Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Những toà dinh thự được thiết kế theo kiểu Pháp ở Hà Nội

Chủ đề thuộc danh mục 'Kiến trúc - Nội thất đẹp' được đăng bởi goodhopevietnam, 23/8/14.

Lượt xem: 2,455

  1. goodhopevietnam Mới đăng kí

    Những toà dinh thự được thiết kế theo kiểu Pháp ở Hà Nội
    Cuối thế kỷ 18 vào khoảng những năm 1883, Tràng Tiền chỉ là một con đường đắp rất nhỏ và hẹp, con đường này là nơi qua lại của đoàn quân viễn chinh Pháp. Vì vậy Tràng Tiền dần trở lên nhộn nhịp hơn với các hoạt động buôn bán sầm uất, cafe bắt đầu phát triển ở đây. Khi quân Pháp kiểm soát hoàn toàn khu phố thì được đổi tên thành Paul Bert (1886). Paul Bert là một chính trị gia đã qua đời vào cuối năm 1886 tại Hà Nội.
    Những toà dinh thự được thiết kế theo kiểu Pháp ở Hà Nội

    Pháo Tràng Tiền (Xưa có tên gọi Paul Bert)

    Cuối thế kỷ 18 vào khoảng những năm 1883, Tràng Tiền chỉ là một con đường đắp rất nhỏ và hẹp, con đường này là nơi qua lại của đoàn quân viễn chinh Pháp. Vì vậy Tràng Tiền dần trở lên nhộn nhịp hơn với các hoạt động buôn bán sầm uất, cafe bắt đầu phát triển ở đây. Khi quân Pháp kiểm soát hoàn toàn khu phố thì được đổi tên thành Paul Bert (1886). Paul Bert là một chính trị gia đã qua đời vào cuối năm 1886 tại Hà Nội.

    Năm 1888, con phố được mở rộng hơn, trải nhựa, trồng thêm cây, xây vỉa hè và trở thành con phố thương mại, khu mua sắm mang đậm nét châu Âu. Sau cách mạng tháng Tám, phố Paul Bert được tách thành phố Tràng Tiền và Hàng Khay. Giai đoạn Hà Nội bị thực dân Pháp tạm chiếm (năm 1946-1954), Tràng Tiền lại bị gộp với phố Đồn Thuỷ thành phố Pháp Quốc (Rue de France). Sau ngày giải phóng phố đổi lại tên thành phố Tràng Tiền và vẫn giữ tên đó cho tới nay.
    Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy sự thay đổi của con phố qua thời gian:

    Hai năm sau (1888) phố đã được mở rộng ra và trải nhựa, ven đường trồng thêm rất nhiều cây, vì vậy vẻ hè trở thành nơi buôn bán, mua sắm mang đậm nét châu Âu. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công phố Paul Bert được tách thành hai phố là Tràng Tiền và Hàng Khay. Khi Hà Nội bị tạm chiếm từ năm 1946 đến 1954, Tràng Tiền hợp với phố Đồn Thuỷ có tên là phố Pháp Quốc (Rue de France). Khi hoà bình lập lại phổ đổi lại tên là Tràng Tiền, và cái tên đó tồn tại cho đến ngày ngay. Một số bức ảnh hiếm về phố Tràng Tiền, phố Tràng Tiền gồn nhiều các toà nhà có phong cách thiết kế dinh thự kiểu Pháp.

    [​IMG]
    Phố Paul Bert ảnh chụp năm 1885.
    [​IMG]
    Ngã tư đầu phố Paul Bert
    [​IMG]
    Phố Paul Bert năm 1954
    [​IMG]
    Phố Paul Bert trong một ngày thi đi bộ.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Phố Tràng Tiền hiện đại của ngày nay.
    Nhà hát Lớn
    Nhà hát lớn là công trình có dạng dinh thự kiểu Pháp rất đặc trưng được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 20, sức chứa của nhà hát lớn là 800 người nơi thường xuyên diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật cổ điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói...ban đầu nhà hát lớn chỉ phục vụ cho tầng lớp thượng lưu Pháp và rất ít người Việt giàu có thời đó.
    [​IMG]
    Nhà hát hồi mới xây năm 1904.
    [​IMG]
    Nhá hát Lớn chụp năm 1912.
    [​IMG]
    Vẻ đẹp ngày nay của nhà hát Lớn Hà Nội.
    Bách hoá Poinsard & Veyret
    Năm 1887, ông Felix Charière một thương gia người Pháp đã định cư ở Hải Phòng. Năm 1900 ông cùng hai người là Poinsard và Veyert đã thành lập công ty Charières et Cie chuyên bán thực phẩm, và rượu tây. Đến năm 1910 đổi tên công ty thành Poinsard & Veyret. Công ty đã nhanh chóng phát triển ở Đông Dương và vùng Vân Nam Trung Quốc thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm thép, đồ ngũ kim, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp, nước khoáng, rượu vang, và xuất một một số sản phẩm thuộc địa.

    Poinsard & Veyret là một trong những toà nhà được thiết kết theo lối dinh thự kiểu Pháp cổ nhất ở Đông Dương nhưng đáng tiếc là nó đã bị phá huỷ vào năm 2009

    [​IMG]

    [​IMG]
    Công ty Charrière et Cie trong dãy cửa hiệu bên số lẻ từ đầu phố Paul Bert trong những năm 1900.
    [​IMG]
    Sự thay đổi của góc phố gần cửa hàng bách hoá Poinsard & Veyret qua thời gian.
    Khách sạn Sofitel Métropole
    Khách sạn đầu tiên của Việt Nam đạt 5 sao, có phong cách kiến trúc vô cùng cổ kính khi nhìn các hoạ tiết ở khách sạn chúng ta có cảm giác như một ngôi biệt thự kiểu lâu đài mang phong cách châu âu, đậm chất kiến trúc Pháp. Khách sạn được khởi công vào năm 1901, nằm ở trung tâm Hà Nội, khách sạn là nơi mà các nguyên thủ đại sứ và các nhân vật nổi tiếng đến nghỉ ngơi mỗi khi có dịp đến Việt Nam.
    [​IMG]
    Ảnh tư liệu cũ chụp khách sạn Sofitel Métropole
    [​IMG]

    [​IMG]
    Vẻ đẹp của Sofitel Métropole của ngày nay.
    Dinh thống sứ Bắc Kỳ
    Toàdinh thự được thiết kế và xây dựng vào năm 1919 dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Adolphe Bussy. Dinh thự kiểu Pháp này là cơ quan cao cấp nhất tại Hà Nội lúc bấy giờ, công trình mang đậm kiến trúc cổ điển Pháp kết hợp hài hoà với phong cách Phục hưng, Baroque và Art Nouveau một phong cách thiết kế dinh thự có thể nói là rất hiện đại thời bấy giờ. Toà dinh thự kiểu Pháp này gắn với sự kiện lịch sử, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
    [​IMG]
    Dinh thống sứ Bắc Kỳ chụp năm 1936.
    [​IMG]
    Công trình trở thành Nhà khách chính phủ Việt Nam ngày nay.
    Một số công trình kiến trúc Pháp khác tại Hà Nội:
    [​IMG]
    Ngân hàng Pháp - Hoa (Banque Franco Chinoise) với phong cách Art Deco nay đã trở thành trụ sở của Bộ Thương Mại.
    [​IMG]
    Phủ Chủ tịch xây dựng từ năm 1902 mang phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu.
    [​IMG]
    Toà án tối cao trên đường Lý Thường Kiệt với kiến trúc cổ điển châu Âu.

    ...

Ủng hộ diễn đàn