Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Căn bản về hiệu ứng tâm lý màu sắc trong marketing và phối màu tự do (P1)

Chủ đề thuộc danh mục 'Kinh nghiệm / Kiến thức dành cho designer' được đăng bởi dennisph91, 18/7/16.

Lượt xem: 26,792

  1. dennisph91 Thành viên cấp 2

    HƯỚNG DẪN CĂN BẢN VỀ HIỆU ỨNG TÂM LÝ MÀU SẮC ( COLOR PSYCHOLOGY) TRONG MARKETING VÀ TRONG PHỐI MÀU TỰ DO (part 1)

    Trong content marketing, màu sắc được coi là một tín hiệu cảm xúc.


    Trong đại dương rộng lớn của những content marketing, màu sắc có thế làm cho nội dung của bạn trở nên nổi bật

    Đó là những điều khiến cho người xem thấy những gì bạn muốn họ thấy, cảm nhận được những gì bạn muốn họ cảm nhận và làm những điều bạn muốn họ làm. Những màu sắc mà bạn chọn ấy cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và việc nội dung của bạn có dễ đọc hay không. Điều này khiến cho sự hiểu biết về tâm lý học màu sắc trở nên vô cùng quan trọng đối với thành công trong nội dung của bạn.

    Tuy nhiên, sự lựa chọn màu nghèo nàn cũng có thể thay đổi một cách tiêu cực đến khả năng ảnh hưởng trong thông điệp của bạn. Làm sai cách, những nội dung hay những lời kêu gọi hành động tuyệt vời của bạn sẽ dễ dàng bị ngó lơ. Thậm chí ngay cả NASA cũng quan tâm về màu sắc đến mức họ cung cấp những nguồn tài nguyên online miễn phí để giúp cho những người không phải designer có thể chọn đúng sắc thái màu.

    Sau khi đọc bài này, bạn sẽ hiểu về nguyên lí màu sắc và hiệu ứng tâm lý màu sắc cơ bản. Thêm nữa, bài viết có bao gồm một biểu đồ màu lục giác, giúp cho việc chọn đúng màu dễ dàng hơn với bất kì công cụ thiết kế nào.

    Bạn đã sẵn sàng để trở thành một chuyên gia ? Hãy bắt đầu nào!

    Tóm tắt

    Phần 1: Kiến thức về nguyên lí màu sắc
    • Những căn bản về nguyên lí màu sắc
    • Tìm hiểu về tương phản và màu sắc
    • Chọn màu kết hợp
    Phần 2: Tâm lí màu sắc (Psychology of color) trong marketing
    Phần 1: Kiến thức về nguyên lí màu sắc

    1. Những căn bản về nguyên lí màu sắc:

    Hiểu biết về cách vận hành của màu sắc không chỉ dành cho những họa sĩ cả ngày dài gắn bó với bản vẽ và bột màu. Bất cứ ai làm content marketing đều cần hiểu biết về căn bản của nguyên lí màu sắc, bởi không có vấn đề gì khi bạn sử dụng màu sắc trong nội dung của mình

    Màu sơ cấp (primary)
    Màu sơ cấp là ba màu sắc tạo nên tất cả những màu còn lại. Đó là đỏ (red), xanh lam (blue), vàng (yellow). Đó là ba màu c

    T8qMKQp.png

    Trường hợp ngoại lệ, nhiều khi nói đến màu sơ cấp, trong nguyên lí màu sắc liên quan đến ánh sáng, những màu sơ cấp sẽ là cyan (xanh lơ), magenta (hồng sẫm) và yellow (vàng). Đừng quên hệ màu CMYK cho in ấn và RGB cho hiển thị trên màn hình. Và khi phối màu, quan trọng là màu cụ thể nào mà bạn dùng để có được màu đỏ sao cho đạt tới màu mới phù hợp. Nhưng hãy đơn giản thôi và nên gắn với 3 màu xanh (blue), đỏ (red), vàng (yellow)

    Màu thứ cấp (secondary)
    Màu thứ cấp là những màu tím (purple), xanh lục (green) và cam (orange). Chúng được tạo thành bằng cách trộn 2 màu sơ cấp với nhau. Nếu bạn nhìn trong bánh xe màu, bạn sẽ thấy màu thứ cấp ở giữa 2 màu sơ cấp.
    Red + blue = purple

    Blue + yellow = green

    Red + yellow = orange

    0CMcc2q.png

    Màu cao cấp (tertiary)
    Màu cao cấp là màu thứ cấp được gia thêm một bước nữa. Chúng được gọi bằng “hai-tên” màu, ví dụ như: red-purple, red-orange, yellow-green, v.v…

    Chúng được tạo thành bằng cách trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp.

    8plNHWz.png

    Màu thuần túy (pure color)
    Là màu sơ cấp, thứ cấp, cao cấp nhưng không pha trộn thêm sắc trắng, đen hay một màu thứ ba, chúng tinh khiết (hay bão hòa). Những màu này có đặc điểm là gắt, sáng, vui vẻ và tươi mới.
    Chúng thường là màu của đồ chơi trẻ em, vật trang trí trong nhà trẻ và những trang phục mùa hè.

    O1zrw8x.png

    Màu Tint
    Khi một màu thuần túy (pure color) được thêm vào màu trắng, bạn sẽ có một màu nhẹ. Vài người định nghĩa chúng là những màu pastel. Những màu này sáng hơn và nhạt hơn màu thuần túy và chúng không gắt.

    Màu nhạt nằm trong phạm vi từ màu có một ít sắc trắng đến màu gần như là trắng. mVwRLe3.png

    Màu shade

    Khi màu thuần túy được thêm vào màu đen sẽ tạo thành màu shade. Chúng sẫm màu và làm giảm độ sáng của màu thuần túy, nằm trong khoảng từ những màu tối hơn một chút đến những màu gần như đen hoàn toàn.

    WofzYkE.png

    Màu tone
    Khi màu xám (đen + trắng) được pha thêm vào với màu thuần túy, bạn có được một màu tone. Bạn thường nghe người ta nói màu này cần được “giảm tone” xuống, có nghĩa là nó quá gắt và họ muốn điều chỉnh mức cường độ màu (intensity).

    Thêm màu đen và trắng với những lượng khác nhau vào một màu sẽ làm giảm bớt cường độ (intensity) của nó nhanh chóng.

    HRH2gWD.png

    Bánh xe màu hoàn chỉnh
    Thật tuyệt, giờ chúng ta đã có được một bánh xe màu hoàn chỉnh với màu sơ cấp, thứ cấp và cao cấp, cộng thêm những màu tint, màu shade, màu tone. Bạn có thể thấy tất cả chúng được xếp vừa vặn như thế nào trong bánh xe màu dưới đây.

    rbfL6Ff.png

    Tất cả những màu lạnh nằm phía bên trái bánh xe, trong gam màu lam (blue) và luc (green). Những màu ấm thì nằm bên phải bánh xe, trong gam màu vàng và đỏ.

    Giờ bạn đã hiểu về nguyên lí màu và bánh xe màu, bạn có thể bắt đầu dùng màu sắc một cách có mục đích trong content marketing của mình.

    2. Dùng tương phản màu sắc (contrast) đúng cách

    Khi đến với những kĩ thuật về màu sắc, việc sử dụng tương phản là đặc biệt quan trọng, và nó hầu như sẽ dẫn dắt bạn để có thể tranh luận một cách tối đa với designer của mình.

    Tương phản là cách mà một màu tách biệt với những màu còn lại. Nó là thứ làm cho text hoặc đối tượng trở nên khác biệt với nền. Tương phản cao là khi dễ dàng nhận thấy màu sắc tách biệt với những màu còn lại. Còn tương phản thấp thì khó nhận thấy sự tách biệt.

    y7HElxv.png

    Thường thường người ta cho rằng sự khác nhau trong màu sắc là thứ tạo nên tương phản. Nhưng thực tế là không đúng. Bạn có thể có hai màu hoàn toàn khác nhau nhưng lại không có tương phản giữa chúng bởi vì tone của chúng gần giống nhau. Để kiểm tra tương phản giữa các màu của bạn hãy chuyển chúng sang chế độ màu grayscale và nhìn mức độ tương phản giữa chúng.

    OqGK40y.png

    Màu ở dạng thuần khiết vốn có sự tách biệt về sáng và tối trong các màu.
    Ví dụ, màu vàng là màu sáng, trong khi xanh lam (blue) thì tối. Vàng và cam có ít tương phản với nhau dù là 2 màu khác nhau. Khi những màu khác nhau có cùng tone (mức sắc độ xám như bạn vừa được biết), chúng cũng sẽ không thể tương phản nhiều. Hai màu như thế chưa đủ để được chọn khi bạn quyết định tạo sự tương phản.

    Sử dụng tương phản cao và thấp
    Thông thường, tương phản cao là lựa chọn tốt nhất cho những content quan trọng bởi nó là cách dễ nhìn nhất. Màu tối trên màu sáng hoặc màu sáng trên màu tối là dễ đọc nhất. Nó có thể không gây hứng thú nhưng nó dễ đọc.

    Một chú ý như sau, thử nghĩ: Nếu mọi thứ đều tương phản cao, sẽ không có cái gì tách biệt cả và nó gây mệt mỏi cho mắt sau đó (Ví dụ: Hãy nghĩ đến một màn hình máy tính màu đen với dòng text màu xanh sáng)

    Designer thường thích cách dùng phương pháp tương phản thấp hơn. Họ thích làm cho mọi thứ trông thật đẹp mắt, nhưng đẹp mắt thì thường không phải cách dễ đọc nhất. Sự kết hợp màu sắc tương tự nhau tone trên tone rất phổ biến và sự tỉ mỉ của chúng khá gây thu hút, tuy nhiên chúng cũng gây khó khăn cho người đọc.

    Pro tip: Cố tìm sự cân đối giữa phối màu đẹp và tính dễ đọc để tạo sự rõ ràng nhất trong thị giác

    Để dùng những màu tương tự trong khi vẫn có được sự tương phản mà bạn muốn, hãy tạo một bảng màu với cả màu bổ túc (complementary) và màu tương tự (analogous).

    Vậy, màu bổ túc và màu tương tự là gì ? Ở part 2, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cách phối hợp màu trong thiết kế.

    cre: coschedule.com
    Theo Ambiusvn​

    ...
    Đường Tuấn Tú, Lêh, daoducamay3 người khác thích bài viết này.
  2. gingcode

    gingcode Mới đăng kí

    thanks bác :) mong đến phần 2
  3. Nguyễn Hữu Vinh

    Nguyễn Hữu Vinh Thành viên cấp 1

    phần 2 bác có thể chèn link vào đây đc không bác :D. Mog chờ series này của bác :D.
  4. trongthai19

    trongthai19 Mới đăng kí

    hóng phần tiếp theo

Ủng hộ diễn đàn