Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Loạt ảnh gây sốc về chiến tranh Việt Nam của Philip Jones Griffiths

Chủ đề thuộc danh mục 'Các bộ ảnh ấn tượng' được đăng bởi Liebestraum, 27/4/13.

Lượt xem: 16,571

  1. Liebestraum Clone Stamp Talent

    Loạt ảnh gây sốc về chiến tranh Việt Nam của Philip Jones Griffiths


    Philip Jones Griffiths (1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường huyền thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

    [​IMG]
    Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh khiến người xem bàng hoàng khi phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới...
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lính Mỹ tại một ngôi làng nằm trên hành trình "tìm - diệt" ở Quảng Ngãi, 1967. Trong những chiến dịch như vậy, tất cả những người đàn ông bị phát hiện khi lẩn trốn đều sẽ bị giết. Cũng không hiếm trường hợp lính Mỹ giết cả người già, trẻ em và phụ nữ để làm đẹp những bản báo cáo.
    [​IMG]
    Thi thể một nạn nhân của chiến dịch tìm - diệt bị lính Mỹ hành hạ bằng dao, Quảng Ngãi 1967.
    [​IMG]
    Người phụ nữ bị thương nặng ở mặt này được lính Mỹ gắn thẻ VNC (thường dân Việt Nam). Đây là một điều không bình thường, vì những người bị thương luôn mang thẻ VCS (tình nghi Việt Cộng), và người chết sẽ mang thẻ VCC (xác nhận là Việt Cộng) để không làm tổn hại đến hình ảnh lính Mỹ. Có lẽ tình trạng của bà đã khiến người phụ trách cảm thấy thương hại (Quảng Ngãi, 1967).
    [​IMG]
    Tại một bệnh xá ở Quảng Ngãi năm 1967, nhóm bệnh nhân nặng này không được phẫu thuật và phải đối diện với cái chết. Bác sĩ phẫu thuật duy nhất (là người Tây Ban Nha) tại đây nói trong nước mắt: “Không thể nào phẫu thuật cho tất cả mọi người. Mỗi buổi sáng tôi đều đặt cược vào Chúa – người sẽ quyết định ai sẽ chết, và ai được tôi cho một cơ hội để sống”.
    [​IMG]
    Quang cảnh nhìn từ trực thăng Mỹ trong chiến dịch "Cedar Falls" ở miền Nam Việt Nam năm 1967.
    [​IMG]
    Lính Mỹ tiến hành các hoạt động càn quét tại phía Tây Bắc Sài Gòn, 1967.
    [​IMG]
    Người dân mang theo những tài sản quý giá nhất để di tản khỏi vùng chiến sự, 1967.
    [​IMG]
    Mặt đất mịt mù cát bụi do sức gió của chiếc trực thăng Chinook, 1967.
    [​IMG]
    Một người nông dân cố gắng tươi cười khi lính Mỹ tiến vào thửa ruộng của ông, đồng bằng sông Cửu Long năm 1967.
    [​IMG]
    Một cậu bé khóc lóc bên xác chị gái bị thiệt mạng do hỏa lực từ trực thăng Mỹ, được xe tải của sở cứu hỏa Sài Gòn thu gom trên đường phố trong cuộc chiến tại Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968,
    [​IMG]
    Một phụ nữ bị thương do giao tranh tại Sài Gòn năm 1968.
    [​IMG]
    Cậu bé này đã bị chết bởi súng máy từ trực thăng Mỹ khi đang đi đến một nhà thờ. Sự bối rối trong tác chiến thành thị đã khiến những cộng đồng ủng hộ Mỹ trở thành nạn nhân của súng đạn Mỹ.

    [​IMG]
    Những người di tản hoảng loạn tháo chạy trong tiếng súng nổ và khói lửa mịt mù của Sài Gòn năm 1968.
    Những diễn biến của cuộc chiến tại thành phố đã khiến cư dân thành thị không còn hi vọng vào lời hứa bảo đảm an toàn của những nhà lãnh đạo vốn đã mất uy tín của họ.

    [​IMG]
    Lính Mỹ đưa nước uống cho một chiến sĩ Việt Cộng, do khâm phục tinh thần quả cảm của người này. Anh đã chiến đấu trong ba ngày với một đoạn ruột bị sổ ra, được úp trong một chiếc bát buộc ở bụng trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

    [​IMG]
    Cậu bé này là một quân nhân của chính quyền Sài Gòn, được gọi là "tiểu hổ" do đã giết chết hai cán bộ Việt Cộng, theo tin đồn là mẹ và cô giáo của cậu, 1968.
    [​IMG]
    Người dân di tản giữa những chiếc xe bọc thép của quân đội Mỹ, 1968.
    [​IMG]
    Một thanh niên bị lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 áp giải ở ngoại ô Sài Gòn, 1968.
    [​IMG]
    Hai lính Mỹ tỏ ra hốt hoảng trước một vụ nổ xảy ra ở cách đó khá xa. Một người lính khác tỏ ra khá bình thản, 1968.
    [​IMG]
    Lính Mỹ tiến hành chiến dịch ở thung lũng A Sầu (tỉnh Thừa Thiên) năm 1968. Đây là nơi 2 năm trước đã diễn ra trận Đồi Thịt Băm nổi tiếng, với những thiệt hại nặng nề của lính Mỹ.
    [​IMG]
    Một binh sĩ Sài Gòn đứng trước xác một thường dân, 1968.
    [​IMG]
    Trong khi người mẹ không giấu nổi sự sợ hãi thì em bé còn quá nhỏ để có thể hiểu điều gì đang diễn ra, 1968.
    [​IMG]
    Bé gái Công giáo cùng hành trang khi di tản của mình, 1968.
    [​IMG]
    Nỗ lực tuyệt vọng của người dân trong việc cứu ngôi nhà bốc cháy trên bờ sông ở Sài Gòn, 1968.
    [​IMG]
    Vẻ mặt mệt mỏi của lính thủy đánh bộ Mỹ trong cuộc chiến ở Sài Gòn, 1968.
    [​IMG]
    Lính Mỹ hứng nước mưa vào các bình tông cá nhân để sử dụng trong quá trình chiến đấu, 1968.
    [​IMG]
    Một đơn vị của Mỹ đã chịu thương vong khi hứng đạn pháo từ chính các đồng đội của mình. Họ chỉ có thể thoát chết nếu trú ẩn trong xe bọc thép, 1968.
    [​IMG]
    Lính bắn tỉa Mỹ trong ngôi nhà bỏ hoang ở Sài Gòn, 1968.
    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 tác chiến trên đường phố Sài Gòn, 1968.
    [​IMG]
    Cậu bé này được tìm thấy khi nằm trong vòng tay người mẹ đã chết vì trúng đạn từ trực thăng của quân đội Mỹ khi bỏ chạy khỏi ngôi nhà của mình, năm 1970. Dù sống sót nhưng cậu đã mất trí và bị xích vào giường bệnh để khỏi đập phá. Cậu luôn tỏ ra kích động khi nghe thấy tiếng máy bay trên đầu.
    [​IMG]
    Khi rảnh rỗi, lính Mỹ ở các đô thị thường tìm kiếm lạc thú trong các tụ điểm mại dâm núp bóng quán bar, khách sạn. Hình ảnh này chụp tại Cần Thơ năm 1970.
    [​IMG]
    Banner quảng cáo "Đại nhạc hội xuân vùng 4 chiến thuật" của quân đội Sài Gòn trên đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn 1971.
    [​IMG]
    Trên hành trang chiến đấu của người lính quân lực Sài Gòn này có cả tranh ảnh khiêu dâm - loại hàng hóa được nhập ồ ạt từ Mỹ, 1968.
    [​IMG]
    Không quân Mỹ trên tàu sân bay neo đậu ở Biển Đông trước khi tiến hành một chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam, 1971.
    Theo KIẾN THỨC

    ...
    Lamnhatphu87, haminh, Hưng Trần Văn22 người khác thích bài viết này.
  2. Trung Kiên

    Trung Kiên Thành viên cấp 3

    Dù vì bất cứ một lý do gì thì chiến tranh vẫn luôn là tội ác!
    Nỗi đau lớn nhất vẫn thuộc về những người dân vô tội.
    Alexandre Gepard thích bài viết này
  3. HạVũ

    HạVũ Thành viên cấp 1

    Lịch sử luôn là con điếm của kẻ chiến thắng. Thế thôi!

    [​IMG]

    Deadly Gaze
    A U.S. soldier takes a firing position during a battle in Saigon in 1968. Griffiths' most iconic work was published in the groundbreaking book Vietnam Inc., which was published while that war still raged.

    Read more: http://www.time.com/time/photogallery/0,29307,1725360,00.html#ixzz2Rg1ZVUDx
    yuhmahp, Bu Bươm Bướm, BennyEasy1 người khác thích bài viết này.
  4. K4G4

    K4G4 Thành viên cấp 1

    Ai thắng thì dân cũng khổ
  5. Hồng Sơn

    Hồng Sơn Helper

    HạVũ
    Có làm sao đi chăng nữa bạn cũng ko nên nói mấy câu vô văn hoá thế kia nhé ;)

    Muôn đời không bao giờ con cháu Việt Nam quên được nỗi khổ này :|
  6. Francisco

    Francisco Thành viên cấp 2

    chắc học được mấy cấu của bọn chém gió thích tỏ ta nguy hiểm. Riêng về khoản này thì phải công nhận họ chém gió thành thần, khả năng suy luận và logic cực cao. Nhưng nếu xét về tri thức hệ và triết học thì đ** biết cái gì cả. :)
    Bu Bươm Bướmyuhmahp thích bài viết này.
  7. doãn hữu trung

    doãn hữu trung Mới đăng kí

    nếu thế hệ mình dc sinh vào thời gan đó thì sao nhỉ?
  8. xperia_optimus

    xperia_optimus Thành viên cấp 2

    một phút mặc niệm :(
  9. Linh Giang

    Linh Giang Thành viên cấp 2

    Xúc... động...!
    Chả biết nói sao :|
  10. phamminhtuan

    phamminhtuan Thành viên cấp 1

    nhìn những nét mặt của người dân . thấy có 1 cảm xúc tuyệt vọng trong từng ánh mắt :-s
  11. tienmaivn

    tienmaivn Mới đăng kí

    tàn khốc
  12. Nguyễn Ngọc Quang

    Nguyễn Ngọc Quang Thành viên cấp 2

    Nước nào thắng, nước đó có quyền viết lên lịch sử... cái này là quy định của thế giới... không phải bao giờ lịch sử cũng chính xác và đúng sự thật hoàn toàn...( Giáo viên lịch sử mình dạy thế)
    haikhiemhtv7, Chinsu_NT, Bu Bươm Bướm2 người khác thích bài viết này.
  13. Minh Lê

    Minh Lê Thành viên cấp 1

    Xem mà muốn khóc! :((
  14. KhoaiT0

    KhoaiT0 Thành viên cấp 2

    tsb thằng ranh con dám giết cả mẹ và cô giáo x(
  15. Phạm Minh Tân

    Phạm Minh Tân Thành viên cấp 1

    chế độ cũ thỉ 13 tuổi lả đi lính rồi thì phải.
  16. htcboy1

    htcboy1 Thành viên cấp 2

    xem xong phần nào hiểu rõ hơn vệ sự tàn khốc mà người vn phải gánh chịu trong chiến tranh, thanks bác thớt >:D<
  17. Bu Bươm Bướm

    Bu Bươm Bướm Mới đăng kí

  18. Sơn Hải

    Sơn Hải Thành viên cấp 2

    Thằng nhóc " tiểu hổ " gì đó... nhìn mặt ngông nghênh
  19. kun.mutd

    kun.mutd Thành viên cấp 2

    [​IMG]

    Nhìn ánh mắt đứa bé thơ ngây quá, Chiến tranh khốc liệt, ở cái tuổi chúng ta chỉ biết nó qua sách vở, lời kể và những hình ảnh như thế này thôi, k biết nếu ở thời điểm đó thì nó khố liệt đến mức nào, cảm ơn những người anh hùng đã ngã xuống,
  20. hth02x1

    hth02x1 Thành viên cấp 4

    xem ảnh để cảm nhận sự khốc liệt và dã man của chiến tranh, với dân thường thì nước nào cũng khổ như nhau, bán mạng cho lợi ích của giới cầm quyền. Nhìn lính Mỹ đấy, cũng khổ cũng sợ chết như ng khác thôi. Ai có bố mẹ tham gia chiến tranh thì hãy về hỏi để hiểu được phần nào chiến tranh thực sự thế nào, bộ ảnh này chỉ một phần thôi, thực tế nó còn khốc liệt hơn nhiều. Tự dưng ngồi đó mà chém lịch sử với thắng thua, chém để thể hiện cái gì ở đây vậy, có gì liên quan đến chuyện thắng thua ở bộ ảnh này à.
    Zeroco thích bài viết này

Ủng hộ diễn đàn