Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

6 lợi ích từ việc chỉnh ISO cao trong nhiếp ảnh

Chủ đề thuộc danh mục 'Các kỹ thuật trong nhiếp ảnh' được đăng bởi Pixel Factory Studio, 28/1/16.

Lượt xem: 9,620

  1. Pixel Factory Studio Mới đăng kí

    Hầu hết các nhiếp ảnh gia hiểu rõ giá trị mối quan hệ giữa chất lượng hình ảnh và việc cài đặt ISO thấp, và sẽ cố hết sức để có được độ nhạy ảnh thấp nhất có thể bất cứ khi nào có thể. Ở bài viết mới nhất của mình, Matt Golowczynski đưa ra những thời điểm mà cài đặt ISO cao có thể mang lại thuận lợi cho bạn.

    09hVLes.jpg


    Thuận lợi rõ ràng nhất của việc tăng độ nhạy là nó giúp hình ảnh của bạn sắc nét trong điều kiện thiếu sáng, giữ độ sắc nét cho vật thể di động và để ngăn độ mờ gây ra do máy ảnh cầm tay, nhưng có thể bạn chưa biết rất nhiều các thuận lợi điểm khác mà điều này có thể mang lại. Dù là mục đích thực tiễn hay sáng tạo, có rất nhiều lý do khiến bạn muốn tăng độ nhạy lên, thậm chí ngay khi sử dụng Tripod hay khi điều kiện ánh sáng là thuận lợi đi nữa. Thử đọc và khám phá lợi ích từ việc tăng ISO cho bức ảnh của bạn.



    1. Chụp liên tiếp (burst shooting) nhanh hơn

    Nếu bạn đã bao giờ chụp ảnh hành động, chắc chắn bạn đã phải dùng đến chế độ chụp liên tiếp của máy ảnh (burst). Số lượng shot tối đa ở một tốc độ không đổi đã được các nhà sản xuất mặc định, nhưng số shot thực tế bị ảnh hưởng bởi các cài đặt mà bạn đã kích hoạt, thẻ nhớ bạn đang sử dụng – và còn ảnh hưởng bởi tốc độ màn trập nữa.

    Tại sao lại là tốc độ màn trập? Hãy tưởng tượng máy ảnh của bạn có chế độ chụp 10fps (10 ảnh/giây). Điều này nghĩa là mỗi ảnh phải được chụp ở tốc độ màn trập không dưới 0.1 giây để máy ảnh của bạn có thể chụp được cả 10 ảnh, vì vậy tỉ lệ ảnh của bạn sẽ tự động giảm nếu máy của bạn chụp dưới mức này.

    Nếu bạn đang chụp một vật thể chuyển động, rất có thể bạn sẽ muốn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn 0.1 giây để chụp được sắc nét hơn, nhưng lại không thể (hoặc rất khó) để làm cho khẩu độ của máy rộng hơn. Trong trường hợp này, việc tăng độ nhạy sẽ giúp bạn đạt được tốc độ màn trập phù hợp hơn để chụp vật thể đó.


    pR2Arj5.jpg


    2. Tăng noise (nhiễm hạt) cho hình ảnh

    Mọi người thường tránh tăng ISO quá cao để giảm lượng noise trong hình ảnh, vì điều đó làm mờ các vật thể và làm các chi tiết trở nên không rõ ràng. Đối với đa số hình ảnh, điều này là hoàn toàn hợp lý, nhưng lại có lúc bạn cố tình tăng noise trong 1 bức ảnh.

    Tại sao lại làm điều này? Rất đơn giản, để thêm vào bức ảnh của bạn 1 ít texture. Quan điểm này xuất phát từ các thể loại hình ảnh mà yêu cầu một lớp phủ phim mỏng, chẳng hạn như phóng sự, phim tài liệu, và là một giải pháp cho những người nghĩ rằng hình ảnh kỹ thuật số quá sạch sẽ và không có gì đặc sắc khi so sánh với những hình ảnh được chụp bằng phim.

    Nó đặc biệt hiệu quả khi chụp bằng chế độ hình đen trắng vì những tông màu thường có thể nhìn thấy được chỉ còn là những hạt đơn sắc.

    Nếu bạn muốn thử làm điều này, hãy tắt các cài đặt giảm noise của máy ảnh vì nó sẽ làm mịn hình ảnh và loại bỏ bất kỳ vết noise nào ngay từ khi chúng mới hình thành; cài đặt giảm noise ở mức cao có thể làm cho hình ảnh của bạn trông giống như một bức tranh màu nước!

    toMUB8v.jpg

    3. Duy trì độ sâu trường ảnh trong chụp ảnh cận cảnh

    Thông thường chúng tôi bỏ qua khẩu độ của ống kính để có độ sâu trường ảnh của vật thể tĩnh mà chúng tôi đang chụp, nhờ vậy tỉ lệ tăng tương ứng của tốc độ màn trập không còn là vấn đề. Tuy nhiên lại có những khi bạn cần phải duy trì tốc độ màn trập nhanh trong khi vẫn phải giữ độ sâu trường ảnh lớn nhất có thể, chẳng hạn như những dịp chụp ảnh cận cảnh khi chụp một vật thể chuyển động.

    Ở đây, độ sâu trường ảnh lại quá hẹp so với khẩu độ rộng hơn nhưng việc điều chỉnh khẩu độ nhỏ hơn có thể gây mờ ảnh khi phải chụp vật thể chuyển động . Trong những tình huống như vậy, việc tăng độ nhạy của bạn có thể giúp bạn để có được độ cân bằng ảnh hợp lí để độ nét của vật thể bạn chụp được giữ lại trong khi độ sâu trường ảnh vẫn đầy đủ.

    4. Tạo sự sáng tạo với tác phẩm nghệ thuật trừu tượng

    Đã bao giờ bạn chụp một bức ảnh nhiều noise và thử phóng to nhiều nhất có thể chưa? Việc xem màu của từng điểm ảnh từ từ hiện rõ lên khá là thú vị đấy, và bạn có thể lấy điều này làm điểm khởi đầu cho một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc .

    Ví dụ hình ảnh bạn thu được ở trên được cắt từ một tấm ảnh DSLR nhiều noise, đã được áp dụng một vài bộ lọc làm mờ của Photoshop vào và đã được tinh chỉnh màu sắc – vậy là đủ.

    Các ứng dụng từ phương pháp này là vô hạn, từ hình nền máy tính bảng hoặc điện thoại cho đến nền móng để tạo nên các sản phẩm lớn hơn như thiết kế tờ rơi, biểu ngữ hoặc thậm chí là thiết kế đồ họa cho video.

    Ngoài những việc cụ thể nêu trên mà bức ảnh của bạn có thể được sử dụng, phương pháp này cũng là một cách tuyệt vời để sử dụng các hình ảnh nhiễm noise tưởng chừng như không thể dùng đến được nữa.



    Pb5RZsc.jpg





    5. Chụp từ một chiếc xe

    Nếu bạn chụp một đối tượng từ một chiếc xe hơi hay một loại phương tiện nào đó, bất kỳ chuyển động hoặc rung động sẽ làm giảm độ sắc nét của bức hình.

    Một số ống kính hiện đã tích hợp chế độ chống rung được thiết kế riêng cho những tình huống như vậy, nhưng nếu ống kính của bạn không được tích hợp thì bạn có thể thay thế bằng cách tăng độ nhạy lên.

    Bằng cách này, bạn sẽ tăng tốc độ màn trập của máy ảnh. Phơi sáng ít hơn sẽ giảm tỉ lệ mờ ảnh đi đáng kể.

    Tất nhiên bạn cũng có thể mở khẩu độ để đạt được hiệu quả tương tự, mặc dù nếu đối tượng chụp của bạn ở gần thì có thể sẽ không cho độ sâu trường ảnh mà bạn cần. Trong trường hợp này, tăng độ nhạy và nghĩ đến việc kích hoạt chế độ giảm noise để giảm noise được tạo ra từ việc tăng độ nhạy.



    h4EsY0c.jpg





    6. Chụp ảnh thiên văn

    Nếu bạn từng chụp những bức ảnh của bầu trời đêm có độ phơi sáng dài, có thể bạn sẽ nhận ra rằng trục quay của trái đất làm mờ các ngôi sao và các thiên thể khác chỉ còn là những đường mờ mờ ảo ảo trên bầu trời.

    Điều này sẽ rất tuyệt nếu đó là hiệu ứng bạn muốn cho bức ảnh của bạn, nhưng đôi khi bạn chỉ muốn chụp ra hình ảnh bầu trời như hình ảnh mà bạn quan sát được bằng mắt thường.

    Bạn có thể mua những phụ kiện chuyên dụng giúp bạn giữ cho bộ cảm biến của máy ảnh di chuyển song song với chuyển động quay của trái đất. Nhưng có một phương pháp đơn giản và tiết kiệm hơn, đó là tăng độ nhạy của máy ảnh để độ phơi sáng được giảm đến nỗi độ mờ không còn nữa.

    Đương nhiên điều này sẽ thêm khá nhiều noise vào hình ảnh của bạn, vậy nên hãy suy nghĩ về việc kích hoạt ở máy ảnh của bạn chức năng giảm noise ở độ nhạy cao hoặc làm việc này một cách thủ công trong quá trình hiệu chỉnh. Hãy nhớ phải chức giảm noise ở độ phơi sáng dài nếu nó vẫn còn dài nhé.


    Nguồn: digitalcameraworld.com
    Pixel Factory sưu tầm và biên dịch.

    ...
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/1/16
    Voii Rừng thích bài viết này
  2. xtruong

    xtruong Thành viên cấp 1

    Chụp ảnh để có ảnh nền đen thì SET iso thế nào hả bác (không phải dùng background màu đen). Ví dụ em muốn chụp 1 bông hoa ở ngoài vườn, nhưng chụp sao để có được nền màu đen!
  3. Pixel Factory Studio

    Pixel Factory Studio Mới đăng kí

  4. ALRainbow

    ALRainbow Thành viên cấp 2

    Cái tiêu đề dịch kiểu này newbie đọc dễ gây hiểu lầm đây.
    Còn vụ của xtruong nói là chụp ngoài trời mà trả lời vậy chưa đủ nhén, phải có flash quất vô cái bông hoặc che chắn để hậu cảnh nó tối mới được.
  5. phankien9x

    phankien9x Thành viên cấp 3

    Cầm máy cũng một thời gian rồi cơ mà đọc bài dịch này vẫn thấy mơ mơ hồ hồ không biết các newbie thì sao!

Ủng hộ diễn đàn