Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Calligraphy là gì? 1 số điều về Calligraphy có thể bạn chưa biết

Chủ đề thuộc danh mục 'Tác phẩm đẹp - Tài liệu tham khảo Typography' được đăng bởi Phạm Hữu Dư, 21/2/14.

Lượt xem: 15,640

  1. Phạm Hữu Dư phamhuudu.com

    Nhắc đến nghệ thuật trình bày chữ Typography hẳn nhiều người không còn mấy lạ lẫm. Tuy nhiên việc Typography được bắt nguồn từ Calligraphy ( Nghệ thuật viết – vẽ chữ Tây Phương) thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tớ đi tìm xem Calligraphy là gì nhé!

    Calligraphy (dịch từ tiếng Hy Lạp là “Beauty writing”) hay Thư pháp Tây Phương là bộ môn nghệ thuật hình ảnh dựa trên kỹ thuật viết. Trọng tâm của Calligraphy chủ yếu nằm ở việc thiết kế và thể hiện các con chữ bằng cọ hoặc những dụng cụ viết có ngòi. Một số tài liệu đương thời khác định nghĩa Calligraphy là “nghệ thuật tạo hình chữ cái hài hòa, tinh xảo và đầy cảm xúc”. Từ dòng viết tay đẹp mắt cho đến các tác phẩm fine-arts nơi chữ cái mang trong mình những ý nghĩa trừu tượng, tất cả đều là Calligraphy.

    Calligraphy ra đời thế nào?

    Dấu hiệu trực quan nhất khi muốn nhận biết một tác phẩm Calligraphy Tây Âu đó là việc sử dụng hệ ký tự Latin. Bộ chữ cái Latin xuất hiện lần đầu tại Rome vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Tới thế kỷ 1, bộ chữ này được phát triển thành 3 bộ chữ khác nhau: “Roman imperial capitals” (dùng để khắc trên đá), “Rustic capitals” (để vẽ lên tường) và “Roman cursive” (dùng cho giao tiếp hàng ngày).

    Bước sang thế kỷ 2 và 3, một bộ ký tự mới mang tên uncial xuất hiện. Bộ chữ này khá thuận tiện cho in ấn nên đã nhanh chóng được các Tu viện Tây Âu sử dụng để sao chép Kinh thánh cũng như các tài liệu tôn giáo khác. Chính Tu viện là nơi đã bảo nguyên những giá trị Calligraphy truyền thống trong suốt thế kỷ 4 và 5. Khi đế chế La Mã sụp đổ khiến châu Âu rơi vào “Kỷ Đen Tối” (the Dark Ages) thì mỗi nước (tách ra từ La Mã) đã cho ra đời một bộ chữ riêng, dựa trên ký tự Unicial, hầu hết những bộ chữ này đều có nét cong và rất khó đọc. Tới thế kỷ 8, đế chế Carolingian lên nắm quyền và tạo ra một bộ ký tự mới mang tên “ký tự Carolingian” (hay “the Caroline”). Về sau, do sự lớn mạnh không ngừng của đế chế Carolingian nên các vương quốc khác cũng theo đó mà sử dụng bộ ký tự này.

    Vào thế kỷ 11, ký tự Caroline chuyển mình thành ký tự Gothic nhỏ gọn hơn, cho phép viết được nhiều chữ hơn (trên một trang giấy). Lúc đó, Calligraphy với phong cách Gothic trở nên phổ biến và lan tỏa mạnh mẽ khắp châu Âu. Năm 1454, khi Johannes Gutenberg chế tạo ra chiếc máy in đầu tiên tại Đức, ông đã lựa chọn ký tự Gothic trở thành họ font in ấn đầu tiên.

    Adaj7bC.jpg
    Ký tự Gothic cổ

    Ở thế kỷ 15, ký tự Carolingian được khôi phục đầy đủ sau một thời gian dài bị mai một, tạo tiền đề cho việc khai sinh ra một phong cách Calligraphy mới mang tên “Humanist miniscule” hay “Littera antiqua”. Tiếp đó, vào thế kỷ 17, nước Pháp chứng kiến sự ra đời của bộ ký tự “Batarda”. Và tới thế kỷ 18, ký tự “English” trở thành bộ chữ viết có sức lan tỏa mạnh nhất châu Âu và trên khắp thế giới nhờ vào số lượng đầu sách sử dụng bộ chữ này. Năm 1993, nhà điêu khắc – calligrapher người Úc Denis Towers đã sáng tạo ra nghệ thuật “Calligraphy đúc nổi”.

    Phong cáchđặc trưng của Calligraphy

    Calligraphy minh họa trong những cuốn thánh kinh thời trung cổ Tây Âu có những điểm nhấn rất đáng chú ý, ví dụ như chữ cái đầu tiên của một cuốn sách hay một chương đều được dành một trang minh họa riêng. Trang sách đặc biệt này ngoài chữ cái còn được trang trí rất nhiều hoa văn và hình họa miêu tả các con vật với nhiều màu sắc rực rỡ.

    J0nYe3J.jpg
    Thánh thư Lindisfame

    So với Calligraphy Trung Quốc hoặc Calligraphy Ả-rập, Calligraphy Tây Phương thiên nhiều hơn về quy tắc hình dáng các con chữ. Khoảng cách giữa các chữ cái có nhịp điệu và được giãn đều nhau, với những bố cục “hình học” nhất định hình thành qua các đường thẳng trên trang giấy. Mỗi chữ cái đều có thứ tự nét viết rất nghiêm ngặt.

    Khác với họ font ( typeface), sự không trùng lặp kích cỡ giữa các con chữ, phong cách cá nhân và màu sắc là những nhân tố đóng vai trò tạo nên định nghĩa Hy Lạp “Beauty writing” của Calligraphy. Dù một số tác phẩm có nội dung hoàn toàn không “đọc” được nhưng ý nghĩa chứa đựng bên trong nó lại có sức “thẩm thấu” rất lớn với người xem.

    Calligraphy hiện diện ở khắp mọi lĩnh vực

    Calligraphy Tây Phương ảnh hưởng tới khá nhiều phong cách chữ viết khác nhau, hầu hết các phong cách này đều sử dụng chung một dạng công cụ nhưng khác nhau về hình dáng con chữ và phương thức thể hiện.

    Ngày nay, Calligraphy tồn tại ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực liên quan đến chữ như: Thiếp mời, thư tay, Typography, design, quảng cáo, điêu khắc, điện ảnh/truyền hình, các loại giấy tờ và văn bản,… Đặc biệt hơn, đỉnh cao của Calligraphy là được dùng để viết chiếu thư và hiến chương được trực tiếp soạn thảo dưới bàn tay của các vị quốc vương và thủ tướng khắp thế giới. Steve Jobs đã từng phải thốt lên “Calligraphy thật lịch thiệp, tinh tế và chứa đầy lịch sử theo một cách mà khoa học không thể nắm bắt được. Và tôi thấy nó thật kỳ diệu”. Hay như dân design, thì ai am hiểu về Calligraphy thì người ấy sẽ thổi được cái hồn vào chữ; sẽ tạo ra những thiết kế chữ mang đầy tính biểu cảm.

    “Hãy viết sao cho người ta có thể cảm thấy nét chữ tỏa ra trạng thái tâm hồn bạn, sự nhạy cảm của bạn, những vui buồn giận dữ khoan hòa mà bạn đang trải nghiệm. Hãy viết sao cho bao nhiêu tinh hoa trong bạn phát tiết ra mặt giấy”, trích theo nhạc sỹ Quốc Bảo.

    Hoàng Thành (Dịch theo Wiki)

    ...
    Marsu-kµn, Vent, thienhuong124 người khác thích bài viết này.
  2. keyframetraining

    keyframetraining Thành viên cấp 1

    Cám ơn bạn vì một bài chia sẻ hữu ích về Caligraphy, một tiền đề rất quan trọng của typography ngày nay :).
  3. Lê Khả Chung

    Lê Khả Chung Thành viên cấp 1

    thanks for share
  4. MinaRin

    MinaRin Thành viên cấp 1

    Giờ mới biết Calligraphy chia ra làm 3 loại: Tây, Trung Quốc với Ả Rập. Nào giờ tưởng như nhau. gà quá :))

Ủng hộ diễn đàn