Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Độ sâu trường ảnh

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi minhsmor, 3/10/13.

Lượt xem: 9,433

  1. minhsmor Thành viên cấp 1

    Bài gốc: http://sdesign.vn/tin-tuc/bai-5:Do-sau-truong-anh-249.html
    [​IMG] Giải quyết vấn đề về các cỡ khẩu độ, và nói về trị số f được dùng để xác định kích cỡ của khẩu độ và khẩu độ ảnh hưởng như thế nào đến ảnh chụp.

    1) Kiểm soát Độ sâu trường ảnh
    [​IMG]

    Việc thay đổi khẩu độ ảnh hưởng đến khoảng cách của vùng ảnh trước vào sau chủ thể được lấy nét khi focus. Dãy vùng nét này được gọi là Độ sâu trường ảnh (DOF)

    [​IMG]

    Trị số f càng nhỏ thì Độ sâu trường ảnh càng hẹp
    [​IMG]

    Khuôn mặt mẫu rõ nét, trong khi phông nền phía sau bị mờ nhạt, làm cho người mẫu trong ảnh nổi bật hơn

    Trị f càng lớn thì Độ sâu trường ảnh càng rộng
    [​IMG]

    Chủ thể được rõ nét từ gần đến xa
    --> Khẩu độ không những quyết định lượng ánh sáng đi vào máy, mà còn kiểm soát luôn Độ Sâu Trường Ảnh (DOF).

    Bằng cách thay đổi giá trị khẩu độ, bạn có thể điểu chỉnh được DOF
    Với ba yếu tố (khẩu độ, tốc độ, và độ nhạy sáng) để kiểm soát lượng ánh sáng, cũng có thể điều chỉnh để tạo ra nhiều hiệu ứng ảnh khác nhau.
    Đầu tiên, hãy xem điều gì xảy ra nếu ta thay đổi giá trị khẩu độ. Nếu chúng ta mở khẩu (trị số f nhỏ) thì Độ Sâu Trường Ảnh mỏng, Tiềm cảnh và hậu cảnh đều bị xóa mờ và chỉ những vùng riêng biệt được rõ nét. Nói cách khác, nếu chúng ta đóng khẩu (trị số f lớn), thì độ sâu trường ảnh sẽ rộng hơn. Tiền cảnh và hậu cảnh sẽ được rõ nét. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát được vùng ảnh rõ nét tương ứng với chủ thể hay bức ảnh bạn muốn chụp.

    2) Thay đổi Độ sâu trường ảnh
    Trị f càng nhỏ Độ sâu Trường ảnh càng hẹp >< Trị số f lớn Độ sâu trường ảnh rộng

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Hình vẽ mô tả Độ sâu trường ảnh
    [​IMG]

    Độ sâu trường ảnh càng hẹp, vùng ảnh mờ càng nhiều.
    Bằng cách thay đổi khẩu độ, bạn có thể thay đổi được Độ sâu trường ảnh. Khi độ sâu trường ảnh hẹp (DOF mỏng), tiền và hậu cảnh sẽ bị mờ nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng khi bạn mong muốn chủ thể người mẫu hay một bông hoa nào đó được rõ nét và các phần còn lại nằm trong vùng ảnh mờ. Vì thế nó làm cho chủ thể chụp được nổi bật hơn. Nói một cách khác, nếu bạn muốn cả hai chủ thể và phông nền đều rõ nét, hãy đóng khẩu độ lại, hay nghĩa là đặt trị số f lớn hơn.

    [​IMG]

    Những trị số f tiêu chuẩn được thể hiện ở bảng trên. Một bước tăng hoặc giảm trị số này được gọi là “1 stop”. Bằng cách thiết lập các trị số f liền kề bên trái hoặc bên phải như ở trên, bạn có thể tăng hoặc giảm trị số f theo từng “stop”

    3) Chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (Av)
    Một hậu cảnh mờ sẽ làm cho hình ảnh nhìn mềm mại hơn, một ống kính tầm xa sẽ dễ làm mờ hậu cảnh.

    Cho những cảnh tối hoặc làm mờ hậu cảnh: chế độ ưu tiên khẩu độ AV
    [​IMG]

    Khi xoay núm vặn chuyển chế độ sang Av, bạn chỉnh khẩu độ chụp vào máy sẽ tự động chỉnh tốc độ chụp. Bạn có thể chỉnh khẩu độ để thay đổi vùng ảnh rõ hay vùng nhòe hậu cảnh trong ảnh chân dung và ảnh macro.

    Hiệu ứng của khẩu độ chụp:
    Trong chế độ chụp ưu tiên khẩu độ , bạn chỉnh khẩu độ chụp và máy sẽ tự động chỉnh tốc độ chụp. Khẩu độ lớn như f/2.8 số f nhỏ, vùng ảnh rõ sẽ trở nên hẹp. Dẫn đến hậu cảnh rất là nhòe, và nếu ở tiền cảnh có chủ thể, tấm hình có thể sẽ trông không nổi bật. Lấy ví dụ, chân dung của một người hay của một bông hoa nào đó sẽ trông nổi bật hơn trên một nền hậu cảnh nhòe. Khẩu độ lớn hơn cũng cho phép bạn sử dụng tốc độ chụp cao hơn khi cần thiết.


    Giảng viên: Nguyễn Duy Hoàng, bộ môn Thiết kế đồ họa
    HoangND - SdesignVN

    ...
    Jimmy Kudo, daunhi, nguyenquynh221217 người khác thích bài viết này.
  2. michealkingnd91

    michealkingnd91 Thành viên cấp 2

    bài viết rất hay thank bác chủ thớt :D
    minhsmor thích bài viết này
  3. minhsmor

    minhsmor Thành viên cấp 1

    :D còn nhiều bài nữa cơ
  4. ffg_huy.tom

    ffg_huy.tom Mới đăng kí

    Cái này trong cuốn "Làm quen với máy ảnh DSLR" đây mà. Dù sao cũng thanks :D
  5. Mr Hsnak

    Mr Hsnak Banned

    1 câu thôi ak :D ĐI VÀO LÒNG NGƯỜI ak :D
  6. Bình Yên Nhé

    Bình Yên Nhé Mới đăng kí

  7. Shipai

    Shipai Thành viên cấp 1

    Em hay chọn chế độ Jav hoặc Vav, dùng rất tốt, :))
  8. lamngocvu

    lamngocvu Thành viên cấp 1

    thanks
  9. Ngựa Hoang Gemini

    Ngựa Hoang Gemini Thành viên cấp 4

    Bài có ích lắm bạn. Thanks :">
  10. G Dinny

    G Dinny Thành viên cấp 3

    thank thớt nhá...làm tiếp bài nữa đi :))
  11. BaoChau

    BaoChau Thành viên cấp 1

  12. PhuongDuong

    PhuongDuong Mới đăng kí

    bài rất hay. thanks chủ thớt nhiều
  13. giangdang09

    giangdang09 Thành viên cấp 1

    Bài viết cho các bạn teen thích chụp xóa phông :))
    Cần phải lưu ý rằng không phải lúc nào mở khẩu độ lớn nhất để xóa phông cũng tốt. Mà thực chất phần lớn với các lens đătts hay rẻ tiền đều được khuyến cáo không nên mở khẩu độ lớn nhất khi chụp.
    Cần lưu ý là muốn nói đến độ sâu trường ảnh, thì nó không chỉ bao gồm độ mở ống kính, mà còn bao gồm cả tiêu tự của lens nữa. Tiêu cự càng lớn thì vùng rõ nét càng nhỏ (độ sâu trường ảnh càng lớn)
  14. cuti

    cuti Mới đăng kí

    Từ bài viết ta có thể biết được: để chụp chân dung (thường xóa phông để nối bật chủ thể) thì dùng ống kính có khẩu độ lớn (f là số nhỏ), để chụp phong cảnh thì dùng ống kính có khẩu độ nhỏ (f là số lớn) + góc nhìn rộng.
    Như vậy nếu muốn một ống kính đa năng vừa có thể chụp chân dung, phong cảnh thì chon ống có khẩu độ lớn (một khẩu độ càng tốt, ví dụ f1.8) , tiêu cự là một giải thay đổi được (ví dụ 17 - 200mm) và góc nhìn rộng (ví dụ 78 độ, góc này càng rộng thì chụp được càng nhiều chi tiết cảnh, ở tiêu cự nhỏ nhất ví dụ 17mm!?).

    Theo như giangdang09 thì "Tiêu cự càng lớn thì vùng rõ nét càng nhỏ (độ sâu trường ảnh càng lớn)" độ sâu trường ảnh = độ rõ nét !? nếu độ rõ nét càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng nhỏ chứ!

    Nếu có sai thì nhờ anh chị chỉ giáo!
    Cảm ơn.

Ủng hộ diễn đàn