yếu tố trên như những thành phần bình đẳng với nhau. Đi một bước xa hơn nữa, ta đạt được một thiết kế siêu việt khi mà cả ba yếu tố này được kết hợp nhuần nhị với nhau: ở đó chữ biến thành hình, là nơi hình biến thành không gian và cũng là lúc chữ biến thành không gian. Điều này đòi hỏi tính trừu tượng là cái bị nhiều người xem là có sự độc hại bởi vì nó ảnh hưởng đến mức độ dễ đọc. Đó là một sai lầm lớn. Nếu ta chỉ chăm lo mức độ dễ đọc thì một mình yếu tố này không đảm bảo rằng mọi thứ sẽ được người xem để mắt tới, chỉ là có thể nó sẽ được người ta đọc.

    3. Đối với một thiết kế thì sự khác biệt giữa “không sai sót” và “một sự đúng đắn” là gì?
    Với một thiết kế thì việc “không sai sót” là một tiêu chuẩn rất thấp. Tôi cho rằng việc có được một hình ảnh mô tả hợp lý (đôi khi thậm chí là “đẹp”) và một số ngôn từ mô tả nhiều hơn hoặc ít hơn về nội dung của một câu chuyện nào đó được trình bày một cách rõ ràng và theo một thứ tự lớp lang tùy thuộc tầm quan trọng của từng yếu tố là đã đủ điều kiện để xếp một thiết kế thuộc diện “không sai sót.” Nhưng phải chăng đối với thiết kế đồ họa thì tất cả chỉ có thế thôi? Phải chăng tất cả chỉ hướng tới truyền thông thị giác? Thay vì vậy bạn hãy tự đặt câu hỏi, những thứ gì sẽ phù hợp với hình ảnh này? Liệu nó có hé mở toàn bộ câu chuyện? Những ngôn từ này phải chăng là những ngôn từ kích thích nhất nhằm khơi dậy sự quan tâm tự thân trong lòng người đọc và làm cho họ muốn tiếp tục đi sâu hơn vào nội dung của thông điệp? Ngoài mức độ dễ đọc, làm thế nào để sự chọn lựa về font chữ đẩy mạnh thông điệp hoặc đẩy mạnh sự lan tỏa của nó hay đẩy mạnh thương hiệu mang đầy tính chất trải nghiệm của người gửi?
    Ý nghĩa và logic phổ quát đóng vai trò trong việc xác định những gì là đúng đắn đối với một thiết kế. Nhà thiết kế phải luôn luôn được chuẩn bị để mô tả lý do tại sao những quyết định thiết kế của họ là “tư duy đúng đắn” chứ không phải là ý tưởng bất chợt nảy ra của nhà thiết kế hoặc chỉ đơn giản dựa trên cảm xúc và thấy thích nó. Các bác sĩ không thể áp dụng các phương pháp chữa trị dựa trên ý thích hay cảm xúc, họ phải có một chút khoa học đằng sau quyết định của mình. Các nhà thiết kế cũng làm tương tự như thế khi phải giải quyết các vấn đề của mình - vấn đề truyền thông thông tin - và giải pháp của chúng ta phải căn cứ vào nội dung và sự hiểu biết của chúng ta về điều gì thúc đẩy một người đọc tham gia và lưu giữ lại một thông điệp. Cảm xúc có thể là một thành phần, tất nhiên rồi, nhưng không nên là toàn bộ quá trình.

    4. Nói một chút về lịch sử: người ta phát minh ra khoảng trắng từ khi nào?
    Bối cảnh không gian là vào khoảng từ khi những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện trên các bức tường trong hang động, tức khoảng 150.000 năm trước. Khoảng trắng bản thân nó đã được ép vào hộp công cụ thiết kế đồ họa của chúng ta: như những yếu tố phân cách không gian giữa các từ ngữ (năm 800 sau CN), như lề biên đầy tính sáng tạo và hữu dụng dành cho các ký hiệu (từ năm 1300 sau CN), như là một yếu tố thứ ba đóng vai trò tham gia đầy đủ (vào những năm đầu của thế kỷ 20). Bạn cũng có thể nói rằng khoảng trắng đã được “phát minh” bởi các họa sĩ thiết kế nhà nghề thuộc trường phái Bauhaus trong những năm 1920, mặc dù tác phẩm của họ là một sự tiến hóa của nhiều phong trào nghệ thuật khác nhau trong hai thập kỷ trước: Chủ nghĩa biểu hiện, xu hướng lập thể, vị lai, Dada, DeStijl và Chủ nghĩa kết cấu.

    5. Nói một chút về mỹ thuật: khoảng trắng tương đương với cái gì trong các bộ môn nghệ thuật khác?
    Hình thức đối lập (Counterform) cũng là một thuật ngữ hoàn toàn chính thống trong thiết kế đồ họa. Có hàng tá các ví dụ nghệ thuật dành cho thuật ngữ hình thức đối lập được giới thiệu trong cuốn The Elements of Graphic Design - tạm dịch: Các yếu tố cơ bản của thiết kế đồ họa. Dưới đây là 1 vài ví dụ: piazza của Siena, Chân dung tự họa ở độ tuổi 63 của Rembrandt và Slate Cross của Franz Kline, Superbitch Bag của Ted Noten, Reclining Figure No.3 của Henry Moore, 1961

    6. Nói một chút về luật pháp: lạm dụng khoảng trắng phải chăng là một tội lỗi?
    Không, nó không phải là một tội lỗi. Nhưng nó là dấu hiệu của một thiết kế tầm thường. Sử dụng một cách nhạy cảm không gian giữa các yếu tố như là một dấu phân cách và như là một yếu tố thống nhất - là dấu hiệu của một nhà thiết kế chuyên nghiệp. Chỉ thuần túy đặt để các đối tượng hình ảnh và chữ xung quanh mà không hề có sự nhạy cảm tinh tế đối với không gian là dấu hiệu của một người khuyết tật nghiêm trọng. Liên quan đến hình, làm thế nào để các đối tượng hình ảnh và các đối tượng chữ ăn nhập với nhau là một câu hỏi lớn về các mối quan hệ mang tính không gian: kế tiếp nhau trong không gian hai chiều và chồng chéo nhau trong không gian ba chiều.

    7. Nói một chút về thực phẩm: người ta nói rằng khoảng trắng khiến cho một thiết kế trở nên “ngon lành” . Có thật như thế không?
    Dulce para los Ojos! - “Món ngon là nhờ tài bày biện”. Rất đúng! Đây là một con tem tôi sử dụng khi một đồ án sinh viên vượt quá mong đợi của tôi. Khoảng trắng được kích hoạt là một phần bất biến của loại công việc như thế này. Quán ăn ngon không chất đống thức ăn trên một cái dĩa: họ đặt những món hảo hạng trên một cái dĩa lớn hơn mức cần thiết để xếp đặt các thức ăn tuyệt vời xung quanh nó. Cách sử dụng không gian như thế nói lên một điều rằng: “Món này rất đặc biệt và nó xứng đáng nhận được sự chú ý của bạn.”

    8. Khoảng trắng "ẩn" là gì?
    Là không gian phía sau hình. Nó “ẩn” vì người ta không nhận ra nó. Nếu người ta không nhận ra nó, thì nó đóng vai trò gì với tư cách là một người tham gia cuộc chơi (player) thực thụ?

    9.Khi ta lấp đầy toàn bộ không gian thì sẽ sao nhỉ?
    Lấp đầy toàn bộ không gian là một cách rất tuyệt để khiến mọi thứ đều vừa khít, nhưng đó không phải là những gì độc giả muốn. Độc giả muốn mình có được nhiều thông tin nhất với sự nỗ lực ít nhất. Do vậy, lấp đầy toàn bộ không gian là một vấn đề rắc rối, ở chỗ nó không cung cấp được một giải pháp đọc tối ưu cho độc giả. Lấp đầy không gian có thể chỉ là giải pháp cho người gửi thông điệp, nhưng hiếm khi là giải pháp cho người nhận thông điệp. Vậy ai là đối tượng quan trọng hơn?


    10.Nếu khoảng trắng là rất quan trọng thì tại sao trong cuốn sách ông viết lại không có bất kỳ trang trống nào?
    Có sáu trang: trang 4 là một hình ảnh không gian trống rỗng; trang 18 hoàn toàn trống rỗng để dành không gian cho một hình ảnh đậm nét, nằm ngang chọc vào nó (và do đó đạt được khả năng hiển thị đáng kể); và các trang mặt sau của 4 trang phân chương phần lớn là trống rỗng nhằm phá vỡ nhịp và nổi bật ra khỏi sự sung mãn dàn trải của cuốn sách.

    ...
  2. songbangao

    songbangao Thành viên cấp 2

    Viết dài dòng và văn hoa quá, nên tóm những ý chính thôi, ko biết bài của bạn hay của ai, mình đọc về khoảng trắng trong mấy cuốn sách đồ họa tiếng anh thì họ viết rất xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, có ví dụ rõ ràng.

    Trong bài trên thì mình tìm hoài ko thấy những tính chất quan trọng nhất của khoảng trắng, nói chung bài viết này thì newbie ko nên đọc, dễ bị tiếp thu sai kiến thức.

Ủng hộ diễn đàn