Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

"Tôi vẽ cả ngày"

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm / Kiến thức dành cho designer' được đăng bởi boyplay, 14/9/12.

Lượt xem: 8,195

  1. boyplay Thành viên cấp 3

    Sẽ có bao nhiêu người phản ứng khi nghe một ai đó nói họ dành cả ngày với cây bút chì trên tay. Nó thường được cho là một sự thực hành sáo rỗng, vô bổ. Những người đó được xem như đang suy nghĩ vu vơ, vô định và bận rộn với những nét vẽ nguệch ngoạc.


    Nhưng đối với chúng ta, những nhà thiết và các họa sĩ, vẽ là một hoạt động không thể tách rời dành cho những người sáng tạo, ngoài trừ ý nghĩ cho rằng việc vẽ "linh tinh" chỉ tốn thời gian, thì thực tế là chúng ta vẫn hoàn thành tốt công việc.

    Vậy, tại sao trong các buổi họp, nói chuyện hoặc huấn luyện, phần lớn các nhà thiết kế chúng ta vẫn cầm một cây bút và vẽ một cái gì đó, nhưng lại không đánh mất sự tập trung?

    Doodle là từ dùng để chỉ việc này. Tại sao chúng ta lại không thể dừng việc vẽ nguệch ngoạc. Hầu hết chúng ta (dân thiết kế) làm việc, và nó đem lại lợi ích gì? Liệu việc hý hoáy cây bút liên tục có giúp chúng ta suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi?

    Doodle là gì?

    Theo từ điển Doodle là một động từ (vẽ một cách lơ đãng) và như một danh từ (một bản vẽ thô trong lúc lơ đãng). Từ tiếng Việt thích hợp là "Vẽ nguệch ngoạc", với "nguệch ngoạc" để chỉ sự cẩu thả, không ngay ngắn.

    Không có gì ngạc nhiên, khi chúng ta thường bị than phiền bởi những tác phẩm được sinh ra trong lúc "lơ đãng" này. Nó có thể xuất hiện bất cứ đâu, trên bàn, trên tường, trên các cuốn sổ ghi chép… Dĩ nhiên những người khác sẽ nói "Nên kiếm việc gì làm hơn là ngồi vẽ vớ vẩn như vậy"

    Tại sao chúng ta vẽ nguệch ngoạc?

    Để ý tới những đứa trẻ, ngay khi chúng chưa thể nói, chúng có thể vẽ. Đó là một quá trình đi lên của bộ não phẩn ứng với xung quanh. Chúng không chỉ vẽ những gì chúng thấy, mà chúng vẽ cách chúng nhìn thế giới.

    Những bản vẽ nguệch ngoạc của những đứa trẻ không hẳn là thể hiện sự thật, những là một nỗ lực để hiểu về nó. Không có gì ngạc nhiên khi chơi, thử và thất bại là một nền tảng quan trọng của việc học. Đứa trẻ không quan tâm tới việc người khác xem chúng vẽ hay chỉ ra những gì vô lý.

    Chúng vẽ, các bức tranh, những nét vẽ lung tung là cách những đứa trẻ thể hiện ý tưởng và chỉ ra cách nhìn nhận vật thể. Nó tới từ các hình ảnh vật lý chạy qua suy nghĩ của con trẻ.

    [​IMG]


    Tương tự, một bản vẽ nguệch ngoạc của người trưởng thành dùng để hình dung ý nghĩ trong đầu và chúng ta có thể tương tác với những ý nghĩ đó.

    Học qua hình ảnh

    [​IMG]


    Theo Linda Sliverman, đám đốc của Institute for Study of Advanced Development và Gift Development Center và cũng là tác giả của Upside-Down Brilliance: The Visual=Spatial Learner.


    Loài người thường có mong muốn thể hiện bằng hình ảnh những gì họ nghĩ trong đầu và trong trí nhớ để giao tiếp với những ý nghĩ của người khác. Những hình vẽ trong hang động từ rất xa xưa đã thể hiện mong muốn giao tiếp với người khác, cho phép những ý tưởng được truyền từ người này tới người khác.

    [​IMG]

    Kế tiếp, chúng ta vẽ nguệch ngoạc vì bộ não của chúng ta được thiết kế để phản ứng với thế giới xung quanh. Theo Carol Jeffers, giáo sư tại trường California State, bộ não chúng ta là mạng lưới để tương tác, phản ứng, học hỏi, phản chiếu hành vi.

    Nghĩ theo cách này. Khi bạn vào xem một buổi triễn lãm nghệ thuật và nhìn thấy một bức tranh khiến bạn tò mò, phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Bạn muốn chạm vào nó phải không? Tôi nghĩ vậy.

    Khi tôi ở trong một học nhảy, tôi thường ngồi và dõi theo những người tôi cho rằng họ là vũ công tuyệt nhất, quan sát họ một cách tập trung là cách lưu họ vào bộ nhớ. Tôi thường tới các viện bảo tàng, nhà triển lãm, từ một khoảng cách nhất định tôi quan sát những nét vẽ, hình dáng trên bức tranh hay tác phẩm thiết kế. Tôi làm việc này với sự tò mò và mong muốn lưu giữ những gì tôi đã thấy.

    Cách đây 100 năm, Maria Montessori phát hiện ra sự liên kết giữa va chạm vật lý và chuyển động và học hỏi ở trẻ con. Montessory dạy những đứa trẻ cách sử dụng ngón tay trỏ để di chuyển theo hình dạng của một chữ cái để giúp hình dạng đó được lưu vào bộ nhớ.

    Tôi cũng được dạy nếu muốn nhớ từ tiếng Anh nào thì cần viết ra giấy.

    Vậy tất cả chúng ta vẽ nguệch ngoạc là hình thức chuyển động vật lý để lưu giữ những ý tưởng mà chúng ta thấy ấn tượng và muốn tương tác.

    Một nghiên cứu gần đây của giáo sư tâm lý học Jackie Andrade từ Anh. ông cung cấp thông tin cho 20 người và ngay lúc đó đề nghị họ vẽ nguệch ngoạc những thông tin đó, và 20 người thì không cần vẽ. Kết quả những người vừa nghe vừa vẽ nhớ được nhiều hơn 29% thông tin.


    [​IMG]



    Giáo sư tại Cornel University, Joseph D. Novak cho rằng chúng ta được dạy để nhớ chứ không được dạy để đánh giá thông tin được cung cấp. Trong những buổi học truyền thống, tất cả đều theo khuôn mẫu. Ngồi, nghe và nhớ.

    Vẽ "vớ vẩn", tạo ra vài biểu đồ giúp chúng ta không chỉ hòa nhập, nó còn giúp nhận diện những cấu trúc cơ bản của lý thuyết, nó cũng kết nối ý tưởng theo một phương thức trực giác.

    Trong buổi TED talk, Sunny Brown giải thích lợi ích của việc vẽ nguệch ngoạc và thậm chí đề nghị cung cấp sự giải thích trong từ điển Oxford Dictionary:



    Các nhà thiết kế sử dụng điều này có lợi gì?

    Là một nhà thiết kế, chúng ta có những lợi thế độc đáo khi múa may cây bút. Chúng ta không chỉ nguệch ngoạc để giữ tập trung – chúng ta còn phác thảo ý tưởng để giải quyết vấn đề và có những phản hồi ngay lập tức từ khách hàng và đồng nghiệp.

    Những nhà thiết kế như Craighton BermanEva-Lotta Lamm là hai minh chứng tuyệt nhất của xu hướng "sketchnotating" – tạm dịch là lưu giữ phác thảo.

    Berman cho rằng sketchnotating giúp


    Trong năm 2009, tôi có đọc cuốn sách tiêu đề The Back of the Napkin của Dan Roam. Ông sử dụng một các tiếp cận đơn giản để giải quyết vấn đề trực quan. Mọi ý tưởng đều thông qua năm câu hỏi cơ bản để khuyến khích ý nghĩ tham gia. Quá trình này viết tắt là SQVI^.

    "S là simple hay elaborate – đơn giản hay phức tạp. Q là qualitataive of quatitative – đinh tính hay định lượng. V là vision và exuction – tầm nhìn hay thực hiện. I là individual hay comparison – các nhân hoặc so sánh, và ^ là change hoặc status quo – sự thay đổi hay hiện trạng.

    Những lựa chọn đơn giản này cùng kết hợp với 5 hình vẽ đơn giản để hiểu tốt hơn vấn đề và kiếm giải pháp. Roam nói.

    "Nếu có một cách nhanh chóng nhận ra vấn đề, hiểu chúng trực giác, tự tin nhận diện chúng, và nhanh chóng truyền đạt tới người khác những gì chúng ta khám phá ra?

    Nếu có một cách để giải quyết hiệu quả những vấn đề kinh doanh, hiệu quả hơn nữa và – tôi ghét phải nói (rất nhiều lần) – nó có thể vui hơn? Đó là tất cả những gì được gọi là suy nghĩ trực quan (Visual thinking), và nó là những gì cuốn sách đề cập. Giải quyết vấn đề bằng hình ảnh."

    Sau khi đọc cuốn sách này, tôi bắt đầu tập vẽ nguệch ngoạc nhiều hơn, thay vì tập trung một cách đặc biệt, tôi sẽ tập trung vào khái niệm (Concept), từ quan trọng và ý tưởng.


    [​IMG]


    Kể từ năm 2011, tôi bắt đầu hành động để nâng cao nhận thức của việc vẽ nguệch ngoạc đối với các sinh viên của mình, tôi nói họ "hãy vẽ những gì đang có trong đầu, nhưng sau đó tôi muốn vẽ lại những bài giảng của tôi."

    Họ bắt đầu vẽ những gì họ thích, và sau đó phát hiện ra là nó hấp dẫn hơn làm các câu đố. Tôi cho phép họ vẽ trong lớp, nhưng với điều kiện nó phải dựa trên bài giảng trên lớp. Sinh viên tập trung nhiều vào các buổi học và tham gia các buổi thảo luận về thiết kế hơn.

    Những hình ảnh typographic bắt đầu được sử dụng trong lớp một cách tự nhiên bằng cách sử dụng các yếu tố hình học cơ bản và sự tổ chức, nhóm các ý tưởng theo các thư mục. Họ sẽ nhóm ý tưởng với đường nét, hình hộp, dấu hiệu và bất cứ điều gì.

    Tiêu đề bài giảng có thể được vẽ lớn hơn, đậm hơn, và khái niệm chính của bài có thể được làm nổi bật. Học cách nhận biết đường cong của Typography không dễ với chúng tôi, nhưng vẽ và sketchnotating thực sự khiến chúng dễ dàng hơn để nắm bắt. Dưới đây là một số bản vẽ của sinh viên.

    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]


    Như chúng ta đã thấy, vẽ nguệch ngoạc thực sự đem lại nhiều lợi ích. Việc vẽ giúp bộ não tiếp thu dữ liệu, giải quyết vấn đề. Chúng ta cứ vẽ và đừng quan tâm tới xấu hay đẹp, chúng ta dùng nó để tập trung và ghi nhớ.


    Vậy bạn còn đợi gì nữa. Vẽ thôi!


    THeo iDesign, dịch từ SmashingMagazine

    ...
  2. Midoriniji

    Midoriniji Thành viên cấp 2

    Đọc cái này nhớ hồi xưa có đọc 1 quyển sách giải mã các hình vẽ nguệch ngoạc mà 1 người thường hay vẽ, nhớ là vẽ mắt đẹp là người thiên về nghệ thuật, yêu thích và có năng khiếu về nghệ thuật, có thẩm mỹ cao, vẽ hình lò xo xoắn ngang là người có tư duy logic...
    madmeo thích bài viết này
  3. allow223

    allow223 Thành viên cấp 1

    [​IMG]

    Giống mình 1 năm trc
    Star thích bài viết này
  4. madmeo

    madmeo Thành viên cấp 2

    mình rất thích vẽ mắt, hì hì, không biết có năng khiếu ko nhỉ :D
  5. chichicherry123

    chichicherry123 Thành viên cấp 1

    vẫn đang vẽ ạ ~ =))

Ủng hộ diễn đàn