Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Cách chọn vật liệu sàn cho văn phòng làm việc

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Thảo luận về kiến trúc' được đăng bởi Kat Võ, 9/6/17.

Lượt xem: 3,706

  1. Kat Võ Mới đăng kí

    Khi lựa chọn sàn cho một văn phòng làm việc, sẽ có rất nhiều những tiêu chí được đưa ra để làm cơ sở lựa chọn. Trong đó những tiêu chí quan trọng bao gồm:

    [​IMG]

    Tính thẩm mỹ:

    Sàn nhà là một phần quan trọng trong nội thất văn phòng, nó tạo ấn tưởng đầu tiên khi khách hàng và đối tác đến doanh nghiệp. Vì thế các nhà thiết kế thường muốn phần sàn phải thể hiện sự chuyên nghiệp, có tính thương hiệu và mang văn hóa công ty. Do đó tính thẩm mỹ luôn được chú trọng với những yếu tố sau: màu sắc tinh tế với nhiều lựa chọn, dễ dàng phối màu, chia khu vực, tạo đặc trưng riêng cho từng không gian.

    [​IMG] [​IMG]

    [​IMG]
    Tạo không gian thân thiện an toàn
    Hằng ngày, mỗi người dành hơn 8 tiếng cho công việc, tức là một nứa thời gian sinh hoạt không kế thời gian ngủ. Do đó văn phòng hoàn toàn có thể xem là căn nhà thứ hai của mỗi người. Môi trường sinh hoạt tại văn phòng cần phải đem lại sự thỏa mái cũng như mang đến cảm giác như ở nhà thì mới giúp nhân viên tăng năng xuất làm việc. Những yêu tố mang lại sự thỏa mái bao gồm: sàn nhà luôn sạch sẽ thơm tho, không tạo tiếng ồn khi di chuyển, sàn nhà không trơn trượt, tạo cảm giác ấm cúng; đặt biệt phải thân thiện với sửc khỏe như kháng khuẩn, hạn chế tích tụ bụi bẩn vi khuẩn, không phát thải khí có hại cho sức khỏe.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ngân sách phù hợp:
    là yếu tố luôn được các doanh nghiệp quan tâm không kém yếu tố thẩm mỹ. Ngân sách bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành bảo dưỡng qua các năm. Khoản chi phí đầu tư ban đầu là khoản chi phí dễ nhìn thấy nhất và thường ảnh hướng đến lựa chọn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả về ngân sách, doanh nghiệp cần phải tính toán thêm chi phí duy trì cũng như tuổi thọ của sản phẩm, tức là chi phí trung bình trên từng năm sử dụng. Những dòng sàn có chi phí đầu tư ban đầu tuy cao nhưng đi kèm với tuổi thọ cao và chi phí bảo dưỡng thấp là một lựa chọn thông mình giúp tiết kiệm thời gian, ngân sách, nhân lực đáng kể qua các năm.

    [​IMG]

    Chi phí đầu tư ban đầu:
    Với khối lượng 100 m2 sàn
    - Sàn gạch
    20 triệu- 35 triệu
    Sàn gỗ công nghiệp
    25 triệu (dòng thấp-trung cấp, chất lượng thực chỉ ở mức 5-7 năm)
    60-80 triệu (sàn cao cấp chất lượng 15-20 năm)
    Thảm
    20-40 triệu cho dòng thảm chất lượng trung bình
    50- 100 triệu cho dòng cao cấp
    Sàn Vinyl Armstrong
    25- 35 triệu/ dòng dạng viên cao cấp cho văn phòng nhỏ.
    35- 40 triệu cho dòng dạng viên cao cấp cho văn phòng lớn, lưu thông cao
    40 triệu- 50 triệu cho dòng cuộn cao cấp
    Chi phí bảo dưỡng:
    Trong các dòng vật liệu này, Thảm là loại vật liệu đòi hỏi nhiều chi phí bảo dưỡng vệ sinh nhất, khoảng 30.000-50.000/m2/1 năm. Tức với 100 m2, chi phí bảo dưỡng có thể lên đến 3- 5 triệu một năm
    Chi phí bỏ ra trung bình trên năm
    Sàn gạch
    Thảm
    400.000-700.000/ năm
    Tuy nhiên thực tế sàn gạch không giữ phong độ đúng 50 năm, và có thể phát sinh bể, hỏng trầy xướt, dẫn đến nhu cầu cải tạo hoặc thay mới.
    Sàn gỗ công nghiệp
    - 3.5-5 triệu/ năm (dòng thấp cấp)
    - 4-5 triệu/ năm (dòng cao cấp)
    Thảm
    + 5-7 triệu/ năm cho dòng trung cấp (cả chi phí bảo dưỡng)
    + 9-12 triệu/ năm cho dòng cao cấp (cộng chi phí bảo dưỡng)
    Sàn vinyl Armstrong
    + 1- 1,4 triệu/ năm với dòng dạng viên cao cấp cho văn phòng nhỏ
    + 1-1,4 triệu/ năm với dòng dạng viên cao cấp cho văn phòng lớp, lưu thông cao
    + 1,4- 2 triệu/ năm với dòng dạng cuộn cao cấp
    Phong thủy
    Là yếu tố được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng, đặc biệt là với những doanh nghiệp kinh doanh. Để chọn được loại sàn mang đến dòng sinh khi tốt, nhà thiết kế thường chú ý đến màu sắc hợp với ngành nghề kinh doanh hoặc mệnh của người lãnh đạo trong văn phòng.
    Loại vật liệu sàn nào sẽ phù hợp với văn phòng làm việc của bạn?
    Dựa vào những đánh giá trên đây, bạn đã có thể lựa chọn được loại sàn phù hợp cho văn phòng làm việc của mình.
    • Sàn gạch: là lựa chọn truyền thống với chi phí đầu tư ban đầu thấp, độ thẩm mỹ ở mức chấp nhận được nhưng lại không đáp ứng những yêu cầu về một không gian an toàn thân thiện. Đây là lựa chọn ở mức thấp- trung cấp cho những văn phòng không đòi hỏi quá nhiều về kiến trúc, thẩm mỹ.
    • Sàn gỗ công nghiệp: là lựa chọn phổ biến trong vài năm trở lại đây bởi hoa văn gỗ sang trọng và chi phí ban đầu ở mức vừa phải. Tuy nhiên, nếu xét về tuổi thọ và yếu tố thân thiện sức khỏe thì đây không còn là lựa chọn tối ưu của các văn phòng. Việc bảo dưỡng phải kiêng nước bởi vật liệu này dễ bị thấm nước, cong vênh gây co ngót. Ngoài ra, yếu tố tạo tiếng ồn do giày cao gót hay dịch chuyển đổ đạc trên sàn phần nào làm mất điểm của loại vật liệu này
    • Thảm: là lựa chọn của rất nhiều văn phòng cao cấp bởi nó mang đến sự chuyên nghiệp, sang trọng và đặt biệt khả năng giảm âm tối ưu. Tuy nhiên một hạn chế của thảm không thể chối cãi được đó là việc tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, đòi hỏi bảo dưỡng định kì, gây tốn thất chi phí qua các năm.
    • Sàn vinyl Armstrong: được xem là một lựa chọn còn khá mới tại Việt Nam nhưng không còn xa lạ trên thế giới. Nó nhưng là sự kết hợp của các ưu điểm của các vật liệu khác bao gồm: hoa văn tinh tế, thể theo nhiều loại vật liệu; kháng trơn trượt, kháng mài mòn, giảm tiếng ồn, đặc biệt thân thiện với sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó, với sự linh hoạt của vật liệu, các nhà thiết kế có thể thể hiện các thiết kế cá nhân độc đáo và tạo phong cách riêng cho văn phòng làm việc.

    ...

Ủng hộ diễn đàn