Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Học Lịch sử như nhồi sọ, Giáo sư Phan Huy Lê thi được mấy điểm?

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi banbaonylong, 5/9/14.

Lượt xem: 18,073

  1. banbaonylong Ko phải assmin

    “Cụ Nguyễn Tuân cũng không trả lời được”

    GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, ông cũng là người phải chịu đựng hậu quả của việc dạy văn trong nhà trường, kể ra có thể một số người dạy môn này sẽ thấy khó chịu. Chuyện là ông phụ trách một số chuyên mục trên truyền hình và báo chí nên thường nhận được câu hỏi của học sinh. Có nhiều em viết sai chính tả không tưởng tượng nổi, sai hết ngữ pháp cơ bản. Thế thì học văn để làm gì?

    “Sang Mỹ, tôi gặp một học sinh lớp 10 đang đọc cuốn “Chiến tranh và hòa bình” dày cộp. Tôi hỏi tại sao, đứa bé trả lời rằng thầy giáo bảo phải đọc hết mới trả lời được các câu hỏi.

    Trong khi ở mình thì thấy một tí Lão Hạc, một tí Mùa Lạc, một tí Chị Dậu… Tôi không hiểu học như thế để làm gì?

    Có những tác phẩm mang giá trị lịch sử cao như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nhưng nó cần cho sinh viên chuyên khoa, người nghiên cứu chứ đâu cần cho học sinh. Chưa kể, chương trình ngữ pháp phổ thông cũng vô cùng rắc rối.

    Nói thật, cụ Nguyễn Tuân có sống lại cũng không trả lời được câu hỏi: “Ngừng nghỉ tiếng chim kêu – Câu này là câu gì?”, GS Dũng nói.

    [​IMG]
    GS Nguyễn Lân Dũng: "Cụ Nguyễn Tuân có sống lại cũng không trả lời được câu hỏi: “Ngừng nghỉ tiếng chim kêu – Câu này là câu gì?". Ảnh: Ngọc Quang.

    GS Dũng nhận định, không riêng gì ngành Sử học, Văn học mà tất cả các ngành khoa học cơ bản khác hiện rất ít thí sinh đăng ký dự thi. Khoa học cơ bản là nền móng của các ngành kinh tế xã hội của cả quốc gia, không cần thật đông sinh viên thi vào ngành này, nhưng phải là những sinh viên ưu tú.

    Muốn vậy phải có chính sách đặc biệt cho các ngành khoa học cơ bản. Sinh viên các ngành này được miễn học phí, được học các thầy cô giỏi thật sự, khi tốt nghiệp được ưu tiên phân công về các vị trí công tác thích hợp.

    Môn Lịch sử ép học sinh nhớ nhiều chi tiết không cần thiết

    Sự kiện kỳ thi đại học có hàng nghìn thí sinh bị điểm 0 môn Lịch sử không thể coi là chuyện bình thường, bởi vì chỉ có một số ít các trường Đại học thi khối C, nếu tất cả các thí sinh đều thi môn Sử thì con số điểm 0 có thể phải lên đến hàng vạn.

    Cần thẳng thắn nhận định rằng ở bậc phổ thông số đông các thầy cô giáo dạy môn Lịch sử đã không làm cho học sinh thích thú, có thể do những nguyên nhân:

    Chương trình môn Lịch sử chưa thỏa đáng. Lịch sử nước Mỹ có từ năm 1776, nghĩa là cách đây chỉ 235 năm. Trong khi đó lịch sử nước ta đã trải qua hàng nghìn năm, vậy không có lý gì chương trình lại dành quá nhiều thời lượng cho giai đoạn sau năm 1930, dù rằng đó là một giai đoạn quan trọng.


    Môn Lịch sử thiếu hấp dẫn vì không làm nổi bật được vị thế hào hùng của các vị anh hùng dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Chúng ta nhớ rằng vào cuối năm 1941 khi đang bận rộn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Bác Hồ đã dành thời gian viết tập diễn ca “Lịch sử nước ta” để làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện ở chiến khu thời đó.

    Ngay câu mở đầu, Bác đã khẳng định: Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Chỉ trong một bài diễn ca như vậy, Bác Hồ đã nhắc được đầy đủ công trạng của Hồng Bàng, Phù Đổng, Hùng Vương, An Dương Vương… cho đến Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng…

    “Giờ đây, tôi tin chắc rằng không ít người đang sống trên các đường phố mang tên các vị anh hùng dân tộc nói trên nhưng hiểu biết rất ít, thậm chí không biết gì về họ”, GS Dũng nói.

    Theo GS Nguyễn Lân Dũng, xem đề thi lịch sử vào Đại học những năm qua sẽ thấy lối dạy như nhồi sọ mà nhiều sự kiện có lẽ thầy cô dạy Sử cũng không nhớ nổi. Thí dụ đề thi Lịch sử tốt nghiệp THPT 2011 có các nội dung theo đáp án: “Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất” (0,75 điểm); “trong hai ngày 18,19-12-1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp” (0,75 điểm); Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kỳ (0,50 điểm)…

    “Đấy là tôi mới chỉ lấy thí dụ riêng đề thi năm 2011, còn nhiều đề thi Sử khác cũng như vậy, chẳng khác gì đánh đố những bộ óc non trẻ của một thế hệ. Tôi nghĩ thầm, không hiểu nhà sử học đầu đàn – GS.VS Phan Huy Lê nếu không dở tài liệu ra mà phải viết ngay lời giải cho các câu hỏi trên thì liệu sẽ được mấy điểm?”, GS Dũng chia sẻ.

    Sách giáo khoa Sinh học của Việt Nam không giống nước nào

    GS Nguyễn Lân Dũng phân tích, bộ sách giáo khoa sinh học là cố gắng rất lớn của nhiều tác giả, nhưng tiếc là chương trình lại không hợp lý. Có lẽ đó là do chịu ảnh hưởng của sách giáo khoa sinh học trước đây của Liên Xô. Đưa ra nhiều nội dung, quá nhiều chi tiết không cần thiết trong khi số giờ lại quá ít.

    “Tôi đã mua trên 70 cuốn sách giáo khoa sinh học ở bậc phổ thông các nước và thấy chương trình ở ta chẳng giống nước nào cả. Tôi đã thử hỏi các em đang học cấp 3 và thấy các em hiểu biết rất mù mờ và hầu như chẳng mấy em thích thú. Em nào định thi vào Sinh, vào Y, vào Dược thi đi tìm sách đại học để đọc thêm.

    Các em đã học quá nhiều chuyên ngành “động vật không xương, động vật có xương, thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, vi sinh vật học, giải phẫu và sinh lý người, di truyền học, tiến hóa học, sinh thái học…”, trong khi số giờ dạy quá ít ỏi mỗi tuần. Vừa khó hiểu, vừa khó nhớ nên không muốn học, vì ít khi có trong các môn thi tốt nghiệp thì hiểu sao được. Đã không hiểu thì còn nói gì đến nhớ”, GS Dũng nói.

    Cũng Theo GS Nguyễn Lân Dũng, nội dung di truyền học là rất khó, xem kết quả các bài thi có thể thấy rất rõ điều này. Liệu rằng một cháu 12 tuổi có nhớ nổi sơ đồ cắt ngang của một thân cây trưởng thành với các thuật ngữ khó hiểu như: vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ? Các cháu 13 liệu có thể nhớ các bộ phận thùy khứu giác, thùy thị giác, não trước, tiểu não, hành tủy, tủy sống của con thằn lằn?

    “Tôi chú ý đến chương trình của hai nước Pháp và NePal. Pháp là một nước khoa học phát triển nhưng học sinh phổ thông không học Sinh học, mà chỉ học môn khoa học về sự sống và về trái đất. Đó là cách dạy tích hợp những kiến thức về sự sống và về trái đất nói chung.

    sự sống, học sinh sẽ hiểu khá sâu về hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, hệ hô hấp, di truyền, tiến hóa… của thế giới sinh vật, chứ không học sâu về bất kỳ nhóm sinh vật nào. Nhờ có thời gian nên có thể hiểu rất sâu cả những tiến bộ mới mẻ về di truyền, thậm chí về cả sinh học phân tử và công nghệ sinh học.

    Còn ở NePal, một nước rất nghèo, họ coi kiến thức phổ thông hết lớp 10 là đủ rồi (thế hệ chúng tôi học hết phổ thông có 9 năm thôi). Họ dành hai lớp 11 và 12 để phân ban sâu. Chỉ có 4 phân ban: Quản trị và kinh doanh, xã hội và nhân văn, Toán Lý, Hóa Sinh. Chỉ có ban Hóa Sinh mới học môn Sinh học.

    Chính vì vậy tôi giật mình khi mua hai cuốn sách giáo khoa sinh học lớp 11 và 12, mỗi cuốn trên 700 trang. Thế thì cần gì phải dạy thêm, học thêm nữa? Các nước Anh, Pháp, Úc đều dạy môn Sinh học theo phương pháp tích hợp”, GS Dũng chia sẻ.

    http://giaoduc.net.vn

    ...
  2. Thiên Ma

    Thiên Ma Lãng du VietDesigner

    Giáo trình ''tư tưởng Đảng'' mới là nhồi sọ cưng à . Cái này chả xi nhê gì đâu
    Chỉnh sửa lần cuối: 9/9/14
  3. banbaonylong

    banbaonylong Ko phải assmin

    chỉ có lịch sử Đẻng và tư tưởng HCM nhé
    Zhei Kent thích bài viết này
  4. Thiên Ma

    Thiên Ma Lãng du VietDesigner

    Đệch, gọi chung kiểu lưỡng long nhất thể là tư tưởng ĐẢNG còn éo chịu à ?
  5. ChanhEp

    ChanhEp Thành viên cấp 2

    Tư tưởng HCM, mình học lại 2 lần môn này :))
    Bích HiềnTrần Thành Lợi thích bài viết này.
  6. Trần Thành Lợi

    Trần Thành Lợi Thành viên cấp 3

    Giáo sư chửi rất đúng, nói thật trong sách Ngữ Văn, có những bài về ngữ pháp rất khó hiểu, trong khi giờ dạy trên lớp lại rất ít.
  7. NguyenHuuHuy13

    NguyenHuuHuy13 Thành viên cấp 2

    -.- Mấy anh nói gì Đoảng đấy!
  8. xuanhung

    xuanhung Thành viên cấp 3

    Học hết chương trình cấp 2 là vừa đủ phổ thông rồi. Lớp 10-12 nên tập trung vào học chuyên ban. Tức là chỉ học những môn theo nguyện vọng.Chứ 10-12 chuẩn bị học, thi cử vào lĩnh vực cần rồi, còn phải học lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, công nghệ,.... Đã thế rồi mà còn học chung một lúc TOÁN, LÝ, HÓA với hằng hà sa số đủ thứ kiến thức phải nắm, rồi VĂN, ANH ... Như vậy là tra tấn học sinh rồi.

    Học sinh chưa nắm sâu được kiến thức chuyên môn thì đã phải căng óc lên mà học thuộc lòng mấy môn kia.Rốt cục chẳng ra cái gì.
    JangJunKimLuffy Mũ Rơm thích bài viết này.
  9. quangnguyen111

    quangnguyen111 Thành viên cấp 2

    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac Lê nin. Đường lối Cách mạng Đảng!
    Nói chung là cái gì cũng sửa từ từ mới hòsn thiện được. Nói thật bây giờ Sinh học . Ngữ văn. Lịch sử mình cũng quên gần hết rồi!
  10. -Trần Văn Hùng-

    -Trần Văn Hùng- Thành viên cấp 4

    tư tưởng chủ nghĩa Mác- lê nin I, II, tư tưởng HCM, đường lối cm của Đảng cộng sản Việt Nam
    4 môn hành mình trong cái trường cùi bắp này
    Trần Thành Lợi thích bài viết này
  11. 16cm

    16cm Banned

    Giáo sư sẽ không bao giờ thi nên mấy bợn sẽ ko bao giờ biết GS được mấy điểm:)) Ở Việt Nam rất hay, Nhà khoa học ko biết phát minh, kỹ sư không biét chế tạo, nhà văn ko biết viết văn, họa sỹ không biết vẽ :)) Đi học đi thi lấy bằng để xin việc, mỗi tháng lĩnh tí lương, về hưu lĩnh chế độ. Pó hand tất cả các loại nhà:))
    Nguyễn Minh KhôiKelieumang_hue thích bài viết này.
  12. Vũ Phi Huân

    Vũ Phi Huân Thành viên cấp 4

    =)) Học để lấy cái bằng, học 12 năm ra có ai suy nghĩ trong 12 năm mình học được những gì ko?
  13. Viet.Anti.Virus

    Viet.Anti.Virus Thành viên cấp 2

    vấn đề này k phải một sớm một chiều mà nảy sinh, nếu nói rộng ra, thì cả chục thế hệ người Việt, có lẽ vì trải qua chiến tranh đói khổ quá, và bị lai căn với văn hóa của tung cẩu nên hình thành nên lối sống cá nhân, kiểu như khôn ranh, khôn vặt, cái gì có lợi cho bản thân mình thì làm, bất chấp lợi ích của cả cộng đồng, của nhiều thế hệ

    lớp trẻ bây giờ cũng là sản phẩm của cách sống đó mà ra

    sách giáo khoa rõ ràng có quá nhiều phần k cần thiết, không phù hợp với lứa tuổi

    bậc cha mẹ thì được mấy người thật sự quan tâm tới những gì con mình học được? hay tìm cách chạy chọt, xin điểm?

    ba mẹ chở con nhỏ, con cái ăn xong có hướng dẫn nó bỏ vào túi nilong đem về hay quẳng luôn ra đường?

    người làm giáo viên hiện nay, đặc biệt những người mới ra trường, có bao nhiều người đủ trình độ thật?

    không phải là đụng chạm, nhưng t tiếp xúc nhiều thầy cô cuối 8x, trình độ còn kém lắm! làm thì nhác, mà cứ muốn lương cao cơ, ở thành phố cái này chắc ít, nhưng ở vùng núi, đặc biệt vùng sâu, vùng xa thì xảy ra như cơm bữa...

    chương trình nặng, lan man là một chuyện, giáo viên không tâm huyết, hoặc không có khả năng truyền lửa cho học sinh lại là một chuyện khác, không làm được điều đó con trẻ nó có muốn học đâu?

    các cấp chính quyền khác thì khỏi phải bàn, kể ra thì tới năm sau cũng chưa hết được những bất cập hiện có

    trong một lần đi học về các luật mới ra, có thầy làm ở ngoài Hà Nội về dạy, thầy nói một câu chua chát lắm: "tôi nói thật, xã hội chúng ta đang sống, mấy ông lãnh đạo toàn tư duy theo kiểu nhiệm kỳ, cứ tới ông khác lên thay lại phải làm theo tư duy ông đó, cuối cùng chẳng ra đâu vào đâu cả..."

    nhiều lúc nghĩ cũng buồn thật, tự nhủ sau này dạy con cho tốt, k cần điểm cao, chỉ cần nó ra đường bỏ rác đúng chỗ, gặp người lớn biết chào hỏi, đơn giản thế thôi :)
  14. Vũ Phi Huân

    Vũ Phi Huân Thành viên cấp 4

    :)) muốn con ngoan phải cho nó học, học từ sáng tới tối, học từ thứ 2 đến chủ nhật, :-" học như thế mới đảm bảo cho con em chúng ta được nhiều điểm tốt, thầy cô yêu mến(không yêu cũng không được), đặng sau này mà còn làm ông lớn bà lớn chứ.
  15. 16cm

    16cm Banned

    "tôi nói thật, xã hội chúng ta đang sống, mấy ông lãnh đạo toàn tư duy theo kiểu nhiệm kỳ, cứ tới ông khác lên thay lại phải làm theo tư duy ông đó, cuối cùng chẳng ra đâu vào đâu cả..." Nói thế còn cảnh vẻ lắm, thực ra thì nói cho ngắn là " tư duy kiểu tàu nhanh" mới đúng:)) nhanh nhanh chóng chóng lên chức vơ càng nhiều càng tốt, bằng cấp để lấy le và phục vụ mục tiêu lên chức là chính.:)) Báo chí cứ châu đầu ném đá mấy kì thi phổ thông của mấy thằng trẻ con chứ thi thạc sỹ, thi công chức của người lớn còn bô nhếch gấp vạn:))
    nguyendung1823Mộc nhĩ thích bài viết này.
  16. vinhdatgn

    vinhdatgn Thành viên cấp 1

    điều mà ai cũng biết nhưng chẳng bao giờ thay đổi
  17. Mr.Long

    Mr.Long Thành viên cấp 2

    Nói chung cứ dính líu vào mấy thể loại này là em đíu thể nhồi được, mặc dù em rất thích đọc lịch sử! ~X(
  18. Rồng

    Rồng Mới đăng kí

    vấn đề là lãnh đạo =)) chứ các bạn học sinh , các ban ngành đoàn thể chỉ hít tí " hơi " chứ làm sao dám bật cấp trên =))
  19. Lukas

    Lukas Mới đăng kí

    Điên nhất là môn Công nghệ - 7 năm học không biết nhồi nhét được cái gì - mà giáo viên dạy cũng hài - năm thì giáo viên Sinh dạy, năm thì giáo diên Vật Lý dạy @@
    Kelieumang_hue thích bài viết này
  20. newsun1235

    newsun1235 Thành viên cấp 2

    Giáo dục Vn thất bại từ tiểu học :3

Ủng hộ diễn đàn