Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

[Cùng học hỏi] Nhận tư vấn về máy ảnh và các vấn đề liên quan đến nhiếp ảnh

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Thảo luận' được đăng bởi Jucker, 9/5/13.

Lượt xem: 23,497

  1. iamkend9x

    iamkend9x Thành viên cấp 1

    Jucker thích bài viết này
  2. Liebestraum

    Liebestraum Clone Stamp Talent

    2 bài bạn Jucker share hay quá. Có 1 cái minh muốn hỏi là trong clip của Digital Rev có 1 tip là góc 35 là tốt nhất, nhưng góc 50 là tốt hơn. Mình không hiểu chỗ đó mấy :D Bạn giải thích cho mình được không :D
    Ps : Mình rất ghét thằng cha Digital Rev vì nó phá máy ảnh không có 1 chút thương tiếc nào =))
    Jucker thích bài viết này
  3. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    iamkend9x: Cái link bạn gửi không thấy còn nữa bạn ơi :D Mình thì hơi anti con canon AE-1 program 1 chút. Vì ngày trước mình mua một con giá có 1tr5, được tặng hẳn 2 cái lens :D. Lúc test thì không thấy sao cả, đo sáng ngon lành. Nhưng khi dùng vài ngày sau, nó bị bệnh ăn pin và gây ra kẹt cò. Mỗi lần như vậy lại phải thay pin và rất tốn tiền :D. Nếu bạn mới chơi, khuyên bạn nên chọn hẳn mấy dòng máy cơ hoàn toàn :D chỉ dùng pin cho đo sáng. Và thực ra chơi dòng cơ hoàn toàn vẫn thích hơn, đấy là từ bản thân mình rút ra. Vì có 1 thời gian mình dùng thử cả 3 loại máy rồi. Máy film thì chất vẫn là do film và lens quyết định nhiều. Mua mấy cái dòng bán tự động và tự động đôi khi bị ảnh hưởng bởi pin, không có pin không hoạt động rất bất tiện. Với cả lúc mua phải test nhiều thứ và còn chưa chắc test đúng :D.
  4. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Liebestraum: Bác bình tĩnh cho em nghe lại rồi em trả lời bác nhá :D

    Một bài viết rất hay dành cho các bạn thích về ảnh báo chí, hoặc chụp ảnh đời thường, đọc xong bài này chắc các bạn sẽ nghĩ đến đạo đức nghề báo, hay là những đạo đức trong nghề nhiếp ảnh ^^ Có gì cùng chia sẻ nhé.
    Những nhiếp ảnh gia chỉ đứng đó mà không giúp gì - Hoàng Lan dịch


    Mọi người thấy nhan nhản những bức hình chụp nạn nhân của chiến tranh, của nghèo đói, của hủ tục; nhưng liệu có ai từng tự hỏi: những nhiếp ảnh gia ghi lại các mảnh đời này có giúp gì được cho các nạn nhân không, hay chỉ làm mỗi chuyện chụp hình? Sau đây là tâm sự của một số người:

    Đánh hội đồng, Greg Marinovich chụp
    [​IMG]

    Tôi đang ở trong một nhà trọ của dân nhập cư tại Nam Phi, thì bỗng dưng thấy cánh đàn ông cầm lao, gậy, và dùi rồi cùng nhau chạy đi đâu đó. Thế là tôi đuổi theo. Họ đang cố xông vào một trong những căn phòng trọ. Cuối cùng thì cánh cửa căn phòng này bật mở, và một người đàn ông chạy như bay ra ngoài.
    Đám đàn ông (cầm vũ khí) rượt theo anh chàng, anh ấy không trốn được xa, đám đông túm lấy anh, vật anh xuống đường. Khoảng 15 tới 20 người vây quanh anh ấy, đánh, đâm, đập anh bằng vũ khí. Và tôi đứng ngay đó, chụp lại mọi chuyện.
    Họ giết anh. Sau đó một người quay sang và nói “Thằng da trắng đang chụp hình kìa.” Mọi người đứng dạt ra, và tôi nói “Không, không sao cả. Tại sao mọi người lại giết tên đó? Hắn là ai?“.
    Họ lấy thẻ ID (chứng minh thư) từ túi quần của nạn nhân và chìa cho tôi xem: anh ấy (bị giết) vì anh thuộc một bộ lạc khác. Sau đó hai trong số các gã giết người đứng tạo dáng và nói, “Chụp hình tụi tui nha.” Thế là tôi chụp một tấm hình rồi bỏ đi.
    Với cương vị của một nhiếp ảnh gia, phản ứng của tôi là tốt, nhưng với cương vị một con người, tôi cảm thấy đáng thất vọng. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ phản ứng như thế – ít ra mình phải cố can thiệp, hoặc làm cái gì đó cao thượng hơn, nhưng tôi đã không làm vậy. Tôi thực sự cảm thấy giằng xé và đau khổ vì mình thật giống một tên hèn. Từ lúc ấy trở đi, tôi quyết tâm rằng mình sẽ cố can thiệp để cứu người bằng mọi giá.

    Bạo lực gia đình, Donna Ferrato chụp
    [​IMG]

    Tôi chụp hình cặp vợ chồng này cũng khá lâu. Tôi sống tại nhà của họ, ngủ ngoài hành lang cùng con gái; khi tôi nghe tiếng bà vợ la hét, tôi đặt đứa con gái nhỏ vào nôi rồi để bé ở trong tủ đồ kín, vì tôi biết ông chồng có một khẩu súng.
    Tôi cầm lấy khẩu súng của chính mình – một khẩu Leica M4 nhỏ – và chạy về phía tiếng thét. Ngay khi chạy đến phòng tắm, tôi thấy rằng ông chồng đang chuẩn bị đánh vợ, thế là tôi chụp hình. Tôi nghĩ, nếu mình không chụp bức ảnh này, chẳng ai sẽ tin là nó đã diễn ra (việc chồng đánh vợ). Đây là lần đầu tiên tôi thấy ông chồng có hành động bạo lực, và bản năng của tôi là chụp hình trước đã.
    Đúng là tôi sẽ luôn bị giằng xé giữa việc “chụp hình hay giúp nạn nhân”, nhưng nếu tôi chọn việc đặt máy ảnh xuống và ngăn một gã đàn ông đánh một người phụ nữ, tôi chỉ giúp một người phụ nữ. Nhưng nếu tôi chụp hình, tôi sẽ giúp được nhiều phụ nữ khác.

    Diễu hành phản đối luật cấm săn bắn, Graeme Robertson chụp
    [​IMG]

    Tôi chụp bức hình này vào một ngày khá bạo lực. Một cảnh sát vật tôi xuống đường. Đang nằm đó, tôi thấy một người đàn ông khác cũng bị đè xuống đất. Anh ta không làm gì sai, nhưng khi anh nằm đó, cảnh sát tiếp tục lăng mạ và hành hung anh ấy. Tôi cầm máy ảnh lên và anh ta nói “Giúp tôi, làm ơn giúp tôi.” Và tôi chẳng giúp gì cả. Tôi chụp hình – và anh ta bị (cảnh sát) kéo lê đi chỗ khác.
    Khi về nhà vào tối hôm đó, tôi cảm thấy hơi khó ở. Tôi nghĩ “Mình thực sự chẳng làm gì cả. Mình không giúp.” Nhưng liệu một nhiếp ảnh gia có nên dính vào những chuyện này?
    Nếu bạn chụp được hình để chỉ cho mọi người thấy hoàn cảnh (của những nạn nhân kể trên), bạn đã giúp họ rồi. Về sức vóc thì tôi không giúp gì được cho họ cả, nhưng giúp bằng cách chụp ảnh là việc tôi sẽ làm.
    Tôi biết vài nhiếp ảnh gia nghĩ “Mình không thể không giúp đứa bé này” và đem đứa bé đi cùng. Sau đó họ dính vào vô số rắc rối, vì họ không hiểu được hoàn cảnh và cách thức mọi thứ hoạt động. Họ sống tại một nền văn hóa khác, có cách nhìn khác, và thường thì trong những hoàn cảnh như trên, họ cản trở nhiều hơn là giúp.

    Ném đá, Ian Berry chụp
    [​IMG]

    Tôi đến Congo với Tom Hopkinson – biên tập của tờ Picture Post – và một vài nhiếp ảnh gia khác. Đang ở trong xe thì tôi phát hiện ra một đám đông đang chạy xuống cuối đường, họ rượt theo người đàn ông nào đó.
    Sau này chúng tôi phát hiện ra rằng “tội” duy nhất của người đàn ông trên là anh ta ấy thuộc một bộ lạc khác, và anh ấy vô tình đến nhầm lãnh thổ. Đám đông rượt theo và ném đá lên người anh, trẻ em và người lớn dùng gậy đánh anh ấy. Và tôi cứ thế chụp ảnh.
    Đúng là xấu hổ, chưa bao giờ cái ý nghĩ “hãy làm gì đó” chạy qua đầu tôi. Bỗng nhiên, tôi thấy Tom đi tới chỗ đám đông và đứng chắn cho nạn nhân. Ai nấy đều kinh ngạc, nên đám đông dần lui ra. Nạn nhân có đủ thời gian để cố đứng lên, lê bước tới góc đường và trốn thoát. Thật là một hành động đáng khâm phục. Tom chắc chắn là đã cứu sống chàng trai đó. Và quả thực là tôi không hề nghĩ tới việc ra tay ngăn cản để giúp anh ta.
    Khi làm việc với máy ảnh, bạn chỉ là một người quan sát. Chúng ta đến những nơi như vậy (Congo) là để ghi lại sự thật. Nhưng có những lúc, sự thật không quan trọng bằng mạng sống của một ai đó.

    Đâm, Oli Scarff
    [​IMG]

    Tôi được sếp kêu đi chụp hình lễ hội Nothing Hill (ở London), vậy nên tôi tới sớm, ghi lại những màu sắc chói lọi và các con gà nướng. Rồi tôi thấy một nhóm 3 hay 4 người chạy đi đâu đấy. Không có việc gì để làm, nên tôi chạy theo để xem chuyện gì đang xảy ra.
    Đó là một cảnh tượng hỗn loạn, và bản năng đầu tiên của tôi là chụp một vài tấm ngay tức khắc, để ghi lại diễn biến vụ việc. Đây là một phản xạ tôi tập cho mình: chụp một tấm trước khi bạn có thể hoàn toàn đánh giá mọi thứ. Sau đó, tôi hướng sự chú ý của mình vào nạn nhân bị đâm, và anh ấy đang chảy máu bê bết. Chỉ sau đó thì tôi mới phát hiện ra rằng hai tấm hình tôi chụp lúc đầu có bộ mặt của kẻ phạm tội (đang chạy) và một người đang cố gắng giơ chân để ngáng tên tội phạm té. Tôi ghi lại được cái giây phút hiếm hoi đó.
    Nói thật lòng, ngay cả nếu như có biết được điều gì đang diễn ra, tôi không chắc rằng mình có đủ gan để giúp đỡ và đặt mạng sống của chính tôi vào một tình huống nguy hiểm như thế không.

    Sau vụ đánh bom, Hampus Lundgren chụp
    [​IMG]

    Tôi là một nhiếp ảnh gia tự do, và công việc đầu tiên của tôi là chụp ảnh cho một tòa soạn, nằm cách các văn phòng chính phủ ở Oslo khoảng một khu nhà. Khi quả bom phát nổ (vụ đánh bom ở Oslo hồi năm 2011), tôi quờ lấy cái máy ảnh trên bàn và chạy tới hiện trường.
    Cảnh tượng này (trong hình) là cảnh đầu tiên tôi thấy. Đầu óc tôi ngưng hoạt động một chút, tôi nghĩ thế, vì tôi không nhớ rằng mình đã chụp nó. Tôi chỉ cảm thấy chất adrenaline chạy khắp cơ thể. Bà vợ đang ráng dựng người chồng của mình ngồi dậy, ông bị thương nặng, và cũng nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh. Tôi thấy rằng vài người đã chết. Tôi không biết cách sơ cứu, nên tôi nghĩ: việc mình có thể làm, và làm tốt nhất, là ghi chép lại vụ việc, để cho mọi người thấy được điều gì đã xảy ra.
    Tôi gặp lại đôi vợ chồng một vài tháng sau đó để xem tình hình sức khoẻ của họ như thế nào. Họ nói với tôi rằng lúc đó họ rất giận vì việc đầu tiên họ nhìn thấy là một gã nhiếp ảnh gia nào đó đang chụp hình. Chuyện này khiến tôi cảm thấy tội lỗi, nhưng sau khi tôi đưa họ xem bức ảnh và trò chuyện với cả hai, họ nói rằng họ vui vì tôi đã chụp hình, do những tấm hình này đã giúp họ nhớ lại sự kiện của ngày ấy. Điều này đã giúp tôi nhiều, khi tôi biết rằng mình đã không lợi dụng họ.

    Bạo động tại London, Kerim Okten chụp
    [​IMG]

    Ngày 8. 8. 2011, ngày thứ ba của những cuộc bạo động ở London, tôi đang đứng tại khu Hackney, và tôi nhìn theo một đám người đi đến dãy cửa hàng buôn bán. Chắc chắn họ biết đâu là sạp báo* vì họ tới thẳng sạp, bẻ khóa của cửa sập, sau đó họ phá cửa ra vào, đi vô trong rồi cướp tất cả những thứ có giá trị: tiền, rượu bia, thức ăn, thuốc lá.
    Dĩ nhiên, tôi muốn ngăn họ lại. Đây là miếng cơm của một người nào đấy. Tôi muốn hét lên, “Dừng lại! Tại sao mọi người có thể làm thế với hàng xóm của mình chứ? Mất trí rồi à?” Nhưng tôi không nói gì sất. Tôi chỉ chụp hình, rồi nói chuyện với các nhiếp ảnh gia khác và những người đang đứng dòm trên đường. Chúng tôi đều nói “Ai đó nên ngăn họ lại“. Nhưng không ai làm vậy.
    Tôi cảm thấy buồn vì chuyện này. Tôi đã sợ hãi, nên tôi bám víu vào nhiệm vụ nghề nghiệp của mình. Bạn có cảm giác rằng mình bất lực, nhưng sức mạnh bạn nắm chính là công việc của bạn: thuật lại câu chuyện cho mọi người xem.

    Nạn đói, Radhika Chalasani chụp
    [​IMG]

    Một vài nhiếp ảnh gia và nhà báo có một cái nhìn bất di bất dịch: không bao giờ can thiệp vào chuyện gì, bởi công việc của bạn là làm người quan sát, và bạn có thể làm nên nhiều điều tốt nếu bạn chịu yên vị. Trước đây rất lâu, tôi đã quyết định rằng tôi sẽ phải làm những gì mà lương tâm mình chấp nhận được.
    Có một gia đình ngồi dưới gốc cây, cách trung tâm cứu đói khoảng 3 mét, nhưng họ không đi được, họ hốc hác quá. Và một nhóm nhiếp ảnh gia đang đứng quanh họ để chụp hình. Tôi cũng chụp vài tấm, nhưng sau đó tôi đến trung tâm cứu đói và hỏi y tá, “Cô có thể giúp gì cho gia đình này không?“.
    Nhưng cũng có những hoàn cảnh khác, khó khăn hơn nhiều. Dịp nọ, nhóm nhiếp ảnh gia đi đến một trại tị nạn bỏ hoang, và tìm thấy hiện trường của một vụ thảm sát. Vài đứa trẻ còn sống sót. Có một cặp sinh đôi nhỏ xíu trong chiếc lều: tôi cố gắng khuyến khích một đứa nắm lấy tay mình, nhưng sau đó phát hiện ra tay của chúng đã bị chặt mất.
    Tôi và một nhiếp ảnh gia khác muốn đem mấy đứa trẻ lên xe. Một vài người thì nghĩ rằng nó không an toàn, trong trường hợp chúng tôi bị chặn lại ở trạm kiểm soát. Cuối cùng thì chúng tôi không đem đám trẻ đi, chúng tôi tìm thấy hội chữ thập đỏ và báo cáo tình hình lại cho họ.
    Tôi tin rằng điều tốt nhất mà chúng ta đóng góp là khiến mọi người hiểu được những câu chuyện này. Và đôi lúc, ngay cả khi bạn ghĩ là bạn đang giúp người, nhưng thật sự thì bạn lại làm mọi thứ xấu hơn. Nhưng đối với tôi, bạn nên ráng làm những điều mà lương tâm của bạn cho phép bạn sống với chính mình.
    *
    copy from http://soi.com.vn


    tuxuonglc, Slumberous, Panbeo1 người khác thích bài viết này.
  5. Việt Bá Vương

    Việt Bá Vương Thành viên cấp 2

    Jucker Bạn cho mình hỏi là Mình đang xài S5 pro của fuji, nhưng mình toàn xài len nikon.
    Như vậy thì liệu chất lượng anh cũng như độ nét hay màu ảnh có bị giảm đi so vs xài len gốc của nó ko?
    Mình đang xài chủ yếu 2 len 28 f2.8 và 24-120 VR nhưng hình ảnh nhìn chưa đc nét cho lắm.
    Và bạn cho mình hỏi luôn là với body s5 thì nên xài lens nào thì hợp cho chụp chân dung và phong cảnh. Mà chất ảnh vẫn đẹp.
    Jucker thích bài viết này
  6. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Vì mình chưa được sử dụng dòng fuji bao giờ, nhưng đã được nghe về huyền thoại S5 của fuji rồi nên xin phép trả lời câu hỏi của bạn Việt Bá Vương dưới góc độ chung chung về các loại máy ảnh như sau :
    + Con S5pro của fuji là dùng lens nikon F mount nên chắc chỉ sử dụng được lens của nikon :D(không biết bạn đã cắm thử lens của fuji cho nó chưa :D ). Vì vậy mà người ta gọi là hồn fuji nhưng da của nikon. Vừa có chất của fuji vừa có màu của nikon. Và mình thì đánh giá rất cao lens của nikon :D Còn lens của fuji mình thấy nó bình thường :D
    + Về độ nét cửa bức ảnh và màu sắc có mấy thứ sau quyết đinh:
    - Nếu xem trên màn máy ảnh, thì do màn hình LCD của máy ảnh quyết định, mình nhớ không nhầm thì ai cũng khen màu của con S5 này rất chuẩn, chụp da mẫu rất tốt. Còn hiển thị không nét là do độ phân giải của nó không cao.
    - Nếu xem trên màn hình máy tính: do khẩu độ, tốc độ, điểm lấy nét của thợ ảnh vào chủ thể, màu sắc của màn máy tính, chất lượng lens. Nếu bạn cảm thấy ảnh hơi soft có thể do bạn chụp tốc không đủ, hoặc do đo sáng sai dẫn đến bị halo làm ảnh soft đi.(Bạn có thể post 1 tấm ảnh lên để mình xem thử được không). Nếu bảo do lens và body làm ảnh bị out, soft thì chỉ có thể là do lấy nét sai, lens bị mốc, màn hình máy ảnh hiển thị kém. lens chất lượng kính kém. Nhưng 2 cái lens của bạn thì không kém rồi :D Nên chỉ có nguyên nhân từ phía người chụp thôi :D
    - Nên dùng lens nào để chụp chân dung và phong cảnh mà chất ảnh vẫn đẹp ( Câu này thì trả lời sẽ hơi rộng, vì nó liên quan đến trong tầm giá, mỗi cái ở thể loại khác nhau có lens đặc trưng khác nhau, dùng lens đa dụng chất ảnh sẽ kém đi 1 chút). Ở đây mình sẽ không chia ra làm 2 thể loại, mà mình sẽ trả lời chung cho 1 lens đa dụng dùng cả chân dung và phong cảnh. :D Nikon có con 35f2D :D vừa chân dung được, vừa phong cảnh được. Hoặc 50f1.4. Mình thì không chuyên phong cảnh. Nhưng nếu đời thường và chân dung thì con 35f2D khá ổn, con 50f1.4 cũng vậy.

    PS: Về vấn đề màu săc của ảnh(nếu bạn là người không thích blend linh tinh), mình nghĩ bạn nên cố gắng đưa nó về cân bằng sáng và màu gốc một cách gần nhất có thể. Sau đó sử dụng pts để hoàn thiện nó về đúng màu bạn nhìn thấy. Vì suy cho cùng máy ảnh cũng chỉ là cái máy, để nó chất lượng cao nhất mình vẫn phải can thiệp. Còn về các vấn đề out, soft bạn cứ chú ý đưa tốc cao lên khi chụp, khép khẩu sâu lại 1 chút so với khẩu mặc định của lens ^^. Trên đây là một vài hiểu biết cá nhân của mình, có gì bạn cứ hỏi thêm và góp ý :D Mong các bạn khác cũng vào giúp đỡ thêm.

    Ah còn điều nữa :D vừa xem thử mấy ảnh bên fufi và kết hợp với trí nhớ hồi trước có xem ảnh của 1 bác chụp fuji. Mình có cảm giác fuji nó hơi bết màu, và contrast rất cao. Không biết bạn có thấy thế không :D
    Việt Bá VươngZeroco thích bài viết này.
  7. Bacvo

    Bacvo Thành viên cấp 3

    Jucker:
    Mình thích những bài viết do bạn share.
    Và cho mình hỏi chút, nếu với số tiền tầm 6 triệu, mình nên mua máy nào để chụp chân dung tốt hơn compact (hiện mình chỉ có con Canon P&S A480). THanks
    Jucker thích bài viết này
  8. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Vo Hoang Bac: Với tầm giá 6tr bạn đưa ra và để chụp chân dung thì mình sẽ chỉ có thể đưa ra các combo body DSLR second ^^:
    + canon 20D + 50f1.8 hoặc kit 18-55 hoặc lens M42, nikon MF.
    + nikon D40,D50, D70...
    Ở đây ưu tiên các body canon hơn, vì nó support được với lens M42, lens nikon MF, vẫn đo sáng được. Ngoài ra canon mượn lens dễ hơn :D Nhưng mua 20D tốt bây giờ cũng khó. Vì mình nghe từ một số người bạn mình là check không tốt rất dễ gặp máy xấu.
    Vo Hoang Bac thích bài viết này
  9. Việt Bá Vương

    Việt Bá Vương Thành viên cấp 2

    Thanks Jucker đã giải đáp thắc mắc của mình. Như bạn nói thì có lẽ nguyên nhân là do ở mình. Vì mình cũng chỉ mới tập làm quen với dòng DSLR một thời gian ngắn và chưa có kinh nghiệm chụp ảnh cũng như điều chỉnh thông số máy ảnh.
    Mình cũng đọc qua mấy bài hướng dẫn cách chụp nhưng vẫn chưa hiểu đc hết sự thâm túy của nó. Có lẽ mình cần phải học hỏi nhiều.
    Mình cũng chưa thử cắm lens fuji bao giờ nhưng mình cũng nghĩ giống bạn, vì con S5 này nó đc thiết kế giống hệt với con d200 của nikon nên chắc có lẽ chỉ cắm đc mỗi lens nikon. Mình cũng đã lên mạng tìm nhiều tài liệu nhưng chưa thấy có bài viết nào nói về có lens fuji dành cho dòng máy này cả.

    Mình post mấy tấm mà mình đã chụp cho bạn xem thử. Những ảnh này đều là anh gốc chưa qua chỉnh sửa, mình chỉ crop lại thôi.



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Jucker thích bài viết này
  10. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    - 2 tấm đầu là do tốc không đủ và hơi noise => ảnh không nét căng
    - tấm số 3 là nét rồi đấy bạn :D.
    Màu sắc và ảnh nhợt nhạt, hoặc ko nét cũng có khả năng do sensor nó cũ quá rồi, hoặc người sử dụng trước dùng để phơi sáng quá nhiều :D hoặc chụp mặt trời nhiều quá (ngược sáng). ngoài ra bạn chú ý đến iso nữa nhé. Iso quá cao làm ảnh noise và mất chi tiết. Nhìn cũng sẽ không nét nữa.
    Việt Bá Vương thích bài viết này
  11. Việt Bá Vương

    Việt Bá Vương Thành viên cấp 2

    cảm ơn bạn> mình cũng thấy máy này chụp ảnh ra màu có vẻ hơi nhạt ko đc tươi cho lắm.
    Hỏi ngu một câu bạn đừng cười là khi chụp ở ngoài trời trong điều kiênh buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn thì để tốc độ ntn thì vừa. Mình mới tập nên ko hiểu rõ lắm về nguyên lý tốc độ với khẩu độ. Còn ISO thì mình cũng hiểu đc na ná là khi chụp trong đk ánh sáng đủ thì giảm ISO về mức thấp nhât (100) còn ở những điều kiện thiếu sáng thì tăng lên khgoangr tầm 600 >800 điều này tương đương tăng tốc độ chụp lên để giữ đc độ nét của ảnh có phải ko vậy?
    Jucker thích bài viết này
  12. Phương Khỉ

    Phương Khỉ Mới đăng kí

    hôm nay đi rong 1 buổi ... nắng đẹp làm em nhớ đến mấy cái hình 1 đợt thầy giáo cho xem ham quá mà chưa có hỏi:-/

    Cho em hỏi bác .. bác có biết kỹ thuật chụp hình thấy được đường ánh sáng như mấy hình này ko ... em cũng thử mấy lần khói thuốc khói bếp lò mà không đc ưng ý lắm, mong bác chỉ bảo!!! :|

    Cảm ơn bác trước ạ :D

    pic

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  13. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Việt Bá Vương: Cái vấn đề để tốc bao nhiêu còn phụ thuộc vào lens bạn ạ ^^ ví dụ lens bạn là 24-120. Bạn nhân với hệ số crop của fuji :D chắc cũng là 1.5 như nikon. Bạn sẽ được lens tiêu cự 36-180 :D Thì lúc này nếu bạn để tiêu cự 24 thì bạn phải để tốc trên 24 hoặc nếu tay bạn chắc có thể để ngay ở 20. Còn nếu bạn để tiêu cự 120 thì bạn phải để tốc 200 :). Nói vậy hem biết là bạn dễ hiểu chưa :D. Bây giờ quay lại vấn đề chụp lúc chiều tối. thì bạn phải căn sao cho đủ tốc, suy ra có hai cách, một là mở lớn khẩu độ ra (ví dụ sử dụng 50f1.4 thì mở ở 1.4 hoặc 2, tùy vào bạn muốn ảnh sâu thế nào...) hoặc tăng iso lên. Việc tăng iso hay mở lớn khẩu độ cũng cần thận trọng vì ảnh rất dễ mất chi tiết hoặc out nét. Vì vậy trời tối nên sử dụng thêm đèn :D hoặc sử dụng lens khẩu càng lớn càng tốt.( rất tránh tăng iso với những body đời cũ vì dễ gây noise làm ảnh kém chi tiết đi nhiều).
    Việt Bá VươngVo Hoang Bac thích bài viết này.
  14. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Phương Khỉ: Mấy bức ảnh bạn post lên là nói về việc chụp ray sáng :D Muốn chụp được ray sáng thì điều đầu tiên cần phải biết đó là đo sáng đúng( thường là sử dụng đo sáng điểm, đo trực tiếp vào ray và chụp, mặc kệ xung quanh), trừ trường hợp ánh sáng cực mạnh và gắt thì có thể dùng đo sáng ma trận hoặc toàn khung hình( nhưng đo sáng thế này rất dễ làm ray sáng quá hoặc mờ hơn so với thực tế). Những bức ảnh bạn post, có ảnh là ray thật, có ảnh sử dụng thêm phần mềm thì phải ^^
    PS: Hai bức ảnh mình chụp, một bằng điện thoại, một bằng máy ảnh, một ray giả, một ray là xịn.Mời cùng đoán :D

    #1
    [​IMG]
    #2​
    [​IMG]
    PanbeoPhương Khỉ thích bài viết này.
  15. Phương Khỉ

    Phương Khỉ Mới đăng kí

    Jucker thích bài viết này
  16. Phương Khỉ

    Phương Khỉ Mới đăng kí

    Jucker em nghĩ cái ray ở tấm xe bus là ray giả ... đi hóng tut làm ray light ngay và luôn;)
    Jucker thích bài viết này
  17. Việt Bá Vương

    Việt Bá Vương Thành viên cấp 2

    Jucker Vâng cảm ơn bạn nhiều. Giờ thì mình hiểu về vấn đề đó rồi.
    Jucker thích bài viết này
  18. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Liebestraum: Đọc cái tên bác có chữ bắt đầu giống Liebehuman quá =)) không lẽ anh em với nhau. Em tìm được một bài viết gần liên quan đến câu hỏi của bác đây :D Không biết có làm thỏa mãn câu hỏi bác đặt ra không. :D

    Tại sao lens 50mm lại là: "Người bạn tốt nhất bạn phải có?"

    Chắc hẳn khi đã bước vào cái nghiệp chơi ảnh là ai cũng có một vấn đề rất đau đầu rằng - chơi lens tiêu cự nào thì tốt với mình nhất? Người thì cầm 35mm, người thì 50mm hay có thi long nhong ngoài đường với 70-200mm. Nói chung là tùy sở thích và nhu cầu, nhưng trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra một số điểm khiến bạn thấy rằng một chiếc lens 50mm mới đúng là chiếc lens bạn nên có và gắn bó với nó nhất mỗi khi xách máy ra đường. Mà thường thì sau lens kit ai chẳng có một chiếc lens 50mm nhỉ .

    [​IMG]


    Quá tuyệt cho chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu
    [​IMG]

    Hầu hết các mẫy lens fix 50mm đều có khẩu độ rất lớn, chủ yếu là f/1.8 với giá thành rất chi là phải chăng. So với lens kit khẩu độ mở tối đa ở tiêu cự 55mm là f/5.6 thì chúng ta dễ dàng thấy chiếc 50mm f/1.8 bù cho bạn đến 3 Stop - tức lượng ánh sáng vào lens gấp đến 8 lần (2x2x2). Điều này cho phép bạn đẩy tốc lên cao hơn, tránh được chuyện rung tay khi chụp hay giảm ISO thấp hơn, tránh được độ nhiễu không mong muốn.


    Ngon Bổ Rẻ
    [​IMG]

    Bạn sẽ gần như không phải lo lắng gì về giá thành của những chiếc lens 50mm, đơn giản chúng rất rẻ, giá từ khoảng 100$-200$. Nếu như bạn không ngại ngùng chuyện quay tay lấy nét thì những chiếc lens 50mm MF cũ có khi giá chỉ rơi vào khoảng 500k VNĐ thôi nhé. Rõ ràng với người mới khởi nghiệp thì đây là một khoảng đầu tư xứng đáng đó.


    Trọng lượng bé con
    [​IMG]

    Thực chất thì tùy hãng nên trọng lượng của mấy chiếc lens 50mm sẽ là khác nhau, ví dụ chiếc Canon EF 50mm f/1.8 II nặng 134g,Nikon AF-S f/1.8 G nặng 185g. Nếu xét độ nhẹ của các hãng thì nhẹ nhất đến nặng nhất lần lượt là Pentax, Canon, Nikon, Sony. Vì thế nếu bạn muốn ra đường với một chiếc lens nhỏ nhẹ thì 50mm là một sự lựa chọn xứng đáng. Mặc dù đôi khi mình thấy chất lượng build của một số em 50mm bằng nhựa quá chán.


    Bokeh ngon lành cành đào
    [​IMG]

    Thường thì chiếc lens fix tiêu cự nào cũng cho bokeh rất tuyệt vời, so với zoom thông thường thì hơn hẳn, và với khẩu độ lớn cỡ f/1.8 thì yên tâm bạn sẽ luôn có những bức hình với bokeh rất đẹp. Cứ thử lên mạng tìm kiếm "50mm lens bokeh photo" thì biết. Bởi thế mình mới bảo đây là một chiếc lens đáng đầu tư khi khởi nghiệp mà.


    Cho độ nét căng
    [​IMG]

    Lens tiêu cự cố định thường cho độ nét tuyệt vời hơn rất nhiều so với những chiếc lens zoom, cái này một phần là vì lens fix có bộ phận cấu tạo, thấu kính hơn lens zoom, nên hình ảnh mang đến sẽ rất trong, rất nét. Với một số mẫu lens 50mm rẻ tiền khi mở khẩu tối đa sẽ bị mờ, nhưng hầu hết đều cho độ nét ở khẩu độ lớn hơn nhiều so với lens zoom (lens zoom mở max khẩu có khi cũng mờ nha).


    Đây là chiếc lens vô cùng linh hoạt
    [​IMG]

    Có lẽ nói đến đây một số người sẽ tranh cãi là tiêu cự 35mm hay 40mm gì đó thì linh hoạt hơn 50mm nhiều. Ừhm cũng đúng, nhưng thực chất nếu như bạn muốn một chiếc lens vừa có thể chụp chân dung, vừa có thể chụp góc rộng tí (chụp sự kiện chẳng hạn) nhưng thiên về vế đầu thì theo mình 50mm hợp hơn. Nếu gắn một chiếc 50mm lên body crop APS-C thì tiêu cự của nó sẽ được đẩy lên khoảng ~75mm, tuyệt vời để chụp chân dung và vừa đủ để loại bỏ hoàn toàn hiện tượng méo hình của lens góc rộng.

    Thế nên tiền ít mà có muốn đi chụp gái xóa phông thì xách 50mm theo nhé .


    Quá tuyệt để vác đi du lịch
    [​IMG]

    Vì đơn giản nó nhẹ, nó có khẩu to nên chụp ánh sáng tối cỡ nào cũng ngon cả và cái tiêu cự 50mm là đủ rộng cho bạn tác nghiệp nên 50mm là một chiếc lens quá chuẩn để bạn đem đó theo làm bạn đồng hành trong những chuyến du lịch. Đa số nhiều người cầm theo lens kit 18-55m hay lens loại thập cẩm kiểu 18-135mm hay 18-200mm để đi du lịch. Tuy vậy đánh đổi cho những thứ này là khẩu độ, khó tính hơn thì là chất lượng hình ảnh, còn không thì bỏ khá nhiều tiền ra để sắm được một chiếc lens zoom cao cấp.

    Một chuyện nữa là đôi khi bạn rất có thể làm rơi máy và lens khi đi chơi, vậy bạn có thích mất cả chục triệu hay mất có vài triệu khi thay thế bằng một chiếc 50mm f/1.8 nào. Mình là mình còn lo đi du lịch bị giựt máy nữa .


    Bạn sẽ chụp ảnh tiến bộ hơn rất nhiều!!!
    [​IMG]

    Có thể bạn không tin mình, nhưng cái này với bản thân mình là đúng. Ừhm, có thể bạn có body khủng, len xịn, nhưng điều đó không có nghĩ là bạn sẽ sẽ chụp ảnh đẹp - ý "đẹp" của mình ở đây là mang tính nghệ thuật, có sự độc đáo, bố cục tốt chứ không phải ảnh có nét hay ít nhiễu không nhé. Việc bạn có ít lựa chọn trong tiêu cự, bị bó buộc với một tiêu cự duy nhất sẽ bắt bạn phải sáng tạo, tìm tòi những góc chụp, bố cục mới. Đây là chia sẻ của bản thân mình khi hành lạc với em 50mm f/1.7 suốt hai năm ròng.

    Cái khó nó ló cái khôn ra, khi không zoom được, bạn sẽ phải di chuyển nhiều để có được bố cục mong muốn, và sau nhiều lần làm việc đó bạn sẽ học hỏi được thêm những góc chụp, phương pháp chụp mới mà trước đây với một chiếc lens zoom bạn không bao giờ có được. Nhiếp ảnh cũng đòi hỏi tư duy, thậm chí tư duy vô cùng cao và nhanh nhạy để cho ra được một bức ảnh đẹp. Vì thế nếu mới bắt đầu vào nghiệp chơi ảnh, muốn tiến bộ nhanh, mình khuyên bạn nên gắn bó với một chiếc lens 50mm để trải nghiệm.

    Riêng bản thân mình đi chụp sự kiện nhờ cầm 50mm mà bạo dạn lên hẳn trước chỉ dám đứng sau chụp lén, giờ cứ thế mà chen luôn.

    Dưới đây là thêm một số ảnh chụp bằng lens 50mm, tất cả ảnh trong bài này chụp bằng tiêu cự 50mm cả đấy
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    Theo HDVietnam

    PS: Thực ra để mà nói, đọc xong thì bản thân em cũng chưa thỏa mãn được, với cả vụ 35 hay 50 tùy thuộc vào mỗi người. Chỉ hơn kém nhau 1 vài bước lùi thôi. Em thì hồi xưa cũng thích 50, nhưng từ hồi nhìn cái view của 35, lại thấy dùng 35 chụp đời thường cũng hay. Có cái wide vừa đủ dùng :D
    Panbeo thích bài viết này
  19. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Mình thì không vote 85 lắm :) nhưng mà chẳng hiểu sao vẫn muốn có 1 em trong tay.

    5 Reasons You Need An 85mm Lens​


    Ps: Mai sẽ post 1 video của digital rev và một vài bài viết về nhiếp ảnh đường phố. Mong các bạn sẽ cùng đón xem ^^​
    Huỳnh Nhật Hưng thích bài viết này
  20. hth02x1

    hth02x1 Thành viên cấp 4

    85 cắm trên crop cực khó chụp, dù là chụp ở trên núi :( đa số là góc chụp vuông góc với mod, bg ánh sáng ko ngon là thôi luôn, khó chỉnh góc lắm :(
    Jucker thích bài viết này

Ủng hộ diễn đàn