Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Từ Pop-art của Andy Warhol đến con gàn Lady Gaga

Chủ đề thuộc danh mục 'Nghệ sĩ tiêu biểu' được đăng bởi hhowodd, 18/9/12.

Lượt xem: 5,072

  1. hhowodd Thành viên cấp 2

    Cuối thập niên 50 (thế kỷ XX) chứng kiến Pop-art, trào lưu thị giác mới nhất tại phương Tây, bắt đầu từ Anh rồi tràn sang Mỹ. Lấy 3 chữ đầu từ popular (đại chúng), hội họa tôn nghiêm cần những biến thể mới đã tiếp nhận thị hiếu công chúng ở phiên bản tưởng như rẻ tiền, tầm thường nhất bỗng được công nhận như một trường phái nghệ thuật. Từ những tờ giấy quảng cáo thuốc chữa đau bụng đến hộp súp khoai tây ăn liền ở siêu thị đã có thể đứng đàng hoàng trong bảo tàng danh giá. Nửa thế kỷ sau, Pop-art quay trở lại như một hiện tượng hoàn mới: pop music.
    For Tim
    Andy Warhol và Pop-art
    Andy Warhol là cậu bé xấu xí với chỉ một ham muốn duy nhất: trở nên Đẹp và nổi tiếng. Lớn lên trong sự tự ti về ngoại hình, trốn tránh cả thế giới đẹp đẽ bằng cách chủ động làm ngoại hình mình… xấu đi. Không bạn bè, cô đơn trong sự hắt hủi của xã hội. Không chấp nhận sự khác biệt, vũ khí cuối cùng của Andy trong bước đường cùng là… Sự Trả Thù. Kế hoạch tìm kiếm sự nổi tiếng của Andy bắt đầu bằng công việc vẽ minh họa trên tạp chí, kiếm tiền nhờ in ấn quảng cáo rồi nhanh chóng trở thành bậc thầy của nghệ thuật đồ họa, in lưới tại Hoa Kỳ.​
    [​IMG]

    Pop-art bừng nở cùng cái tên Andy Warhol từ một cá tính không thể trộn lẫn, từng bị cả xã hội chối bỏ và vượt qua mọi rào cản bảo thủ để định đoạt giá trị về cái Đẹp mới cho con người. Pop-art trở thành mảnh đất màu mỡ cho street art, nơi graffiti lan đến các khu phố ở chuột, tạo màu sắc mới cho tầng lớp hạ lưu mà thế giới thượng lưu không thể chối bỏ. Pop music ra đời sau Pop-art khoảng 20 năm như một hệ quả tất yếu và mang trong mình sức sống của Pop-art: dễ dàng bén rễ trong lòng đại chúng và phá đi mọi rào cản của giai cấp. Pop music cũng có một nhánh riêng đi theo mạch nguồn của Pop-art khi thoát ra khỏi ánh đèn sân khấu, hòa nhập vào cuộc sống đời thường biến mọi vỉa hè, góc phố trở nên sinh động với rap, hip hop, disco...

    Bức họa 10 Marilyns là một trong những tác phẩm ghi danh Andy khi được thể hiện bằng phương pháp in lưới trên chất liệu lụa. Bằng việc nhân bản vô tính khuôn mặt đã trở thành cột mốc về cái đẹp, với các lớp màu cơ bản khác nhau, Andy đã lột tả thành công một khái niệm mơ hồ nhất: MÀU CỦA SỰ NỔI TIẾNG. Đó là những lớp màu nguyên bản, rực rỡ, được chồng lên nhau trên cùng mặt phẳng, tạo sự tương phản rực rỡ đầy mâu thuẫn. Tác phẩm này là minh chứng tiêu biểu cho danh vọng khi mỗi người nhìn vào một cá tính nổi tiếng thường thấy các sắc độ rực rỡ khác nhau mà không mấy ai biết. Đằng sau các lớp màu đó, đâu là khuôn mặt thật, nơi có thể ấn chứa những ẩn ức, sự căm thù, nỗi đau hay cô đơn thường trực.

    Số phận những tác phẩm của Andy cũng đầy kịch tính như cuộc đối đầu giữa các màu cơ bản trên tranh của Andy. Giới phê bình nghệ thuật không khoan nhượng trước tác phẩm của ông. Chỉ có hai thái cực rõ rệt: hoặc khinh miệt hoặc bàng hoàng kinh ngạc.

    [​IMG]

    Bức họa 10 Marilyns là một trong những tác phẩm ghi danh Andy khi được thể hiện bằng phương pháp in lưới trên chất liệu lụa.

    Tuy nhiên, khi Pop-art phản ánh các giá trị xã hội và môi trường nơi nó sinh ra như thực phẩm, xe hơi, tiền bạc và tình dục theo cách châm biếm, thế tục nhằm tạo ra hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, thì sức sống của nó trở nên mãnh liệt. Xây dựng cái TÔI khác biệt và lên kế hoạch cho sự nổi tiếng là bí quyết thành công của Andy. Ví dụ đơn giản nhất về cái tôi được chuẩn bị kỹ lưỡng cho hao quang danh vọng là việc Andy không ngừng làm đẹp… chữ ký của chính mình.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ý tưởng nền tảng đằng sau nghệ thuật Pop-art là tạo ra hình thức nghệ thuật với ý nghĩa tức thì. Điều này đi ngược với tinh thần của các tác phẩm sơn dầu bí truyền, được các chuyên gia về nghệ thuật thẩm định và ngưỡng mộ.

    Sự trả thù thành công. Ngay sau khi nổi tiếng, những ngôi sao trong làng showbiz đua nhau chạy theo cái bóng của Andy cô đơn và xấu xí: xin làm bạn với ông, giơ tay hứng những lời vàng ý ngọc của Andy rồi đeo lên ngực như tấm huy hiệu khẳng định phẩm chất của người nổi tiếng. “Good bussiness is best art” là trích ngôn điển hình của Andy có sức mạnh làm thị trường chơi tranh thế giới điên đảo, khi những tỉ phú “ném” hàng tấn tiền qua cửa sổ để sở hữu được cái Đẹp theo cách nghĩ của Andy Warhol.

    [​IMG]

    Năm 1979,tập đoàn BMW đã mời Andy sơn lên bản series 4, sau đó là bản BMW M1 trong dự án BMW và nghệ thuật. Khác với những nghệ sĩ trước đó, Andy từ chối vẽ mẫu trên mô hình nhỏ mà sơn “một cách cẩu thả” lên xe thật trong 23 phút! Các tác phẩm khác làm thay đổi hậu thế của Andy không thể không kể đến là những studio của ông được gọi là Nhà Máy/Factory. Đó không chỉ là nơi Andy làm việc trên các bản in lụa – chất liệu mang lại danh tiếng cho ông mà còn là nơi ăn chơi xa hoa của giới nghệ sĩ đương thời. Nhà máy, Nhà máy Bạc rồi chuỗi sự kiện multimedia “Plastic Inevitable” là biểu tượng rõ ràng nhất của ông về sự hào nhoáng, phù phiếm đầy ảo vọng. Đó là ánh sáng của giấy bạc – tuyên ngôn công khai cho chất kích thích. Đó là ham muốn plastic, những con người plastic sinh ra trong những năm 1960, kỷ nguyên của các mặt hàng sản xuất hàng loạt đựng trong các bao bì plastic trong suốt… Sự nổi tiếng có thể được sản xuất hàng loạt, nếu bạn làm theo công thức của Andy. Chỉ cần 15 phút, bạn có thể chinh phục cả thế giới.

    Lady Gaga - tín đồ của Andy Warhol
    Lady Gaga là cô gái hư! hiện thân điển hình của con thiêu thân sẵn sàng lao vào hào quang của danh vọng. Sinh ra trong thế giới Hậu – Pop art, thừa hưởng những thành tựu mà Pop-art mang lại cho thế giới một mô hình không giai cấp bằng cách cảm thụ nó, sống theo nó. Nghệ thuật chỉ tầm thường khi chúng ta không biết dùng nó đúng cách. Đó cũng là cách Lady Gaga chiêm nghiệm về cái tôi của bản thân từ khi là một con nhóc con mơ mộng về một ngày sẽ trở nên nổi tiếng, viết sẵn vào cuốn sổ tay mọi trích ngôn của bản thân để chờ ngày tuyên bố. Gánh nặng lớn nhất trong tuổi thơ Gaga có lẽ chỉ là: Làm sao để nổi tiếng?!​
    [​IMG]
    Tuy nhiên, Lady Gaga không “cùng đường” như Andy Warhol khi sinh ra đúng thời và đã có sẵn các bậc thang danh vọng do Andy Warhol tạo dựng. Trước kia, Andy Warhol dành hết thời gian của tuổi thanh xuân để làm xấu chính mình một cách miệt mài, nghiêm túc và đã thành công khi xoay 180 độ quan niệm của thế giới về cái Đẹp. Ngày nay, Lady Gaga thừa hưởng trái ngọt đó bằng cách chủ động làm xấu mình theo cách của Andy. Nếu trước đây cả xã hội xa lánh sự kỳ quặc của Andy, thì ngày nay sự kỳ quặc của Lady Gaga là biểu tượng của danh tiếng và tiền bạc.​
    Năm 2007 Lady quyết định thành lập một team mang tên Haus of Gaga theo mô hình Factory của Andy Warhol. Tại đây, một ekip trẻ trung táo bạo luôn sẵn sàng với những ý tưởng điên rồ về thiết kế sân khấu, trang phục, đạo cụ… Album Born This Way năm 2011 là “trái ngọt” đáng giá nhất dành cho Haus of Gaga. Xét về chất liệu âm nhạc, Born This Way không có gì mới, thông điệp phong phú, nhưng cũ rích. Bù lại, cá tính Gaga đã khuất phục hoàn toàn thị trường giải trí đang trong thời kỳ hỗn loạn. Cá tính của Gaga mà khi chúng ta nhìn thật sâu vào đó, không ai khác đang ngự trị ở vị trí trung tâm là Andy Warhol.​
    [​IMG]
    Bằng việc nhân lên vô hạn vầng hào quang phù phiếm mà Andy Warhol đã thắp, Lady Gaga đã khuất phục hoàn toàn thị trường giải trí đang trong thời kỳ hỗn loạn để trở thành biểu tượng của danh vọng và tiền bạc.​
    Lady Gaga đã đặt Andy Warhol vào trung tâm của thẩm mỹ, là suối nguồn cảm hứng để tận dụng triệt để sự ngưỡng mộ từ cả thế giới truyền thông dành cho Andy. Cô là hiện sinh của những tấm poster in lưới đa màu Pop-art biết hát, biết nhảy múa. Dù trước đó, Madona cũng là một thành quả trong thời kỳ Pop-art, nhưng không trở thành hiện tượng bừng sáng, rực rỡ đầy màu sắc như Gaga.​
    Không khó để nhận ra Lady Gaga là hạt giống tốt nhất của tinh thần Andy, một “con khốn” biết phá hủy thành công một điệu nhảy, một cách ăn mặc, hiện thân của thẩm mỹ không thuộc về nhạc sĩ, họa sĩ hay vũ công theo lối cũ sáo mòn. Sự nghiệp của Gaga là một mối mẫu thuẫn. Tại sao loại nhạc pop bình dân, chất disco rẻ tiền, kỹ thuật hát bình thường lại thành công đến vậy? Pop-art là lời giải thỏa đáng. Bằng việc nhân lên vô hạn vầng hào quang phù phiếm mà Andy Warhol đã thắp, Gaga cùng với cá tính của cô đã chứng tỏ sự khôn ngoan so với những kẻ đương thời khi chọn đúng bậc tôn sư.​
    Bởi thế, mỗi khi Gaga đi một đôi giày phi lí, đeo một cái mặt nạ ngớ ngẩn, đội một mái tóc lệch lạc theo cách nghĩ thông thường không ngoài một thông điệp: tôi đã sẵn sàng thách thức thế giới. Tôi đang hiến thân thể mình làm nơi dung chứa mọi hiệu ứng thị giác mà các bạn đang mong đợi. Hãy hưởng thụ sự giải trí mà tôi mang lại ở bất cứ đâu, dù rẻ tiền hay sang trọng. Tôi sẵn sàng phát điên vì sự nổi tiếng của chính mình. Tôi là Lady Gaga. Tôi là tín đồ của Andy Warhol.​
    [​IMG]
    Chủ nghĩa hiện đại không còn hiện đại khi thế hệ của hội họa ấn tượng, siêu thực đã mồ yên mả đẹp. Ngay sau đó, hậu hiện đại lại mang trong nó hạt giống của thế giới không còn khoảng cách giữa các thị hiếu giai cấp.​
    Madona và giờ đây là Lady Gaga là những người đàn bà của Pop-art Andy Warhol. Tiếp bước theo họ sẽ có thêm những cá tính không muốn mình cũ đi theo thời gian, tiếp tục hoành thành cuộc cánh mạng văn hóa phi giai cấp. Đó là thế giới của Andy Warhol đã vẽ ra trên tâm toan của thế giới phẳng. Tại đây, mọi cá nhân vô danh đều có cơ hội bán đời tư để nổi tiếng qua những kênh truyền hình thực tế, trên Facebook, Twitter, Blogspot… Đây cũng là lúc mọi tuyên ngôn vĩ đại có thể được in đại trà trên áo phông, quần sịp một cách dễ dãi, phù phiếm theo phương pháp thuần túy của ngành công nghiệp in ấn. Vì thế, cách nó đi vào mọi giai tầng xã hội nhanh, mạnh mà không gì cản nổi. Tương lai về sự nổi tiếng trong 15 phút của Andy Warhol đã thành hiện thực. Ngày nay, khung thời gian có thể đã rút ngắn xuống 5 phút. Khoảnh khắc đó có thể là vô giá. Có thể là rác rưởi.​
    Nguồn bài viết: tiesuc.wordpress.com

    ...
    Phạm Hữu Dư thích bài viết này
  2. Thịnh Zombie

    Thịnh Zombie Thành viên cấp 3

    mình không hâm mộ Lady Gaga nhưng ban gọi cô ấy là con gàn hình như hơi mất dạy 8-|
  3. hhowodd

    hhowodd Thành viên cấp 2

    Bài viết là của tác giả khác nên mình vẫn giữ tựa đề như vậy. Gaga gàn là từ lúc nhận Andy làm tôn sư rồi, Còn hình tượng của Andy bạn đọc sẽ hiểu

Ủng hộ diễn đàn