Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Huyền thoại nhiếp ảnh Steve Mccurry

Chủ đề thuộc danh mục 'Các bộ ảnh ấn tượng' được đăng bởi Bacvo, 2/8/13.

Lượt xem: 8,443

  1. Bacvo Thành viên cấp 3

    Hơn ba thập kỷ, qua những bức ảnh của mình, tác giả của bức ảnh Afghan Girl nổi tiếng - nhiếp ảnh huyền thoại Steve McCurry vẫn đang miệt mài kể những câu chuyện về vô số cuộc đời và những xứ sở đói nghèo, bạo loạn, chiến tranh.

    Steve McCurry là tác giả bức ảnh Afghan Girl nổi tiếng từng xuất hiện trên trang bìa của National Geographic. Ông được biết đến nhiều nhất trong thể loại ảnh tư liệu, báo chí, cùng khả năng sử dụng màu sắc và những liên tưởng màu sắc trong việc truyền tải sắc thái, nội dung của bức ảnh. Với hàng chục giải thưởng lớn nhỏ, là tác giả nhiều cuốn sách nhiếp ảnh và một lượng đồ sộ những bức ảnh giá trị, Steve McCurry là một tên tuổi huyền thoại trong làng nhiếp ảnh. Hàng trăm nghìn bức ảnh của ông, mỗi bức đều ẩn chứa một câu chuyện kể về vô số cuộc đời và những xứ sở đói nghèo, bạo loạn, chiến tranh.

    [​IMG]
    Bức ảnh mang tính biểu tượng của Steve McCurry, Afghan Girl, xuất hiện trên trang bìa của tạp chí National Geographic năm 1985


    Sinh ra ở Philadelphia vào năm 1950, McCurry có hứng thú với nhiếp ảnh khi tham gia chụp ảnh cho tờ báo của trường đại học của ông, tờ The Daily Collegian của trường Pennsylvania State University. Nhưng sự nghiệp phóng viên ảnh báo chí chỉ bắt đầu trong một lần McCurry vượt biên Pakistan sang Afghanistan cách đây chừng 30 năm, vào thời kỳ chiến tranh Xô-viết ở Afghanistan. Với hành trang chỉ là một chiếc ba lô, chiếc máy ảnh và mấy cuộn phim, ông đã thương lượng để một nhóm người tị nạn Afghanistan bí mật đưa mình vào đất nước họ, vốn đang có lệnh cấm các nhà báo phương Tây. Những bức ảnh ông chụp được khi đó sau khi được công bố trên toàn thế giới, là một trong những hình ảnh đầu tiên về cuộc xung đột. Ngay sau đó, McCurry nhận được giải thưởng Robert Capa Gold Medal.

    McCurry tiếp tục công việc phóng viên ảnh chiến trường trong nhiều cuộc chiến: Iran-Iraq (1980-1988), nội chiến Li-băng (1975-1990), nội chiến Cam-pu-chia (1970-1975), cuộc nổi dậy của những người Hồi giáo ở Phi-lip-pin (từ 1969), chiến tranh vùng vịnh (1990-1991) và nội chiến Afghan (từ 1978). Những bức ảnh chiến tranh của McCurry được xuất hiện thường xuyên trên tạp chí National Geographic và ông trở thành thành viên của hội nhiếp ảnh quốc tế Magnum Photos từ năm 1986.

    [​IMG]
    Chân dung Steve McCurry


    Là một phóng viên ảnh chiến trường, ảnh của ông ngoài thể loại ảnh tư liệu, báo chí ghi lại diễn biến cuộc chiến, đời sống, phong cảnh, MacCurry còn tập trung rất nhiều vào những khuôn mặt. MacCurry nắm bắt được những khoảnh khắc, biểu hiện của những con người và cái nhìn của họ, kết hợp với sự nhạy cảm của ông về màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ để tạo ra những bức ảnh nhiều cảm xúc đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong nhiếp ảnh.

    Steve McCurry nói về bức ảnh mang tính biểu tượng của mình, bức Afghan Girl, "Tôi cho đó là một vẻ đẹp vô vọng trong cái nhìn của cô gái. Cô ấy đẹp, nhưng rõ ràng là nghèo khổ, khuôn mặt nhếch nhác, chiếc khăn choàng bị rách toạc. Cô ấy có lòng tự trọng, can đảm và tin tưởng sẽ được đáp lại. Tôi hi vọng những thế hệ nhiếp ảnh trẻ học được câu chuyện đằng sau bức ảnh và hiểu được cuộc sống khó khăn như thế nào khi người ta phải tìm cách sống sót trong những khu vực có giao tranh xảy ra."

    Dưới đây là một vài bức ảnh của Steve McCurry chụp trong khoảng 20 năm trở lại đây. Xem thêm tại đây



    [​IMG]
    Cậu bé trong lễ hội Ganesh Chaturthi, Mumbai, Ấn Độ


    [​IMG]
    Rajasthan, Ấn Độ

    [​IMG]
    Tây Tạng

    [​IMG]
    Beirut, Li-băng

    [​IMG]
    Cậu bé ở Mid-Flight, "thành phố màu xanh", Jodhpur, Ấn Độ


    [​IMG]
    Brazil


    [​IMG]
    Việt Nam
    [​IMG]
    Tanzania

    [​IMG]
    Kabul, Afghanistan


    [​IMG]
    Campuchia


    [​IMG]
    Campuchia


    [​IMG]
    Tỉnh Hà Nam, Trung Quốc


    [​IMG]
    Thung lũng Omo, Ethiopia


    [​IMG]
    Bức ảnh gây ám ảnh và tranh cãi của Steve McCurry, chụp tại Yanesha, Peru


    [​IMG]
    Bức ảnh gây ám ảnh và tranh cãi của Steve McCurry, chụp tại Mumbai/Bombay, Ấn Độ


    [​IMG]
    Thung lũng Omo, Ethiopia


    [​IMG]
    Hồ Yamdrok Tso, Lhasa, Tây Tạng


    [​IMG]
    Hồ Inle, Myanmar/Burma

    by Red


    Nguồn: Libero.vn​

    ...
  2. Bacvo

    Bacvo Thành viên cấp 3

    Những hình ảnh về Việt Nam của Steve Mccurry
    Rất đỗi bình dị.
    bigbu, luisleo29, phucphamh9 người khác thích bài viết này.
  3. Min Tk

    Min Tk Thành viên cấp 1

    ảnh đẹp và rất có hồn :)
    p/s: 2 bức gây tranh cãi về vấn đề gì thế bác ?
  4. Tuấn Chảo

    Tuấn Chảo Thành viên cấp 2

    mấy cái chất ảnh kiểu này rất khó làm...chả hiểu sao...vừa trong..vừa đậm đà...:-<...
  5. Vũ iSnipe

    Vũ iSnipe Thành viên cấp 2

    trẻ em + súng ống

    người và chó --> 1 dạng so sánh

    chắc thế :D
    dinhtra53th thích bài viết này
  6. BaoChau

    BaoChau Thành viên cấp 1

    giỏi thật :like:
  7. Nam tz

    Nam tz Thành viên cấp 2

    [​IMG]
    Ai nhìn kĩ hộ mình xem người ta buộc dây vào chân hay dùng chân làm móc câu vào xà ngang thế :-s
  8. dinhtra53th

    dinhtra53th Thành viên cấp 2

  9. xperia_optimus

    xperia_optimus Thành viên cấp 2

    chỉ biết mỗi bức ''Afghan Girl'' chụp bằng Nikkor 105mm f/2.5 huyền thoại
    Vo Hoang Bac thích bài viết này
  10. OnlyC

    OnlyC Mới đăng kí

    Gây tranh cãi là cậu bé đang định tự tử sao ổng còn đứng chụp hình, hoặc ổng kêu cậu bé tạo dáng như vậy :D
    Mấy ông sư thì treo bằng bàn chân, Thiếu Lâm Tự đó :D
  11. luisleo29

    luisleo29 Thành viên cấp 3

    XÚC ĐỘNG KHI XEM TẤM ẢNH NÀY :(
    [​IMG]
  12. pitlamgi

    pitlamgi Banned

    Chân thực :x

Ủng hộ diễn đàn