Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Học vẽ thì bắt đầu từ đâu?

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Thảo luận về Painting' được đăng bởi Cruz Kr, 11/1/15.

Lượt xem: 27,158

  1. Cruz Kr Mới đăng kí

    E đang học cấp 3 ban A và sau này có ước mơ làm 1 NA và CE (tóm lại là bên máy tính). Nhưng e cũng rất thích hội họa (vẽ bằng cả giấy và máy [​IMG]), e tính vẽ để giải tỏa sở thích cá nhân chứ không chuyên sâu thành họa sĩ nhé. E rất thích vẽ những kiểu dư lày [​IMG]:

    Nhưng trình e chỉ vẽ được dư lày [​IMG]:

    Thế câu hỏi được đặt ra là e nên làm gì bây giờ? E đã tính đi học vẽ nhưng lại hơi ngại (chuyên Toán Lý Hóa đi học vẽ e thấy hơi kỳ HM36oct.gif ). Nhưng e cũng định xin thử nhưng cũng đang băn khoăn là không biết nên tự học hay đi học vì thật sự e chả biết tự học dư lào và nếu đi học cũng chả biết học ở đâu gần cái Q.Phú Nhuận này. Bác nào có cao kiến xin giúp đỡ e với ạ [​IMG].

    ...
  2. ToiHocDoHoa.com

    ToiHocDoHoa.com Thành viên cấp 3

    lao vào mấy lớp luyện thi để học vẽ hình khối
    mua quyển sách vẽ vài chục ngìn, tập vẽ mỗi ngày một vài giờ
    vài tháng sau e tự biết đường
    :x
    Cruz Krvanmailaemtran thích bài viết này.
  3. beastar

    beastar Banned

    Đầu tiên là tìm 1 ông thầy dạy trc đi đã :D
  4. Rikato

    Rikato Thành viên cấp 2

    - Chuyên toán lí hóa thì học vẽ cũng đâu có ảnh hưởng gì :)) quan trọng là đam mê và quyết tâm. Bạn có thể tham khảo nhiều Tut trên mạng để học hỏi thêm. Chúc vui :3 :3
  5. vanmailaemtran

    vanmailaemtran Thành viên cấp 1

    chung câu hỏi với bác thớt.
    có ai là cao nhân vô khai sáng cho em với bác thớt với.
    thank nhìu nhìu lém.
  6. dabeomoon

    dabeomoon Thành viên cấp 4

    Phú Nhuận thì đăng ký học lớp luyện vẽ ở gần đại học mỹ thuật đi. Toán lý hóa học tốt thì cơ sở về tạo hình của bạn sẽ không tệ, luyện hình họa màu 1,2 tháng liên tục nếu tục nếu bạn có khiếu bạn sẽ vẽ được.
    lớp vẽ 62 Nguyễn Duy Q.Bình Thạnh
    ChiPFirE thích bài viết này
  7. ChiPFirE

    ChiPFirE Mới đăng kí

    dabeomoon : mình tham khảo lớp vẽ 62 thì có các lớp:
    - Hình họa - mẫu người
    - Hình họa
    - Hình họa cơ bản - màu

    Vậy nên học lớp nào nhỉ ? Mình muốn theo hướng thiết kế logo, brand design,
    thiết kế giao diện người dùng (UI)...
  8. Cruz Kr

    Cruz Kr Mới đăng kí

    Cám ơn các bác [​IMG]
  9. ChiPFirE

    ChiPFirE Mới đăng kí

    TPHCM thì chỗ nào dạy vẽ tốt vậy mọi người. Mình muốn cũng cố khả năng vẽ tay.
  10. Estron Stiwdio

    Estron Stiwdio Thành viên cấp 2

    Quá trình học vẽ của tớ là thế này:
    - Vẽ nhăng vẽ cuội cái gì mình thích
    - Vẽ theo mẫu mẹ chỉ
    - Tô màu theo mẫu mẹ chỉ
    (... giai đoạn bé tập tô này là dưới 5 tuổi)
    - Mẹ không vẽ hộ cho bài tập nên là phải tự vẽ lấy, bắt đầu từ copy y chang tranh mẫu.
    - Copy chuẩn thế là thích quá, copy đủ từ Doraemon, Thủy thủ mặt trăng, Sôn gô ku...
    - Ba mẹ cho đi học vẽ ở cung thiếu nhi theo sở thích, Lớp học này là cho bất cứ đứa trẻ nào, chỉ việc lên lớp, vẽ theo mẫu thầy cô đưa, thầy cô chỉ cho vài mánh trộn màu, rất nhiều bạn không có năng khiếu tẹo nào nhưng bị bố mẹ bắt đi học ở lớp này.
    (... đó là giai đoạn bé học vẽ dưới 10 tuổi)
    - Cấp 2 thì cô giáo dạy vẽ rất chú trọng đào tạo những đứa có năng khiếu
    - Nói thật các bài học vẽ trên lớp hồi cấp 2 có đủ cả: Hình họa đánh bóng ấm chai lọ, hội họa vẽ lọ hoa, trang trí hoa văn đường diềm hình tròn hình vuông, thiết kế bìa sách, minh họa báo, tranh cổ động... Thậm chí trường cấp 2 cũng có lớp vẽ dành cho đứa nào mê vẽ quá. Phải nói là tớ iu cô giáo dạy họa nhất.
    - Lên lớp 9 không còn môn vẽ nữa nên mình lại quay trở về vẽ fan art, ban đầu vì khó nên vẽ kiểu can, về sau cần hình to hơn thì tự vẽ, về sau nữa cần nó khác bức gốc thì tự nghĩ ra để vẽ.
    - Lên lớp 10 thì tớ nghĩ cần phải thoát ra tầm ảnh hưởng của các họa sĩ mà tớ thần tượng nên là cố tạo ra style riêng - phải nói là bi giờ vẫn cố - nhưng vẫn là bị ảnh hưởng - Buồn nhẹ.
    - Nói chung cho đến khi bắt đầu học vẽ để đi thi vô các trường Mỹ Thuật thì mình vẽ cũng khá rồi...
    Và đây là quá trình học vẽ để đi thi:
    - Không như bạn mơ, học vẽ làm nhiều đứa chán, đang vẽ tự do bay bổng mà cứ phải đo đo cái tượng. Đang vẽ mềm mại thì phải thật cứng tay, phải tả được khối, bóng, cánh tay phải linh hoạt...
    - Bài màu thì ngồi chép cái bảng màu, bẩn ơi là bẩn (Chưa bao giờ học bài này khi đi ôn thi vì không đủ tiền mua mầu).
    - Thi trường nào thì phải vẽ phong cách trường đó.
    - Phải gạt bỏ hết phong cách vẽ đã có - ví dụ ai đang vẽ style manga thì quên nó đi mà luyện thi. Nó sẽ làm hỏng tay bạn.
    - Kì cục là nhiều đứa vẽ tượng rất tốt nhưng để vẽ sáng tạo thì nó chịu thua, nhưng mà khi đi thi thì phải vẽ chính xác như đứa trên, do vậy đừng coi thường nó vội.
    - Phải cực chăm vì có rất nhiều anh chị luyện thi 2,3 năm mà vẫn tạch, họ sẽ quay trở lại và mình sẽ bị loại ra...
    --> Ở trên chỉ là kinh nghiệm về vẽ là luyện thi vẽ phục vụ cho ham muốn vào trường vẽ.
    Nói chung phải thật kiên trì, dù vẽ không khá nhưng cứ cố gắng thì sẽ được cái gì đó thôi. Nên luyện tập chăm chỉ bằng cách tự vẽ ở nhà nhiều (copy tranh chẳng hạn, copy bất cứ cái gì bạn thích) kết hợp với bài giảng của thầy cô ở lớp (thầy cô sẽ dạy vẽ tổng thể trước, bố cục như thế nào, nhấn nhá vào đâu, phải hiểu cấu tạo của thứ bạn vẽ...)
    son_volam002QuangToya2212 thích bài viết này.
  11. Mèo Mun Đi Hia

    Mèo Mun Đi Hia Thành viên cấp 2

    quy trình để có bức mà bạn mong muốn:
    1/. scan bức đó ra
    2/. Lấy giấy trắng đè lên
    3/. Vẽ !!!
    4/. Tô !!!
    5/. Thành phẩm :3 :3
  12. drax

    drax Thành viên cấp 4

    Estron Stiwdio
    "Phải cực chăm vì có rất nhiều anh chị luyện thi 2,3 năm mà vẫn tạch, họ sẽ quay trở lại và mình sẽ bị loại ra".

    Bại tướng sẽ luôn là bại tướng. Cùng 1 cuốn binh pháp, tại sao có kẻ thắng người thua. Luyện vẽ 2 năm mà vẫn không đỗ nổi thì nên buông tay. Rõ ràng là không có tư chất. Quá lãng phí thời gian, tâm sức cho một điều mình không có khả năng.
  13. Estron Stiwdio

    Estron Stiwdio Thành viên cấp 2

    drax
    Như người ta hay nói để thành công 1% là năng khiếu, 99% là chăm chỉ.
    Môn vẽ thì cũng chủ yếu là do luyện tập dựa trên năng khiếu. Vẽ tự do và vẽ để đi thi hoàn toàn khác nhau. Có những đứa con nhà nòi được bố mẹ chỉ dạy từ bé, có những đứa luyện thi từ lớp 10, có những đứa đến tận hè sau TN lớp 12 mới luyện thi. Như vậy thì khả năng chênh nhau cực kì cao.
    Cơ bản là bạn phải biết khả năng của mình có cố được bằng người khác không, biết được bạn có thể tạo ra style khác người khác không.
    Nhiều khi thi đậu hay không cũng là do duyên - ví dụ chẳng may bị ốm, chẳng may bài rách, chẳng may bị bắt vì quay bài môn lý thuyết, lý do lớn nhất là các trường lấy theo chỉ tiêu từ trên xuống dưới, nhiều khi vẽ tôt điểm cao nhưng lại quá đông đứa như thế khiến cho chúng ta năm sau phải quay lại báo thù.
    Với môi trường mỹ thuật chuyên nghiệp và những thí sinh có năng khiếu thực sự mà đã luyện tập chăm chỉ thì thời gian 2,3 năm thì nên nhìn mà học thôi, không thể nói họ là bại tướng vì họ đâu có bỏ cuộc.
    Từng bắt gặp những anh chị luyện thi đến tận năm thứ 4 mới thành công. Hoặc có những anh chị 30 - 35 tuổi mới vào đại học, hoặc cũng có những anh chị đã có 1 bằng đại học khác rồi nhưng vẽ vẫn còn trong máu nên không bỏ được, thế là vừa học vừa làm.
    Không có sự thành công nào mà không đòi hỏi hy sinh cả.
    QuangToya2212, DauQ, AnewwaY1 người khác thích bài viết này.
  14. drax

    drax Thành viên cấp 4

    Estron Stiwdio 1% năng khiếu đó đủ để phân cao thấp rồi bạn ạ. Tư chất chỉ hơn nhau một chút, khả năng đã khác nhau một trời một vực r.
  15. Soullegend

    Soullegend Thành viên cấp 3

    tớ lại nghĩ trừ khi bạn muốn làm đại danh họa, còn ko làm họa sĩ bình thường chỉ cần chút ít năng khiếu và rất nhiều luyện tập, ai có năng khiếu nhiều thì tiến trình đó dc đẩy nhanh hơn mà thôi. Cái vấn đề năng khiếu chi phối thì hội họa thoải mái hơn âm nhạc rất nhiều, đừng lo!
    AnewwaYdrax thích bài viết này.
  16. namdu8816

    namdu8816 Mới đăng kí

    mình học ở q1 thấy cũng được lắm bạn à. Nếu bạn quan tâm thì vào web hay fb xem nhé 3dmotion.vn
  17. thanh1683

    thanh1683 Thành viên cấp 1

    Học vẽ đồi hỏi những yếu tố sau đây:
    - Có năng khiếu (sẽ thành thạo và giỏi hơn những bạn không có năng khiếu, tuy nhiên những bạn không có năng khiếu vẫn có thể học vẽ)
    - Chuyên cần, chăm chỉ,
    - Thời gian (nên dành thời gian nhất định trong ngày để tập vẽ)
    - Vẽ hằng ngày, không nên bỏ vẽ. Sau 1 tháng các bạn sẽ cảm nhận được tác phẩm đầu tay và tác phẩm sau 1 tháng và nó làm động lực cho các bạn phấn đấu hơn nữa.
    Góp vui tí!
  18. Reija Pearl

    Reija Pearl Mới đăng kí

    Như mình ban đầu là chép tranh (ko chép đẹp y hệt được cũng cứ chép). Sau đó nghĩ gì vẽ nấy, chăm quan sát và tưởng tượng. Sau đó thì lên mạng xem tut (thích tut về gì thì search cái đó, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể xem dc tut tiếng Anh) Và quan trọng nhất là chăm chỉ bạn nha. Có thể không bỏ ra được nhiều thời gian cũng ko sao, miễn là chăm.
  19. MeGAIdea

    MeGAIdea Mới đăng kí

    1. Hãy bắt đầu từ khối cơ bản:

    a. Tự tạo mẫu vật:
    Bên trên bài viết có trình bày cách dán giấy trắng xung quanh mẫu vật để giả chất liệu thạch cao. Các bạn lấy các mẫu mà các bạn thu thập được tại đống “đổ nát” trong nhà ra sắp xếp, đầu tiên là 1 đến 2 mẫu có hình khối tương tự các khối cơ bản: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối cầu, khối trụ, khối nón… Cách sắp xếp thì giống như mình đã xếp trong kho hình mẫu. Lưu ý không để hai vật thể tiếp xúc nhau hoặc quá gần nhau đến mức khó xác định ranh giới. Đặt mẫu vật tại nơi có nguồn sáng một bên như cửa sổ, cửa đi, nếu là buổi tối thì có thể lấy đèn học rọi lại.
    Ngoài ra bạn có thể chép trực tiếp từ một bài vẽ hoặc từ kho mẫu vật mà mình đã up.

    b. Cách vẽ:
    Ngồi trên ghế 30cm và cách xa ít nhất là 2m.Đầu tiên bạn hãy áp dụng những gì đã đọc trong tài liệu, bắt đầu tuần tự từ đo đạc, canh chỉnh tỷ lệ đến việc đánh bóng. Trong suốt quá trình vẽ, nếu là mới tập thì có thể tham khảo tài liệu để hoàn chỉnh tác phẩm, nếu là học lâu thì phải canh thời gian khoảng 3,5 tiếng một bài.Xong tác phẩm bạn chụp hình cẩn thận, chọn nơi có ánh sáng ban ngày nhưng không được để mặt trời rọi thẳng vào tác phẩm để chụp lại, chụp luôn hết mép giấy để các thầy cô nhận xét về bố cục.


    2. Lên tượng:

    a. Cơ bản tượng
    Bạn có thể lấy một trái bóng (làm đầu tượng) kết hợp một lon sữa bò (cổ tượng) kết hợp một hộp bánh hình lập phương (đế tượng). Dán lại bằng keo sữa hoặc 502 là chúng ta có ngay một đầu tượng căn bản. Nhớ là phải phủ giấy trắng “thạch cao” trước.

    b. Vẽ mẫu thật
    Bạn tìm mua tượng tại các thành phố lớn về đặt trên cái kệ đã đề cập ở phần đầu, ngồi xa 2 đến 3m để thực hiện. Vẽ tuần tự từ ông già – bà già – trung niên – thanh niên – cô gái – em bé. Đấy là thứ tự các mức độ khó của tượng.

    c. Chép tranh
    Bạn cảm thấy bế tắt trong sự tiến bộ của mình hãy tìm đến việc chép tranh, hãy chép từ ngũ quan cho đến toàn bộ bức tượng trong một cuốn sách Tàu (rõ nét)

    Lưu ý nguyên tắc sau để cân nhắc lựa chọn hình thức tự luyện:“Chép tranh dễ hơn vẽ tượng thật. Chép ảnh không hiệu quả bằng mẫu thật.”

    Ghi chú: Việc tự học đúng cách có thể giúp bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi, thậm chí là hơn các bạn được đào tạo tại lò, tuy nhiên sự kiên trì, cố gắng phải gấp nhiều lần so với việc đi học, đồng nghĩa với việc các bạn mất thời gian nhiều hơn. Bài viết hướng đến các bạn ở miền xa, không có điều kiện tham dự vào các lò luyện vì lý do địa lý và các bạn đã đi học nhưng muốn dành ít thời gian luyện tại nhà.
    Trích: Phương pháp học vẽ tại nhà của htarch, hy bọng giúp ích cho bạn

Ủng hộ diễn đàn