Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Người 'độc nhất' vẽ bảng hiệu quảng cáo kèm thơ... bằng tay ở Sài Gòn

Chủ đề thuộc danh mục 'Tạp chí design' được đăng bởi dennisph91, 9/10/16.

Lượt xem: 63,832

  1. dennisph91 Thành viên cấp 2

    Đó là ông Nguyễn Thế Minh (67 tuổi), một người đã gắn bó hơn nửa đời với nghề cầm cọ vẽ biển hiệu quảng cáo, nhưng người ta thường biết đến nghệ danh tài hoa Hoài Minh Phương nhiều hơn.

    Hỏi ông đã từng muốn làm nghề khác chưa ông cười “cả đời tôi chỉ biết vẽ với làm thơ, nay không làm thơ tôi chỉ biết có vẽ”. Không biết còn ai khác ở Sài Gòn vẽ bằng tay như ông không, nhưng cái thời decal, kỹ thuật số, bảng hiệu quảng cáo phải to to, chớp chớp chứ không uốn lượn đậm mùi 'sến súa' như ông.

    Yêu Sài Gòn ngay trong nét vẽ

    Nằm sâu trong đường An Dương Vương (quận Bình Tân), giữa những biển quảng cáo dán decal, treo đèn led, có một biển hiệu được vẽ bằng tay tỉ mỉ. Đó là cửa tiệm của ông Hoài Minh Phương.

    Căn tiệm rộng không đến 30m vuông, với đầy những cọ vẽ, màu vẽ đậm màu “cổ điển” và một biển hiệu còn vẽ dang dỡ. Đây vừa là nhà, vừa là nơi lưu giữ niềm đam mê hội họa của ông Phương.


    VIDEO: Người đàn ông vẽ biển hiệu bằng tay sót lại ở Sài Gòn

    Theo ông thì "người yêu thơ, thường thì sẽ mê vẽ", và ông là một minh chứng, ông mê thơ từ bé, sáng tác thơ trong một khoảng thời gian dài, sau ngày đất nước thống nhất, khi cần một cái nghề kiếm sống ông lại bén duyên với nghề cầm cọ.
    “Hoài Minh Phương” là bút danh khi ông còn sáng tác thơ. Ông kể: "Lúc mới ra lập cửa tiệm này, hầu hết người ta chỉ biết bút danh khi tôi làm thơ thôi, cũng để nhớ một thời còn được gọi là nhà thơ".

    UzKtngT.jpg 7zMW4Qf.jpg
    Ông Hoài Minh Phương tỉ mỉ trong từng chi tiết

    Ông sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, gắn bó và cùng trải qua bao đổi thay, nhưng với ông Sài Gòn luôn là những gì cổ kính nhất, hấp dẫn nhất. Những nét vẽ của ông luôn theo lối "cổ", theo ông thì đó không những là hình vẽ, là chữ vẽ mà còn là một góc hồn của Sài Gòn.

    "Tôi yêu nghề này một phần là vì nó được tự do sáng tạo", mà những bức "sáng tạo" của ông "nếu là cảnh thì lại đượm buồn còn nếu là chữ thì theo lối thư họa", có thể vì thế mà tiệm của ông lại... kén khách.

    7Dqn3SZ.jpg
    Tiệm của ông thường kén khách

    Nhìn cách ông nâng niu từng nét vẽ tựa như người ta âu yếm đứa con của mình. Gắn bó với nghề vẽ biển hiệu từ sau những năm đất nước thống nhất, ông luôn lấy niềm vui của khách hàng làm niềm vui của mình.

    Ông tâm sự: "Thấy người ta nhìn bức vẽ của mình mà cười thì mình cũng vui lây chứ người ta mà nhăn mặt thì mình cũng khó chịu trong lòng".

    Sở dĩ như thế không phải vì tự phụ hay tự tin thái quá mà là tất cả tình yêu, tâm huyết với nghề ông luôn đặt trọn vào từng bức vẽ.

    uzDFuzg.jpg
    Ông bảo ông luôn trân trọng từng khách hàng

    Cả đời chỉ làm một nghề

    Dù có những ngày khó khăn đến mức phải lấy cháo thay cơm, nhưng trong gần 40 năm gắn bó với nghề, ông chưa bao giờ nghĩ tới việc từ bỏ nghề vẽ mà ông gọi là "cái nghiệp”.

    Ông tâm sự: "Nghề này cũng như cải lương, bấp bênh theo thời, nhưng là cái nghiệp thì đành chịu, không được làm nó bứt rứt". “Khoảng thời gian khó khăn nhất là khoảng 2 năm trước đây, khi mà người ta vừa mới chuyển sang điện tử hóa biển hiệu, có những tháng hầu như tôi chẳng được vẽ được cái gì”.

    Những lúc như thế đôi khi nghĩ quẩn ông đã định chuyển nghề “như đi bán vé số chẳng hạn”. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của vợ con, ông lại quyết tâm gìn giữ cho được cái nghề “cần chữ duyên” này.

    9JT0PKb.jpg
    Ông tâm sự rằng mình may mắn vì gia đình luôn ủng hộ

    Ông kể về những vui buồn trong nghề với ánh mắt rạng ngời. “Ngày trước còn khỏe, có thể tới tận nơi để treo bức vẽ cho khách, nhưng nay lại phải thuê, lắm lúc mưa gió lại lo không biết người ta có làm hỏng bức vẽ trên đường vận chuyển hay không”.

    Không chỉ nhận vẽ tại nhà, những “đơn hàng” ông thích nhất là vẽ trang trí cho tường, trang trí cửa tiệm. “Những lần ấy thường là vẽ cảnh, mình phải đến tận nơi, nhưng khi ấy có thể nhìn không khí thực, tạo ra những bức vẽ thật nhất”.

    Rồi ông thở dài “tiếc là những năm nay yếu, không còn được thường xuyên ra ngoài vẽ nữa”.

    gq0ZY0h.jpg
    Ông biến tấu bức tường cũ kĩ trong lúc ngẫu hứng

    1YvPK8G.jpg
    Trong công việc, ông thường tự làm tất cả, từ công đoạn pha màu đến khi hoàn tất sản phẩm

    WbEWYcY.jpg
    Cửa tiệm khiêm tốn của ông họa sĩ

    Ông bảo, với ông thì cái gì cũng có nét riêng của nó. “Vẽ bằng cọ luôn mang đậm một chất riêng, độc đáo và bền bỉ hơn dán”, vì thế mà dù nhiều người đã khuyên không nên vẽ bằng cọ nữa nhưng ông đều cười và lắc đầu.

    Trăn trở của ông hiện tại là tương lai của vẽ quảng cáo bằng tay. Ông vui khi một trong số con trai của ông đã nối nghiệp mình, "nhưng hiện nay thì biển quảng cáo vẽ tay đang dần khan hiếm, không biết lớp già như tôi chết đi thì còn ai làm nữa không".

    Tạm cất đi nỗi lo ấy, ông lại lạc quan: “Thôi thì tôi làm đến đâu thì làm, Sài Gòn rộng lớn như thế chắc chắn sẽ có người trẻ yêu nghề này như tôi”.

    Hảo Hảo
    Nguồn: Báo Thanh Niên

    ...
    badboy13, Tịnh NghiRogue. thích bài viết này.
  2. yaya03

    yaya03 Mới đăng kí

    tranh vẽ tường
  3. nguyễn Việt Anh 1103

    nguyễn Việt Anh 1103 Thành viên cấp 1

    ông này nhìn lãng tử nhỉ
  4. Tịnh Nghi

    Tịnh Nghi Mới đăng kí

    Chú nói chuyện nghe cảm động làm sao ...
  5. ngocnt

    ngocnt Mới đăng kí

    đẹp quá

Ủng hộ diễn đàn