Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Sự trỗi dậy của các "tay mơ" khiến nhiếp ảnh truyền thống lụi tàn?

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Thảo luận' được đăng bởi dennisph91, 24/10/15.

Lượt xem: 5,948

  1. dennisph91 Thành viên cấp 2

    Sự phát triển của công nghệ đã khiến cho công việc của những nhiếp ảnh gia ngày nay trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự đầu tư kỹ lưỡng cho ngành nhiếp ảnh lại không tỉ lệ thuận với sự phát triển này.

    Vào thế kỉ thứ 18, ông tổ của nhiếp ảnh Louis Daguerre đã phải tốn 8 tiếng đồng hồ để cho ra đời bức ảnh đầu tiên bằng những thiết bị cồng kềnh, kỹ thuật rửa ảnh phức tạp và rất nhiều sự kiên nhẫn. Ngày nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, nhiếp ảnh dường như đã không đòi hỏi phải có kỹ năng và tay nghề.

    Sự kiên nhẫn trong quá trình chụp ảnh cũng dần biến mất bởi tốc độ xử lí ảnh nhanh đến chóng mặt của các thiết bị chụp ảnh hiện đại. Hơn nữa, thời gian để cho ra đời 1 bức ảnh ngày nay được tính bằng phần nghìn giây - khá đáng kể so với lúc khởi điểm của nhiếp ảnh.

    wMwzvfC.jpg
    Ảnh được chụp bởi ông Louis Daguerre với thời gian phơi sáng 10 phút.

    Từ "tay mơ" là từ chỉ những người luôn cặp kè mang thiết bị chụp ảnh bên người, đặc biệt là những người sử dụng mạng xã hội để tung những hình ảnh của mình lên mạng mọi lúc mọi nơi mà không có sự đầu tư kỹ lưỡng. Mạng xã hội ngày nay dường như đã bị "quá tải" bởi hình đồ ăn, thú cưng và hình " tự sướng".

    Bài viết này không có ý lên án những người chụp thể loại này, chính người viết cũng hay đăng hình đồ ăn và thú nuôi lên mạng xã hội. Tuy nhiên, giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp đã bị tác động không ít bởi sự phát triển của công nghệ, nơi mà ai cũng có thể trở thành " nhiếp ảnh gia".

    wtyx75G.jpg

    Năm 2012, phóng viên Geoff Livingston đã đặt ra câu hỏi: "Liệu Instagram có đang huỷ hoại ngành công nghiệp nhiếp ảnh?". Cộng đồng mạng đã trả lời rằng Instagram, cũng như các mạng xã hội khác, là một công cụ tuyệt vời để quảng bá các tác phẩm của chúng ta, và nó không làm giảm giá trị của sản phẩm. Đáng lưu ý, nhiếp ảnh gia Zack Sylvan đã trải lòng mình:

    Instagram, đối với tôi, là một sự chuyển dịch của ngành nhiếp ảnh.

    Ứng dụng này giúp việc nhiếp ảnh trở nên dễ dàng hơn. Bản thân chúng tôi là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người luôn đánh giá cao các tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng hơn là một tấm hình chụp bằng điện thoại giản đơn, lại không thấy bị đe doạ. Chúng tôi hiểu rằng cho dù bạn có điện thoại thì sự sáng tạo cũng không thể dễ dàng đến với bạn, cái mà phải cần rất nhiều thời gian và công sức để đạt được.

    Instagram là ứng dụng rất tuyệt cho nhiếp ảnh nói riêng và mạng xã hội nói chung. Những hình ảnh đẹp khiến cho người ta vui, vậy tại sao không khiến nhiếp ảnh trở nên phổ biến hơn?.



    20V0zz5.jpg

    Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang sử dụng mạng xã hội là nơi trình diễn chính các tác phẩm của mình cho rằng sân chơi này dành cho tất cả mọi người. Họ cho rằng những tác phẩm của họ sẽ không bị các tác phẩm nghiệp dư làm giảm giá trị, bởi vì có sự khác biệt rõ ràng giữa một tác phẩm được đầu tư chuyên nghiệp và kĩ lưỡng với một tác phẩm được thực hiện bởi những "tay mơ".

    BSd9QRU.jpg
    Nhiều người đã dùng smartphone làm công cụ nhiếp ảnh chính của mình.

    Bên cạnh đó, giữa phần đông những người ủng hộ thì vẫn có người chống lại điều này. Vào năm 2013, biên tập viên Stuart Jeffries của tờ báo Guardian đã đăng bài viết "Sự lụi tàn của nhiếp ảnh: Liệu điện thoại có đang phá hỏng nghệ thuật?" Trong bài viết, nhiếp ảnh gia Antonio Olmos đã trả lời một cách ngắn gọn:

    "Thật kì lạ... Ngành nhiếp ảnh đang bị mai một chứ nó không trở nên nổi tiếng. Càng ngày càng nhiều ảnh chụp thật đấy, nhưng thực sự thì ngành nhiếp ảnh đang chết dần."

    JfZd1JH.jpg
    Phải chăng quá nhiều người muốn là một nhiếp ảnh gia thực thụ?

    Suy cho cùng thì "tiêu chuẩn đẹp" giữa nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và các "tay mơ" còn khá xa. Tuy nhiên nếu so với những nhiếp ảnh gia mới bước vào con đường chuyên nghiệp và những "tay mơ" thì khoảng cách này rất nhỏ, và nó đang rút lại dần với tốc độ khá nhanh.

    Câu hỏi được đặt ra là liệu sự trỗi dậy của các "tay mơ" này có gây ra ảnh hưởng lớn đến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay không. Tất nhiên là nó tuỳ thuộc vào khái niệm của mọi người về "sự ảnh hưởng". Liệu nhiếp ảnh chuyên nghiệp đang theo đà tuột dốc hay cuộc chiến này chỉ mới bắt đầu? Liệu chúng ta có biết chắc kẻ thắng người thua?

    Liệu các "tay mơ" có đang đe doạ đến sự thành công của nhiếp ảnh chuyên nghiệp? Ý kiến của bạn như thế nào?

    Theo: Medium
    Nguồn: GenK

    ...
  2. Bi Tabu

    Bi Tabu Thành viên cấp 1

    killua.91, pro_dragon, kendyvn1 người khác thích bài viết này.
  3. kendyvn

    kendyvn Thành viên cấp 1

    Nhiếp ảnh là 1 môn nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì mỗi người lại có một quan điểm riêng. Cái "nghệ thuật nhiếp ảnh" mà người viết nói đến là cái đẹp được nhiều người công nhận?
    Bạn có dám khẳng định chắc chắn 1 bức ảnh chụp từ điện thoại của 1 người nghiệp dư (hay "tay mơ" mà người viết nói đến) sẽ đẹp hơn 1 bức ảnh chụp từ dslr của 1 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Không! trong nghệ thuật chả ai dám khẳng định "tôi hơn anh" hay "anh đang giết chết nghệ thuật chỉ vì a là tay mơ" cả. Trừ khi, tất nhiên, anh chẳng biết gì về nghệ thuật nói chung hay nghệ thuật nhiếp ảnh nói riêng cả.

    Còn sự thay đổi từ nhiếp ảnh truyền thống sang mạng xã hội hiện nay, mình thấy nó là sự thay đổi tất yếu của thời cuộc, cũng giống như mỗi thế hệ, mỗi lứa tuổi lại thích 1 dòng, 1 loại nhạc riêng vậy, Bố tôi thích nhạc xanh, chú tôi thích nhạc vàng, còn đến tôi, tôi thích nhạc pop. Nhiếp ảnh cũng vậy, ông tôi thích chơi máy ảnh film cổ lỗ sĩ, thỉnh thoảng lại lóc cóc đi mua mấy cuộn film outdate về chụp choẹt rồi vào phòng tối rửa ảnh cho thỏa đam mê, bạn già đến lại lôi từng album ra khoe nhau. tôi thích dslr hay thậm chí 1 chiếc điện thoại, chụp xong cắm máy tính và chỉnh bằng lr, ps,... ổn mắt là đưa lên flick, instagram,... cũng chỉ là thỏa niềm đam mê

    Với tôi, bất cứ ai, dù chụp chơi hay chụp mưu sinh, miễn nắm được cái hồn của ảnh, đặt cái tâm vào ảnh, họ đều là nghệ sĩ. Và tất nhiên, mấy cái kiểu teen tự sướng đầy rẫy trên facebook không thể gọi là "nhiếp ảnh" được :)
    PhạmThànhLong, dieuhauteo, Ikaros3 người khác thích bài viết này.
  4. TrungDe

    TrungDe Thành viên cấp 1

    Không chỉ riêng nhiếp ảnh mà nó là thực trạng chung của một số môn nghệ thuật khác, âm nhạc cũng là một trường hợp ta có thể thấy rõ nhất. Với sự phát triển chóng mắt của truyền thông bây giờ, những ca sĩ nổi lên ầm ầm, qua các chương trình, cuộc thi,... và rất nhiều cách khác nhau khác. Và với việc xuất hiện ồ ạt như vậy, hẳn nhiên sẽ đi cùng theo nó là cả sự chất lượng và kém chất lượng (ở đây mình dùng từ chất lượng để mang tính bao quát, phổ biến hơn), không còn tính chọn lọc gắt gao như thời xưa. Nhưng, hãy xem lại vấn đề "ảnh hưởng" ở đây. Ảnh hưởng ở đây là như thế nào? Bị mai một? Bị biết chất? Bị cuốn theo? Như bạn #3 ở trên đã nói, những thứ nổi lên bây giờ cũng theo thời kì, theo một phong trào, theo một thế hệ nhất định. Cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào, thời kì, thế hệ nào đi nữa, nếu ta đặt cái tâm vào nó, đam mê hết mình vì nó thì nó vẫn là nghệ thuật chân chính. Có một câu mình rất tâm đắc: "nghệ thuật là vẻ đẹp qua sự cảm nhận." Cho dù có những cái đẹp hoa mĩ, hoàng nhoáng giả tạo khác nổi lên, lấn át thì cũng chỉ trong nhất thời, chỉ có vẻ đẹp thuần túy đích thực sẽ tồn tại mãi với thời gian. :D
    Para Lan Anh thích bài viết này
  5. Medic

    Medic Thành viên cấp 2

    Vớ vẩn, cỏ mọc nhiều cỡ nào thì cổ thụ vẫn còn đó thôi, làm sao chết được.
    Para Lan Anh thích bài viết này
  6. hatay1712

    hatay1712 Thành viên cấp 4

    Các hãng hàng không VN bây giờ rất sợ bị giải thể vì bây giờ nhiều xe ôm quá.
    baoktk7Para Lan Anh thích bài viết này.
  7. nguyen_antu

    nguyen_antu Thành viên cấp 2

    Thì giờ nhà sx mất hàng năm để tạo ra máy ảnh để chụp nhanh hơn
  8. ToiHocDoHoa.com

    ToiHocDoHoa.com Thành viên cấp 3

    ngành nào cũng thế cả :3
  9. Nguyễn Minh Nguyệt

    Nguyễn Minh Nguyệt Thành viên cấp 1

    Mỗi người có cái tôi riêng, vì thế mà những cảm nhận về sự thể khác nhau sẽ có những cách chụp khác nhau. Cùng một chủ thể nhưng những tay chơi khác nhau sẽ có góc khác nhau, tất nhiên là chúng ta đang bàn về tay chơi ảnh chứ không phải kiểu chụp choẹt theo "kiều ai sao tôi vậy". Nên cá nhân em nghĩ, không sao cả! :D
  10. Tiny Love

    Tiny Love Thành viên cấp 2

    Theo quan điểm của riêng tui thì nhiếp ảnh truyền thống không phải là bị lụi tàn mà nó hiện đang bị coi rẻ bởi các " nhổn ảnh gia "
  11. Lê Thịnh

    Lê Thịnh Mới đăng kí

  12. nguyễn văn nam

    nguyễn văn nam Thành viên cấp 1

    Vài năm nữa biết đâu sẽ chỉ còn mang điện thoại đi chụp dịch vụ haizzz

Ủng hộ diễn đàn