Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

PGS Văn Như Cương nói về bài toán tính gà đang gây tranh cãi.

Chủ đề thuộc danh mục 'Đọc báo - Tin nóng hổi' được đăng bởi -Trần Văn Hùng-, 12/9/14.

Lượt xem: 2,350

  1. -Trần Văn Hùng- Thành viên cấp 4

    Vừa qua, một phụ huynh đã đăng tải trên mạng một bài kiểm tra toán tính số gà mà giáo viên đưa ra cho học sinh. Cụ thể như sau:

    Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Phép tính đúng là:
    Với các phương án:

    A. 4x8=32

    B. 8x4=32

    C. 4+8=12

    D. 8:4=2

    Trong bài toán này, em học sinh tiểu học lựa chọn đáp án A (4x8=32), tuy nhiên giáo viên lại cho rằng đây là đáp án sai và phương án B (8x4=32) mới chính xác.

    Sau khi báo chí đăng tải bài toán này, nhiều ý kiến cho rằng cô giáo bắt bẻ học sinh và phê phán cô giáo nhưng cũng có nhiều ý kiến khẳng định đáp án của cô giáo là đúng.
    [​IMG]
    Trao đổi với PV Dân trí, PGS Văn Như Cương (ảnh) cho rằng: “Ngày xưa tôi đi học cũng đã có bài toán này nên chớ vội bình luận và phê phán, phải hiểu bản chất của vấn đề, phải hiểu rõ câu hỏi ”.

    PGS Cương phân tích: Đáp án của cô giáo đưa ra 8 (gà) x4 =32 là đúng, phải tính số gà thì phải lấy số con gà rồi nhân với số chuồng.

    Còn đáp án 4 x 8 là không đúng, bởi viết như thế sẽ hiểu là số chuồng là 4 gấp lên 8 lần mặc dù kết quả cuối cùng của phép tính đều là 32. Ở đây chúng ta cần phân biệt cho học sinh hiểu được đâu là đơn vị tính, đâu là số lần được gấp lên.
    Ông Cương lấy ví dụ một bài toán để so sánh: Một lớp học có 30 học sinh, hỏi 5 lớp học có bao nhiêu học sinh? Đáp số là: 30 x 5 = 150. Chứ không thể lấy 5 x30 được.

    “Dạy học sinh tiểu học hiểu được ý nghĩa của vấn đề cụ thể chứ không thể trừu tượng hóa vấn đề lên như tính chất giao hoán của phép nhân. Trước khi học sinh học trừu tượng hóa con số thì phải từ con số cụ thể rồi mới đến con số trừu tượng. Trong khi đó, con số do ta nói. Học phải có quy trình. Ở đây phải hiểu giáo viên yêu cầu học sinh phải tính cái gì? Ví dụ: có 2 nhà, xe đạp 2 bánh, 2 mắt kính... Các số 2 đó là trừu tượng hóa, là tổng hợp có 2 phần tử. Do đó, không thể phê phán cô giáo được, như vậy không đúng?” - PGS Cương nói.

    Ông Cương dẫn giải thêm, ví dụ như bảng chữ cái của chúng ta hiện nay, khi viết thì yêu cầu viết chữ e đầu tiên bởi vì chữ e là chữ đơn giản nhất, dễ viết nhất trong bảng chữ cái. Chúng ta không thể viết ngay chữ a, mặc dù chữ a đứng đầu bảng chữ cái với lý do chữ a viết nhiều nét hơn, khó hơn. Sau viết chữ a mới viết đến các chữ cái khác khó hơn. Học toán cũng phải như vậy.

    Thời gian gần đây xuất hiện một số bài toán tiểu học gây tranh cãi như bài toán “con cừu và tuổi thuyền trưởng" hay bài toán tính gàkhiến các bậc phụ huynh rất băn khoăn trước việc đâu là đáp án chuẩn. Chúng tôi sẽ ghi nhận các ý kiến này để đưa ra các chuyên gia giáo dục cho ý kiến. Nếu bạn đọc từng gặp bài toán phổ thông nào gây khó khăn cho bạn trong việc chọn đáp án đúng, bạn đọc có thể phản ánh thông tin tới báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email: dantri@dantri.com.vnXin trân trọng cảm ơn!

    Hồng Hạnh
    nguồn: dantri.com
    1 số ý kiến bạn đọc

    Nguyễn thanh Giang
    (9/7/2014 11:56:00 PM)
    drgiang1949@gmail.com
    Theo tôi lập luận của GS Cương có phần không chặt chẽ : Nếu quan tâm quá nhiều đến đơn vị thì kết quả của phép nhân sẽ là " Chuồng.Gà" hoặc " Gà.Chuồng" và dùng phép nhân dù đặt xuôi ngược thế nào cũng là không chuẩn.Chit có phép cộng 8+8+8+8 = 32 mới là đúng thứ nguyên " Gà ".Nếu đã thừa nhận tính giao hoán của phép nhân thì 8x4 hay 4x8 cũng không khác nhau . Có nên bắt trẻ tư duy sợi tóc chẻ tư thế không ?


    Kỳ Thực
    (9/7/2014 11:50:00 PM)
    thangdoquyet@ymail.com
    Xem nội dung SGK toán lớp 2 hay 3, nếu có đề cập "đơn vị tính" trong cách thiết lập phép tính cho đề bài này, rồi hãy tranh cãi về đánh giá của cô giáo. Xem lại giáo án của cô giáo, nếu có giảng giải, hướng dẫn thiết lập phép tính có đề cập đơn vị tính mới có cơ sở đánh giá bài làm HS đúng hay sai. Không có những yếu tố đó, tranh cãi về bài toán là viển vông vô bổ về GD.


    khanh
    (9/7/2014 11:49:00 PM)
    hoatuankhanh@gmail.com
    Có 4 hộp gỗ chiều dài 10 cm chiều rộng 5 cm chiều cao 2 cm hỏi tổng cả4 hộp gỗ bằng bao nhiêu m3 .đáp án sẽ là :10×5×2=100×4=400. Hay :(10×5×2)×4= 400 . Hay. 10×5×2×4=400dđều đúng .nhưng nếu ai đó viết ngược lại : 4×......... thì người ta có thể hiểu rằng có 2 hộp gỗ chứ không phải là 4 nữa .


    Lê Bá Mỹ Lệ
    (9/7/2014 11:46:00 PM)
    gvthd@yahoo.com
    nội dung này chắc chắn khi dạy học cô giáo đã giảng giải ý nghĩa phép tính này cho hs rồi nên khi cho đề ktra cô giáo chấm như thế là đúng! hs không chú ý nghe giảng thì làm bài sai! khi làm toán cần hiểu được mình đang tìm cái gì. Từ đó mới lập phép tính đúng được. dạy cho hs những kiến thức căn bản như thế là đúng. phụ huynh nên nhìn nhận bài toán này ở khía cạnh gd tiến bộ hơn, cho hs hiểu ý nghĩa phép tính chứ không phải là như thế nào cũng được để các em không hiểu được vấn đề đối với nhiều bài tập khác!
    link trực tiếp
    http://dantri.com.vn/giao-duc-khuye...ai-toan-tinh-ga-dang-gay-tranh-cai-940077.htm

    ...
Từ khóa:

Ủng hộ diễn đàn