Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Chùm ảnh 12 đại mỹ nhân nổi tiếng thời phong kiến của Việt Nam

Chủ đề thuộc danh mục 'Trưng bày tác phẩm Painting' được đăng bởi Comet Withouse, 12/12/17.

?

Bạn thấy mỹ nhân nào có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử Việt Nam

  1. Lý Chiêu Hoàng

    0 vote(s)
    0.0%
  2. Linh Từ Quốc Mẫu

    1 vote(s)
    100.0%
  3. Nguyên Phi Ỷ Lan

    0 vote(s)
    0.0%
  4. Tuyên phi Đặng Thị Huệ

    0 vote(s)
    0.0%
  5. Thần phi Nguyễn Thị Anh

    0 vote(s)
    0.0%

Lượt xem: 6,112

  1. Comet Withouse Thành viên cấp 2

    Tranh vẽ mô tả 12 mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt nam qua con mắt của em, trang phục đã được nghiên cứu phù hợp với các thời đại, trang sức do không có nhiều tài liệu nên phải hư cấu thêm. Nhưng đại khái các bà hoàng ngày xưa mặc như vậy đấy ạ @@

    1. QUỐC MẪU ÂU CƠ


    Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Khi ấy Đế Lai ở phương Bắc mang theo quân tràn xuống vùng phía Nam, mang theo Âu Cơ đi cùng. Kể từ khi Đế Lai tràn xuống, nhân dân Lĩnh Nam phải phục dịch vô cùng cực khổ, họ hướng về phía biển Đông cầu cứu Lạc Long Quân. Lạc Long Quân tìm đến chẳng gặp được Đế Lai, ở đó chỉ có một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần chính là Âu Cơ.Lạc Long Quân liền đưa nàng đến cung điện của mình ở tận trên núi cao. Đế Lai không tìm được con gái. đành phải rút quân trở về phương Bắc Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được". Vì thế hai người đành chia con ra 50 người theo cha về biển, 50 người theo mẹ về núi và cùng nhau cai quản các vùng. Đây là tổ tiên của người Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.
    [​IMG]

    2. TRIỆU TRINH NƯƠNG

    Triệu Trinh Nương là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam Cha mẹ đều mất sớm, bà đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên. Bà có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại chí lớn. Năm 248, thấy quan lại nhà Đông Ngô tàn ác, dân khổ sở, Bà bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân.Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời, các nghĩa binh bèn tôn bà lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận, sang làm thứ sử Giao Châu, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền Do chênh lệch về lực lượng căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng. Bà chống đỡ với quân Đông Ngô được sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng vào năm 248 lúc mất mới 23 tuổi Vua Lý Nam Đế khen Bà Triệu là người trung dũng phong là: "Bậc chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Sinh thời Bà Triệu nói:: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta ”

    [​IMG]

    3. THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA

    Dương Vân Nga là Hoàng hậu của hai vị Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn. Sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Năm 979, Đinh Đế cùng con trai Đinh Liễn bị ám sát Đinh Toàn là con Dương hoàng hậu lên ngôi. Dương hoàng hậu trở thành Thái hậu. Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp chính. Các đại thần thấy quyền lực rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Thái hậu cùng Lê Hoàn tư thông nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan. Năm 980 quân Tống chuẩn bị sang đánh, Dương thái hậu cùng triều thân tôn Lê Hoàn lên làm Hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê. Sau khi chiến thắng quân Tống, ông lập Dương Thái hậu trở thành một trong năm Hoàng hậu của ông, tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu Qua đó có thể thấy được vai trò của bà trong hoàng cung nhà Đinh. Năm 1000, bà qua đời, thọ 48 tuổi. Sự lựa chọn và quyết định của Dương Văn Nga trong hoàn cảnh quốc gia bấy giờ đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn, thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng. Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn tranh giành, đẩy đất nước vào thảm cảnh rối loạn và kết cục là bị mất nước bởi nhà Tống.

    [​IMG]

    4. NGUYÊN PHI Ỷ LAN

    Ỷ Lan là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông. Năm 1064, vua Lý Thánh Tông đến chùa cầu tự qua hương Thổ Lỗi, thấy từ xa có người con gái tựa vào cây lan .Sau đó thì đưa người con gái ấy vào cung. Lê thị vào cung được phong làm Ỷ Lan phu nhân. Năm 1066, Ỷ Lan sinh ra Hoàng tử Lý Càn Đức, lập làm thái tử. Năm 1069 Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, trước khi đi trao quyền điều khiển chính sự cho Nguyên phi, giúp sức có Lý Đạo Thành. Ra trận, Thánh Tông đánh mãi không được, bèn lui binh, khi đi qua châu Cư Tiên nghe dân chúng ca ngợi công đức của Nguyên Phi, liền quay lại đánh nữa bắt được vua nước ấy là Chế Củ và 5 vạn người. Sau khi Thánh Tông mất, Thái Tử lên ngôi là Lý Nhân Tông, lập mẹ làm đích là Dương hoàng hậu làm hoàng thái hậu và để cho Thái hậu cùng dự việc triều chính.Ỷ Lan Nguyên phi được tôn làm Hoàng thái phi không có quyền xen vào việc triều chính .Ỷ Lan liên kết với Lý Thường Kiệt khiến Nhân Tông ra chiếu phế truất Thượng Dương thái hậu. Ỷ Lan đem giam Dương thái hậu và 72 người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông. Ỷ Lan có công rất lớn trong công việc trị quốc của Nhân Tông cũng như góp sức đánh thắng giặc Tống xâm lược. Về già bà rất sùng đạo Phật, cho xây dựng vô số chùa chiền. năm 1117, Thái hậu qua đời, thọ 73 tuổi.

    [​IMG]

    5. LÝ CHIÊU HOÀNG

    Lý Chiêu Hoàng là vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý. Cuối đời Lý, quyền bính nằm trọn trong tay Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông không có con trai , phải lập Chiêu Thánh công chúa làm Hoáng thái nữ rồi truyền ngôi cho. Trần Thủ Độ dựng nên cuộc hôn nhân giữa Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần thành lập, Lý Chiêu Thánh được phong làm Hoàng hậu khi đó bà mới 7 tuổi. Bà chung sống với Thái Tông hơn 10 năm, tình cảm khá sâu sắc, được Thái Tông rất yêu thương và kính trọng. Lý hoàng hậu hạ sinh ra một hoàng tử nhưng hoàng tử mất ngay sau khi sinh không lâu.Trần Thủ Độ lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Lý Hoàng hậu để lấy chị dâu là Thuận Thiên đang có thai 3 tháng. Thái Tông phản đối, đang đêm bỏ trốn, Trần Thụ Độ vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng hoàng đế cũng phải chịu nghe theo. Thuận Thiên được lập làm Hoàng hậu, Chiêu Hoàng bị giáng làm Chiêu Thánh công chúa và bị giam lỏng trong cung cấm 20 năm.. Sau cuộc chiến với quân đội Mông Cổ vào năm 1258, Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh công chúa cho Lê Phụ Trần, Bà sống với Lê Phụ Trần 20 năm, sinh được một trai một gái. Năm 1278 bà mất, thọ 61 tuổi, khi mất môi vẫn còn đỏ và tóc vẫn còn đen.

    [​IMG]

    6. LINH TỪ QUỐC MẪU

    Trần Thị Dung là Hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý. Năm 1209 xảy ra loạn Quách Bốc, Lý Huệ Tông khi ấy còn là Hoàng thái tử đã chạy về miền Hải Ấp nương nhờ cha bà là Trần Lý. Huệ Tông nhìn thấy Trần thị có nhan sắc nên rất thích, Trần Lý nhân cơ hội gả bà cho Thái tử. Năm 1210, Cao Tông qua đời lúc 38 tuổi. Thái tử lên ngôi, tức Lý Huệ Tông, lúc ấy mới 16 tuổi. Năm 1211, Bà vào triều được phong làm Nguyên phi. Mẹ Huệ Tông nghị kị họ Trần, nhiều lần mưu giết Trần thị nhưng đều được Huệ Tông che chở. Năm 1224 Huệ Tông bệnh đến phát điên, không quản được chính sự họ Trần quản lý hết mọi việc trong cung. Chiêu Thánh công chúa được lập làm Hoàng thái nữ, rồi lên kế vị, sử gọi là Chiêu hoàng đế. Năm 1225 Trần Thủ Độ sắp đặt để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Trần Thái Tông phong bà là Quốc mẫu. Không lâu sau, bà lấy Trần Thủ Độ. Năm 1237, bà cùng Thủ Độ ép Thái Tông phế Chiêu Hoàng lập thuận thiên làm hoàng hậu. Trong cuộc chiến với quân Mông Cổ xâm lược vào cuối năm 1257, bà được xem là có rất nhiều công lao. Cuộc đời Trần Thị Dung gắn chặt với sự chuyển đổi quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần. Bà nhiều lần thay ngôi đổi vị, do sự biến đổi của thời thế. Vì cơ nghiệp của họ Trần, bà trở thành người lạnh lùng với họ Lý, hy sinh hết quyền lợi và tình cảm của người họ Lý, dù đó là những người thân thuộc.

    [​IMG]

    7. HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

    Huyền Trân là con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời du ngoạn vào Chiêm Thành, được Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng hứa gả con gái cho Chế Mân. Năm Bính Ngọ(1306), Chúa Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý làm hồi môn, vua Trần Anh Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành được phong làm Vương hậu thứ 2 với phong hiệu là Paramecvari. Năm Đinh Mùi (1307),quốc vương Chế Mân chết. Trần Anh Tông khi đó nghe rằng theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu công chúa. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa về Đại Việt bằng đường biển. Chuyến đi này kéo dài một năm, khiến bà phải chịu nhiều thị phi. Sau khi trở về Thăng Long, công chúa xuất gia được ban pháp danh Hương Tràng. Năm Canh Thìn 1340, công chúa qua đời, dân chúng thương tiếc và tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc

    [​IMG]


    8. THẦN PHI NGUYỄN THỊ ANH

    Nguyễn Thị Anh là phi tần của hoàng đế Lê Thái Tông, mẹ đẻ của hoàng đế Lê Nhân Tông. Sử miêu tả bà là người hiền dịu, sáng suốt, nhưng không rõ gia thế về cha mẹ và xuất thân. Khi bà vào cung, liền được phong làm Thần phi. Bấy giờ Thái Tông đã lập con của Dương Thị là Lê Nghi Dân làm Hoàng thái tử. Dương phi cậy thế, kiêu căng làm loạn. bị giáng làm Chiêu nghi. Năm 1441, giáng tiếp Dương thị làm dân thường. Còn Thái tử Lê Nghi Dân giáng xuống làm Lạng Sơn vương Mùa hạ cùng năm Thần phi Nguyễn thị sinh hạ hoàng tử Bang Cơ. Tháng 11,Thái Tông lập Bang Cơ làm Hoàng thái tử ngự ở Đông cung. Năm 1442, Thái Tông đến vườn vải của Nguyễn Trãi bị bệnh rồi băng.Tháng 12, Bang Cơ lên ngôi là Lê Nhân Tông. Nguyễn thị buông rèm nhiếp chính. Năm 1453, Lê Nhân Tông lên 13 tuổi, Hoàng thái hậu lui về hậu cung Năm 1459, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm cùng các thủ hạ bắc thang vào tận trong cung cấm giết vua Nhân Tông. Hôm sau Hoàng thái hậu cũng bị giết, thọ 38 tuổi. Lê Nghi Dân lên làm vua nhưng chỉ 8 tháng sau lại bị các đại thần làm binh biến giết chết rồi lập hoàng tử Lê Tư Thành lên ngôi, tức hoàng đế Lê Thánh Tông.Thánh Tông chính thức làm tang lễ cho bà, truy tôn là Tuyên Từ Nhân Ý Chiêu Túc hoàng thái hậu thường gọi là Tuyên Từ hoàng thái hậu.

    [​IMG]

    9. TUYÊN PHI ĐẶNG THỊ HUỆ


    Đặng Thị Huệ là một phi tần của chúa Trịnh Sâm và là mẹ của chúaTrịnh Cán rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái. Nhan sắc tuyệt đẹp của bà đã làm Trịnh Sâm mê muội. Biết chúa rất sủng ái mình, Đặng Thị Huệ ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai.Bà đã dùng nhiều thủ đoạn chính trị liên kết với Huy quận công Hoàng Đình Bảo, gạt đi thế lực của người con trai trưởng là Trịnh Khải. Năm 1782, Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán được nối ngôi chúa hiệu là Điện Đô Vương. Tuyên Phi trở thành Vương Thái phi. Do chúa mới là Trịnh Cán hãy còn thơ ấu, sức khỏe lại yếu. Một tháng sau khi chúa Trịnh Sâm mất, lính kiêu binh ủng hộ Trịnh Tông cùng nhau mưu đảo chính lật đổ Trịnh Cán để lập Trịnh Tông. Quận Huy thua trận,Thị Huệ khiếp sợ phải thay đổi quần áo, nấp ở hậu cung Hôm sau, Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công rồi hơn tháng sau thì bị bệnh qua đời.Khi ấu chúa bị truất ngôi, Thái phi Dương Ngọc Hoan liền sai người bắt Tuyên phi ra hỏi tội. rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng. Một thời gian sau, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách lăng Trịnh Sâm một dặm

    [​IMG]

    10. NGỌC HÂN CÔNG CHÚA

    Lê Ngọc Hân là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn, vợ của vua Quang Trung. Năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh" Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi. Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu. Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm "Bắc Cung Hoàng Hậu". Bà có hai con với Nguyễn Huệ một trai một gái Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Bùi Thị Nhạn lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế. Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền để thờ chồng nuôi con Bà sống đến năm 1799 thì mất, lúc đó mới 29 tuổi. Khi triều Tây Sơn suy thoái Nguyễn Ánh thừa cơ chiếm lấy kinh đô Phú Xuân, hai con của Quang Trung và Ngọc Hân lần lượt qua đời. Mẹ bà Ngọc Hân ngầm xây mộ cho con gái, dựng đền khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Về sau bị nhà Nguyễn phát giác quật lên, lấy hài cốt ném xuống sông.

    [​IMG]

    11. AN THƯỜNG TRƯỞNG CÔNG CHÚA

    An Thường công chúa là một công chúa nhà Nguyễn, con gái của hoàng đế Minh Mạng trong lịch sử Việt Nam. Bà nổi tiếng là người hiếu thuận, cũng là một công chúa sáng tác thơ trong chốn cung đình như Tam Khanh, nhưng tác phẩm của bà chỉ là thơ đối đáp ứng khẩu, không gom thành thi tập. Năm Minh Mạng thứ 10, phong An Thường công chúa Lúc hơi lớn, vua xuống dụ cho bà ở điện Trinh Minh,
    ban cho thầy giáo là quan nữ sử chuyên dạy Thi, Sử, và nữ công gia chánh. Bà học đâu nhớ đó; rất minh mẫn, chuyên cần. Cũng từ đấy, ngoài việc học chữ, cùng xướng hoạ thơ văn. Khi ấy một hôm, cung nữ bất cẩn làm rơi than sưởi mà cháy cả mành trướng, bà kinh sợ nhưng mau chóng dập tắt được. Năm Thiệu Trị thứ nhất, vua gả bà cho Phan Văn Oánh, con trai của Đô thống phủ Chưởng phủ sự Chương Nghĩa hầu Phan Văn Thúy. Khi về nhà chồng, bà rất mực lễ phép, chăm lo việc phụng dưỡng mẹ chồng nuôi dạy con cái, không cậy là con vua mà tác oai. Năm Tự Đức thứ 15 1862 chồng bà mất, bà dâng sớ xin xây mộ sẵn dành cho mình để sau này được nằm bên chồng. Văn bài sớ ấy, chính do bà tự tay viết bằng chữ Hán. Lời Văn cô đọng khúc chiết, rất cảm động. Tiếc rằng đã bị thất lạc. Vào mùa hạ, tháng 4 năm đó, bà mất, thọ 74 tuổi, phong An Thường thái thái thái trưởng công chúa. Bà có bốn con trai, 4 cháu, 5 chắt. Con trưởng là Huy tập ấm Hiệu úy


    [​IMG]

    12. NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU

    Nam Phương là hoàng hậu của hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn Bà là con gái của một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 12 tuổi, bà được gửi sang Pháp theo học tại một trường nữ sinh danh tiếng. Năm 1932 bà về nước trên cùng chuyến tàu với vua Bảo Đại nhưng họ đã không gặp nhau. Một năm sau, khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, bà và Bảo Đại được sắp xếp để gặp nhau. Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 1934 ở Huế. Ngay hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Hoàng đế phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Sự kiện bà được tấn phong Hoàng hậu là một biệt lệ vì triều Nguyễn không có tiền lệ phong Hoàng Hậu. Nam Phương cùng Bảo Đại có tất cả năm người con. Năm 1945 Bảo Đại thoái vị., sau đó vài năm bà Nam Phương cùng các con sang Pháp. Tuy vậy, Nam Phương được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Sau khi li thân với Bảo Đại, bà sống một mình, Bà Nam Phương giàu có,nhưng thiếu hạnh phúc, chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ Năm 1963, bà bị bệnh rồi mất. Ngoài hai người giúp việc không một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung.

    [​IMG]














    ...
    Chỉnh sửa lần cuối: 13/12/17
    ong Bắp thích bài viết này
  2. ong Bắp

    ong Bắp Thành viên cấp 2

    V line hết à
    Like
    Comet Withouse thích bài viết này
Từ khóa:

Ủng hộ diễn đàn