Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Nghẹn ở 'phố cơm trắng' Sài Thành

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi banbaonylong, 18/1/14.

Lượt xem: 6,017

  1. banbaonylong Ko phải assmin

    Giữa thành phố giàu sang hoa lệ đầy những nhà hàng đặc sản, sơn hào hải vị, quán nhậu ngập đường, vẫn có những người suốt đời chỉ biết độc món cơm trắng ngày này qua tháng khác.
    Cô bán hàng vừa nhanh tay xới cơm đưa cho khách vừa vui vẻ: “Hôm nay chú giàu dữ hen. Lấy những nửa kí cơm luôn”. Thầy giáo già cười đáp lại: “Lấy cho mấy sắp nhỏ gần đấy cùng ăn. Ăn một mình buồn quá”.

    Xong đâu đấy, ông lại lặng lẽ lọc cọc đạp chiếc xe cà tàng mất hút vào một con ngõ nhỏ.



    [​IMG]
    Từ lúc sinh ra đến nay, cơm trắng là món "đặc sản" của ông Ngô Văn Dũng
    Những cuộc đời chỉ dám ăn cơm không


    Theo lời cô Nguyễn Thị Thanh Nga – chủ cửa hàng cơm trắng trên đường Nguyễn Thông, Q.3, đó là ông giáo già 72 tuổi đã về hưu. Sáng nào ông cũng từ Q.5 lên đây mua cơm không về để ăn. Không vợ con, không người thân thích nên món cơm trắng đã trở thành “đặc sản” đồng hành cùng ông suốt hơn một chục năm qua.

    [​IMG]
    Quán cơm không của chị Nga là nổi tiếng nhất phố ga tàu
    Ông Ngô Văn Dũng, 59 tuổi, bán vé số trên đường Nguyễn Thông là một người như vậy. Ông kể, ông sinh ra ở Hà Nội nhưng theo mẹ vào Sài Gòn mưu sinh từ ngày mới lên 5. Tuổi thơ của ông gắn liền với những ngày cơm độn ngô, khoai, rau cỏ. Hôm nào may mắn lắm mới có món cơm trắng nóng hổi để ăn.

    Đến năm 1983, ông lấy vợ nhưng cái đói, cái nghèo bủa vây khiến cuộc sống quá cơ cực, người vợ bỏ đi để lại cho ông một đứa con gái. Ông chạy xạc cả chân, hết chỗ này đến chỗ nọ bán vé số mà cũng không có đủ tiền nuôi con. Nhất là năm con bé bị ốm nặng, "có đồng nào cũng hết sạch nhưng tội nhất là chả bao giờ tôi cho nó được miếng thức ăn ngon, chỉ có cơm trắng cho đến khi nó lấy chồng. Chồng nó cũng nghèo và đi làm suốt nên giờ nó vẫn thường về ở với tôi”, ông Dũng run run nói.

    [​IMG]
    Khách của họ chủ yếu là những người lao động nghèo
    Hiện sức khỏe đã yếu, mắt không thấy rõ đường, ông Dũng làm một chiếc bàn gỗ nhỏ đặt trên đường Nguyễn Thông và bán vé số tại chỗ. Hàng ngày, ông thuê xe ôm từ Q. Phú Nhuận lên đây bán rồi lại bắt xe ôm đi về. Ngày nào bán đắt nhất, ông cũng chỉ bán được khoảng 100 tờ vé số nhưng ông để tiết kiệm còn nuôi mẹ già 78 tuổi.

    Cứ 11h trưa, ông Dũng lại mua 2.000 đồng cơm ra đây ngồi ăn. "Tối thì ăn bậy ăn bạ thôi, còn để nuôi mẹ. Tôi cũng chỉ mong đến cuối đời mẹ tôi được ăn no, mặc đủ" và Tết này "mua được cho mẹ một cái áo mới".

    [​IMG]

    Buổi trưa ở đây đông khách nhưng sao tôi bỗng thấy chạnh lòng. Hết người này đến người kia lại lần lượt tới trước biển “bán cơm không” trên đường Nguyễn Thông (Q.3), nghĩa là tất thảy chừng ấy người chỉ có cơm không trong bữa trưa nay, những nắm cơm 2.000 đồng hoặc nhiều lắm cũng chỉ 5.000 đồng.
    Lãi ít, vất vả nhưng vẫn làm vì lo người nghèo đói bụng

    Thấy những cảnh đó, nhiều người qua đường không khỏi lạ lùng cho rằng, thời buổi này ăn cơm không ai mà ăn!? Riêng chị Nga thì biết lý do vì sao: “Đừng nghĩ thời buổi này ăn cơm vỉa hè, cơm bình dân mà đã than nghèo, than khổ. Có những người ngày nào cũng đến đây ăn cơm trắng không à. Họa hoằn lắm mới có một hôm thêm được chút rau dưa cho đỡ lạt miệng”.

    [​IMG]

    Họ thường chỉ mua 2.000 đồng cơm mỗi ngày, nhiều lắm cũng chỉ đến 5.000 đồng.

    Phố cơm trắng nơi chúng tôi ghé nằm trên đường Nguyễn Thông, Q.3 và một con hẻm nhỏ 240 đường Cách mạng tháng Tám, cách ga Sài Gòn độ chừng chưa đến 100m. Gọi là “phố” cho oai chứ thực ra chỉ có 5 – 6 quán cơm nằm rải rác với những chiếc nồi cơm điện to ngoại cỡ. Quán của chị Nga trên đường Nguyễn Thông là quán lớn nhất vì có mặt bằng vừa bán vừa nấu tại chỗ. Còn lại đều là các quán vỉa hè được chất lên những chiếc xe đẩy tự chế cùng một chiếc dù cũ mòn.

    Chị Nga mở quán cơm này đến nay là được 14 năm. Mỗi ngày, chị phải dậy từ 4h30 sáng. “Mỗi ngày tôi bán cũng được 500 – 600kg gạo. Bán chạy nhất vào khoảng 10 – 12h trưa, ít nhất là vào buổi sáng vì người nghèo ít khi có chuyện ăn sáng”.

    [​IMG]

    Phần lớn, khách ghé lại là những người bán ve chai, vé số, công nhân, sinh viên, họa lắm một vài hôm mới có những người khá giả chạy xe ga tới hỏi mua cơm vì nhà mất điện. Giá mỗi ký cơm ngon chỉ có 10.000 đồng, loại cơm thường có giá 8.000 đồng/kg. Chị Nga cũng cho biết thêm, khách ghé lại chủ yếu mua loại cơm thường, người nào phải lao động cật lực thì ngày ăn 2 bữa hết 8.000 đồng, còn người những người già cả thì 5.000 đồng.

    Vào những ngày giáp Tết, nhiều người đi tàu về quê thường ra đường Nguyễn Thông tranh thủ mua chừng 10.000 – 15.000 đồng cơm trắng để mang lên tàu. “Họ thường mang sẵn thức ăn ở nhà đi rồi ăn kèm với cơm trắng phố ga tàu, chứ ăn trên tàu những 30.000 – 40.000 đồng/suất, không mua nổi”, chị Nga cho hay.

    [​IMG]

    Chị Bích, bán đối diện cửa hàng chị Nga cũng cho biết, những người bán cơm trắng như chị chẳng bao giờ mong ước giàu lên từ việc này. Bởi mỗi ký cơm trắng, người bán chỉ lãi được từ 500 – 1.000 đồng. Đa số, người bán cơm ở đây chỉ lấy công làm lời. Giá gạo, giá gas mỗi lần biến động là mỗi lần họ xót ruột xót gan. “Lúc đó chỉ lo mình không cố mà bán được nữa, hay phải tăng giá thì người nghèo lại đói cái bụng”, chị Bích thở dài.

    Theo infonet.vn

    ...
    anhpas0, James Boston, Zane Princeton16 người khác thích bài viết này.
  2. G Dinny

    G Dinny Thành viên cấp 3

    xót quá...mấy bữa nay mình được ăn mì...thế là sang rồi :(
    vsea thích bài viết này
  3. siukoi

    siukoi Thành viên cấp 2

    đọc xong cảm thấy nghẹn lòng :(
    vsea thích bài viết này
  4. nhtra

    nhtra Thành viên cấp 3

    cho tớ xin lỗi trc.
    mỗi ngày bán đc khoảng 500-600 kg gạo. mỗi kg cơm lãi 500-1000 đồng.
    thôi cứ cho là 1 kg gạo ra sẽ 1 kg cơm đi vậy.
    tính ra một tháng tính lãi ít nhất là 500 đồng/kg thì cũng 500*600*30=9,000,000 đồng...
    và t cũng hơi thắc mắc chút.
    có lẽ nhưng ng mua cơm đều có nhà. sao k mua về tự nấu, chắc là phải rẻ hơn chứ?
    vì dù sao ng ta cũng tính chút ít tiền công vào tiền sản phẩm.
    còn nếu là k có nhà cửa thì co lẽ đây là cách hay nhất.
    cho t hỏi chút, TP HCM k có những quán cơm 2,000 đồng- cơm tình thương, à?
    t nghĩ là có chứ? k phải những quán cơm đó phục vụ những ng như thế này ư?
    rubia thích bài viết này
  5. banbaonylong

    banbaonylong Ko phải assmin

    báo chém gió đấy, mỗi ngày 500-600 kg thì chắc bán cơm trong khu công nghiệp :D

    nhtra
    James Boston thích bài viết này
  6. dnkg87

    dnkg87 Thành viên cấp 2

    nhtra: có những người vì sinh nhai còn không có cả thời gian để về nhà nấu một nồi cơm bạn ạ (ví dụ người thu gom đồng nát chẳng hạn).
  7. nhtra

    nhtra Thành viên cấp 3

    banbaonylong chán thật, k biết bao giờ t mới nhận ra cái vụ "chém gió" này.
    bán gạo chắc cũng k đc nhiều thế.
    dnkg87 ờm, t thấy nấu cơm nhanh mà c.
    ng ta khó khăn nên ng ta luôn nghĩ cách tiết kiệm nhất để sử dụng.
    t k nghĩ lại k có thời gian nên mua ngoài.
    1 nồi cơm nấu cùng lắm 1 tiếng thôi đúng k?
    t chỉ nghĩ ng k có nhà thì mới phải làm vậy.
    dù sao đây thực sự là quan điểm chủ quan của t, vì may mắn t chưa rơi vào trường hợp này.
    James Boston thích bài viết này
  8. Thiên Ma

    Thiên Ma Lãng du VietDesigner

    Mấy anh mấy chị hay than phiền trên face nào là ko có gấu để ôm, ko có đt xịn để xài, ko có xe tay ga để cưỡi... Trong khi đó thì có những phận người chỉ cần 1 tấm chăn mỏng giữa mùa đông lạnh lẽo, 1 chén cơm nguội khi đói, 1 mái tranh rách nát để ở... thế là đủ.
    Nhìn lại mình đi, mấy anh mấy chị vậy là quá hạnh phúc rồi đó
    anhpas0, James Boston, bong bong mua he3 người khác thích bài viết này.
  9. rubia

    rubia Thành viên cấp 3

    đường Trần Nhân Tôn, quận 10, đối diện Cao đẳng Kinh tế tp.hcm cũng có một quán cơm 2k (từ 2k cho tới 10k) đó mọi người. :), Ở đó bán cơm chay, có cơm và cả đồ ăn luôn, nước uống free.
    bong bong mua heKanzz.Elf thích bài viết này.
  10. trucict

    trucict Thành viên cấp 1

    Sài Gòn hoa lệ. Hoa cho người giàu_lệ cho người nghèo :(
    Hạnhdnryhung thích bài viết này.
  11. mrgeni

    mrgeni Thành viên cấp 1

    trên đường Nguyễn Trãi gần rạp phim có quán bánh canh 10k, sinh viên nào học gần đó thì ra ăn nhen. Cũng đủ no buổi trưa, ko thì mua thêm cơm trộn vào cũng dc
    Kanzz.Elfrubia thích bài viết này.
  12. Boppi Boppa

    Boppi Boppa Thành viên cấp 3

    nhtra không phải người ta không có thời gian để nấu cơm, mà có nhiều ng xe ôm hay vé số, trưa còn phải đi làm, ai mà về nhà nấu cơm rồi ăn rồi dọn rửa nữa, mỗi 1 bữa cơm là vô vàn những việc không tên khác, với họ, cơm là để lót lòng qua cơm đói mà thôi ...
    Kanzz.Elfnhtra thích bài viết này.
  13. rubia

    rubia Thành viên cấp 3

    mrgeni: mới ăn xong hồi thứ 6 , đọc biển quảng cáo thấy hài ghê luôn. Mà nước lèo ở đó k đc nóng lắm. Quán đó nấu bằng bếp dầu nữa chứ - sang thiệt luôn.
    Kanzz.Elf thích bài viết này
  14. linhhonbs

    linhhonbs Thành viên cấp 1

    Đúng là thành phố hoa lệ..
    Hoa của người giàu... Lệ của người nghèo..
  15. a0yama

    a0yama Thành viên cấp 1

    nhtra bác nghi ngờ thì bác lại gần nhà ga Hoà Hưng nhé
    em đi học ra và confirm là có nhé
    cơ mà lều báo hơi quay tay cái vụm ấy trăm kí
  16. nhtra

    nhtra Thành viên cấp 3

    a0yama bác có nghi ngờ đâu em.
    cái bác nghi ngờ thì em cũng nghi ngờ mà em:D
  17. a0yama

    a0yama Thành viên cấp 1

    nhtra dạ , em xin lỗi , hiểu sai ý cuả a :)
    nhtra thích bài viết này
  18. hehehack

    hehehack Mới đăng kí

    con người ai ko tính tới cái lợi để sinh tồn chắc họa chỉ "ngụy quân tử ngu"
    riêng tui thì tui thấy những quán cơm đó là đưa ra cho NGƯỜI NGHÈO ở Sàigòn này thêm 1 lựa chọn nữa...
    đó là 1 việc tích nhân, tích đức :) hơn cả đống thằng hào sản thối nát ngoài kia
  19. lethu

    lethu Thành viên cấp 1

    Mình là sv lúc nào về cũng kêu này nọ với bố mẹ "ở trên thành phố cái gì cũng đắt, ko đc ăn uống như ở nhà,suốt ngày phải ăn đậu phụ với trứng.Nhưng bây h thấy mình thấy còn hạnh phúc hơn nhiều người.
  20. Pegasuz.

    Pegasuz. Mới đăng kí

    hjx...đọc xong mà phải suy ngẫm...đúng là người ăn ko hết...bao nhiều người thì lần chả ra :(

Ủng hộ diễn đàn