Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Làm nông nghiệp kiểu Israel

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi cubin, 23/4/14.

Lượt xem: 5,000

  1. cubin Thành viên cấp 1

    Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.

    Nội dung nổi bật:

    - Lịch sử Israel ghi nhận cú nhảy vọt đầu tiên vào lĩnh vực Nông nghiệp ngay từ thời lập quốc. Trung tâm của cú nhảy vọt này là Nông trang (Kibbutz). Chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước.
    - Với dện tích phần lớn là sa mạc khô hạn, người Israel đã làm nông nghiệp với 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi.
    - Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi. Đứng đầu thế giới về tái chế nước, với tỉ lệ đến 70% nước được tái chế.
    Israel là quốc gia khởi nguồn từ trí tưởng tượng của những con người 2000 năm lưu vong, với hành trang không có gì ngoài những lời cầu nguyện và sự thiếu vắng quê hương. Cùng với sự ra đời của Nhà nước Israel, lời nguyện cầu vĩ đại đó được gieo vào vùng đất nhỏ bé: Đất đai cằn cỗi, láng giềng thù địch. Vốn liếng duy nhất mà họ sử dụng chính là con người.

    Nông nghiệp = 95% khoa học + 5% lao động
    Đã có nhiều cú nhảy vĩ đại trong quá trình xây dựng đất nước Israel, và cú nhảy vĩ đại đầu tiên tập trung vào lĩnh vực Nông nghiệp. Trung tâm là sự hình thành của Nông trang (Kibbutz).
    Các nhà sử học đã gọi nông trang là "hoạt động công xã thành công nhất thế giới". Nông trang được hình thành từ các kibbutzim (kibbutztập hợp hoặc hợp tác, kibbutzim là số nhiều, cònkibbutznik là các thành viên). Các kibbutzim được tạo ra từ năm 1944 (4 năm trước khi lập quốc Israel) dưới dạng các khu định cư nông nghiệp, nhằm xóa bỏ sự tư hữu và đem lại bình đẳng cho toàn dân.
    Ngày nay, tuy chiếm chưa đến 2% dân số Israel, nhưng những nông trang sản xuất đến 12% lượng hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lượng sĩ quan và phi công của quân đội.
    Sự trỗi dậy của nông trang một phần là kết quả của những đột phá trong công nghệ và nông nghiệp do các nông trang và trường đại học ở Israel thực hiện. Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.
    [​IMG]
    Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động.

    Khử mặn và tưới nhỏ giọt
    Chuyện kể rằng, năm 1946, Haganah, lực lượng quân sự chính của nhà nước tiền Do Thái muốn thiết lập sự hiện diện của mình tại những điểm chiến lược ở khu vực nam sa mạc Negev, đã xây dựng nông trang Hatzerim cùng với 10 khu định cư nhỏ và biệt lập khác chỉ trong một đêm tháng 10.
    Khi bình minh ló dạng, 5 người phụ nữ và 21 người đàn ông được phái đến xây dựng cộng đồng, họ đứng trên một ngọn đồi khô cằn và hoang dã.
    Mất một năm sau nhóm người này mới xây dựng xong hệ thống đường ống có đường kính 6 inch (15,24 cm) dẫn nước từ khu vực cách đó 40 dặm. Trong cuộc chiến Độc lập năm 1948, nông trang Hatzerim bị tấn công và cắt đứt nguồn nước, đất bị nhiễm mặt và khó canh tác.
    Thậm chí năm 1959 các thành viên nông trang này còn tranh cãi về chuyện đóng cửa Hatzerim để chuyển đến địa điểm khác có môi trường thân thiện hơn.
    Cuối cùng họ quyết định ở lại. Bởi việc đất nhiễm mặn không chỉ ảnh hưởng đến Hatzerim mà còn tác động lên toàn bộ khu vực sa mạc Negev.
    Hai năm sau, các thành viên Hatzerim đã thau rửa đất đai đến mức trồng trọt được.
    Đến năm 1965, kỹ sư thủy lợi Simcha Blass đến Hatzerim với ý tưởng cho một phát minh mà ông muốn thương mại hóa: Công nghệ tưới nhỏ giọt. Đây là khởi đầu cho một đơn vị mà sau này trở thành Netafim, công ty toàn cầu về kỹ thuật tưới tiêu nhỏ giọt.


    Cấu tạo đầu tưới nhỏ giọt bù áp Netafim.
    [​IMG]
    Văn phòng Netafim ở Hatzerim
    Nuôi cá trên sa mạc
    Câu chuyện nông trang Mashabei Sadeh, cũng nằm trong sa mạc Segev còn đi xa hơn: Tìm cách tái chế nước không chỉ một lần mà còn những 2 lần.
    Họ đã đào giếng sâu gần nửa dặm - bằng chiều dài 10 sân bóng đá - và phát hiện nguồn nước vừa ấm vừa mặn. Điều này nghe có vẻ rất tệ cho đến khi họ tham khảo ý kiến từ một giáo sư Đại học Ben-Gurion tại Negev: Vị này nhận ra đây là nguồn nước hoàn hảo để nuôi cá nước ấm.
    Các nông trang bắt đầu bơm nước nóng 37 độ vào trong bể chứa cá rô phi, cá chẽm và cá vược để sản xuất thương mại. Sau khi được dùng trong bể cá, chỗ nước chứa chất thải của cá lại là nguồn phân bón hoàn hảo cho các rặng cây chà là và ôliu. Các nông trang cũng tìm ra cách trồng rau và cây ăn quả được tưới trực tiếp bằng nguồn nước ngầm. Nhờ vậy nước được tái chế những 2 lần thay vì sử dụng 1 lần rồi bỏ đi.

    [​IMG]
    Nông trang Mashabei Sadeh.
    Một thế kỷ trước, Israel đã được nhà văn Mark Twain và nhiều du khách miêu tả là vùng đất đa phần cằn cỗi. Thực vậy, 95% diện tích của đất nước này bị xếp vào nhóm bán khô hạn, khô hạn hoặc rất khô hạn.
    Ngày nay, Israel đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải, với hơn 70% lượng nước được tái chế, tỉ lệ gấp 3 lần quốc gia đứng thứ hai Tây Ban Nha.
    Hướng tiếp cận vấn đề của Israel
    "Thật không đơn giản khi phải thuyết phục mọi người rằng nuôi cá trên sa mạc là việc làm có ý nghĩa", nhà ngư học Appelbaum nói về chuyện nuôi cá trên sa mạc Negev. "Nhưng việc đập tan ý nghĩ đất đai cằn cỗi đồng nghĩa với vô dụng là rất quan trọng".
    Nhìn vào Israel hôm nay, hầu hết du khách sẽ ngạc nhiên, nơi này có khoảng 240 triệu cây xanh do hàng triệu người cùng trồng, rừng cây được trồng lên khắp nước.
    Nhờ chính sách thủy lợi sáng tạo từ thời Hatzerim, sa mạc Negev, vẫn là vùng đất lớn nhất Israel, nằm giữa Jerusalem và Tel Aviv, đã đẩy lùi tiến trình xâm thực của sa mạc, vùng đất phía bắc phủ đầy các cánh rừng và cánh đồng nông nghiệp do con người trồng. Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang được đẩy lùi.
    Giáo sư ĐH Harvard Ricardo Hausmann nhận xét, mọi quốc gia đều có khó khăn và hạn chế, nhưng điều gây kinh ngạc của Israel là thiên hướng tiếp nhận các vấn đề như sự thiếu nước và biến chúng thành tài sản, thậm chí dẫn đầu thế giới về lĩnh vực nông nghiệp vùng hoang mạc, tưới nhỏ giọt và khử mặn.
    Cafebiz.vn

    ...
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/4/14
    pitlamgiPhạm Hữu Dư thích bài viết này.
  2. TuấnMInhĐức-HP

    TuấnMInhĐức-HP Thành viên cấp 1

    Xem người mà nghĩ tới ta, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Còn VN thì ngược lại.x_x
  3. cubin

    cubin Thành viên cấp 1

    Mình xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, kể từ nhỏ tới giờ chắc 15 năm rồi...mình nhớ là hồi đó với bây giờ cách thức làm nông nghiệp thì không mấy thay đổi, bây giờ có máy cày rồi, máy gặt rồi nhưng nó chỉ sử dụng khoảng 10 % còn lại là dùng sức người thôi. Mặc dù bà con thôn quê đời sống cũng cải thiện đáng kể nhưng mình ngẫm ra một điều là họ đều bỏ công sức, làm việc cật lực, liên tục mới có thu hoạch.
    Mình bữa tết về mà đã thử công việc nghề nông mà từ nhỏ tới giờ hầu như mình không có làm là đi bừa, và sạ... Và chỉ trong vòng 20 phút thôi mình đã nếm đủ mùi sự nặng nhọc, từ bờ đê để mà đem đồ ra ruộng phải vác tất cả đồ đạc đi rất xa, chân lội bùn ngập lên tận gần đầy gối nên bước đi rất là khó, trên vai phải vác mấy bao "giống"(giống là thóc được ủ cho mộc mầm) với "phân bón", đi bừa bằng trâu bừa khi nào nhuyễn đất như nước thì thôi rồi đi vướt phân bón bằng tay, sạ bằng tay, một tay vứt một tay bê một thúng to "giống", đi vướt xuống ruộng khi nào thì xong trong thời tiết là 11 độ C...

    Mình vẫn không hiểu cái này cái gì nữa


    [​IMG]

    Và đây là việc làm thực tế hiện tại

    [​IMG]
    Chỉnh sửa lần cuối: 23/4/14
  4. PimPo

    PimPo Thành viên cấp 1

    Cái hệ thống tưới tiêu kia bầu Đức bỏ ra bạc tỷ để mua lề lắp ráp lên Laos đấy kia ~_~.
  5. Võ Tấn Lộc

    Võ Tấn Lộc Thành viên cấp 1

    Em mà ở nước ngoài em cũng làm nông. Ở VN làm nông cực khổ. Vụ lúa mấy 3-4 tháng mà tiền lời không đủ trả tiền phân thuốc.
  6. huster

    huster Thành viên cấp 1

    đúng là tuy nghèo, chiến tranh nhưng phải nói là ng do thái họ luôn có sự khác biệt
  7. G Dinny

    G Dinny Thành viên cấp 3

    ở vn mới chỉ thấy Bầu Đức sử dụng kiểu này
  8. banbaonylong

    banbaonylong Ko phải assmin

    :D coi cuốn này hay lắm, mới thấy đc trí tuệ Do thái trong khó khăn giữa các nước a rập

    [​IMG]
    cubin thích bài viết này
Từ khóa:

Ủng hộ diễn đàn