Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Hỏi về vấn đề bỏ qua bước tạo giao diện bằng photoshop.

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Thảo luận về web' được đăng bởi giayvun, 26/10/14.

Lượt xem: 2,110

  1. giayvun Thành viên cấp 1

    Xin chào mọi người, mình là một sinh viên học IT, mình lập trình website, làm được với ngôn ngữ phía server và phía client, nhưng đang muốn rẽ hẳn sang chuyên lập trình giao diện (front-end). Trong các project, mình thường muốn nhận vai trò thiết kế và lập trình giao diện. Vấn đề là ở các bước phát triển lên giao diện của mình.
    - Thường là sẽ có một công đoạn thiết kế bằng photoshop ra một "bản vẽ" hoàn chỉnh đến từng pixel, mã màu, rồi code giao diện theo "bản vẽ" đó. Mình tuy là biết sử dụng photoshop, nhưng mình không thể thao tác nhanh hay thuần thục bằng các bạn chuyên thiết kế, làm việc với Photoshop. Khi mình làm việc chậm chạp với nó, cảm thấy khá khó chịu, trong khi mình nóng lòng thể hiện nó lên sản phẩm hơn. Vì vậy mình thường làm dở dang hoặc bỏ qua bước này. Các bước của mình thường như thế này:
    1. Phác thảo khung sơ sài trên giấy để phân vùng chức năng chính.
    2. Chọn ra vài màu sắc chủ đạo cho màu nền và màu chữ, fonts chữ.
    3. Sau đó tạo code html với các vùng divs lớn, tô màu nền cho nó.
    4. Rồi đi sâu vào code html, css, js từng vùng theo thứ tự từ trên xuống dưới, sử dụng dữ liệu tĩnh, ở bước này mình cũng thêm hình ảnh, code hoàn chỉnh luôn các tương tác, sự kiện (events), chuyển động (animations, transitions), pop-ups nếu có. Chuyển qua lại giao diện điện thoại và máy tính để xem sự thay đổi (responsive). Ngắm nghía, thao tác, chỉnh sửa màu sắc, vị trí, kích thước,... đến khi gần ưng ý thì qua vùng khác.
    5. Làm tới gần cuối trang thì chỉnh sửa chút ít cho cân đối - thường là giãn cách, canh lại lề.
    Mình muốn phát triển hơn theo hướng thiết kế, không phải hướng code, lập trình theo mẫu. Tuy nhiên mình thích trải nghiệm và chỉnh sửa trực tiếp trên web thực. Mình nghĩ làm trong Photoshop xong thì cũng phải làm lại 1 lần nữa khi code, và lại không được trải nghiệm các chuyển động, thao tác thực. Nên thiết kế trên code luôn. Ngôn ngữ css cũng thao tác khá dễ dàng nên tiết kiệm được thời gian. :)

    Cho mình hỏi mọi người là có ai thường thiết kế luôn trên code như mình không?
    Và ai có kinh nghiệm có thể cho mình biết làm như vậy có ưu điểm, nhược điểm gì không? Mình muốn học hỏi kinh nghiệm thiết kế, lập trình giao diện của các bạn để có sản phẩm ưng ý.

    p/s: Đây là bài đầu tiên, nếu thấy nhảm hay không hứng thú vui lòng nhẹ tay. :)

    ...
  2. coids

    coids Thành viên cấp 2

    Thực ra là có một số người thiết kế giao diện website không thông qua bản mẫu hình ảnh, đặc biệt là với phong cách flat hiện nay, vì hiệu ứng hình ảnh phải sử dụng PTS ít hoặc thậm chí không có, đặc biệt là có font icon nên hầu như có thể không cần động đến PTS, nhưng nói gì thì nói, bạn vẫn phải có tư duy về màu sắc, cách sắp xếp bố cục trang, các khoảng trống, có kiến thức về typo và có thể tưởng tượng ra một giao diện ảo trong đầu để code css cho đẹp.
    Ưu điểm:
    - Bỏ qua được bước lên layout bằng PTS, tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.
    - Với việc vận dụng các class v.v.. việc hiệu chỉnh các thành phần, font, màu sắc, khoảng cách rất nhanh, không phải chỉnh tay từng chi tiết như trong PTS.
    - Áp dụng trực tiếp các hiệu ứng chuyển động, trông sẽ trực quan sinh động hơn.
    - Luyện thêm về css.
    Nhược điểm:
    -
    Vẫn phải chỉnh sửa hình ảnh từ PTS, vì hình ảnh cũng để làm đẹp cho trang web, chả ai thích trang web với đống hình ảnh nát bét.
    - Phải có kiến thức tốt về màu sắc, typo, bố cục, tỷ lệ v.v.., tư duy trừu tượng, vì trong đầu bạn phải tưởng tượng ra một trang web ảo để dựa vào đó mà xây dựng web thật.
    - Css phải vững, không giành cho gà mờ :D
    Nói chung là tạm thời chỉ nghĩ ra được từng đó, nhưng mình thấy cách nghĩ của bạn cũng khá hay. Đôi lúc mình cũng nghĩ đến cách đó khi làm quen với flat, nhưng kém về css nên đành quay lại với cái máng PTS :))
    giayvun thích bài viết này
  3. giayvun

    giayvun Thành viên cấp 1

    Cám ơn phần nhận xét của bạn, mình cũng đang loay hoay tìm tài liệu về màu sắc, bố cục, tỷ lệ,... để nghiên cứu mảng thiết kế. Mình thường chọn bộ màu chuẩn nào đó rồi phối hợp qua lại, bố cục thì làm các layout phổ biến tùy chức năng của trang thôi, skectch sơ sơ, rồi vừa code vừa canh chỉnh tỷ lệ, :).
    Mình thấy mấy bạn rành PTS kéo chuột và lướt phím nhanh cũng ham, đang học từ từ cho thấm, vì không nhớ hết chức năng nên làm chậm quá :D.
    Ah đúng là mình thường làm theo phong cách flat, và luôn dùng icon font (font-awesome) :D
  4. Adobe vu

    Adobe vu Mới đăng kí

    Ồ - nếu bạn làm web đơn giản cho mình và có vài chức năng thì chắc như bạn coids nói là cũng có phần đúng.
    Xong bản vẽ CS còn có tính chất phác thảo ý tưởng nữa, để bạn không bị đi lệnh hướng từ đầu.
    các hiện thị, Style, fomt chữ,màu sắc
    Nhưng đặc biệt vẫn là các chức năng fai có tính đồng nhất.
    Bạn không thể nào mờ có thể nghĩ và code 1 mạch được.
    Định hướng xuyên suốt của ý tưởng vô cùng quan trọng.
    Bạn code...và code rồi bạn sẽ nhìn lại ...và làm lại từ đầu. Vậy có fai là tiết kiệm thời gian hay ngược lại.
    Nhưng bạn cứ làm như bạn đang nghĩ đi. mình nghĩ cũng nên làm thử để biết nhỉ?
    chúc thành côgn sẽ đến với bạn
    coids thích bài viết này
  5. Adobe vu

    Adobe vu Mới đăng kí

    Có những phần chức năng cho web cần sự tính toán kỹ và tỉ mỉ trên bản vẽ...
    7CuPUnD.jpg
Từ khóa:

Ủng hộ diễn đàn