Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh mịn màng không noise

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi Người Chia Sẻ, 14/1/15.

Lượt xem: 24,455

  1. Người Chia Sẻ Share to be shared!

    EXDJnEu.jpg
    Những viên đá rãi dài qua trái cân xứng với những đường cong của mây bên trên.

    NOISE LÀ GÌ


    Noise là một hiệu ứng phụ của kỹ thuật số. Trong quá trình cảm biến máy thu tín hiệu ảnh, một phần nhỏ của những tín hiệu đó bị lỗi và tạo ra noise. Ở trong ảnh, noise được thể hiện bằng những pixel nhiễu hạt ngẫu nhiên nằm xen kẽ với những pixel tốt, vì thế noise làm mất đi sự chuyển tiếp mịn màng tự nhiên và làm mất nét sắc bén của ảnh.

    NOISE CÓ NHIỀU HƠN TRONG VÙNG TỐI

    t93YO1k.png
    Trong kỹ thuật số, noise lúc nào cũng có giá trị thấp, vì thế noise hiện diện trong vùng tối nhiều hơn rất nhiều so với vùng sáng. Vì noise là lỗi có phần trăm tương đối cố định trên số tín hiệu được cảm biến thu nhận vào, nên trong vùng sáng được đại diện bởi nhiều số nấc sắc độ, noise có tỉ lệ tín hiệu trên noise (Signal to noise ratio – SNR) cao hơn. Trong khi trong vùng tối được đại diện bằng ít số nấc sắc độ hơn nên SNR thấp hơn. SNR cao là chất lưởng ảnh cao, và đây chính là mục đích mà bạn muốn đạt được trong nhiếp ảnh kỹ thuật số.

    VÌ SAO NOISE TĂNG KHI THIẾU SÁNG

    Ảnh được cấu trúc bởi pixel, pixel được thể hiện với nhiều nấc sắc độ sáng tối khác nhau để mô phỏng những chi tiết từ sáng nhất đến tối nhất trong ảnh kỹ thuật số. Sự chênh lệch ánh sáng từ sáng nhất đến tối nhất nói trên được gọi là Dynamic Range hay dải tầng nhạy sáng, được đo bằng khẩu độ, f-stop hay nói vắn tắt là stop. Khi máy ghi dữ liệu ánh sáng trên vào file RAW, mỗi f-stop cho mỗi vùng sáng được đại diện bởi một số nấc sắc độ với độ sáng tối tương ứng với vùng sáng đó.

    Trong kỹ thuật số, mỗi f-stop của từng vùng sáng tối trong ảnh không chứa đều số lượng nấc sắc độ mà file ảnh có (vd file 14 bit có 16.384 nấc sắc độ), mà chứa theo một thuật toán như sau: f-stop đầu tiên của vùng sáng nhất chứa 50% toàn bộ nấc sắc độ mà một file ảnh có thể có được, f-stop thứ 2 chứa 50% của phần còn lại tức là 25% của tổng số, và f-stop thứ 3 kế tiếp chứa 50% của phần còn lại tức là 12.5% của tổng số và cứ tiếp tục như thế cho đến f-stop cuối cùng, tức là khẩu chứa ánh sáng của vùng tối nhất mà cảm biến có thể thu được.

    8nCHOm3.png


    Với cách máy kỹ thuật số ghi dữ liệu như thế bạn cần phải nhớ 2 điều rất quan trọng của nhiếp ảnh kỹ thuật số là:

    1. Nếu bạn chụp thiếu sáng 1 khẩu, là bạn đã mất 50% số sắc độ của ảnh, nếu thiếu sáng 2 khẩu thì bạn mất hết 75% số sắc độ.

    2. Ưu tiên độ phơi sáng cho vùng sáng, vì vùng sáng chứa đa số nấc sắc độ của file ảnh và ít noise hơn vùng tối.

    Ghi chú: Chụp theo đo sáng tự động bất kể dùng spot, center weighted hay matrix meter đều không tối ưu.

    NOISE CÀNG NHIỀU KHI SỐ SẮC ĐỘ GHI ĐƯỢC CÀNG ÍT

    Noise là 1 tỉ lệ phẩn trăm lỗi trên tổng số số sắc độ, nên sắc độ ghi vào file càng ít thì noise càng nhiều và ngược lại tổng số sắc độ ghi được càng nhiều thì noise càng ít. Nếu bạn chụp với độ phơi sáng tối ưu (thu tối đa số sắc độ vào trong file ảnh mà cảm biến máy bạn cho phép) thì noise sẽ ở mức thấp nhất và ảnh sẽ đạt được độ mịn màng nhất mà khả năng cảm biến bạn cho phép.

    Tham khảo thêm Cách Tối Ưu Độ Phơi Sáng Với Histogram

    s26CxUp.jpg
    Old Tree Young Tree: 6 giây F/5.6 ISO 100. Histogram tối ưu. Filter Hitech GND 3-stop mềm, ND HD Glass 5-stop. Holder Andre Luu 150 Limited.

    NOISE TĂNG KHI NÂNG SÁNG ẢNH TRONG PHẦN MỀM

    Khi ảnh của bạn cần nâng sáng thì có nghĩa là nó đang bị tối và f-stop của vùng sáng nhất không có hoặc chứa ít dữ liệu. Như đã phân tích ở trên, nấc đầu tiên (f-stop sáng nhất) đã chứa hết 50% nấc sắc độ của ảnh mà cảm biến bạn có thể thu được, thì khi không được tối ưu sự mất mác về nấc sắc độ quá lớn. Đây là trường hợp phổ biến gây ra noise nhiều nhất.

    Ngoài ra các vùng tối bản chất đã chứa nhiều noise hơn vùng sáng, nên khi được làm sáng, noise được phơi bày. Tăng sáng khi xử lý càng nhiều thì noise sẽ hiện càng nhiều.

    Giải pháp: Chụp ảnh với độ phơi sáng tối ưu nhất mà cảm biến máy bạn cho phép

    Để ghi được số sắc độ của ảnh vào file ảnh một cách tối đa, bạn nên chỉnh độ phơi sáng ưu tiên cho vùng sáng, chụp sao cho Histogram vừa đụng cạnh phải của biễu đồ. Làm như thế ảnh có thể bị sáng hơn bạn muốn diễn đạt, nhưng không sao, vì bạn có thể điều chỉnh cho ảnh tối lại khi xử lý file Raw . Làm tối ảnh không giảm chất lượng ảnh và không làm tăng noise.

    Điều này càng quan trong hơn đối với những loại ảnh mà có nhiều vùng tối, như ảnh ngược sáng, bình minh, hoàng hôn, phơi đêm thành phố, hay trăng sao.

    SrvornH.jpg
    Saigon Skyline: 733 giây F/11 ISO 100. Histogram tối ưu không nâng sáng. Filter Hitech HD Glass ND 8-stop. Holder Andre Luu 150 Limited.

    NOISE TĂNG KHI THAY ĐỔI WHITE BALANCE TRONG PHẦN MỀM

    Khi thay đổi màu trong phần mềm cũng làm noise hiện ra, vì màu khác nhau có sắc độ sáng khác nhau, ví dụ màu vàng (yellow) có sắc độ sáng hơn là màu xanh dương (blue), vì thế khi ta chuyển từ một màu có sắc độ tối (vd Blue) qua màu có sắc độ sáng (vd Yellow), như khi bạn tăng nhiệt độ K trong White Balance, bạn cũng đồng thời tăng độ sáng của ảnh và vì thế tăng noise, nhưng vì màu thay đổi độ sáng ít, nên ảnh hưởng của noise do thay đổi màu cũng ít tuỳ theo biên độ thay đổi.

    Giải pháp: Chỉnh White Balance cho chuẩn khi chụp

    Chỉnh white balance như ý bạn muốn diễn đạt để hạn chế chỉnh lại nhiều trong phần mềm. Khi không chắc chắn thì bạn nên dùng White Balance có màu ấm hơn (có độ K cao hơn) là mình muốn một chút, vì nó có sắc độ sáng hơn là White Balance có màu lạnh (độ K thấp). Khi xử lý chỉnh WB cho đúng lại thì bạn chỉ làm tối ảnh, điều đó không làm tăng noise. Nếu bạn chụp theo Cách Tối Ưu Hóa Độ Phơi Sáng Với Histogram, thì bạn vẫn còn dư độ sáng mà không cần phải làm sáng ảnh thêm.

    h3NCsNW.jpg
    A Little Rock: 30 giây F/11 ISO 50. White Balance xanh duong 4050K. Filter Hitech Grad ND 3-stop mềm, HD Glass 7-stop. Holder Andre Luu 150 Limited.

    NOISE TĂNG KHI CẢM BIẾN BỊ NÓNG

    Khi cảm biến bị nóng các diode ảnh trong cảm biến bị rò rỉ và tạo ra lỗi và thành noise.

    Giải pháp: Giữ Cho Cảm Biến Máy Được Mát
    • Hạn chế để máy ngoài nắng, dùng dù che khi cần.
    • Hạn chế dùng Liveview lâu, vì liveview xử dụng cảm biến liên tục làm nóng cảm biến.
    • Hạn chế phơi quá lâu hơn cần thiết cho hiệu ứng mà bạn cần, vì màn trập được giử ở vị trí mở, cảm biến hoạt động liên tục và bị nóng.
    VCcep2B.jpg
    Lights and Fireworks 2014: 3 giây F/6.3 ISO 50.

    NOISE TĂNG KHI CROP HAY PHÓNG ĐẠI ẢNH

    Cùng một kích cở và với các yếu tố khác tối ưu bằng nhau, nếu ảnh của bạn dùng hết diện tích của cảm biến, có nghĩa là chụp sao để vậy, không có crop nhỏ lại, thì ảnh đó có số lượng dữ liệu nhiều nhất. Khi bạn chụp ảnh lấy rộng và crop lại, phần crop là phần nhỏ hơn trong ảnh và khi xem hay in ra ở một kích cở như nhau thì ảnh crop bị phóng đại có ít dữ liệu hơn, nên phơi bài nhiều noise hơn ảnh không crop.

    NOISE TĂNG KHI TĂNG ISO

    Khi bạn tăng ISO là bạn phóng đại sự nhạy sáng của cảm biến và tạo ra nhiều noise hơn. Dùng ISO mặc định, máy full frame thường là 100 và máy crop thường là 200.

    Tuy nhiên trong thực tế do nhu cầu cần chỉnh tốc độ như ý bạn cũng có thể thay đổi ISO trong phạm vi + – 2 stop mà không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Ngoài ra những máy thế hệ mới có thể dùng đến ISO 800 mà ảnh vẫn đẹp gần như ISO mặc định. Ví dụ ISO mặc định của máy bạn là 100. Thì bạn có thể dùng từ 50, 100, 200 đến 400 mà ảnh vẫn đẹp.

    NOISE TĂNG KHI MẬT ĐỘ DIODE TRÊN CẢM BIẾN TĂNG

    Ở cùng một độ phân giải, cảm biến nhỏ có các diode trên cảm biến được đặt sát với nhau nên dễ bị nóng, bị rò rỉ và tạo ra noise hơn là nó được đặt thưa hơn như trong cảm biến lớn. Khi mua máy nếu có khả năng tài chánh thì nên mua máy full frame hơn là máy crop. Tương tự như vậy, cùng một kích cỡở cảm biến và các yếu tố khác bằng nhau thì máy có độ phân giải ít hơn sẽ ít bị noise hơn.

    kOvtzQ9.jpg
    Misty Sunset: 1/50 giây F/8 ISO 100. Histogram tối ưu. Filter Hitech GND 3-stop mềm. Holder Andre Luu 150 Limited.

    Tác giả bài viết: Andre Luu

    ...
    Bảo Diệp, Justin Nguyễn, Pen Cil5 người khác thích bài viết này.
  2. Justin Nguyễn

    Justin Nguyễn Thành viên cấp 2

    Qúa cao siêu -.-
  3. Bảo Diệp

    Bảo Diệp Mới đăng kí

    Đọc xong hơi nhức đầu :D Cảm ơn bác đã chia sẻ
  4. lenhan555

    lenhan555 Thành viên cấp 2

    omLsooZ.jpg

    Mình không biết đọc mấy thông tin mà dưới mỗi hình ghi. Mong được giúp đỡ

    Mình đang xài D600, lens kit tiêu cực 18-55mm, Macro 0.25m, 1:3.5-5.6 IS II.

    Nhìn vào ống ngắm mình thấy con số như hình
    6.3 là F/6.3 phải không?
    còn 320 là gì? Bình thường trong ống ngắm mình thấy nó còn có dạng 1" vậy đó. Vậy nó là gì?


    Cám ơn.
  5. thitkho

    thitkho Thành viên cấp 2

    lenhan555 :

    - 6.3 đúng là khẩu độ F/6.3 đó bạn.

    - 320 là tốc độ chụp 1/320 giây.

    - Còn cái thang ở giữa là "thang sáng" dùng để chỉnh cho hình sáng lên hay tối xuống (tốc độ tự động thay đổi để đạt đúng độ sáng mong muốn, cái thang này thường dùng khi bạn để chế độ chụp là Av - Ưu tiên khẩu độ).

    - 25600 là Iso của bạn (máy xịn nghen - máy cùi của mình chỉ lên đến 1600 là hết).

    - Còn 6 có thể là số thứ tự hình/ file chụp. Hoặc là số ảnh mà thẻ nhớ của bạn còn khả năng chụp - chụp thêm được 6 tấm nữa là đầy thẻ nhớ.
    lenhan555 thích bài viết này
  6. thitkho

    thitkho Thành viên cấp 2

    Ủa mà sao bạn chụp được trong ống ngắm hay quá dzợ?
  7. lenhan555

    lenhan555 Thành viên cấp 2

    thitkho hình này mình lấy trên mạng tại mình cũng ko biết làm sao chụp lại ống ngắm ảnh của mình
    máy mình D600 max ISO có 3200 à bạn
    Lúc để PAV thì chỗ 320 là một số có ai chữ số ví dụ như 50, 60
    Còn nếu để Tv thì chỗ 320 lại là một số +' " " -> 11"
    Nếu có 11" mới là tốc độ tràn ngập phải không bạn?
  8. thitkho

    thitkho Thành viên cấp 2

    11" là tốc độ màn trập - tốc độ chụp
    Đa phần những số nho nhỏ 1-30 là tượng trưng cho tốc độ chụp tính bằng "giây".

    Còn những số lớn 80 hoặc 1/1600 cũng là tốc độ chụp luôn mà là "phần giây" (80 là 1 phần 80 giây hoặc 1 phần 16000 giây).

    Tại vì số lớn quá thì mặc định hiểu ngầm là "phần giây" nên không cần phải hiển thị "1/..." chi cho mắc công vậy đó.

    Cũng có thể dùng chế độ chụp lâu lên 80 giây hoặc 16000 giây nữa nhưng chuyện đó không phổ biến và khó mà nhầm lẫn được.
    lenhan555 thích bài viết này
  9. lenhan555

    lenhan555 Thành viên cấp 2

    Thanks bạn. Chưa biết gì, vừa mua máy đang ngồi vọc xem thế nào. Giờ thì hiểu sơ sơ rồi

Ủng hộ diễn đàn