Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Chụp ảnh là gì? Nhiếp ảnh cơ bản ISO - Khẩu độ - Tốc độ.

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi Nine Studio, 12/10/13.

Lượt xem: 19,676

  1. Nine Studio Thành viên cấp 1

    Chụp ảnh là gì?


    [​IMG]
    Chụp ảnh

    Từ thế kỷ thứ V trước công nguyên (BC) người ta đã nhận ra hình ảnh của cảnh vật bên ngoài với ánh sáng mặt trời sẽ chiếu xuyên qua một lỗ nhỏ như lỗ kim vào một căn phòng tối. Cụm từ Camera Obscura có nghĩa là "phòng tối". Phát kiến này đã giúp cho công việc của các họa sĩ vượt lên 1 tầm cao mới.
    [​IMG]
    Máy ảnh cơ bản

    Từ thế kỷ 16 Camera Obscura đã được cải thiện bằng cách sử dụng một ống kính đơn giản.
    Tới đây cơ bản đã có máy ảnh và ống kính rồi bây giờ tìm cách để lưu giữ hình ảnh lại, suy nghĩ đơn giản là tìm cái giấy gì mà tự nó cảm nhận được ánh sáng lưu lại hình ảnh mà không cần vẽ bằng bút lên giấy. Phát minh ra film âm bản với hiện tượng quang hóa của muối bạc(nếu bạn nào có film thì liếm thử sẽ thấy nó hơi mặn :P ) - bây giờ thì bên trong máy ảnh kts là cảm biến điện tử (Image sensor) thay thế cho film muối bạc.
    Khái niệm chụp ảnh là vẽ bằng ánh sáng chính là mô tả quá trình chụp ảnh này.
    * Máy ảnh cơ bản với 1 ống kính có gương phản quang nên có tên là Single lens reflex camera - ngày nay có kỹ thuật số nên có thêm "Digital" Single lens reflex camera viết tắt là DSLR.
    Còn tiếp....

    ...
    FMP thích bài viết này
  2. Nine Studio

    Nine Studio Thành viên cấp 1

    Iso là gì?
    Iso (International Organization of Standardization) dịch sát nghĩa cũng khó hiểu lắm :)). Nói theo ý hiểu cho nhanh thì Iso là đơn vị xác định độ nhạy sáng của cảm biến điện tử (Image Sensor) - nó là cái để ghi lại hình ảnh mà ánh sáng đã thành lập như phía trên đã trình bàyB-).
    Con số Iso và cách hiểu:
    25 - 50 -100 - 200 - 400 - 800 - 1600 - 3200 - 6400 - 12800 - 25600
    Số nhỏ tối - số lớn thì sáng => ánh sáng tăng ---------------->
    Hậu quả đi kèm theo là ảnh bị vỡ hạt tăng theo chiều ---------------->
    [​IMG]
    Khi lựa chọn ISO để chụp ảnh hãy trả lời bốn câu hỏi sau đây :
    1. Ánh sáng - Chủ thể của bạn có nhiều ánh sáng ko?
    2. Hạt - Bạn muốn bức ảnh dù nó có bị hạt hay bạn muốn bức ảnh không hạt?
    3. Chân - Bạn có ý định chụp ảnh với chân máy?
    4. Chủ thể - Bạn muốn hình ảnh chủ thể có chuyển động nhòe hay bị đóng băng trong ảnh?
    Nếu chủ thể ở nơi có nhiều ánh sáng , hoặc ít ánh sáng mà tôi muốn ko bị hạt , tôi lại đang sử dụng một chân máy và đối tượng của tôi là tòa nhà bất động tôi thường sẽ sử dụng ISO thấp.

    Nếu trời tối không có nhiều ánh sáng, tôi không ngại ảnh bị hạt, thêm nữa tôi không có chân máy và chủ thể của tôi đang chuyển động mà tôi lại muốn đóng băng hoạt động đó thì tôi sẽ chọn ISO cao vì nó cho phép tôi chụp với tốc độ màn trập nhanh hơn mà hình ảnh vẫn đầy đủ chi tiết màu sắc.

    Tình huống cần phải tăng ISO để tăng khả năng đóng băng chủ thể bao gồm:

    Chụp thể thao - Chủ thể di chuyển nhanh + lens chụp thể thao thường là tele nên cần tốc độ màn trập cao để không bị rung tay, nhòe hình. Ảnh thể thao tuyệt đối không được dùng Flash vì sẽ ảnh hưởng đến vận động viên :)).
    Ví dụ: CR7 chuẩn bị tung cú dứt điểm từ vị trí rất thuận lợi gần khung thành một ánh sáng Flash SB 910 bắn thẳng vào mặt từ khoảng cách 10 m. CR7 té ngữa bàn thắng ko được ghi một pha cứu thua xuất sắc của Flash SB 910. =))
    Chụp sân khấu - Chụp sân khấu thì cần màu sắc và cần đóng băng chủ thể chuyển động. Dù có Flash vẫn cần tăng Iso cao để lấy ánh sáng nền của sân khấu để ảnh sống động hơn.
    [​IMG]
    Nikon D200 - Flash SB 900 - Lens 17-55 - Iso 800 - f/5,6 - 1/100s​
    Bảo tàng, nhà thờ v.v...- nhiều nơi indoor không cho sử dụng đèn Flash, tất cả những nơi như thế cần sử dụng ISO để bù sáng đáp ứng nhu cầu đóng băng hình ảnh.
    Chụp sinh nhật - nghi thức thổi nến trong phòng tối sẽ rất lung linh nếu bạn nắm bắt được ánh sáng lúc đó. (Hãy tăng Iso cao sao cho đạt tốc độ chụp mà bạn không bị rung tay nhòe hình nhé) :*.
    ISO là một khía cạnh quan trọng của nhiếp ảnh bao gồm cả nhiếp ảnh kỹ thuật số và để có sự hiểu biết hơn nữa để có thể kiểm soát nhiều hơn chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Bạn hãy thử nghiệm với các thiết lập Iso khác nhau để thấy cách chúng ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn.
    Đặc biệt là đừng quên tìm hiểu thêm ở các bài viết kế tiếp về phần còn lại của(Exposure Triangle) Tam giác phơi sáng?
    Còn tiếp ...​
    Hoàng Nhậtt, doxuanthien999FMP thích bài viết này.
  3. Nine Studio

    Nine Studio Thành viên cấp 1

    Chia sẽ cùng các bạn 4 cách mà mình thường dùng khi chụp ảnh chân dung! Tip này phù hợp cho các bạn mới cầm máy thực hành, luyện tập. Rất mong các cao nhân khác sẽ tham gia chỉ bảo thêm cách cao chiêu khác!

    Lấy sáng chủ thể và làm tối các đối tượng khác (đo sáng)
    [​IMG]

    Đo sáng gồm 3 giá trị ISO, Khẩu độ, Tốc độ. Để làm sáng chủ thể và làm tối các đối tượng khác thì trước tiên bạn phải dẫn chủ thể vào vị trí có sáng, và quan trọng hơn là hậu cảnh nó phải tối hơn, hoặc ánh sáng phải loang lổ như trên.

    Đo sáng liên quan đến Zone system …. blah blah … Các bạn google nha :P. Mần lun cách đo sáng đơn giản nhất để chụp ảnh cho ngắn gọn ha! Máy ảnh để Mode P rồi bạn xòe lồng bàn tay ra hứng ánh sáng vào tay.

    [​IMG]
    Bạn chỉa máy ảnh sao cho bàn tay bạn tràn khung ngắm, click ½ (Shutter button) cò chụp để máy ảnh đo sáng bạn hãy ghi nhớ khẩu tốc trong khung ngắm. Chuyển máy ảnh sang Mode M rồi đặt để tốc khẩu đã nhớ vào để chụp thì sẽ được chủ thể sáng còn hậu cảnh tối.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Câu hỏi: nếu ko có ánh sáng mạnh và ko có hậu cảnh tối thì có làm được ko?
    Được! Hãy sử dụng đèn Flash, trước khi chụp với Flash hãy đo GN của nó! Cách đo như sau: Thiết đặt máy ảnh ISO 100 (cố định), tốc 1/125s, khẩu 11, sau đó bạn đứng cách đối tượng 1 khoảng cách 5m để chụp, rồi xem ảnh trên máy có vừa sáng ko (nếu cháy sáng thì bạn đứng cách xa đối tượng thêm – nếu tối thì bạn đứng gần đối tượng hơn nữa sao cho vừa sáng)? Nếu vừa sáng thì lấy (Khẩu X khoảng cách = GN) 11X5=55. Bây giờ thì mỗi khi bạn đứng cách đối tượng bao nhiêu thì hãy lấy GN : Khoảng cách = khẩu để không bị cháy sáng hoặc bị tối!

    Có thể bạn sẽ thấy ánh sáng bị bẹt quá! Hãy thử với Flash off (google search nhé :P) để thay đổi góc chiếu sáng của Flash để ảnh ko bị bẹt sáng nữa! Nếu chụp Flash off quen thì chụp ngoại cảnh ánh sáng cũng sẽ đẹp như trong Studio vậy!

    [​IMG]
    Tối giản bối cảnh để làm nổi bật chủ thể (chụp ngược sáng)
    [​IMG]

    Để tối giản bối cảnh thì cách hiệu quả nhất là làm cháy hậu cảnh, hay làm hậu cảnh sáng hơn, ít chi tiết hơn chủ thể ! Đầu tiên hãy đưa nàng :P vào vị trí ánh sáng có ánh sáng ngược (ánh sáng chiếu thẳng từ phía sau đối tượng) hoặc trái sáng (hậu cảnh sáng mạnh).
    Chụp thế nào đây? Đo sáng, bạn lại để Mode P rồi xòe lồng bàn tay ra nhưng khác lần trước, lần này bạn úp bàn tay lại so với hướng ánh sáng

    [​IMG]

    Nhấp ½ Shutter button (cò chụp) để máy ảnh đo sáng rồi nhìn trong khung ngắm và ghi nhớ số khẩu tốc đó. Bạn chuyển máy ảnh sang mode M, nhập 2 số khẩu tốc vào và bắt đầu chụp được rồi!

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn tiếp ....
  4. Nine Studio

    Nine Studio Thành viên cấp 1

    Làm rõ (chi tiết) chủ thể và làm mờ các đối tượng khác (Dof, phơi sáng … )
    Các bạn đã chụp được nhiều hình đẹp chứ! Nếu có thì show lên cho mình và mọi người cùng xem với!
    Nếu đã chụp nhiều thì hãy bắt đầu thay đổi 1 chút để tìm kiếm nghệ thuật cao hơn!
    Với phương pháp dùng mode P đo sáng vào lồng bàn tay để tìm kiếm trị lộ sáng Exposure value (EV) là kiểu nói tiếng Ăng-lê của khẩu – tốc :P!
    Ví dụ: bạn tìm được 30 và 8 (tốc 1/30s và f/8) tại hiện trường, hãy thử tăng sáng ở khẩu lên thành là f/2.8 và giảm sáng ở tốc thành 1/250s hãy chụp đi vì nó sẽ cho bạn trường ảnh mỏng hơn (hậu cảnh nhòe hơn) so với 1/30s và f/8 mà độ sáng của ảnh vẫn đảm bảo.
    Chuyện gì đã xảy ra? Khẩu độ và tốc thay đổi tại sao ánh sáng vẫn tốt! Hãy tham khảo hình dưới:

    [​IMG]
    Nhứt cái đầu là nhứt cái tai :P ! Đến lúc học thuộc lòng rồi ! Hãy học thuộc (rất quan trọng) những ô màu Green (Khẩu độ) và những ô màu Yellow (Tốc độ). Những ô màu trắng ko quan trọng ko cần học, chú ý ô màu đỏ đó là EV 11. Từ minh họa của EV 11 có thể hiểu rằng khi bạn tăng 1 khẩu độ, đồng thời giảm 1 khẩu độ thì giá trị lộ sáng sẽ ko đổi, và ngược lại giảm 1 khẩu độ - đồng thời tăng 1 khẩu độ cũng như rứa ko bị cháy sáng hoặc tối hơn miếng nào! (điều kiện là ISO ko thay đổi, ánh sáng hiện trường cũng ko đổi).
    * Cái này áp dụng cho mọi EV nha !

    [​IMG]
    Máy ảnh Canon 550D lens 17-50 tamron. (hình của học viên NACB tháng 10 thực hành các bác đừng chém nha :) !)
    Lưu ý: chụp teen xóa phông ntn ngoài việc đo sáng lấy khẩu độ phải chuyển về khẩu độ sáng nhất có thể (ví dụ f/2.8 chẳng hạn) các bạn chú ý sử dụng tiêu cự lens từ 50mm trở lên! Thêm phần setup mẫu nên hướng dẫn mẫu đứng gần mình (cho tình cảm :P) và nhớ là hậu cảnh càng xa và càng rối thì bokeh bung nhòe càng thích mắt mẫu sẽ càng nổi bật !
    Chốt hạ Lý thuyết chụp teen xóa phông như sau đo sáng lấy khẩu tốc dùng bí kíp EV tables chuyển đổi sang Khẩu sáng nhất của lens (f/2.8 hay khẩu nào sáng nhất của lens mở được)! Đứng gần mẫu nhất có thể ! Nên có hậu cảnh xa và rối như hình mẫu trên !
    Hôm nay lên lớp nên hơi bận! Khuya rồi mai viết tiếp nha phần này còn chụp tốc chậm nữa ! :P
    photo Bảo Chidoxuanthien999 thích bài viết này.
  5. doxuanthien999

    doxuanthien999 Mới đăng kí

  6. No Reason

    No Reason Mới đăng kí

    nữa và tiếp đi bác ơi
  7. PuccaUyen

    PuccaUyen Mới đăng kí

    Bài hay khá bổ ích cho những người mới học, tập tành chụp choẹt như mình. Thanks b nhìu lắm! Hóng phần kế tiếp nhé :)

Ủng hộ diễn đàn