Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

3 cô gái "bí ẩn" trên tờ tiền 2.000 đồng

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi Hồng Sơn, 7/1/13.

Lượt xem: 38,263

  1. Hồng Sơn Helper

    Tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng là tờ tiền hiếm hoi có mặt sau được thể hiện bằng bối cảnh Nhà máy Sợi Nam Định cùng 3 nữ công nhân đang làm việc. Đã 23 năm trôi qua kể từ ngày tờ tiền này được phát hành, 3 nữ công nhân đó là ai thì đến nay vẫn là ẩn số.

    Mở cuộc truy tìm

    Năm 1988, khi phát hành tờ tiền 2.000 đồng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định lấy bối cảnh khu sản xuất cùng 3 nữ công nhân của Nhà máy Sợi Nam Định để in lên mặt sau của tờ tiền. Nhiều người chắc mẩm, đây phải là những công dân điển hình với thành tích lao động rất đặc biệt có nhiều đóng góp mới vinh dự được in hình lên tờ tiền. Nhưng họ là ai?
    Bây giờ Nhà máy Sợi Nam Định đã được đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Trong đội ngũ nhân công sản xuất hiện tại của nhà máy, vẫn còn khá nhiều người thuộc thế hệ công nhân từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Gặp họ, chúng tôi càng thêm hy vọng có manh mối về 3 người phụ nữ được in hình lên tờ tiền 2.000 đồng.

    [​IMG]
    3 cô gái trong mặt sau của tờ 2.000 đồng là ai, cho tới giờ đó vẫn là một bí mật.
    Ảnh: Violethi
    Chúng tôi chìa ra tờ tiền 2.000 đồng rồi hỏi về 3 nữ công nhân trong ảnh, nhiều công nhân già trong nhà máy cứ ớ người ra mà rằng: "Đúng... đúng... Đây là 3 nhân công của nhà máy chúng tôi. Đến nay công nhân trong nhà mấy vẫn sử dụng mẫu quần áo bảo hộ lao động như họ đã mặc... Nhưng 3 phụ nữ này là công nhân nào nhỉ? Nhìn họ quen quá... ". Vậy là những công nhân già cứ chuyền tay nhau tờ tiền rồi thầm thì: "Là ai nhỉ?".

    Riêng Phó Giám đốc Phân xưởng dệt Bùi Văn Đặng thì cứ mãi bần thần. Ông lật ngang, rồi lật ngửa tờ tiền và nói: "Tôi về nhà máy công tác và làm quản lý từ năm 1970. Bức ảnh được in trong tờ tiền chính là phân xưởng dệt C2. 3 công nhân trong ảnh chính xác là công nhân của chúng tôi. Tôi nhận được họ qua trang phục lao động - đặc thù của công nhân dây chuyền dệt... Nhưng sao tôi không rõ 3 phụ nữ này là ai nhỉ?". Dứt lời, ông Đặng kéo tôi đi: "Anh đi cùng tôi... Tôi sẽ cho anh thăm phân xưởng dệt C2 và sẽ hỏi cho anh về 3 công nhân được in trên tờ tiền".

    Tới phân xưởng dệt C2, ông Đặng chỉ cho tôi từng chi tiết trong bức hình tại mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng đều trùng khớp với bối cảnh hiện tại của phân xưởng dệt. Tất cả đều không mấy thay đổi dù đã trải qua nhiều năm trời. Tại đây, ông Đặng gọi những người công nhân già lại rồi hỏi về 3 nữ công nhân trong tờ tiền. Một cuộc truy tìm 3 người phụ nữ bí ẩn nhanh chóng lan tỏa toàn khu sản xuất. Nhìn cảnh ấy, chúng tôi nghĩ mình đã may mắn, có lẽ chỉ một lúc nữa thôi, 3 người phụ nữ bí ẩn mà tôi muốn gặp sẽ xuất hiện.

    Nhưng rồi nguyên cả buổi sáng trôi qua, 3 nữ công nhân kia vẫn mất hút. Đầu giờ chiều, ca làm việc mới bắt đầu. Chúng tôi lại tiếp tục kiếm tìm 3 người công nhân bí ẩn. Lần này ông Đặng còn lấy điện thoại liên hệ với hàng chục công nhân đã nghỉ hưu. Bao nhiêu cuộc điện thoại ông Đặng gọi đi là bấy nhiêu hy vọng chúng tôi ấp ủ. Nhưng tất cả chỉ nhận được những câu trả lời: "Tôi không rõ... Tôi cũng không nhớ...". Họa lắm mới có người an ủi: "Có khi họ là những công nhân vẫn đang làm việc trong nhà máy mà năm đó được chụp ảnh rồi vẽ hình lên tiền những họ không biết".

    Không tìm được 3 nữ công nhân này, gương mặt Phó Giám đốc Bùi Văn Đặng sụp xuống. Kéo tôi về phòng làm ciệc của mình, ông Đặng giãi bày: "Khoảng thời gian Nhà máy Sợi Nam Định được chụp hình đưa lên tờ tiền 2.000 đồng là cuối những năm 80. Lúc đó đất nước đang trong giai đoạn đổi mới, không khí lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa được phát động trong toàn nhà máy. Khi ấy chúng tôi liên tục được các đoàn làm phim, nhà báo về thăm. Đoàn nào về cũng ghi hình, chụp ảnh... Đúng là ngày đó công nhân và nhà máy được chụp ảnh, vẽ hình nhiều quá nên chẳng ai để ý...".

    Vậy là chúng tôi phải tạm chia tay mà vẫn chưa tìm ra được 3 người phụ nữ may mắn được vẽ hình lên tờ tiền 2.000 đồng.

    Họa sỹ thiết kế cũng không biết

    Chúng tôi rời Nam Định nhưng ý nghĩ tìm gặp 3 người phụ nữ được đưa hình lên tờ tiền 2.000 đồng vẫn chưa nguôi ngoai. Một trong những manh mối có thể tìm ra được 3 nhân vật bí ẩn ấy là họa sỹ thiết kế đồng tiền này. Theo tài liệu lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước, Họa sỹ Phạm Văn Quế là người trực tiếp thiết kế mặt sau của tờ tiền 2.000 đồng. Ngày đó, ông Quế đang ở tuổi ngoài 40 và công tác tại Tổ họa sỹ, Phòng Thiết kế mẫu (Cục Phát hành tiền tệ và Kho quỹ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Tổ họa sỹ của ông có 7 người.

    "Tôi sang kho ảnh của TTXVN để lựa chọn. Tôi miệt mài tìm kiếm cả tuần trời, cuối cùng cũng tìm được 2 bức ảnh chụp về Nhà máy Sợi Nam Định. Một bức chụp về dây chuyền sản xuất sợi, bức ảnh còn lại là chụp về 3 nữ công nhân trẻ đang thao tác trên dây chuyền. Cầm trên tay 2 bức ảnh, tôi ưng ý ngay và linh cảm rất rõ, đấy sẽ bức hình được lựa chọn để in lên tờ tiền 2.000 đồng".
    Họa sỹ Phạm Văn Quế

    Bây giờ, họa sỹ Phạm Văn Quế đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Chúng tôi hỏi ông: "Bác thiết kế mặt sau tờ tiền 2.000 đồng có bối cảnh là 3 nữ công nhân Nhà máy Sợi Nam Định. Đây là 3 nhân vật có thật hay chỉ là nhân vật được vẽ theo trí tưởng tượng?".

    Họa sỹ Quế cho hay: "Tưởng tượng ra nhân vật làm sao được. Tôi phải có hình mẫu cụ thể mới thiết kế được tờ tiền. Đó là 3 nhân vật có thực, không phải tưởng tượng hay hư cấu gì cả. Đầu năm 1988, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định sẽ phát hành tờ tiền mệnh giá 2.000 đồng. Khi ấy tôi cùng 6 họa sỹ trong tổ được giao nhiệm vụ tìm và lựa chọn những bức ảnh để thiết kế mặt sau cho tờ tiền. Những bức ảnh được chọn lựa phải có tiêu chí phù hợp với bối cảnh đất nước lúc bấy giờ và phù hợp với mệnh giá tờ tiền chuẩn bi phát hành".

    Với tiêu chí ấy, tất cả các họa sỹ trong tổ cứ thế đi tìm ảnh. 7 họa sỹ phải tìm 7 ảnh mẫu khác nhau để thiết kế lên tờ tiền. Mẫu thiết kế của họa sỹ nào xuất sắc và phù hợp với tiêu chí sẽ được lựa chọn làm mặt sau cho tờ tiền 2.000 đồng. Có rất nhiều bối cảnh của đất nước được tổ họa sỹ quan tâm. Có người chọn bối cảnh Nhà hát lớn Hà Nội, có người lại chọn Hồ Gương với Tháp Rùa, thậm chí Nhà máy đồ hộp Hải Phòng cũng đã được một số họa sỹ để ý.

    "Về phần mình, tôi sang kho ảnh của TTXVN để lựa chọn. Tôi miệt mài tìm kiếm cả tuần trời, cuối cùng cũng tìm được 2 bức ảnh chụp về Nhà máy Sợi Nam Định. Một bức chụp về dây chuyền sản xuất sợi, bức ảnh còn lại là chụp về 3 nữ công nhân trẻ đang thao tác trên dây chuyện", ông Quế nhớ lại.

    "Vậy 3 nữ công nhân đó là ai và đang sống ở đâu?". Giật mình trước câu hỏi này, ông Quế tư lự: "Việc thiết kế tiền phải bảo mật cao độ. Khi làm thủ tục xin 2 bức ảnh từ TTXVN, tôi chỉ khai báo một lý do đại khái cho hợp lệ chứ không thể đưa lý do chính xác. Việc xin tên tác giả của 2 bức cũng như những nhân vật trong ảnh tôi cũng chẳng kịp làm". Vậy là họa sỹ Phạm Văn Quế cũng không biết 3 người công nhân được in hình lên tờ tiền 2.000 đồng kia là ai. Tính chất bảo mật của ông thiết kế tiền đã không cho ông làm việc đó.

    Sau khi mang 2 bức ảnh về trình, họa sỹ Quế được chấp thuận dùng để thiết kế lên mặt sau của đồng tiền 2.000 đồng. Nhiệm vụ của ông là lồng ghép, vẽ lại 2 bức ảnh trên thành một. Bức hình mới được vẽ ra phải có các chi tiết hài hòa cân đối và không phức tạp. Ông Quế đã mất nhiều tháng trời ngôi vẽ rồi ghép 2 bức ảnh lại với nhau. Ông miệt mài vẽ đến độ thuộc lòng từng chi tiết trong 2 bức ảnh, từng nét mặt của 3 cô công nhân. Những họ là ai, thì ông đành chịu! Ông chỉ biết họ là những người thợ dệt của Nhà máy Sợi Nam Định.

    Đến nay, tờ tiền 2.000 đồng đã phát hành được 23 năm. Nhưng 3 nữ công nhân được vinh dự in lên đó vẫn là một bí ẩn.

    ...
    Lose Myself, Hà Bơ, Ku Sang11 người khác thích bài viết này.
  2. Gooner Designer

    Gooner Designer Thành viên cấp 4

    bây giờ mí đọc. và bây giờ mí để ý
    Hồng Sơn thích bài viết này
  3. Two

    Two Thành viên cấp 3

    có vậy cũng ... trên còn nói ông ở nhà máy sau hồi k tìm đc > suy sụp !!!?? làm gì đến mức đó.
    trên fb làm link, kèm dẫn: "quá ác độc, thật dã man..." câu like vớ vẩn khiếp.. hình như câu like tới 3,4 page mới đọc được bài này (mình like đến cái thứ 2 rồi unlike >bỏ chạy T___T )

    hừ, tự nhiên thấy bực mình chứ :-w
    SuperGấuHồng Sơn thích bài viết này.
  4. Nguyễn Trường

    Nguyễn Trường Thành viên cấp 2

    Câu hỏi này đã đặt ra lâu lắm rồi mà đến nay vẫn chưa có lời giải!:-/
    Cũng vậy cái ông có râu ở mặt trước các đồng tiền của VN là ai cũng vẫn là một bí ẩn!:))
  5. Hồng Sơn

    Hồng Sơn Helper

    :)). Cái face nó thế mà chị :)). Toàn chơi trò trẻ trâu câu like :))
  6. Fly Nguyễn

    Fly Nguyễn Thành viên cấp 4

    Cái xe máy cày trên tờ tiền 2000 VND là của nhà nào mau mau ra nhận coiiiii [​IMG]
  7. pitlamgi

    pitlamgi Banned

    Chẳng lấy gì làm lạ :-B
  8. swing26

    swing26 Thành viên cấp 1

    cái này ngày xưa e thắc mắc suốt nhưng mà giờ chả quan trọng.chỉ cần mấy tờ polime là đc rồi :))
  9. superbachdan

    superbachdan Thành viên cấp 2

    K tìm đc cũng lên báo. Tìm đc cũng lên báo. Haz. Đếm chữ ăn tiền.
  10. superbachdan

    superbachdan Thành viên cấp 2

    Mà nhìn kĩ là 4 cô chứ k phải 3
  11. Fly Nguyễn

    Fly Nguyễn Thành viên cấp 4

    Có cả thím ở trong đó đó 8-}
    siêu nhân lội nước thích bài viết này
  12. hiroki

    hiroki Thành viên cấp 3

    ai tóm hộ cái (:|
  13. đăng hiếu

    đăng hiếu Thành viên cấp 2

    cái này bữa hôn trên face nó chỉ đăng vui là 3 người phụ nữ bí ẩn nhất của việt nam, giờ lại hot ak hehe
  14. ran_le

    ran_le Banned

  15. superbachdan

    superbachdan Thành viên cấp 2

    [​IMG]
    Thím nào... 4 thật mà
  16. Barca37

    Barca37 Mới đăng kí

    23 năm thì dự là mấy chị ý giờ tầm ngoài 40. Còn tìm được. Tìm nhanh...
  17. Hoang Tien Nha

    Hoang Tien Nha Thành viên cấp 1

    Đọc thấy khó tin quá, tiền này lưu hành hơn 20 năm nay, đến giờ vẫn còn sử dụng thì làm gì mà các công nhân tới sếp giật mình ớ người, bần thân, suy sụp... tới mức không biết đây là khung cảnh của xưởng mình @.@
  18. huutruc0205

    huutruc0205 Banned

    công nhận mấy bác nhà ta đúng là dân super soi chính hãng soi kỹ vãi
  19. Tuấn Huy

    Tuấn Huy Thành viên cấp 1

    hết việc làm. lôi tiền ra soi =))
    thế sao k soi CON voi trong tờ 1000 và mấy thằng ngồi ở đó là ai =))
    Lose Myself, Jason BMèo Tít thích bài viết này.
  20. gunxbom

    gunxbom Thành viên cấp 1

Ủng hộ diễn đàn