Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

[Cùng học hỏi] Nhận tư vấn về máy ảnh và các vấn đề liên quan đến nhiếp ảnh

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Thảo luận' được đăng bởi Jucker, 9/5/13.

Lượt xem: 24,312

  1. Zeroco

    Zeroco Thành viên cấp 3

    Thực sự càng dùng lâu sẽ càng thấy, con nào bán được chứ 50 thì ko nên bán :)
    Nó là 1 con xứng đáng có chân trong mọi bộ gear, dù giá rẻ, chất vừa phải nhưng luôn luôn là 50mm :)
    85 lên FX mới thấy được cái hay chứ ở Crop mệt lắm
    Juckerhth02x1 thích bài viết này.
  2. hth02x1

    hth02x1 Thành viên cấp 4

    Có một vấn đề về đo sáng điểm và đo sáng toàn khung hình, bình thường e chụp toàn để đo sáng Auto và đo sáng điểm, nhưng chỉnh speed manual tăng giảm stop tùy mình, e thấy cái này cũng ko khác gì việc thay giữa 2 chế độ đo sáng và mình có phần chủ động hơn khi muốn cái gì sáng hơn, cái gì tối hơn vì điểm mình đo là điểm mình muốn focus, vì thực ra việc chọn đo sáng loại nào cũng chỉ ảnh hưởng đến giá trị cân bằng mà máy nó báo, chứ ko phải là nó giảm sáng vùng chói cho mình, thêm sáng vùng tối cho mình, ánh sáng vẫn như vậy. E thấy vậy ko biết có đúng ko nhỉ, từ trước đến giờ chụp toàn tự lấy sáng dựa theo đo sáng điểm.
    Jucker thích bài viết này
  3. YFG730S

    YFG730S Thành viên cấp 2

    Em đang phân vân 3 con này, bác nào cho e lời khuyên với
    35mm F1.4 Sigma
    35mm F2 Canon
    24-70 f2.8 II Canon
    2 con đầu thì có thể mua thêm đc Flash, mà con thứ 3 thì khỏi mua flash luôn
  4. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    hth02x1: Các đo sáng có sự khác nhau đó bạn :D. Khi bạn sử dụng wide thì sẽ thấy đo sáng gì nó cũng gần giống với đo sáng toàn khung hình. Lúc đấy muốn đúng sáng chủ thể lại phải vào sát chủ thể để đo. Với normal và tele thì lúc này sẽ có sự phân hóa các loại đo sáng tốt hơn. Đo sáng điểm thì điểm đo sáng đúng sáng, các chỗ khác sáng tối khác nhau tùy vào cường độ. Nếu để đo sáng ma trận, hoặc toàn khung hình bao giờ chủ thể cũng hơi sai sáng hơn một chút :D. Cái này mình dựa vào kinh nghiệm thôi. Có gì các bác góp ý thêm.
  5. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    YFG730S: Sao 3 con phân hóa giai cấp rõ rệt thế bạn :D Giá khác nhau hoàn toàn, con 24-70 thì thuộc hàng đại gia luôn :D. Mà cho mình hỏi bạn xác định dùng các tiêu cự đấy vào mục đích chính là gì vậy. Nếu chọn giữa 35f1.4 sigma và 35f2 canon. Thì 35f2 không có cửa rồi. Flash bây giờ thì hàng tàu, hoặc đồ cổ một chân không phải quá đắt :D Nên không bàn tới ở đây. Chỉ bàn chất lượng ảnh. Bây giờ phải xem bạn định làm gì với các tiêu cự trên mới nói tiếp được :D
    YFG730S thích bài viết này
  6. YFG730S

    YFG730S Thành viên cấp 2

    Jucker mình tính chụp linh tinh đường phố với indoor portrait, flash đang kiếm 580 II mà h hết bán, phải mua 2rd mà mình thì ngu vụ này, chắc chọn sigma rồi flash 600 cho nó kinh tế vậy
    Jucker thích bài viết này
  7. Zeroco

    Zeroco Thành viên cấp 3

    YFG730S: về flash thì ko biết bạn có định đi sâu về đèn không. Nhưng mình có 1 cu em chơi đèn khá cứng thì khuyên trong đèn Canon nếu muốn chơi đèn nên chơi 430EX II hoặc 600EX chứ ko nên 580, tuy lực đèn của 580 lớn hơn 430 nhưng hồi đèn chậm hơn hẳn và nhanh nóng hơn :)
    Còn giữa 35 1.4 Sig và 35f2 thì 35f2 ko có cửa so kè rồi :) Sigma khi cho ra 35 1.4 định danh là đấu với L và N đương nhiên chất không tệ.
    Còn 24-70 thì miễn bàn vì hao của quá :))
    JuckerYFG730S thích bài viết này.
  8. YFG730S

    YFG730S Thành viên cấp 2

    cảm ơn bác Zeroco, hè này e sẽ múc 35 sigma và 600 vậy :">
    ZerocoJucker thích bài viết này.
  9. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Sigma 35f1.4 và speedlite 600 mới bằng được 24-70 mark I :D độ đa dụng thì không bằng nhửng đảm bảo chất ảnh hơn chắc rồi :)), nhất là indoor portrair luôn :)). Trường hợp 24-70 dùng đèn chưa tính nhá haha.
    YFG730S thích bài viết này
  10. YFG730S

    YFG730S Thành viên cấp 2

    Chết thật nãy h em nhầm con 35mm Canon, ý e là 35L f1.4, sorry các bác
    Nhưng mà e vẫn theo sigma, rẻ mà chất lượng ko hề thua kém
    ZerocoJucker thích bài viết này.
  11. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Clip dưới đây không phải là một clip nói về streetlife nhưng cách nhân vật thể hiện trong clip khiến cho chúng ta học hỏi rất nhiều khi đi chụp streetlife. Và có một câu hỏi như sau: Các bạn có nghĩ streetlife và đời thường là 1 thể loại?

    Một bài viết cũng rất hay về chụp ảnh đời thường mà mình sưu tầm lại. Mình còn rất nhiều bài viết nói về chụp ảnh đời thường cũng như chụp street life. Sẽ post dần dần. Mời các bạn theo dõi.
    Chụp ảnh đời thường...(nguồn: saigonphoto.net)​


    Chụp ảnh đời thường, “street life” đang trở thành một cái mốt cho những tay máy tập chụp ảnh. Phải chụp đời thường mới gọi là đỉnh cao của nghệ thuật, chụp đời thường mới chứng tỏ đẳng cấp… đó là những điều ta thường nghe thấy.
    Chụp đời thường tưởng dễ mà khó, người chụp ảnh thường dễ bị mắc các lỗi sau:

    - Chụp người nghèo khổ mới là đời thường
    - Chụp đen trắng mới là đời thường
    - Chụp bước chân mới là đời thường…
    [​IMG]
    Hình chỉ mang tính chất minh họa.​

    Các định nghĩa chụp đời thường là phải xác định trở thành một người thầm lặng quan sát và ghi nhận cuộc sống một cách lặng lẽ. Chụp đời thường khó nhất là làm sao tiếp cận được đối tượng. Chụp ảnh đời thường để có thể nắm bắt được khoảnh khắc đa phần người chụp phải chụp trộm . Người mới chụp thì thường không biết tiếp cận nên phải chụp trộm bằng lens tele, càng dài càng tốt. Thế nhưng các nhiếp ảnh gia chụp đời thường thì lại chỉ dùng các lens fix góc rộng hoặc normal.

    Francis Capa, một nhà nhiếp ảnh nổi tiếng về thể loại ảnh phóng sự, báo chí đã từng nói “If your pictures aren’t good enough, you’re not close enough.” Ảnh của bạn chưa đủ tốt vì bạn chưa đủ gần". Sử dụng các lens wide và normal bắt buộc người chụp phải tiến thật gần đối tượng. Thế nhưng đa số mọi người đều tỏ ra không tự nhiên khi đứng trước ống kính. Không phải vô cớ mà Philip Jones Griffiths nói “Điều duy nhất nhiếp ảnh gia chúng tôi thực sự mong muốn hơn cả cuộc sống này, hơn cả những ham muốn về thể xác, hơn bất cứ thứ gì, là được trở nên vô hình”.
    Làm thế nào để trở thành vô hình? Mỗi người có một cách tiếp cận đối tượng riêng. HCB cha đẻ của nghệ thuật ảnh đời thường trường phái Decisive Moment nghe đồn là thường giấu chiếc máy ảnh của mình trong một chiếc mùi soa. Có một số người thì lại tập để shot from the hip. Để máy ảnh ngang hông, đoán tiêu cự không cần ngắm cứ thế chụp, có người thì lại đứng tại một chỗ, rình rập điều sắp xảy ra để chụp.

    Một số người chụp ảnh street life thường cho rằng tele chỉ dành cho paparazzi. Trong chiến tranh Việt Nam, nghe nói có những phóng viên hàn chết lens 50 mm vào chiếc máy ảnh của mình với mục đích đem lại những tấm ảnh chân thực nhất về cuộc chiến.
    Ở Việt Nam trước kia nếu nói chụp đời thường sẽ thường liên quan đến cảnh chụp nguời công nhân trên giàn giáo, người nông dân ôm bó lúa cười rạng rỡ, trẻ con trần truồng tắm suối, đụn cát, ổ rơm… ảnh mang tính chất sắp đặt.
    Trong khi đó ảnh street life lại là những khoảnh khắc ngẫu nhiên, có thể người chụp ảnh tình cờ thấy và chụp lại có thể người chụp ảnh rình rập đợi khoảnh khắc xảy ra. Ánh sáng trong ảnh street life thường là ánh sáng tự nhiên, không dùng flash. Ngoài ra thường không chụp DOF mỏng, hiếm thấy một bức ảnh nào không có background.
    Chính vì thế mà với những người chụp ảnh street life có một loại máy ảnh được ưa thích, đó là máy ảnh rangefinder.
    Nhớ ngày xưa, lúc đọc tiểu thuyết Kim Dung, có nhân vật Độc Cô Cầu Bại, con người này vì quá giỏi kiếm thuật, cả đời chỉ mong kiếm được đối thủ đánh bại mình mà không được, có tổng quát về cuộc đời sử kiếm của ông ta như sau:
    * Lúc trai trẻ lòng đầy nhiệt huyết mà thiếu sự chín chắn thì sử dụng tử vi kiếm là thanh bảo kiếm sắc, nhẹ và linh hoạt.
    * Khi đạt độ chín của suy nghĩ và sức lực, sử dụng thanh kiếm sắt nặng nề mà không sắc bén.
    * Khi bắt đầu về già, suy nghĩ và kiếm thuật đạt trình độ cao, vũ khí chỉ còn là thanh kiếm gỗ và đạt mức thượng thừa thì không kiếm mà thắng đối thủ, bất cứ thứ gì cũng là kiếm.

    Cái máy rangefinder tôi sử dụng đầu tiên là quãng 2 năm trước. Trước đấy thú thực là tôi không để ý đến dòng máy này lắm vì những nhược điểm của nó. Thứ nhất là máy gì bé tí tẹo trông chẳng khác gì cái máy PnS là bao nhiêu, trông chả oai tí gì nhất là khi đứng bên cạnh các máy SLR hoặc DSLR full frame. Thứ hai là máy gì mà khó lấy nét, phải căng mắt mới thấy điểm lấy nét bé tí tẹo. Thứ ba là máy gì mà cái mình thấy trong ống ngắm chưa chắc đã phải là cái mình chụp. Thứ tư là máy gì chả hỗ trợ đo sáng gì cả. Thứ 5 là… tức là có quá nhiều thứ để chê.
    Chính vì thế mà trong một thời gian các máy rangefinder bị người đời khinh rẻ, hắt hủi, các hãng không sản xuất nữa, chỉ còn một mớ máy cũ rẻ như bèo, chả ai thèm để ý.
    Thế nhưng sau này, khi bắt đầu chụp rangefinder và tập chụp ảnh đường phố, đời thường. Tôi bắt đầu hơi hiểu tại sao những người chụp đường phố lại thích chụp rangefinder. Chính những cái bất tiện của rangefinder lại là điểm mạnh của nó. Những người chụp đường phố đích thực như những Độc cô cầu bại vậy, họ không cần phải bận tâm đến điểm lấy nét, không phải suy nghĩ xem đo sáng điểm hay đo sáng trung tâm, cộng trừ mấy EV, cái họ quan tâm là cảm xúc của tấm ảnh. Họ không cần chụp DOF mỏng nên không quan tâm đến khống chế DOF có dễ không. Ngay cả tính năng chụp multishot hay lấy nét AF họ cũng không cần.
    Như một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi của nước nhà được báo chí ca ngợi là anh lúc nào cũng phản xạ nhạy bén, chỉ cần nghe tiếng động là đã sẵn sàng bắn. Chắc chắn anh sử dụng một cái máy DSLR với chức năng multishot mà nhân gian gọi là chụp như vắt sổ. Những người chụp ảnh như vậy được ví như Rambo, lúc nào cũng lăm lăm một khẩu súng máy trên tay, bắn như vãi đạn, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót, trăm bó đuốc thể nào cũng được một con ếch.
    Những người chụp rangefinder lại được ví như những tay súng bắn tỉa, họ kiên nhẫn, họ rình rập chờ đợi cơ hội đến, và khi cơ hội đến, họ kết thúc bằng một phát súng.
    Chiếc máy rangefinder có làm cho bạn chụp ảnh tốt hơn được không? Hiển nhiên là không. Nó cũng như thanh kiếm gỗ vậy, bạn chỉ dùng nó giết người được nếu bạn là một cao thủ kiếm, còn nếu không nó cũng chỉ là một thứ đồ chơi mà thôi.

    " Nhiếp ảnh là cảm xúc và là khoảnh khắc"

    Candid Blog.Cinvea
    YFG730Shth02x1 thích bài viết này.
  12. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    KINH NGHIỆM CHỤP ẢNH ĐỜI THƯỜNG (st)​

    1. Tìm điểm dừng chân hợp lý.
    [​IMG]
    Mona. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.
    Bạn có thể vừa cầm máy ảnh, vừa đi tản bộ trong thành phố để tìm kiếm góc hình hay những khoảnh khắc đẹp, nhưng rõ ràng thật khó để có thể vừa ngắm nghía xung quanh, vừa giơ được máy lên và chọn ngay được khung hình ưng ý.
    Hãy đi chậm lại. Cứ mỗi vài chục mét, bạn nên dừng lại khoảng vài phút, nhìn ngắm xung quanh, chú ý từng chi tiết trước khi bước tiếp. Cứ vừa đi vừa dừng để nhìn và ngắm, sẽ có lúc bạn chớp được đúng khoảnh khắc để đời như bức ảnh Mona ở trên. Nếu cứ vừa đi vừa nhìn, bạn sẽ không thể kịp giơ máy và chắc chắn sẽ vuột mất cơ hội.
    2. Chú ý đến đôi mắt.
    [​IMG]
    Tại công viên Rucker. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.
    Nếu muốn cải thiện chất lượng ảnh chủ đề chân dung đời thường, hãy luôn chú ý đến đôi mắt của nhân vật. Mọi người có thể rất giỏi giấu cảm xúc trên khuôn mặt mình nhưng đôi mắt thì không bao giờ nói dối. Hãy tìm kiếm những cảm xúc thể hiện qua đôi mắt, bạn sẽ thấy nó hiệu quả thế nào khi lên ảnh.
    Thêm vào đó, ánh mắt trực diện có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó có thể tạo một sự liên kết chặt chẽ cảm xúc của nhân vật. Mặc dù không phải ai cũng thích bị chụp ảnh trực diện nhưng đôi khi kiên nhẫn chờ cho tới khi họ hướng ánh mắt vào máy ảnh và chớp được khoảnh khắc này, bạn sẽ có một bức ảnh ưng ý trước khi đối tượng kịp có phản ứng nào đó.
    3. Tập trung vào chi tiết.
    [​IMG]
    Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.
    Chụp ảnh đời thường không nhất thiết cứ phải có người hoặc cả loạt người xuất hiện trong ảnh. Nên đơn giản hóa bằng cách tập trung vào những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt mà mọi người dễ bỏ qua. Hãy nhìn vào các chi tiết như bàn tay, ánh mắt, hay một phần trang phục của nhân vật và chụp cận cảnh các vật này. Đôi khi chỉ nhờ những thứ giản đơn mà ý tưởng và cảm xúc được thể hiện rõ rệt và mạnh mẽ hơn.
    4. Chụp với ISO cao.
    [​IMG]
    Ngủ. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.
    Máy ảnh đời mới có chất lượng ảnh đáng kinh ngạc ngay cả với ISO cao. Vì thế, trừ khi chụp ngoài trời, nếu trong hoàn cảnh thiếu sáng, bạn hoàn toàn có thể chọn mức ISO lên tới 1.600 hay thậm chỉ 3.200 mà không phải quá lo lắng. Chụp với ISO cao giúp ảnh vẫn đạt độ nét với tốc độ cao và độ mở hẹp. Với các máy ảnh đời mới, bạn có thể thấy rằng chụp với ISO cao cũng có thể có được những bức ảnh đủ chất lượng, trừ một chút vấn đề với nhiễu.
    Nhưng không phải cứ bị nhiễu hạt là ảnh không đẹp. Chỉ cần đảm bảo bạn không xử lý ảnh quá nhiều ở khâu hậu kỳ, bởi nhiễu có thể trở nên tồi tệ hơn và phá hỏng bức ảnh. Khi đã chụp với ISO cao, tốt nhất là nên chỉnh phơi sáng cho đúng để không phải xử lý ảnh hậu kỳ.
    5. Chụp cảnh không người.
    [​IMG]
    Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh.
    Chụp ảnh đời thường không có nghĩa là phải chụp người trên đường phố. Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh. Có rất nhiều cách thức để chụp ảnh mà không cần phải có người mà bạn vẫn thể hiện được một thông điệp liên quan.
    Nhưng cũng đừng vì thế mà nhầm lẫn ảnh đời thường không người với ảnh quang cảnh đô thị. Ảnh thể loại quang cảnh đô thị chủ yếu diễn tả về không gian đô thị, chẳng hạn một tòa nhà hay một công trình nào đó. Còn ảnh đời thường là phải thể hiện một điều gì đó về con người. Ví dụ ảnh Layers of the City ở trên thể hiện sự thay đổi của khu Manhattan, cụ thể là vùng ngoại ô của East Village, hiện là vùng phát triển với tốc độ chóng mặt của thành phố. Nó thể hiện một quá trình lột xác từ một vùng nghèo khó trở thành một khu vực sẽ phát triển trong tương lai. Bức ảnh vì thế thể hiện một xu hướng nào đó về con người và thành phố chứ không chỉ là bức ảnh đơn thuần về một công trình xây dựng nữa.
    6. Chụp ảnh đêm.
    [​IMG]
    Chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban ngày. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.
    Ban đêm là một trong những khoảng thời gian hợp lý để chụp ảnh đời thường. Nói chung, chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban ngày. Khi chụp chủ đề này, tốt nhất không dùng đèn flash. Thay vào đó, hãy tận dụng ánh sáng từ cửa hàng, từ đèn đường... để tăng thêm hiệu ứng cho ảnh. Hãy sử dụng ISO cao nếu cần thiết.
    7. Ghi lại những khoảnh khắc sẽ trở thành lịch sử.
    [​IMG]
    Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.
    Ảnh đời thường cũng như rượu, càng để lâu càng có giá. Vì thế, hãy nghĩ về những cảnh vật hay khung cảnh có thể thay đổi, sẽ không như cũ trong vòng 2, 3, 10 hoặc thậm chí là 20 năm nữa. Ví dụ bức ảnh 4 người đọc sách, báo trên tàu điện ngầm ở trên. Mặc dù trông có vẻ bình thường nhưng với sự phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, hình ảnh như vậy chắc chắn sẽ biến mất trong vài ba năm tới, khi ai cũng có sách điện tử để đọc thay vì sách báo giấy, và lúc đó bạn sẽ chẳng thể nào có được những bức kiểu này.
    YFG730Shth02x1 thích bài viết này.
  13. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Bố cục là bản năng (st)

    Trong nghệ thuật nói chung hay nhiếp ảnh nói riêng, bố cục luôn luôn là một trong những thành tố quan trọng nhất tạo ra nội dung của tác phẩm. Để hiểu về bố cục không phải là việc đơn giản, tưởng là dễ nhưng lại rất khó, tưởng là phức tạp nhưng cũng đơn giản. Nhiều người cho rằng bố cục là một giá trị trừu tượng, nhưng trên thực tế nó rất cụ thể và không trừu tượng chút nào. Nó cụ thể đến mức, trên đời này không có cái khái niệm nào gọi là “phá cách trong bố cục”. Tưởng là phá cách nhưng chả phá cái gì cả, chỉ là chưa biết hết về nó. Giống như bọn trẻ con đá bóng nhựa trong khu tập thể, khi đứng chéo gôn, chúng sẽ sút vào góc xa, thằng nào sút vào góc gần sẽ tưởng mình đang phá cách …
    Giáo trình và tài liệu về bố cục quả là bạt ngàn, các nhiếp ảnh gia nửa mùa viết cũng lắm và những nghệ sĩ nhiếp ảnh thất bại viết cũng nhiều. Tử tế hơn, các trường Đại học nhiếp ảnh và Cao học truyền thông cũng có giáo trình riêng. Tôi cũng mầy mò tìm đọc khá nhiều sách vở và giáo trình bố cục với mục tiêu xóa mù. Lúc ban đầu, các giảng viên nói sao thì học viên chỉ biết nghe vậy, nhưng đến bây giờ thì cảm thấy những nội dung đó chưa thỏa mãn hết, cảm giác thấy ngứa ngáy trong lòng một tí, cảm giác chúng vừa rộng rãi bao la mà cũng chật chội và cục bộ.
    Tôi chụp ảnh tương đối nhiều nhưng so với nhiều người thì chỉ là muối bỏ bể. Tuy nhiên, có thể tự tin công nhận rằng mình xem ảnh cực kỳ nhiều, ngày nào cũng xem, xem đủ các thể loại. Xem ảnh vừa là một thú vui, một sở thích và cũng là phương pháp hữu hiệu để mở mang đầu óc. Khi xem, tôi luôn chú ý đến ánh sáng, nội dung thể hiện và không bao giờ bỏ qua bố cục.
    Bố cục trong nhiếp ảnh thì cũng đa dạng vô cùng, bố cục ánh sáng, bố cục màu sắc, nhưng hôm nay tôi chỉ muốn nói về bố cục hình ảnh.
    Đến ngày hôm nay, tôi có thể yên tâm để dám nói về bố cục trong nhiếp ảnh. Có thể trong 5 năm hay 10 năm nữa, tôi sẽ tư duy khác nhưng vào thời điểm hiện tại, tôi tin vào những gì mà tôi đang thấy về bố cục.
    Theo tôi, bố cục hình ảnh trong nhiếp ảnh là việc sắp xếp hay sắp đặt các thành tố hình ảnh trong một không gian giới hạn để thể hiện được ý tưởng của nhiếp ảnh gia.
    Ghi chú: mọi hình ảnh đều thuộc bản quyền © James Duong Photography. Nghiêm cấm sao chép với mục đích thương mại.
    ———
    I. CÂN BẰNG
    Đây là đặc tính quan trọng nhất trong bố cục tạo hình, bao gồm hội họa, nhiếp ảnh, thậm chí cả điện ảnh. Cân bằng được chia là 2 dạng:
    1. Cân bằng đều:
    [​IMG]
    Bức ảnh trên là ví dụ sống động cho cân bằng đều, đường chân trời nằm ở gần giữa bức ảnh, chủ thể nằm ở chính giữa luôn. Nửa trái và nửa phải của bức ảnh là bản sao của nhau, thậm chí nửa trên và nửa dưới cũng có thể là bản sao của nhau. Đây là dạng bố cục thẳng thắn, đơn giản và tập trung, người xem sẽ tập trung vào chủ thể ngay lập tức, một cách khác, chủ thể sẽ nổi bật lên ngay trong một bức ảnh.
    2. Cân bằng lệch:
    [​IMG]
    Cân bằng lệch ở đây là lệch vật thể chứ không phải lệch nội dung. Tính đối xứng sẽ làm cho việc lệch vật thể trở thành cân bằng về nội dung. Một phần quan trọng lại có thể chiếm tỷ lệ không gian cực kỳ nhỏ, trong khi phần còn lại chiếm không gian rất lớn để cân bằng lại. Giống hệt như việc vẽ một quả táo đen xì đặt cạnh quả táo xám, quả táo xám sẽ phải vẽ to hơn quả táo đen để có thể cân bằng về hình ảnh.
    Do đó, chủ thể hay đường chân trời đều lệch về một phía. Với cách bố cục lệch này, người xem ban đầu sẽ tập trung vào chủ thể, nhưng sau đó sẽ đưa mắt đến những “khoảng không”, giúp cho bức ảnh sinh động hơn.
    CHÚ Ý: bố cục 1/3 không phải là một quy tắc bắt buộc. Nó chỉ là một tập con rất nhỏ trong Cân bằng lệch mà thôi.
    II. ĐƯỜNG DẪN
    Tôi thấy có tất cả 3 loại đường dẫn:
    1. Tập trung vào chủ thế:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bức ảnh trên là sự kết hợp của cân bằng lệch và đường dẫn. Chúng ta có thể thấy rằng, hàng rào đã tạo hiệu ứng kéo mắt nhìn của người xem vào ông thợ câu hay những toà nhà xa xa.
    2. Đi xa khỏi chủ thể:
    [​IMG]
    Cách này có khó khăn hơn đôi chút nhưng nó sẽ tạo chiều sâu 3D cho bức ảnh, khiến cho người xem ít nhiều sẽ nhìn vào bức ảnh lâu hơn, có thể giúp cho người xem tìm thấy được một chủ thể khác.
    3. Tạo thế cân bằng trong bức ảnh:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cách này được áp dụng rất rộng rãi trong ảnh thời trang. Các cách sắp đặt và diễn cho người mẫu tạo ra những đường dẫn tưởng tượng sẽ làm cho bức ảnh cân bằng hơn về mặt hình học và từ đó cũng tạo ra sự sinh động cho chúng.
    III. TẬP TRUNG
    Một bức ảnh hay luôn hướng được ánh mắt vào điểm cần nhấn mạnh, chúng ta có thể sử dụng ánh sáng để làm điều đó. Đương nhiên, bố cục cũng có thể làm được. Chúng ta có thể thấy rằng, một trong những mục đích chính của bố cục chính là tập trung con mắt người xem. Trong bố cục nhiếp ảnh, để tâp trung con mắt vào chủ thể, chúng ta có thể làm bằng hai cách.
    1. Xóa phông:
    Cách này thì quá phổ biến rồi, phổ biến đến mức có những nhiếp ảnh gia tự phong không còn biết làm gì nữa, ngoài việc xóa phông.
    2. Khung trong Khung:
    [​IMG]
    Tôi chắc không cần phải phân tích về cách làm này vì hiệu ứng của nó là quá rõ rệt.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chỉ muốn nói thêm một điều, “khung trong khung” sẽ làm bức ảnh có trường hình sâu hơn, kể cả chúng ta xóa phông trước hay phông sau mạnh đến cỡ nào. Bức ảnh sẽ có thêm một vài lớp không gian ảo.
    ———
    Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, 3 tính chất Cân bằng, Đường chéo, và Tập trung tuy tách biệt nhưng cũng liên quan chặt chẽ với nhau. Một bức ảnh tốt về kĩ thuật, hay về nội dung là một bức ảnh đẹp. Bức ảnh đó có thể tuân theo cả 3 yếu tố bố cục mà tôi đã trình bày nhưng cũng có thể chỉ tuân theo 1 yếu tố mà thôi.
    Không chụp kiểu bố cục 1/3 không có nghĩa là phá cách. Khi đã nhìn thấy được toàn cảnh về bố cục, chúng ta sẽ tỉnh táo và không bao giờ nghĩ đến việc phá cách nữa, phá đi đâu khi nó vẫn nằm ở đó mà thôi.
    Một bức ảnh có thể coi là bố cục hay, cũng có bức ảnh bị coi là bố cục dở. Mặc dù hay hay dở là ý kiến chủ quan nhưng nếu bố cục không thể hiện được ý tưởng của tác giả, nó là một bố cục thất bại. Câu hỏi được đặt ra là: khi chụp có cần phải suy nghĩ trước về bố cục hay không?
    Câu trả lời của tôi là có và không. Phải chú ý đến bố cục vì nó chính là một trong những yếu tố quyết định để thể hiện ý tưởng. Khi chúng ta xem thật nhiều và chụp thật nhiều, những khái niệm về bố cục sẽ trở thành bản năng mà không cần phải nghĩ đến nó khi bấm máy nữa.
    Và hãy để bố cục trở thành bản năng !
    hth02x1 thích bài viết này
  14. iamkend9x

    iamkend9x Thành viên cấp 1

    Bác nào tư vấn em 3tr thì mua dòng máy cơ nào ạ.
    Với lại body đo sáng nghĩa là sao ạ.
    Jucker thích bài viết này
  15. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    #iamkend9x: Ớ :( mình trả lời câu hỏi của bạn bên trang 2 rồi mà. T.T 3 triệu để mua máy cơ thì nhiều máy lắm bạn. Của Đức cũng có, của Nga cũng có, mà của Nhật cũng có :). Riêng mình thì mình thích Fm2n. :D Máy cơ hoàn toàn, đo sáng pin cúc áo, tốc max 4000, có cần chồng ảnh. kết hợp với 50d1.4ais quá tuyệt vời ^^ (Mình dùng một lần và lúc nào cũng thích em í) . Câu hỏi sau thì mình chưa hiểu lắm :D cần hỏi rõ :D
  16. iamkend9x

    iamkend9x Thành viên cấp 1

    Mình nói thật : mình chẳng biết máy cơ nó có những thể loại gì tại vì nó rất nhiều loại . Nên mình chỉ biết nhờ tư vấn máy với lens như nào thôi à. Chứ mình cũng chẳng hiểu máy cơ hoàn toàn với máy cơ .... Là như nào đâu.
    Bạn tư vấn rõ tên máy cho mình nhá. @@ để mình lên mạng tìm chỗ bán.
    À còn Body đo sáng là mình thấy thằng bán máy ảnh nó ghi là Body đo sáng nikon canon a1 olympic... Mình cũng không hiểu Body đo sáng là cái gì luôn.
  17. iamkend9x

    iamkend9x Thành viên cấp 1

    Mình hỏi anh bán hàng thì anh bảo 3tr mua được máy
    minola x370 với 2cái lens gì ý. Bộ đó có mua được kô bạn.
  18. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Các loại máy cơ thì chất ảnh phụ thuộc vào đo sáng, film và lens. Thế nên máy gì chỉ là một công cụ hỗ trợ bạn thực hiện tốt hơn thôi. Mình cũng không rõ hết về các loại máy film. Nhưng nếu bạn cần đưa ra 1 cái tên máy gì. Thì mình sẽ chọn Fm2n + 50f1.8 ais (sau này có tiền thì nâng cấp 50f1.4 ais). Bộ này rơi vào khoảng tầm 3 triệu hoặc hơn. Fm2n kiếm máy đẹp cũng rơi vào tầm 2tr5 rồi.
  19. Ngocdat

    Ngocdat Thành viên cấp 1

    a ơi? cho em hỏi con Nikon D3100 cách cài đặt chế độ P, làm mờ quang cảnh
    Jucker thích bài viết này
  20. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Ngocdat: ^^ Bạn ơi P là chế độ tự động khẩu và tự động tốc, nên nó sẽ thiết lập sao cho nét căng vùng bạn lấy nét. Để vẫn có thể mờ hậu cạnh thì bạn chuyển về lấy nét điểm giữa. Khóa nét vào chủ thể muốn chụp và chụp càng sát chủ thể thì hậu cảnh càng mờ. Tùy khoảng cách hậu cảnh và chủ thể mà độ nhòe của hậu cảnh sẽ càng tăng dần lên. Còn nếu chủ thể và hậu cảnh gần nhau thì với chế độ P nó sẽ làm nét hết :D. Nếu bạn muốn mờ nhiều thì nên để M hoặc Av :D có thể chủ động thay đổi khẩu độ để làm nhòe hậu cảnh theo ý muốn.
    Ngocdat thích bài viết này

Ủng hộ diễn đàn