Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Bố cục tỉ lệ vàng trong thiết kế

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm / Kiến thức dành cho designer' được đăng bởi minhhoanhd2310, 4/8/15.

Lượt xem: 5,805

  1. minhhoanhd2310 Mới đăng kí

    Bố cục: tiêu điểmtỷ lệ vàng
    Bố cục thủy sinh thực sự là một vấn đề có tính chất cá nhân. Tính thẩm mỹ của nó có thể rất chủ quan.

    Tuy nhiên, qua hàng ngàn năm người ta đã sáng tạo và đúc kết được một kiến thức chung về thẩm mỹ (bài viết này dựa trên quan niệm thẩm mỹ phương Tây). Có hai yếu tố mà tôi thấy rất hữu dụng trong vấn đề này.

    1) Tiêu điểm : Khái niệm tiêu điểm rất phổ biến trong lãnh vực nghệ thuật. Nó là trọng tâm mà người sáng tạo mong muốn truyền tải. Một thiết kế vĩ đại chỉ có một tiêu điểm. Những phần khác chỉ là thứ yếu. Quá nhiều tiêu điểm sẽ khiến cho người quan sát rất khó khăn, và vô hình trung không nắm bắt được thông điệp của tác phẩm. Trong bố cục thủy sinh, tiêu điểm có thể được tạo ra bằng lũa, đá và thậm chí cả màu sắc. Cách trình bày, thế cây thủy sinh, kích thước và tỷ lệ của chúng, tất cả đều góp phần vào việc truyền tải tiêu điểm.

    Do vậy, trước khi thực hiện bố cục, tôi cố gắng xác định chủ đề mà mình muốn trình bày. Chủ đề phải hình thành trước khi thu thập những chất liệu cần thiết. Nếu bạn xây dựng nó trong thời gian thu thập chất liệu, sản phẩm cuối cùng thường không đạt như ý. Một nghệ nhân giàu kinh nghiệm thường xác định được bố cục sẽ trông như thế nào trước và sau khi thực hiện. Thậm chí một số người còn vẽ một cách chi tiết tác phẩm của mình trước khi trình bày. Kinh nghiệm và năng khiếu sẽ giúp họ thể hiện ý tưởng của mình lên bố cục thủy sinh. Nhiều người thường thể hiện tất cả ý tưởng vào một hồ khiến bố cục rất rối rắm, như thể không có một chủ đề chính nào.​
    PHos2LW.jpg

    PFxqzJK.jpg

    2) Tỷ lệ vàng
    Tỷ lệ vàng là một hằng số toán học lâu đời. Nó chứa đựng yếu tố thu hút mà thậm chí công nghệ và lý thuyết toán học ngày nay cũng không dễ gì lý giải được. Mục đích của tỷ lệ vàng là hướng tới tỷ lệ thẩm mỹ tối ưu.

    Trong bố cục hồ thủy sinh, kết cấu (composition) là yếu tố quyết định. Kết cấu là thuật ngữ dùng vào mục đích cảm thụ nghệ thuật. Để thể hiện chủ đề cũng như vẻ đẹp của bố cục, một không gian chọn sẵn sắp đặt đá, lũa, và/hay cây cũng như những thành phần liên quan trong hồ, tất cả góp phần tạo nên tổng thể của của hồ thủy sinh.

    Tỷ lệ vàng là kỹ thuật được áp dụng trong nghệ thuật sáng tác. Cơ bản, nó chia một đoạn ra làm hai phần. Chẳng hạn, chia đoạn AB thành AC và CB. Tỷ lệ AC/AB bằng với CB/AC. Lập công thức tính toán ta sẽ thu được tỷ lệ này là 1/1.618.

    Mọi người hẳn bối rối với những con số trên. Có phải dùng đến bàn tính để tính toán bố cục? Trên thực tế, khái niệm này chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn, 2/3, 3/5, 5/8, 8/13, 13/21,…

    Từ rất lâu, một khái niệm tương tự cũng xuất hiện ở Trung Hoa và được gọi là “Cửu Cung”. Nó tương đồng một cách đáng ngạc nhiên với tỷ lệ vàng. Sử dụng 4 đoạn để chia một hình vuông thành 9 ô, người ta có thể thấy điều gì đó gần giống với tỷ lệ vàng.

    Người ta phát hiện rằng giao điểm của các đoạn này chính là nơi mà trực quan hình ảnh sâu sắc nhất. Trong nhiếp ảnh, bốn điểm này được gọi là các “trọng điểm” (interesting point).

    Trong bố cục thủy sinh, chúng ta có thể đặt tiêu điểm vào một trong bốn trọng điểm ở trên. Một số người không hề biết khái niệm này, tuy nhiên họ vẫn có khả năng tạo dựng một bố cục xinh đẹp. Điều này có lẽ nhờ vào khả năng trực quan bẩm sinh. Một người có thể chọn vị trí và đặt thứ gì vào đó. Một khi người đó cảm thấy “ổn” thì nó rất gần với tỷ lệ vàng. Bạn có tin không? Hãy tự kiểm chứng nhé. Rồi cũng có người cố gắng mãi trong vô vọng. Dù họ xoay trở cách nào trông vẫn không ổn, bởi vì nó không thỏa mãn tỷ lệ vàng. Có khó tin không? Bạn có thể kiểm chứng bằng việc vẽ ra “Cửu Cung” của riêng mình.​
    6xGEj4I.jpg

    iDKqhIY.jpg
    Áp dụng Cửu Cung và xác định vị trí của tiêu điểm.


    womXR7R.jpg
    Ảnh hưởng kỳ diệu của Cửu Cung vẫn hiện diện thậm chí cả ở vùng giữa của những bố cục rậm rạp.
    “Định luật một phần ba” là một trong những bài học cơ bản mà các tay máy phải học để chụp được những bức ảnh có bố cục cân bằng.

    8vErdTJ.jpg
    Tuy nhiên, định luật sinh ra là để phá vỡ, bức ảnh của bạn sẽ không mất tính cân bằng hay kém “đẹp” khi không tuân theo định luật này. Tất nhiên để phá vỡ được định luật này thì bạn cũng cần biết những định luật khác để phá vỡ được nó mà bức ảnh vẫn đẹp hơn nhiều.

    Định luật Một phần ba là gì?

    Nguyên tắc cơ bản của định luật một phần ba là chia bức ảnh ra làm 9 phần đều nhau bằng các đường thẳng và ngang như dưới đây.
    ItulpSu.jpg
    Khi chụp ảnh bạn sẽ phải tự chia bức ảnh bằng mắt qua lỗ ngắm hoặc màn hình LCD. Từ đó dựa vào các đường kẻ caro này bạn sẽ xác định được 4 phần quan trọng nhất trong bức ảnh mà bạn nên đưa các điểm nhấn vào đó.
    SLxcWSg.jpg

    Trên lý thuyết, nếu bạn đưa điểm nhất vào giữa 4 giao điểm hoặc dọc theo các đường kẻ thì bức ảnh sẽ có bố cục cân bằng và có khả năng hướng người xem vào chủ đề của bức ảnh. Nghiên cứu cho thấy mắt người có xu hướng tập trung vào một điểm nào đó hơn là chính giữa trên bức ảnh – sử dụng định luật một phần ba thì có vẻ tốt hơn là phá định luật đó.
    naNS6b2.jpg
    Một số ví dụ về việc sử dụng Định luật một phần ba:
    4M2gDYu.jpg
    Trong bức ảnh này, đầu của người đàn ông được đặt vào một giao điểm – đặc biệt đôi mắt là điểm nhấn quan trọng trong bức chân dung. Điểm nhấn quan trọng thứ 2 là chiếc cà vạt và bông hoa

    iRSj2el.jpg
    Trong bức ảnh này, vật thể được đặt theo chiều dọc của đường kẻ, người phụ nữ không nằm trong trọng tâm và bức ảnh đã tạo ra điểm nhấn mới khá thú vị. Đặt người phụ nữ về phía bên trái của khung hình sẽ làm cho bức ảnh có gì đó “gượng ép”.

    bbCBsDk.jpg

    s7ZPHZb.jpg

    Tương tự, kỹ thuật chụp được áp dụng cho ảnh phong cảnh, đặt các đường chân trời theo đường kẻ ngang.

    Các nhiếp ảnh gia đều sử dụng Định luật một phần ba trong tiềm thức nhưng phần lớn chúng ta cũng cần một chút thời gian để luyện tập.
    Khi sử dụng định luật này bạn cần phải tự hỏi mình:

    1. Đâu là điểm nhấn của tấm ảnh?
    2. Mình định đặt điểm nhấn đó ở đâu?

    Một lần nữa – nhớ rằng phá vỡ định luật này có thể tạo ra những bức ảnh rất độc đáo -vì thế khi đã thành thạo sử dụng định luật này bạn cũng nên thử khám phá một chút nếu không tuân theo nó thì sẽ thế nào.​

    Cuối cùng – khi chỉnh sửa ảnh bạn vẫn cần nhớ định luật này. Những phần mềm chỉnh sửa ảnh hiện này đều có sẵn các công cụ để bạn cắt và sửa khung hình sao cho nó phù hợp với định luật. Hãy thử kiểm nghiệm bằng cách sửa các bức ảnh cũ và xem hiệu ứng của định luật này.




    ...
    Đan Đan NT, huongngan97Phạm Hữu Dư thích bài viết này.
  2. dokidoki

    dokidoki Thành viên cấp 2

    VlpU1W0.jpg
    Baymax :)):)):))
    Dennis Luu thích bài viết này
  3. gadien.93

    gadien.93 Thành viên cấp 2

    dokidoki thích bài viết này
  4. minhhoanhd2310

    minhhoanhd2310 Mới đăng kí

    Giống mũi con trâu =))
    huongngan97 thích bài viết này

Ủng hộ diễn đàn