Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Top 19 quyển sách có thiết kế ấn tượng nhất năm 2012

Chủ đề thuộc danh mục 'Tạp chí design' được đăng bởi cuongbenki, 28/2/13.

Lượt xem: 12,904

  1. cuongbenki Thành viên cấp 3

    Thời báo The New York Times vừa có một tổng kết những quyển sách có thiết kế đẹp mắt và được yêu thích nhất trong năm 2012. Khảo sát dành cho một số độc giả và những người trong giới thiết kế đồ họa về quyển sách mà họ ấn tượng nhất cùng một vài miêu tả. Kết quả như sau:
    [​IMG]

    1. “The Map and the Territory” (Bản đồ và lãnh thổ ) của Michel Houellebecq (NXB Vintage)

    John Gall thiết kế bìa, Jordan Clark ghép ảnh.
    Do Megan Wilson bình chọn.

    Tôi không có nhiều khái niệm lắm về một cái bìa sách đẹp và tạo nên hiệu ứng là như thế nào, chỉ đơn giản là khi thấy một quyển sách gây ấn tượng bạn sẽ phải đến gần và mang về nhà. Điều này chắc hẳn cuốn sách được lên kế hoạch tiếp thị thông minh, có cách tiếp cận bán hàng hiệu quả và một biên tập viên giỏi. Một bìa sách đẹp cần có những bước tiến mạnh dạn vào lĩnh vực mỹ thuật. Không nói đến sách điện tử, quyển sách này có một cái gì đó kỳ lạ, tuyệt vời và bạn chỉ mất $16 để sở hữu nó.

    Megan Wilson là giám đốc nghệ thuật của Vintage và Anchor Books.




    [​IMG]
    2. “The Flame Alphabet” (Bảng chữ cái rực cháy) của Ben Marcus (NXB Knopf)
    Peter Mendelsund thiết kế bìa.
    Do Jon Gray bình chọn.

    Những bìa sách do Peter Mendelsund thiết kế thường là những bìa nổi bật nhất. Ông là một họa sĩ tài năng khiến biết bao người phải ganh tị và chưa hết, ông thiết kế hết sức chắc tay. Quyển sách có bìa gây ấn tượng nhất trong năm nay với tôi là do ông thiết kế, cuốn tiểu thuyết “The Flame Alphabet” của Ben Marcus. Một ý tưởng giản dị được thể hiện bằng những gam màu ấm áp mà đẹp mê hồn. Cũng giống như tất cả những thiết kế bắt mắt nhất, bìa tác phẩm này khiến cho bạn muốn nghĩ rằng mình thật sự đã làm nên vẻ đẹp ấy. Nó như nhắc nhở bạn rằng một cuốn sách mang lại cho ta nhiều thứ hơn hẳn những dữ liệu tiêu dùng nhàm chán trên một thiết bị điện tử. Bạn muốn được cầm nó trong tay, được sở hữu nó và mua tặng cho bạn bè của mình.
    Jon Gray là một họa sĩ thiết kế bìa tại London.




    [​IMG]
    3. “Wisden Cricketers’ Almanack 2012” (Niên giám ‘Wisden Cricketers’ năm 2012) (NXB Wisden)
    Will Webb thiết kế bìa dựa trên bản mẫu của Robert Harling năm 1938.
    Do Joe McLaren bình chọn.

    Quyển sách có bìa tôi thích nhất năm 2012 là “Wisden Cricketers’ Almanack 2012.” Không thay đổi mấy so với phiên bản 1938; nó vẫn giữ nguyên hai màu vàng và nâu, kiểu chữ slab-serif kềnh càng một cách dễ chịu và sử dụng bản khắc gỗ tinh xảo của Eric Ravilious. Bìa sách tránh được hiệu ứng “hoài cổ”, (mặc dù nói cho cùng đây là cuốn sách tham khảo thể thao hiện đại chứ không phải là một bản sao phiên bản cũ một cách mới lạ) và ngoại trừ màu sắc, kiểu chữ in và biểu tượng Ravilious hình tròn không thay đổi qua các năm, tất cả mọi chi tiết trên bìa cuốn niên giám đều dễ hiểu, hiện đại và đáng hài lòng. Như một phép ẩn dụ muốn đề cao cricket như một môn thể thao năng động và hiện đại, đồng thời quyển sách cũng là một biểu trưng cho một cầu thủ môn cricket miền đồng quê nước Anh, một quá khứ huyền thoại – tiếng nói hùng hồn của “Wisden”.

    Joe McLaren là một họa sĩ vẽ bìa minh họa sách.



    [​IMG]
    4. “Invisible Man” (Người vô hình) của Ralph Ellison (NXB Vintage)
    Cardon Webb thiết kế bìa.
    Do Barbara deWilde bình chọn.

    Bìa gốc của “Invisible Man” (Ralph Ellison) là do Edward McKnight Kauffer thiết kế với phong cách đồ họa cổ điển. Nhưng tôi thích bìa của ấn bản mới do Cardon Webb thiết kế bởi vì nó mang hơi hướm Harlem trong thập niên 1940 và thập niên 50, đặc biệt là cách diễn đạt hình ảnh trông giống như một album nhạc jazz. Ellison là một nhạc công – ông chơi kèn trumpet, sau trở thành nhà văn – và bìa sách này có thể dễ dàng biến thành một bao đựng đĩa ghi âm nhạc. Bìa của ấn bản mới rất truyền cảm và gây ấn tượng sâu sắc. Bìa sách hát.

    Barbara deWilde là một họa sĩ thiết kế hỗ trợ và trợ giảng thiết kế tại Học viên Mỹ thuật.





    [​IMG]

    5. “Angelmaker” (Đấng tạo hóa) của Nick Harkaway (NXB Knopf)
    Jason Booher thiết kế bìa.
    Do Gregg Kulick bình chọn.

    Có rất nhiều yếu tố khác nhau làm cho bìa một cuốn sách có được thành công hay không. Một trong số những thành công quan trọng nhất, tất nhiên là chí ít cũng buộc được một người có khả năng đọc cầm cuốn sách lên. Jason Booher, người thiết kế bìa tác phẩm “Angelmaker” đã hiểu rõ điều đó một cách chuẩn xác. Đi ngang cuốn sách đang được trưng bày trên kệ trong cửa hiệu, ngay lập tức bạn bị nó “quyến rũ”. Ngoài việc thiết kế bắt mắt, tôi cũng thích nội dung thực sự của tác phẩm được truyền tải ít nhiều trên trang bìa. Những chiếc đĩa mềm là chìa khóa cung cấp các manh mối. Sự kết hợp của vẻ đẹp và nội dung thực sự là những gì giúp bìa sách này hoàn toàn nổi bật so với những cuốn khác trong năm.

    Gregg Kulick là Giám độc mỹ thuật của Nhà xuất bản Blue Rider.





    [​IMG]
    6. “Building Stories” (Những câu chuyện về xây dựng) của Chris Ware (NXB Pantheon)
    Chris Ware thiết kế bìa.
    Do John Gall bình chọn.

    Sự lựa chọn này là không công bằng cho tất cả các họa sĩ thiết kế bìa khác,vì Chris Ware đã mang đến một phong cách hoàn toàn mới lạ không hề bị ràng buộc bởi các kỹ thuật như số đông. Đây có lẽ là kiệt tác, thách thức và hình dạng thay đổi của thiết kế đồ họa mà tôi đã xem qua trong năm nay. Tôi thậm chí không biết liệu nó đủ tiêu chuẩn là một bìa sách hay không nữa. Đây là cái thứ quá quỷ gì thế không biết? Một cuốn sách? Một cái hộp? Hay là một tai ương? Những quy tắc thiết kế khác biệt. Thật không công bằng.

    John Gall là giám đốc sáng tạo của AbramsBooks.



    [​IMG]
    7. “The Yellow World” (Thế giới vàng ệch) của Albert Espinosa (NXB Penguin)
    Jon Gray thiết kế bìa.
    Do Coralie Bickford-Smith bình chọn.

    “The Yellow World” có trang bìa rất can trường, hệt như người viết ra nó, người đã suốt cả một thập kỷ dài chiến đấu với căn bệnh ung thư, trận chiến chống lại bệnh tật ấy được mô tả chi tiết trong các trang sách. Trên bìa không có tựa sách, không có đề phụ cũng như không có tên tác giả, chỉ là các dạng hình học và màu sắc. Với một họa sĩ thiết kế, khả năng chắt lọc được nội dung tác phẩm và biến nó hoàn toàn thành những hình ảnh đơn giản quả thực là một năng khiếu hiếm có, và việc nhà xuất bản tiếp tục sử dụng ý tưởng táo bạo đó để phát hành sách lại còn hiếm hoi hơn nữa. Xem xét bìa một cuốn sách thu hút bạn giống như xem một tác phẩm nghệ thuật ở trên tường phòng tranh thấy thật tự do, không hề gò bó. Với tôi, hiệu sách cũng giống như phòng trưng bày nghệ thuật thu nhỏ!

    Coralie Bickford-Smith là một họa sĩ thiết kế chuyên về hoa văn, thường thiết kế bìa cho NXB Penguin.





    [​IMG]
    8. “Hope: A Tragedy” (Hy vọng: Một bi kịch) của Shalom Auslander (NXB Riverhead)
    Tom Teitz chụp ảnh, John Gall thiết kế bìa.
    Do Dan Wagstaff bình chọn.

    Solomon Kugel, nhân vật chính trong tấn hài kịch đen tối “Hope: A Tragedy” của Shalom Auslander chuyển gia đình tới vùng nông thôn New York chỉ để khám phá rằng Anne Frank không những còn sống mà cò đã từng cư ngụ trên gác mái nhà mình. Bìa sách có chủ ý sắp đặt của John Gall buồn cười một cách tuyệt đẹp, khiếm nhã một cách thông minh và chẳng theo khuôn mẫu một cách sắc sảo. Bìa sách chỉ có thể mách cho người đọc biết cái hài hước cay độc và nội dung kỳ quặc của nhà văn Auslander, song người ta chỉ biết được rằng có một con hươu suýt nữa bị một toa tàu hỏa chẹt phải.
    Dan Wagstaff là một blogger chuyên viết sách, thiết kế và văn hóa tại The Optimist Casual.



    [​IMG]
    9. “How Music Works” (Hiệu ứng âm nhạc) của David Byrne (McSweeney’s Books)
    Dave Eggers thiết kế bìa.
    Do Steven Heller bình chọn.

    Tôi thường thích những bìa sách nhiều màu sắc, sống động, những bìa sách sử dụng kiểu chữ nghệ thuật, thế nhưng tôi đã hoàn toàn bị bìa cuốn “How Music Works” chinh phục, một trang bìa siêu trầm, gần như là đơn điệu. Chỉ sử dụng duy nhất một kiểu chữ sans-serif màu đen trung tính, chỉ một kích thước chữ cho cả tựa sách lẫn tên tác giả và một biểu tượng “âm thanh” đơn giản dùng trong máy tính – đấy, đó là tất cả những gì bạn cần để truyền tải thông điệp. Nó cũng không ẩu đả gì với tất cả các bìa sách nhiều màu sắc hay nhiều hình ảnh. Song, trang bìa này tạo ra được một cảm giác hết sức nhẹ nhàng, do vậy bạn sẽ có thể thấy thoải mái sau khi đọc xong.
    Steven Heller viết chuyên mục “Visuals” cho Tạp chí New York Times Book.




    [​IMG]
    10. “Gravity’s Rainbow” (Cầu vồng trọng lực) của Thomas Pynchon (Vintage Publishing, Random House UK)
    Matt Broughton thiết kế bìa.
    Do David Drummond bình chọn.

    Tôi thích cái thiết kế đơn giản mà đầy nội lực ở trang bìa này. Cầu vồng được tạo nên từ những chiếc tên lửa V-2 là một giải pháp tài tình. Một chiếc tên lửa màu đen được đặt ở chính giữa ngụ ý muốn thể hiện nghi vấn về thiết bị hộp đen bí ẩn nằm trên “một tên lửa trong số 6000 chiếc mang thiết bị G Imipolex”. Đứng trên quan điểm đồ họa, tôi thích cách chọn màu nền xám và màu sắc tinh tế của các tên lửa.

    David Drummond là sáng lập viên của Salamander Hill Design.





    [​IMG]

    11. “Watergate” của Thomas Mallon (Pantheon)
    Paul Sahre thiết kế bìa.
    Do Nicholas Blechman bình chọn.

    Thiết kế này tập trung vào một sự kiện có tính tượng hình trong vụ Watergate: nghe lén. Bìa sách rất dễ gây hiểu lầm: bìa áo thể hiện hình một tai nghe mini có những lỗ khoét giống hệt nhau một cách rất thanh nhã. Bìa lót là hình vẽ cấu tạo bên trong của tai nghe có dây nối với mạch rẽ. Tôi thích hiệu ứng từ cả mặt trước và mặt sau của trang bìa này mang lại, thích cái cách gợi lên một thời đại kỹ thuật analog, thời đại chế tạo ra những thiết bị tai nghe rất vụng về và cái cảm giác căng thẳng thấy rõ được mang tới từ hai chữ “tiểu thuyết” bị đục lỗ. Đây là một bìa sách hoàn mỹ, rất tuyệt vời

    Nicholas Blechman là giám đốc nghệ thuật của mục điểm sách tờ The New York Times.




    [​IMG]

    12. Drop Caps series (Bộ các chữ cái viết hoa đầu chương sách) (Penguin)
    Paul Buckley và Jessica Hische thiết kế bìa.
    Do Rex Bonomelli bình chọn.

    “Drop Caps series” của NXB Penguin là một điển hình tuyệt vời về năng lực thiết kế. Tại sao ta lại mua bộ sách kén người đọc này trong khi có những cuốn khác rẻ hơn, thậm chí còn có ấn phẩm “Great Expectation” miễn phí? Bởi lẽ đó là những cuốn sách đẹp. Cách tiếp cận mới mẻ của Paul Buckley và Jessica Hische với các nghiên cứu về văn học cổ đại chỉ tập trung vào hai mảng kiểu chữ in và màu sắc. Mỗi bìa sách là một chữ cái viết hoa được minh họa các hoa văn hết sức thông minh toát lên được một yếu tố nào đó của tác phẩm văn học. Ví dụ, chữ cái A (biểu trưng cho tác giả Jane Austen với tác phẩm Kiêu hãnh và Định kiến) được tạo nên từ những chiếc lông công sang trọng hay chữ cái B (biểu trưng cho tác giả Charlotte Bronte với tác phẩm Jane Eyre) thì được lồng trong những ngọn lửa nhỏ. Một bộ sách đầy đủ sẽ tạo nên một
    Rex Bonomelli là họa sĩ thiết kế đồ họa và quyền giám đốc nghệ thuật của mục điểm sách tờ The New York Times Book Review.




    [​IMG]

    13. “Bloodland” (Vùng đất đẫm máu) của Alan Glynn (Picador)
    Hình nền trang bìa sử dụng ảnh chụp của Charles Nes/Getty.
    Keith Hayes thiết kế bìa.
    Do David Pearson bình chọn.

    Hình ảnh thể hiện tựa sách và những đề phụ được thể hiện tạo cảm giác như đang xem phim trên màn hình. Các dòng chữ xuất hiện ở ba mức chiều sâu của ảnh như tạo nên lời cảnh báo rằng có sao quả tạ xuất hiện sau chúng và xuyên qua không khí mà rơi thẳng xuống đầu chúng ta. Sử dụng hiệu ứng hoạt họa không dễ thành công, nhưng Keith hayes đã làm được khi sáng tạo ra được một trong những bìa sách nổi bật và hấp dẫn nhất trong năm.

    David Pearson từng là thợ sắp in và là họa sĩ thiết kế bìa sách ở NXB Penguin trước khi thành lập ra xưởng vẽ Type as Image của riêng mình vàn năm 2007.






    [​IMG]
    14. “Malcolm Gladwell: Collected” (Malcolm Gladwell: tuyển chọn) (Little, Brown & Company)
    Paul Sahre thiết kế bìa, Brian Rea minh họa.
    Do Carin Goldberg bình chọn.


    Paul Sahre là một nhà thiết kế đồ họa tuyệt vời. Còn Brian Rea là một họa sĩ minh họa xuất sắc. Sự cộng tác của hai con người tài giỏi này trong bộ sách gồm 3 cuốn “Malcolm Gladwell: Collected” là một kết hợp thông thái và tao nhã. Sahre là một bậc thầy trong việc phối hợp thị hiếu tinh tế, sự dí dỏm, tính phi lý và tính tân thời với nét duyên dáng, một chút hoài cổ và niềm say mê của mình để tạo ra những thiết kế tuyệt đẹp không thể cưỡng lại được. Những hình vẽ được xử lý hết sức kín kẽ, trừu tượng và có “tính khoa học” thập niên 1950 của Rea ăn khớp hoàn hảo với sự nhạy cảm của Sahre. Gladwell quả là một tác giả may mắn khi có được một bộ sách hết sức thanh nhã. Và, tôi cũng rất thích những cuốn sách bìa bọc vải.

    Carin Goldberg dạy thiết kế và đồ họa ở trường Nghệ thuật tạo hình.




    [​IMG]
    15. “‘Who Could That Be at This Hour?’” (‘Ai có thể ở đó vào giờ này?’) của Lemony Snicket (Little, Brown & Company)
    Seth vẽ minh họa, Doobinin thiết kế bìa.
    Do Chip Kidd bình chọn.

    Lemony Snicket và Seth, một sự kết hợp hoàn hảo nhưng hoàn toàn bất ngờ: giống như là sự kết hợp giữa muối với món bánh trứng sữa vậy. Và không chỉ có bìa sách mà từ trang đầu đến trang cuối của cuốn sách là một vẻ đẹp không thể chê.


    Chip Kidd là tác giả cuốn sách sắp xuất bản “Go: A Kidd’s Guide to Graphic Design.”



    [​IMG]
    16. “NW” (Tây Bắc) của Zadie Smith (Penguin Press)
    Tal Goretsky và Darren Haggar thiết kế bìa.
    Do Peter Mendelsund bình chọn.

    Rõ ràng là một họa sĩ thiết kế dũng cảm mới dám sáng tạo ra một bìa sách như thế này, vâng, một bìa sách “không-thiết-kế.” Đối với nhà xuất bản, cũng phải là một NXB bạo gan. Nhưng kết quả sau cùng, người đọc có được một bìa sách bắt mắt, thanh lịch đến từng chi tiết và toát ra vẻ tự tin. Tôi luôn có quan niệm rằng thiết kế càng ít thì của người đọc đối với tác phẩm sẽ càng ít bị ảnh hưởng hơn. Một cuốn tiểu thuyết là một kỳ công trong việc tưởng tượng, là sự chia sẻ cảm nghĩ giữa người viết và ngưới đọc. Không cần thiết phải bổ sung thêm họa sĩ thiết kế vào trong đẳng thức ấy.
    Peter Mendelsund là phó giám đốc nghệ thuật của NXB Knopf và là giám đốc nghệ thuật của Pantheon Books.



    [​IMG]
    17. “I Saw a Peacock With a Fiery Tail” (Tôi trông thấy một con công có cái đuôi lửa) minh họa của Ramsingh Urveti (Tara Books)
    Jonathan Yamakami/Tara Books thiết kế bìa.
    Do Jillian Tamaki bình chọn.

    Tôi thích sự giản dị của bìa sách này. Khi tôi th
    iết kế một bìa sách, tôi cố gắng suy nghĩ về những cách khiến cho hình vẽ được nổi bật (rốt cục, mục đích của người ta là muốn bán được sách mà), nhưng một bìa sách như cuốn này như là một lời nhắc với tôi rằng sự đơn giản thường là thứ gây ấn tượng nhất mà ta có thể tạo ra được. Tôi đánh giá cao việc các họa sĩ thiết kế tin tưởng vào những bức vẽ đủ để trao nó cho NXB; điều ấy dường như cũng là một biểu hiện tôn trọng người đọc.
    Jillian Tamaki là người vẽ minh họa, nghệ sĩ hài và giáo viên trường Nghệ thuật tạo hình.





    [​IMG]
    18. “In Dreams Begin Responsibilities” (Trách nhiệm bắt đầu từ mơ ước) của Delmore Schwartz (New Directions)
    Văn phòng của Paul Sahre thiết kế bìa.
    Do Matt Dorfman bình chọn.

    Những bìa sách yêu thích nhất của tôi là những bìa mang đến cho bản thân tôi chỉ một lượng thông tin tối thiểu nhất về cuốn sách mà vẫn thuyết phục được tôi thấy cần phải đọc. Bìa tác phẩm này đạt được yêu cầu ấy của tôi, nó âm thầm thuyết phục tôi đọc bởi cái tựa sách khó hiểu cùng với việc sử dụng chỉ có hai màu căn bản đen và trắng. Không thể nói gì hơn được nữa.

    Matt Dorfman là họa sĩ thiết kế đồ họa và là người vẽ minh họa, là giám đốc nghệ thuật trang ý kiến nhà văn nổi tiếng (op/ed) của tờ The New York Times..




    [​IMG]

    19. “Polpo: A Venetian Cookbook (of Sorts)” (Polpo: Sách hướng dẫn nấu món Venice) của Russell Norman (NXB Bloomsbury)
    David Tanguy từ công ty Praline thiết kế bìa.
    Do Ingrid Paulson bình chọn.

    Có một cách tạo ra nhu cầu cho một cuốn sách, đó là đưa xúc giác lên thành đối tượng cuốn hút người đọc và Praline đã dùng cách này khi thiết kế bìa cuốn “Polpo”, một cuốn sách hướng dẫn nấu món Venice dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm của nhà hàng cùng tên này ở London. Bìa sách thật đẹp bởi tính giản dị của nó (chỉ có một con bạch tuộc được dát vàng nổi trên nền bìa màu xám). Và hãy nhìn gáy sách mà xem, nó đã được tách bỏ khỏi toàn thể bìa sách và tựa sách được in rõ ràng trên đó. Đây không chỉ là một gợi ý đầy thẩm mỹ đối với thái độ trở-về-nguồn-cội của các công thức mà còn tạo cho cuồn sách cảm giác mỏng hơn, một yếu tố cần thiết đối với mọi cuốn sách hướng dẫn nấu ăn. Và, như lời khẳng định của một người bạn, tất cả các cuốn sách hay đều nên có một động vật thân mềm trên bìa.

    Ingrid Paulson là họa sĩ thiết kế sách và tạp chí, sống ở Toronto.

    ...
    dangthutrang thích bài viết này
  2. mosfly

    mosfly Thành viên cấp 2

    [​IMG]

    Quyển này có cái font chử hao hao diển đàn VDS mình nhểy :D
    dangthutrangcuongpham172 thích bài viết này.
  3. sukhak2t

    sukhak2t Thành viên cấp 3

    Thích nhất tác phẩm Yellow World
  4. anhhung_thoiloan

    anhhung_thoiloan Mới đăng kí

    Qúa đẹp !

Ủng hộ diễn đàn