Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Độ phân giải hình ảnh - yếu tố quyết định bản in đẹp .

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm / Kiến thức dành cho designer' được đăng bởi Thiên Ma, 1/2/13.

Lượt xem: 24,460

  1. Thiên Ma Lãng du VietDesigner

    Khi nói đến hiệu chỉnh hình ảnh, độ phân giải là một trong những khái niệm quan trọng nhất phải nắm vững để in ra những bức ảnh trông đẹp mắt .

    Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu độ phân giải thực sự là gì, khi nào bạn cần quan tâm về độ phân giải, và làm thế nào để kết hợp được các khái niệm này vào hình ảnh được in ra sau cùng của bạn.
    Để hiểu được tất cả về độ phân giải, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét kỹ lưỡng các ảnh kỹ thuật số của mình để xem chúng gồm những gì .

    Định nghĩa pixel và độ phân giải .

    Mở một bức ảnh trong trình hiệu chỉnh hình ảnh mà bạn đã chọn và phóng to bằng công cụ Zoom hay Magnify (trong cả Photoshop và Photoshop Elements, trên máy Mac bạn có thể nhấn giữ phím Command và phím + liên tục để phóng to). Chẳng bao lâu, bạn sẽ thấy các ô vuông có màu. Những khối màu này được gọi là pixel (điểm ảnh), và tất cả các điểm ảnh này tạo thành hình ảnh bạn thấy trên màn hình. Tùy theo thiết lập chất lượng của máy ảnh số của bạn, bức ảnh có thể có vài trăm hay vài nghìn pixel theo chiều rộng và chiều dài.
    Pixel không có kích thước định trước - nó có thể rất nhỏ hay rất lớn. Phép tính chi phối kích thước của pixel được gọi là độ phân giải. Thật vậy, thiết lập chất lượng trên máy ảnh số của bạn xác định số pixel chụp được là bao nhiêu khi bạn bấm nút đóng màn trập, nhưng có ai biết được các pixel này lớn cỡ nào. Trước khi bạn gửi lệnh in các ảnh này đến máy in, bạn cần phải đảm bảo rằng các điểm ảnh này đủ nhỏ để mắt thường không thấy được chúng.

    [​IMG]
    Trong lĩnh vực in ảnh, độ phân giải được tính bằng dpi (dots per inch) là số điểm nằm trên diện tích 1-inch vuông, điều này có thể hiểu được vì hầu hết các máy in đều in thành điểm. Đối với hình ảnh trên màn hình – của máy tính, TV, plasma, hay máy chiếu – độ phân giải được tính bằng ppi (pixels per inch).

    Tác động giữa pixel và độ phân giải .

    Độ phân giải chi phối kích thước của điểm ảnh (pixel) bằng cách xác định có bao nhiêu pixel được gom lại trong cùng một chỗ (được xem là mật độ pixel). Khi bạn tăng độ phân giải hình ảnh, pixel sẽ nhỏ hơn để có thể gom nhiều pixel hơn. Kết quả là kích thước in vật lý sẽ nhỏ hơn bởi vì các pixel nhỏ hơn này chiếm ít diện tích hơn các pixel lớn, dù pixel nhỏ hơn sẽ cho ra ảnh in mượt chất lượng cao. Hình ảnh độ phân giải thấp có ít pixel hơn được gom trong cùng một chỗ, điều này cho phép chúng có kích thước lớn hơn. Kết quả là kích thước in vật lý sẽ lớn hơn (các pixel lớn hơn chiếm nhiều diện tích hơn), ảnh in ra trông giống như được làm với các mảnh ghép Lego vì các pixel này lớn đến nỗi bạn có thể thấy từng điểm ảnh.
    Khái niệm này dễ hiểu hơn nếu liên hệ với thực tế. Giả dụ bạn đang nướng bánh. Khi bạn cho đường màu nâu vào cốc đong (cốc định lượng), đường có thể lên đến mức đầy một cốc. Nhưng khi bạn nén chặt hạt đường vào trong cốc, đường bị nén xuống còn nửa cốc. Bạn vẫn có cùng số hạt đường (giống như số pixel); chúng chỉ bị nén chặt lại với nhau trong cùng một giới hạn vật chất của cốc đong (như ảnh của bạn). Các hạt đường không nén chặt ban đầu có thể ví như độ phân giải thấp, và các hạt bị nén chặt được ví như độ phân giải cao .

    Độ phân giải chỉ quan trọng khi in ảnh .

    [​IMG]
    Máy in là một trong số ít các thiết bị có thể làm bất cứ điều gì với kích thước độ phân giải. Bạn có thể in ảnh độ phân giải thấp (72 ppi) và ảnh độ phân giải cao (300 ppi), và bạn sẽ có kết quả khác nhau: một ảnh in ra có từng khối và một ảnh mượt mà. Màn hình hiển thị máy tính, máy chiếu, và các thiết bị hiển thị kỹ thuật số khác, tất cả đều khác nhau vì trình điều khiển video – phần mềm kiểm soát những gì bạn thấy trên màn hình – đang kiểm soát độ phân giải để hiển thị. Vì thế, một ảnh 72 ppi xem giống y như một ảnh 600 ppi. Đó là lý do tại sao khái niệm độ phân giải lại khó hiểu đến thế - bạn không thể thấy được các thay đổi về độ phân giải trên màn hình.

    Sự thực là độ phân giải chỉ quan trọng khi bạn đem ảnh đi in. Nếu ảnh của bạn được dự định để luôn xem trên màn hình – trên trang web, trong bài thuyết trình, hay để chiếu slide – độ phân giải không quan trọng vì người xem không thể thấy được sự khác nhau giữa các độ phân giải với nhau.

    Nguồn:
    Macworld

    ...
  2. Sát Thủ VietDesigner

    Sát Thủ VietDesigner Thành viên cấp 2

    sau khi đọc lại lần thứ 3 em vẫn ko hiểu :((

    - nếu độ phân giải cao nghĩa là trên một bức ảnh sẽ có nhiều pixel hơn, chúng ta sẽ zoom dc nhiều hơn hoặc in ảnh lớn hơn với chất lượng dc đảm bảo.
    - nhưng với cùng một kích thước cảm quang thì độ phân giải nhỏ hơn sẽ cho ảnh tốt hơn.
    em ko nhớ là đọc dc ở đâu, bác có thể giải thích lại giúp em dc ko?
  3. muzakk

    muzakk Thành viên cấp 1

    khó hiểu vãi @@
  4. TrungZeo

    TrungZeo Thành viên cấp 1

    đúng
    tầm hiểu biết của e thì e tóm tắt thế này
    - độ phân giải ít: mật độ điểm ảnh phân bố trên đó sẽ chia ra theo kích thước ảnh, ví dụ ảnh 1280x800 có dpi là 72.
    - độ phân giải cao: mật độ điểm ảnh sẽ cao hơn, cùng 1 kích thước nhưng ta có dpi là 300.

    Nếu trong cùng 1 kích thước: ví dụ là 800x600, ảnh có 72dpi khi in ra thì vừa đúng mức độ thể hiện màu có thể hiện lên trên màn ( ảnh/film ) thì cũng gần như ngang ngửa ảnh có kích thước tương đương nhưng có dpi cao hơn, chỉ khác là ảnh có dpi cao cho ra ảnh sắc nét hơn ảnh có 72dpi (vừa đủ), nhưng không chênh lệch nhiều.

    Cái này áp dụng cho thiết kế in và design.
  5. stormeyehsh

    stormeyehsh Thành viên cấp 1

    Hic... mấy bác giải thích cho có đầu có đuôi giúp em. Tại khi in ấn, nếu muốn hình ko bị vỡ thì phải chỉnh ppi cao, mà file như dzậy có khi lên tới cả GB. Các pác chỉ cho e làm sao để biết với cỡ hình như dzậy thì chỉnh ppi hay thông số như thế nào cho hợp lí khi in ra hình ko bị vỡ mà dung lượng file hình thấp. Thanks mấy pác nhìu.^:)^
  6. TrungZeo

    TrungZeo Thành viên cấp 1

    File lên cả gb là chuyện bình thường.
    Còn chuyện tăng dpi lên thì ko thể được, vì ảnh gốc quyết định, trừ khi ta chỉnh ngay từ đầu hoặc có ảnh raw.
    Muốn ảnh có dpi cao mà ảnh lại quá nhỏ và dpi thấp, khuyên bạn mang đúng kích thước đó ra in và scan lại, chỉ có cách đó với tăng dpi cao cho tấm hình của bạn.
    Thân.
  7. khanhquoc

    khanhquoc Banned

    Thanks bạn, mà mình đọc không hiểu cho lắm
  8. thứ 6 ngày 13

    thứ 6 ngày 13 Thành viên cấp 1

  9. tamcon

    tamcon Thành viên cấp 1

    Mềnh hiểu đơn giản thế này: độ phân giải là khái niệm thể hiện mật độ phân bố các điểm ảnh trên bề mặt thể hiện (giấy hay màn chiếu), còn điểm ảnh hiểu nôm na là điểm có màu sắc.
    -độ phân giải đối với máy in ( dpi): máy in in hình ảnh theo dạng chấm các chấm màu trên giấy *đại loại thế* 100dpi tức là 100 chấm màu trên 1inch vuông. dpi càng cao thì càng nhiều chi tiết->càng nét
    -độ phân giải đối với màn chiếu như máy tính, tv,...(ppi): so sánh với máy in, coi màn chiếu đó là 1tờ giấy in. pixel là các ô trên tờ giấy đó (hay các chấm màu), càng nhiều ô mức độ hiển thị chi tiết càng cao.
  10. Vũ Đức Minh

    Vũ Đức Minh Thánh Tõm

  11. nickydao

    nickydao Thành viên cấp 3

    Chỉ cần hiểu là khi làm ảnh để phục vụ trên web thì để 72 dpi là đủ và để ảnh không bị nặng load lâu, làm ảnh để in thì để 300 dpi để in ra không bị bể.
  12. Tuấn Minh

    Tuấn Minh Mới đăng kí

    Các bác cho em hỏi nên để độ phân giải bao nhiêu là chuẩn để dùng photoshop ạ?
  13. nguyenhanh028pr

    nguyenhanh028pr Mới đăng kí

    Photoshop chỉ là 1 phương tiện để xử lý các file bimap thôi bác Tuấn Minh ạh, còn tuỳ mục đích bác làm gì sau khi xử lý xong mà bác để độ phân giải khi làm việc. Ví dụ bác cần 1 bức ảnh làm hình nền Destop, độ phân giải màn hình của bác là 1024 x 768px thì bác chỉ cần 1 file có kích thước 1024 x 768pixel với mật độ 72px/inch. Còn nếu dùng cho in ấn bác lại phải tạo 1 file có mật độ điểm ảnh khác: bác muốn in 1 file khổ A4 thì bác phải tạo 1 file có kích thước: 21 x 29.7cm với mật độ điểm ảnh là 300px. Đại để thế :))
    xpacta.skid thích bài viết này

Ủng hộ diễn đàn