Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

[Cùng học hỏi] Nhận tư vấn về máy ảnh và các vấn đề liên quan đến nhiếp ảnh

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Thảo luận' được đăng bởi Jucker, 9/5/13.

Lượt xem: 23,595

  1. Ryan Lee

    Ryan Lee Thành viên cấp 4

    @Liebestraum : chuẩn rồi bác :like:
    Xem tập nào đấy hắn làm rơi 2 con lens L lăn lông lốc xuống cầu thang mà chỉ muốn cho vài chưởng ~X(
    Jucker thích bài viết này
  2. ryo.uit

    ryo.uit Thành viên cấp 2

    Jucker: Thanks bác, em mới tìm được người để lại con Nikon D70 với tầm giá đó :D
    ZerocoJucker thích bài viết này.
  3. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    ryo.uit: Mua D70 kiểm tra cáp các thứ nhé bác, con đây có lỗi cáp gì đó mình không nhớ ^^
    ryo.uit thích bài viết này
  4. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Một bài viết rất hay mà mình nghĩ các bạn yêu thích ảnh đời thường nên dành chút thời gian để đọc. Không quá dài nhưng vừa đọc vừa phải nghĩ khá nhiều ^^.
    Street Photography for the Purist – Chris Weeks(st)​


    Đầu năm mới, đầu tiên là xin kính chúc các bác box film một năm mới dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
    Em mới đọc được quyển sách hay về street photography, hay là ở chỗ nó do rất nhiều người viết, nói lên cảm xúc của mình khi chụp thể loại này. Trong số họ, có những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, có những người chụp nghiệp dư vì sở thích. Không dùng những từ ngữ hoa mỹ hay kỹ thuật mà họ chỉ tâm sự các cảm xúc của bản thân một cách đời thường nhất.
    [​IMG]

    Day 1: Severin Koller – Áo (hiệu đính bởi Chris Weeks)
    Khi tôi bắt đầu chụp ảnh khoảng 2 năm trước, tôi dùng một chiếc máy ảnh số du lịch mà không biết là nó bao nhiêu megapixel nữa. Chẳng lâu sau, tôi tập trung vào việc chụp các đối tượng tạo hình (structures) và trừu tượng vì chất lượng máy kém quá nên cũng chẳng chụp được cái khác.
    Phong cách này hướng tôi đến chụp kiến trúc, mà sau này, đó là phong cách mà tôi chụp được nhất. Nó cũng là phương tiện kiếm sống của tôi hiện nay. Với cái máy số nhỏ tí như vậy, chụp đời thường thực sự là điều rất nực cười và chẳng ra cái gì cả. Năm ngoái, tôi cũng tìm hiểu về các loại máy ảnh, khi đó tôi vẫn nghĩ trong đầu rằng kỹ thuật số đúng là con đường đúng đắn …cho tương lai. Hè năm ngoái, tôi mua một cái Canon Eos 1Ds Mark II, tôi dùng nó cho công việc (thể hiện ý tưởng và kiến trúc). Tôi cũng dùng nó cho mấy việc cá nhân nữa. Thế nhưng, khi mà bạn muốn làm một cái gì đó “cá nhân, thân thuộc, gần gũi…” bạn có thể vứt 7000 đô la này vào thùng rác !!
    Thật ra tôi thấy …tôi bắt đầu yêu nhiếp ảnh đời thường từ khi tôi bắt đầu chụp phim. Tôi chưa bao giờ chụp chân dung, chưa bao giờ chụp phóng sự. Tôi cũng chưa bao giờ “dám” chụp đời thường bằng cái cách cổ điển như vậy. Tại sao? Vì nó là không thể với ảnh số…”cảm xúc bị đánh mất”. Bạn có thể nhìn thấy bức ảnh ngay sau khi chụp, điều này phá hủy toàn bộ tài năng. Nếu bạn không có film trắng đen, bạn sẽ không bao giờ có thể nhận ra vẻ đẹp của một bức ảnh được in trên giấy xơ (fiber). Bạn không cần phải chờ đến khi film được tráng rửa, đó lại là một điều đáng tiếc nữa. Bạn sẽ mất hết cái thú trong phòng tối. Máy ảnh số quá to, quá ồn… và quá gây sự chú ý. Những máy ảnh nhỏ rẻ tiền không thể đem lại chất lượng ảnh tốt đủ để in, ảnh chụp đời thường bằng số đơn giản “trông” không giống ảnh đời thường. Đời thường là về cuộc sống và kỹ thuật số thì vô hồn.
    Giờ thì tôi dùng máy số cho công việc và tôi chẳng bao giờ mang vác một đồ to như thế bên cạnh cả (nếu không bị bắt buộc).
    Tôi thấy may mắn khi nhận ra được niềm cảm hứng và đam mê khi chụp đời thường, bao gồm cà những tấm chân dung ngẫu hứng, bắt được khoảnh khắc, bắt được niềm vui, bắt được sự tức giận… đó chính là cuộc sống và đó chính là cảm xúc tuyệt vời khi được chụp và ngắm nhìn kết của của mình….sau này.
    Tôi cần cái thứ nhiếp ảnh đó như một sự cân bằng. Nó thực sự khác hẳn với công việc kiếm tiền. Sẽ là tuyệt vời nếu được làm 2 việc cùng một lúc, nhưng nếu không có nhiếp ảnh đời thường, tôi sẽ không có được ½ niềm vui chụp ảnh. Nó giúp tôi yêu cái nghệ thuật này một lần nữa.
    Nó giúp thư giãn, bạn không cần phải cố chụp một cái gì đó. Bạn có thể nếu bạn muốn. Chẳng ai giao cho bạn nhiệm vụ, thời gian. Chẳng ai bảo bạn phải chụp cái gì mà họ muốn. Bạn chỉ cần ngồi một chỗ hoặc đi bộ đâu đó và chụp ảnh, và cũng chẳng quan trọng kết quả là đẹp hay xấu…riêng việc chụp ảnh đã mang lại cảm xúc hay rồi..đó là điều tôi muốn giữ cho cuộc đời mình.
    Chụp ảnh đời thường cũng có thể rất thách thức và thú vị. Trở thành một người chụp lén hoặc chụp ngay trước mặt chủ thể (con người)… 2 cách này đều làm tôi kích thích cao. Ngón tay thì thấy ngưa ngứa còn tim thì đập mạnh…sau đó thì tôi quyết định bóp cò, kệ cái gì đến thì đến. Miễn là bạn không bị lộ, nó mang lại xúc tuyệt vời.
    Điều hay nhất bạn có thể làm là chụp ảnh mà không làm ảnh hưởng chút nào đến sự vật hiện tượng mà bạn chụp, thế là bạn sẽ có bức ảnh đời thường thực sự và vì thế, bạn cũng cần phải có đúng đồ nghề để dùng. Một chiếc Rangfinder chính là lựa chọn số một.
    Một điều nữa tôi thích chụp đời thường là khi người nào đó (có thể là nhân vật chính, hoặc một người khác trong ảnh) nhìn về phía bạn hoặc về cái máy ảnh. Tôi thích chụp những bức ảnh mà người đó không nhận ra cái máy ảnh nhưng mà lại nhìn về hướng nó. Điều đó xảy ra khi bạn hành động thật nhanh, bạn có thể bắt được nét biểu cảm trên khuôn mặt và đôi mắt trước khi người đó nhận ra một nhiếp ảnh gia trước mặt. Điều đó chỉ xảy ra trong một vài giây, thậm chí một vài phần nghìn giây.
    Tóm lại…ảnh đời thường đã làm tôi yêu nhiếp ảnh thậm chí nhiều hơn và đó chính là lí do tôi luôn cảm thấy may mắn khi chụp phim. Bởi vì ảnh đời thường giúp tôi yêu công việc một mình hơn, khi mà tôi đã tự cân bằng được cuộc sống. Tôi có một niềm vui, bên cạnh việc chụp ảnh vì tiền của mình
    Bạn có thể chụp ảnh….bằng cái đầu hoặc bằng con tim. Đôi lúc bằng cả 2 thứ đó..nhưng ảnh đời thường và ảnh phim chủ yếu bằng con tim và thể hiện con tim của tôi. Ảnh công việc nhiều khi là thách thức về kỹ thuật hoặc một vài công việc chụp kiến trúc là thách thức cho trí não của tôi…nhưng với con tim, con tim chính là ảnh đời thường và khi mà tôi viết những dòng này, tôi nhận ra nó nhiều hơn và nhiều hơn.
    Severin
    (http://severinkoller.blogspot.com/)

    Một số tác phẩm của Severin:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Day 2: Michael Kaiser – Đức
    Tại sao lại khó khăn như thế khi phải định nghĩa “nhiếp ảnh đời thường” là về cái gì ? Tại sao tất cả các nỗ lực mô tả thể loại này vẫn còn rất phân tán (lạ kỳ) ? Tại sao không thể có một cuốn cẩm nang 25 trang, một thứ mà bạn có thể đọc và (hi vọng) thấu hiểu, và có thể “thế là xong” đi chụp nào? Bạn có thể điều chỉnh các loại máy ảnh thành thạo, bạn cũng đã từng chụp những bức ảnh macro tuyệt đẹp, hay là ảnh kiến trúc, hay thậm chí là ảnh chân dung, bạn có thể và nên đọc tất cả những thứ dưới đây – có khi đọc xong bạn cũng chẳng hiểu hơn được về ảnh đời thường là mấy đâu. Vì nó là một thứ rất cá nhân. Vì bạn sẽ phải rời những gì thân thuộc của mình. Vì trong nhiều tình huống, bạn sẽ phải thể hiện bản thân mình. Vì bạn sẽ phải học cách yêu con người. Ảnh đời thường đồng nghĩa với sự cảm thông, không phải sự ghét bỏ. Nó có ý nghĩa cộng đồng, thậm chí kể cả khi bạn chụp “sự cô đơn, vắng vẻ, tĩnh mịch”. Nó có thể cay nghiệt, nhưng không bao giờ có ý nghĩa “xúc phạm”. Việc bạn chụp một bức ảnh đời thường cũng giống như việc bạn đang đưa ra bình luận về cuộc sống như các nhà báo vậy. Và chính điều này khiến cho bạn có trách nhiệm, một trách nhiệm tốt.
    Nhiếp ảnh đời thường dễ. Và nó khó nữa.
    Nó dễ bởi vì bạn sẽ tìm thấy chủ đề ở mọi nơi. Bạn không cần phải đến một nơi nào nó khác lạ, xa xăm. Chính những điều bình thường, những sự vật sự việc hàng ngày là chủ đề của bạn. Nó khó bời vì cái ranh giới giữa chụp ảnh đời thường và chụp ngẫu nhiên (snapshots) là rất mong manh. Những người chụp ảnh ngẫu nhiên (snap shooters) ghi lại hình ảnh, nhưng không chụp ảnh. Họ chỉ việc chĩa ống kính để mọi chỗ mà họ nhận ra rồi nhấn nút chụp. Như vậy, phương tiện hay máy ảnh không có ý nghĩa gì đối với thể loại này. Một người chụp ảnh ngẫu nhiên dù có sử dụng một chiếc Leica, thì vẫn là một người chụp ảnh ngẫu nhiên.
    Ảnh đời thường khác hẳn. Những bức ảnh đã được chụp trong đầu người chụp (vài giây hoặc vài phần nghìn giây) từ trước khi nó bấm cò chụp. Ảnh đời thường là về “nhìn thấy và phản ứng”. Điều này khá gần đến cốt lõi của vấn đề. “Nhìn” là một phần rất rất quan trọng. Ánh sáng, đường nét, for và background, chuyển động, sự vật và con người trong mối quan hệ tương tác nhau một lúc. Nếu bạn không thể “nhìn” được những khoảnh khắc đó, không cảm nhận được, không sống trong nó, kể cả những lúc có hay không có máy ảnh, thì nhiếp ảnh đời thường có thể không thích hợp với bạn. Phần “phản ứng” còn lại chỉ là “khéo tay” hay không thôi.
    Mặc dù nhiếp ảnh là một ‘ma thuật”, bạn vẫn có thể luyện tập để có một con mắt tốt. Nhưng đừng bao giờ cố gắng để trở thành một người khác. Không thành Henri Cartier Bresson (HCB) hay Eugene Atget hay Martin Parr hay Lee Friedlander hoặc Rainer Pawellek hay Chris Weeks. Thần tượng một ai đó là điều rất tốt. Hãy học từ họ, nhưng đừng bắt chước. Hãy là chính bạn. Khi bạn đi săn ảnh trên đường, bạn chính là bạn, chỉ bạn mới có cảm giác và cảm xúc thôi. Bạn tiếp xúc với mọi người, mọi người tiếp xúc với bạn. Đây chính là điều làm cho những bức ảnh đặc biệt trở nên thực sự đặc biệt.
    Nếu bạn không cảm thấy tự tin ở nơi công cộng, thì bạn là người hơi tự kỷ, nhiếp ảnh đời thường có lẽ không hợp với bạn. Nếu bạn nghĩ rằng sử dụng một lense 300mm để chụp ảnh đời thường, bạn đang MƠ. Hãy tiến gần lại, hãy trở thành một phần của sự kiện, người ta nhận ra bạn hay không để ý đến bạn, tất nhiên đừng hành động như một con “bò điên” làm phiền người khác.
    Nếu bạn vẫn còn phải mang quyển manual theo, hãy quay về cho đến khi bạn có thể bịt mắt vẫn sử dụng được chiếc máy của mình và/hoặc để máy ở tầm thắt lưng để chụp được. Nhưng nếu bạn có cảm giác chiếc máy ảnh là một phần sinh học của cơ thể bạn và chiếc lense như con mắt thứ 3 của mình, hãy đi chụp ảnh đi.
    HCB nói rằng: “Nhiếp ảnh gia như những con bướm. Họ rập rờn từ bức ảnh này sang bức ảnh khác”. Hãy là một con bướm đi.
    Michael.
    Một số tác phẩm của Michael
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 3: Matthew Craig – Mỹ
    Khái niệm “nắm bắt” được thời gian; lưu giữ những khoảnh khắc, các sắc thái tình cảm, hành động và ý nghĩa sẽ mãi mãi kích thích khả năng và trí tưởng tượng của con người. Nỗ lực tìm kiếm một cuộc sống vĩnh hằng vẫn chưa đem lại một kết quả gì, nhưng trong vòng hơn một thế kỷ qua, nhưng nhiếp ảnh gia đã có thể “gần” đạt được điều đó.
    Nhiếp ảnh gia là người có cơ hội duy nhất để lưu lại một khoảnh khắc, làm ngưng đọng thời gian, và đến cuối ngày, anh ta là người cầm trên tay những vật hữu hình có khả năng gợi lại những khoảnh khắc quý giá 1/15.,1/60 hay 1/125 một giây. Một người chụp ảnh thời trang sử dụng màu sắc, bố cục, vẻ duyên dáng, hay một trường phái thiết kế nào đó để tạo ra những tấm hình đặc trưng cho những nguyên tắc thẩm mỹ hợp thời đại và xu hướng của tương lai. Một phóng viên ảnh, cùng với những ống kính zoom dài và những chiếc máy ảnh bọc Magnesium Canon 1D Mark II, tạo ra những tấm ảnh có thể kể chuyện và báo cáo về con người và cảnh vật mà họ tiếp xúc. Trong khi cả 2 loại nhiếp ảnh trên đều hoạt động trong một giới hạn rộng về “nghệ thuật”, từng loại là có những mục đích khác nhau.
    Câu hỏi đặt ra rằng: mục đích của một street photographer là gì? Thực sự những tấm ảnh đường phố như vậy có ý nghĩa quan trọng gì đối với xã hội và nghệ thuật nhiếp ảnh ?
    Sự thật vẫn như vậy thôi, thế giới của chúng ta còn vô số những bức tấm hình đang chờ đợi để được tạo ra. Thách thức đối với một street photographer không phải là kiếm tìm cơ hội để chụp ảnh,… mà là bỏ qua chúng. Nói chung, nhiếp ảnh đường phố có tính truyền thống. Loại hình nghệ thuật này đã và đang được thể hiện bởi những người không thể tiến thêm một bước nào đó trước khi “bắt” một khoảnh khắc.
    Truyền thống này là ghi lại thế giới xung quanh ta, với mục đích chính để lưu lại những tính huống đặc trưng của cuộc sống, chứng minh rằng cuộc sống này thật đẹp và thú vị, chính là điều phân biệt nhiếp ảnh đường phố với các loại hình khác.
    Một street photographer đúng nghĩa, với chiếc Leica M trên tay và một cuộn phim Tri-x. Xét về độ cơ động… mang theo một chiếc máy D-SLR to đùng chính là “rào cản sắt” giữa bạn và đối tượng trong ảnh. Trong khi đó, một chiếc Leica chỉ là một cục kim loại lỳ lợm dài 6 inch và dầy 1 inch, lại có thể “phiên dịch ánh sáng” khác hẳn với các loại máy ảnh khác.
    Một street photographer khi đi quãng đường từ A đến B, không phải là một người khách bộ hành. Họ là người ghi lại thế giới xung quanh họ. Đây không phải là một việc bạn có thể “khởi đông” hay “dừng lại” để làm. Nhiếp ảnh đường phố là một hoạt đông luôn xảy ra 24h một ngày, 7 ngày 1 tuần, 365 ngày một năm. Không giống như những phóng viên ảnh luôn kiếm tìm những khoảnh khắc mang tính biểu tượng về một hành động hay khoảnh khắc, một street photographer dựa vào những gì chung nhất, thường nhật nhất diễn ra giữa con người với con người, diễn tả lại tình cảm của cuộc sống, từ một khu vực thành thị náo nhiệt đến một vùng ngoại ô bình lặng nào đó.
    Chỉ là một tia sáng long lanh trên má của một đứa trẻ đang vội vàng cố uống một ngụm từ một đài phun nước nào đó.
    Một khoảnh khắc “giải tỏa” (relief) đứng dậy của một người trên chuyến tàu Green Line sau một ngày dài làm việc.
    Một câu chuyện bâng quơ giữa một cậu bé và một người đàn ông đứng tuổi.
    Đó chính là những khoảnh khắc mà những street photograher lưu giữ, yêu thương. Những sự việc diễn ra giữa chúng ta; nhưng chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống thường nhật có thể trôi qua mà chẳng ai để ý – chính chúng “định nghĩa” cuộc sống của con người … và đó chính là vai trò của một street photograher phải tách những khoảnh khắc đó ra để cho mọi người biết rằng thế giới này đơn giản và đẹp đẽ biết bao.
    Matthew (~londn)
    Blog: http://asyouwere.wordpress.com/

    Một số ảnh của Matthew
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 4 – Rainer Pawellek – Pháp
    Tôi chẳng bị ai đó ảnh hưởng gì cả, tôi không đọc những gì Chris viết trước khi tôi viết những dòng này.
    Nếu có một nơi nào đó mà tôi muốn đến và chụp ảnh … đó là đường phố.
    Ai cũng có thể tìm được mọi thứ mà họ muốn: hình khối, góc độ, ánh sáng khác nhau và, quan trọng nhất, con người.
    Rất nhiều loại người! Tôi thích nhắm nhìn họ thể hiện trong cuộc sống của chính họ. Chụp thể loại ảnh này cần phải có phương tiện phù hợp. Phương tiện này dứt khoát không phải là những ống kính dài mà với chúng, tôi có thể trở thành một paparazzi, mà là những ống kính ngắn.
    Đối với tôi, phương tiện phù hợp là một chiếc Leica M, ống kính 35mm. Tôi thích tiến đến gần con người. Nở nụ cười. Tạo mối quan hệ. Chỉ sau khi làm việc này – nói chuyện – tôi mới rút chiếc máy ảnh ra, và có thể, chụp vài tấm ảnh.
    Bạn phải mất thời gian! Điều cực kỳ quan trọng là phải tiến đến họ… hoặc có thể thấp hơn họ. Nói chuyện với họ khi bạn chụp. Thử làm việc này với một chiếc ống 300mm xem, chẳng được. Khi người ta tạo dáng … hãy chờ đợi. Sẽ luôn luôn có một vài khoảnh khắc ngắn ngủi khi họ không hề tạo dáng, thế là bạn chụp luôn. Thi thoảng, những khoảnh khắc đó là “magic”
    Tôi thường mang một vài tấm hình đã in ra trong túi. Mọi người luôn rất vui khi họ nhận những tấm ảnh này.
    Tôi yêu màn sương mù rơi xuống tại bến cảng nơi tôi sống. Vào buổi đêm, tôi có thể chụp những tấm ảnh rất rõ nét với chiếc ống Leica Summỉcon 35/2.0 ASPH, tốc độ có khi lên đến nửa giây, có dùng một chiếc table-pod (mini tri-pod, để trên bàn được). Bạn cũng có thể sử dụng table pod trên vai, nhưng hiếm khi tôi làm thế. Việc không phải ngắm qua “gương lật” của máy ảnh là một lợi thế vì nó sẽ giúp bạn không bị rung hay mờ. Bạn đã có một chiếc Leica M nào chưa? Thực sự nó khá nặng nên riêng thân máy đã giúp làm những tấm ảnh đỡ rung hơn nhiều.
    Có một lần tôi chụp ảnh một anh chàng, và sau đó quay lại với tấm ảnh cỡ 18×24 cm. Anh chàng này hỏi: “Có phải ảnh chụp với cái máy ảnh cũ đó không?” Tôi rất thích khi người ta hỏi tôi như thế. Vì như vậy, họ không có cảm giác sờ sợ với chiếc Leica và thường không từ chối khi được chụp. Sẽ là rất khác với một chiếc SLR to và ống kính dài. Leica khá đắt – tôi công nhận – nhưng bạn cũng có thể tìm được rất nhiều loại máy khác phù hợp với street photography mà rẻ hơn nhiều. Nhưng luôn nhớ hãy chọn những máy ảnh nào mà “mọi người không nghĩ đấy là máy ảnh”/

    Tôi có thể đi bộ hàng giờ và tìm một điểm nào đó trong thị trấn. Có thể tại thời điểm đó, tôi thấy ánh sáng không được tốt. Tôi sẽ đi chỗ khác và quay lại khi ánh sáng tốt hơn, nhưng tất nhiên như thế tôi đã bỏ qua nhiều thứ rồi. Tôi lại đợi. Có thể sẽ có một ai đó đi ngang qua khung hình của tôi, nó sẽ rất tuyệt. Tôi lại đợi.

    Tôi thực hiện chiến thuật này với bức “Hanava Café” tại trang 14. Đối với “Mendiant Pommeraye” tại trang 15, tôi phát hiện một cậu bé đang ngồi và tôi chờ cho đến khi có nhiều người hơn trong bức ánh. Đối với “Market Rennes – 4” tại trong 16, tôi đi theo những anh chàng này, họ đang thông báo về đêm diễn tại nhà hát của họ với mọi người trong chợ.

    Rainer (*rain1man)
    Website: http://perso.orange.fr/rainer.pawellek

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 5: Deborah Delasio – Italy
    Tôi bắt đầu chụp ảnh đường phố khoảng 2 năm rưỡi trở lại đây.
    Tôi đã quyết định sẽ học hỏi ngay trên “chiến trường”; bằng cách quan sát mọi người trên đường phố.
    Tôi bắt đầu với một chiếc ống kính 50mm – mặc dù nó khá rẻ tiền, nhưng tôi nghĩ đó là một lựa chọn đúng đắn. Nó bắt tôi phải học. Bây giờ thì tôi yêu chiếc 50mm lắm, và hầu hết những bức ảnh của tôi được chụp bằng nó thôi.
    Tôi chỉ mang vài thứ nhỏ nhẹ trong balo của mình: 1 chiếc Leica M6 TTL và vài cuộn Tri X. Chỉ đơn giản thế thôi.
    Tôi không cần ống kính zoom, tôi thích xuất hiện ở chính nơi mà sự việc diễn ra. Ngay trong hoàn cảnh đó. Với một chiếc tele, bạn chỉ có thể là người quan sát từ xa. Nhưng trong nhiếp ảnh đường phố, bạn cần phải nằm ngay trong hoàn cảnh đó, trở thành… một phần của hoàn cảnh đó.
    Tôi dành nhiều thời gian quan sát xung quanh, ngắm nhìn mọi người làm việc và chờ đợi đến đúng thời khắc quyết định. Công việc hay nhất của tôi là “mường tượng trước”: Tôi chụp không nhiều.
    Nhiếp ảnh đường phố biến những sự vật, sự việc hàng ngày thành những điều phi thường.
    Để trở thành một street photographer, bạn cần hài hòa nhiều yếu tố: mức độ nhạy cảm, sự nhanh nhẹn và cảm giác về thời gian và khoảnh khắc… thậm chí mặt dày một chút.
    Tôi chỉ chụp đen trắng bởi vì tôi cảm giác nó gần gủi với cảm giác của tôi về cuộc sống – chú ý đến những điều thực chất nhất và tình cảm nhất. Sau đó thì tôi tự in những bức ảnh trong phòng tối nhỏ ở nhà. Tôi thích cái cách mà mình phải tự làm mọi việc thủ công như thế. Nó thật là tinh khiết.
    Đường phố thực sự là một “ngôi trường” tuyệt vời và thành phố như một cơ thể rộn ràng với các hoạt động sống trên đó. Đó chính là nhiếp ảnh đường phố.
    Deborah Delasio (*deborahdelasio)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 6: Errol Lyons – Rainey
    Street photography là một trò chơi mà bạn không bao giờ chơi 2 lần theo một kiểu giống nhau, là một trò chơi mà ở đó, bạn một bên và cuộc sống một bên, là một trò chơi mà bạn tự quyết định – khi nào bạn bắt đầu, khi nào bạn kết thúc và khi nào bạn ngồi nghỉ để tự thưởng cho mình một chén trà.
    Nó cũng là một cách để bạn hòa nhập với những gì xunh quanh một lúc nào đó.
    Khi bạn gắn một ống kính fix 50mm, 35mm hay 28mm lên thân máy, bạn cảm thấy thực sự tự hào. Máy ảnh. Người chụp ảnh. Film. Đường phố. Khoảnh khắc.
    Bản thân tôi rất thích ảnh chụp “con người trên đường phố”… họ làm những công việc của riêng họ và tôi chụp, với một hi vọng sẽ bắt được những dáng vẻ tự nhiên hay chỉ là một khoảnh khắc bình thường nào đó, và cho chúng vào bộ sưu tập của mình.
    Một bức ảnh luôn biết kể chuyện và với nhiếp ảnh đường phố, câu chuyện đó luôn như chưa bao giờ được kể, chưa bao giờ được biết, nhưng tôi luôn nghĩ đến nó vì tôi chụp ảnh chỉ để nhắc mình nhớ lại chúng và có thể chia sẻ với bạn bè.
    Tôi thích chụp đen trắng hơn, thường thì dùng film 400. Tôi cũng thích lense 28mm (vì thích để máy dưới bụng chụp), thích rangefinder, mặc dù dùng một chiếc SLR thì cũng vẫn thú vị như thường.
    Tất cả những gì về nó chỉ là sự… thú vị.
    Errol (=erainey)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 7: Chuyển tới bởi Darren Abate- One of the very inspiring stories
    Những người chụp ảnh đường phố là một trong những hương vị của cuộc sống. Bloggers, các nhà làm phim hay nhà văn. Chúng ta đều tự ghi lại lịch sử theo cách của mình, nhưng tại sao phải làm như vậy? Liệu chúng ta làm điều đó để nhắc nhở chính mình về cuộc sống những năm đã qua khi mà tóc đã điểm bạc không ? Hay chúng ta làm thế để giúp những người khác nhìn thấy những gì ta thấy, ngay bây giờ, trong quá khứ, và trong tương lai?
    Tôi chỉ có thể nói về mình thôi. Vì thế…tôi sẽ kể cho bạn biết tại sao tôi là một street photographer, và tại sao nhiếp ảnh phóng sự lại có ý nghĩa rất quan trọng với tôi.
    Mọi ngày trong cuộc sống đều rất thú vị. Những thói quen thường nhật, những điều bất ngờ, có hàng núi những điều mới mẻ mà chúng ta gặp hàng ngày. Một anh chàng nào đó tản bộ xuống một khu phố quen thuộc và có thể thấy hàng nghìn câu chuyện của các cá nhân đơn lẻ đã được “trình chiếu” trên đường phố. Chúng ta thấy một phần nhỏ, một lát cắt cuộc đời, một vài điều hay một câu chuyện ngắn về cuộc sống của một ai đó mà bạn vô tình đi qua họ trong một cửa hiệu, trong một quán café, hay ở bất cứ đâu. Những khoảnh khắc đó sẽ trôi về đâu? Ai sẽ là người ghi lại và lưu giữ chúng an toàn? Ai sẽ chứng minh những khoảnh khắc đó đã tồn tại ?
    Chính tôi, chính bạn hay bất cứ một người nào đó, cầm trên tay một chiếc máy ảnh là những “ai” như vậy. Tôi sẽ kể một câu chuyện về một người bán cá và một nghệ sĩ đường phố. Tôi sẽ kể câu chuyện về một cô gái và bà cụ của cô ấy; về một người đàn ông trên đường phố và một cậu bé tại một đám tang. Một người đàn bà tựa trên cửa sổ và một cô gái nhỏ đang nhảy nhót. Thậm chí tôi cũng tự kể câu chuyện của chính bản thân mình nữa.
    Khi nghĩ đến việc một khoảnh khắc nào đó sẽ biến mất vĩnh viễn, tôi thấy sợ hãi. Tôi cũng không giải thích được tại sao lại thế, nhưng nó thực sự như vậy. Chúng ta đều cần phải nhớ – đó chính là cách mà chúng ta học hỏi. Bạn có thể học về cuộc sống bằng cách mở to mắt ra, chỉ trong một ngày bình thường thôi nhiều hơn 1 tuần đọc tin trên báo. Tin tức được truyền tải tới ta theo một đường thẳng duy nhất. Trong khi đó, các bài học về cuộc sống thì lúc nào cũng ở quanh ta. Tin tức được lưu giữ, trong khi cuộc sống thì không.
    Là một người chụp ảnh phóng sự, mục tiêu của tôi là phải kể được các câu chuyện. Một câu chuyện khách quan, hay vẩn vơ nào đó. Mục đích là phải kể một câu chuyện bằng một bức ảnh ấn tượng. Hồi tôi trẻ hơn, tôi đã được người ta dạy rằng “một bức ảnh đầy đủ thông tin không cần thiết phải có tựa đề”. Liệu điều đấy có bất khả thi không? Liệu tất cả các yếu tố có thể tự nhiên xảy ra trong một khuôn hình không? Không, tất nhiên là không. Thực tế là nó có xảy ra nhưng vô cùng vô cùng vô cùng hiếm hoi.
    Thi thoảng, chỉ thi thoảng thôi, nó xảy ra. Và khi đó, nó như một thứ chất gây nghiện mạnh nhất trên thế giới. Thi thoảng, khi bạn bấm cò chụp, và bạn nghe tiếng Cliicccck, bạn có thể nhận ra điều đấy. Bạn biết ngay rằng bạn vừa lưu giữ một điều gì đó rất đặc biệt, và nhiều khi dạ dày của bạn sẽ sôi lên, và phổi bạn sẽ được bơm đầy không khí, và bạn sẽ cảm thấy TUYỆT VỜI thực sự. Nó như cảm giác vừa sau khi nụ hôn đầu đời. Bạn cũng biết cảm giác đấy mà.
    Tôi luôn mang theo máy ảnh bên người. Khi tôi làm việc. Hay ngồi trên ghế băng sau khi bị thương. Khi ăn trưa. Tôi học được rằng, chiếc máy ảnh của tôi phải luôn ở bên tôi, bài học đó được David Hume Kennerly, người đạt giải Pulitzer, nói với tôi, sau khi tôi hỏi anh ta là anh có lời khuyên nào cho một người chụp ảnh trẻ tuổi như tôi không, “Shoot, shoot, shoot”. Lúc đó thì tôi thấy hơi gợn gợn, nhưng chẳng bao lâu sau tôi mới nhận ra lời khuyên của lão này đúng quá.
    Chụp mọi thứ. Luôn luôn sẵn sàng. Những bức ảnh đẹp nhất thường là những bức ảnh được chụp một cách bất ngờ nhất.
    Darren (*FideNullo)
    Blog: http://peakaction.wordpress.com/

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 8: Massimiliano Mortillaro
    Tôi bắt đầu chụp ảnh từ năm 2002 bằng một chiếc máy kỹ thuật số. Chẳng bao lâu sau đó, tôi gia nhập DeviantArt và với chiếc máy đó, tôi loanh quanh chụp choạch linh tinh. Cũng phải mất đến 3 năm, tôi mới tìm được cảm hứng và đam mê cho nhiếp ảnh, tôi tìm cách vượt ra khỏi những giới hạn mà một chiếc máy kỹ thuật số PnS với chế độ tự động mang lại.
    Tôi tiếp xúc với thế giới của máy film, đặc biệt với những chiếc rangefinder chỉ vì một lý do đơn giản: tôi không đủ tiền để mua một chiếc máy DSLR. Một cách tự nhiên như thế, tôi bắt đầu tình yêu của mình với những chiếc máy ảnh cổ điển.
    Cũng như nhiều người khác, tôi bắt đầu chụp những vật thể, những tòa nhà và phong cảnh. Một thời gian sau, tôi nhận ra những bức ảnh thể hiện cảm xúc của con người và miêu tả con người – tùy là ảnh chân dung hoặc ảnh chụp người trên phố – là những thứ thu hút sự quan tâm của tôi nhiều nhất. Và dần dần, tôi chuyển từ chụp phong cảnh và kiến trúc sang chụp đường phố. Đây thực sự là một việc không dễ dàng. Vì con người lúc nào cũng sống động. Họ luôn di chuyển hoặc bận bịu… có thể họ còn phát hiện ra bạn, làm phiền bạn. Và nếu bản tính bạn là một người dễ xấu hổ, việc này còn khó khăn hơn rất nhiều. Thế là tôi tự nhủ với bản thân rằng mình là một thằng đàn ông cao to, và rằng chẳng có gì phải sợ cả. Đó là một bước tiến dài của tôi khi chuyển sang chụp ảnh đường phố.
    Tôi luôn mang chiếc máy ảnh theo bên mình: một chiếc rangefinder. Tại sao lại không phải SLR ? SLR cũng rất tốt. Nhưng nó luôn có vẻ to to và với những chiếc zoom lense, những người trên phố sẽ có cảm giác bị cho vào mục tiêu, giống như cái cảm giác có ai đó chĩa súng vào họ. Tất nhiên là không phải ai cũng có cảm giác như vậy, vì nhiều khi họ bận bịu với công việc của mình quá nên cũng chẳng thèm để ý xem có ai đó đang chụp ảnh mình không nữa. Tôi công nhận nếu bạn có khả năng chụp ảnh những người không quen biết như vậy, bạn có thể cứ dùng một chiếc SLR. Tôi cũng sẽ làm thế.
    Một chiếc MF 6×6 + lense 180mm với những thấu kính siêu việt…. có thể tạo ra những bức ảnh đẹp đến mức choáng váng. Và mọi người cũng sẽ hiếm khi làm phiền bạn, họ sẽ nghĩ rằng bạn là một anh chàng pro và sẵn sàng choảng cho họ một quả đâu với chiếc máy nặng chịch của mình. Hãy thực tế một chút đi… cứ thử vác qua vác lại chiếc MF SLR to kềnh càng, thậm chí một chiếc SLR bình thường đi. Tôi thề rằng bạn sẽ không thể chụp được đâu. Bạn có dám cá không ? Thôi thì cứ cầm một chiếc rangefinder thôi, bỏ vào túi áo, túi quần hay đeo quanh cổ cũng được. Không phải cái máy rangefinder nào cũng phù hợp, nhưng chúng thực sự nhỏ nhẹ và …khó bị phát hiện hơn.
    Tôi chưa bao giờ phủ nhận một thức tế: tôi cũng là một kẻ thẩm du thiết bị ghê gớm. Tôi thích những chiếc thân máy nhỏ nhắn, bóng bẩy với đủ loại ống kính trên nó. Nhưng trên tất cả, tôi thích chụp ảnh. Và, tôi thề là chẳng có điều gì lại khiến mình cảm thấy tự do hơn việc lắp một cuộn phim ISO 400 vào chiếc Kiev-2A và chụp. Tôi có thói quen đi loăng quăng với một chiếc ống 50/2 hoặc 35/2.8. Tôi thường chỉnh các thông số trướng tùy vào hoàn cảnh ánh sáng khi đó. Chỉ là ang áng thôi, vì cái máy của tôi là cơ hoàn toàn. Đấy cũng là một phần thú vị. Bạn nhìn thấy những thứ, những hình ảnh thu hút bạn: một khuôn mặt,… những khuôn mặt đẹp, những khuôn mặt buồn, một khuôn mặt khó khăn…những khuôn mặt đó….chính là những cảnh đẹp nhất trần đời.
    Bạn ngắm và Swoosh… Bạn đã bắt được hoàn cảnh đó rồi, nhưng bạn vẫn phải chờ cho đến khi tráng cuộn phim đó. Bạn có thể sẽ lo lắng rằng tất cả những bức ảnh đều hỏng hết cha nó rồi, nhưng nó đáng để bạn chờ đợi như vậy đấy. Thi thoảng, tôi ngắm qua ống ngắm của chiếc máy ảnh, … và thi thoảng, tôi áng chừng khoảng cách giữa máy và chủ thể và chụp thôi, chẳng cần ngắm nghía gì cả. Tất nhiên là kết quả không phải lúc nào cũng được đảm bảo là sẽ ra gì… nhưng ít nhất là bạn cũng đã làm một điều gì đo. Có thể bạn bắt được cái không khí hoàn cảnh đó một cách hoàn hảo, không cần ngắm. Bởi vì bạn là một người chụp ảnh hiểu rõ về máy ảnh của mình.
    Tôi luôn tin rằng, mặc dù một chiếc máy ảnh công nghệ mới hiện đại tất nhiên là một phương tiện tuyệt vời, nhưng chẳng có gì có thể thay thế được bộ óc của con người và tôi không bao giờ cho phép một con chip suy nghĩ thay cho mình cả.
    Đừng hiểu ý tôi sai nhé… Tôi là một người quản trị hệ thống và tôi tiếp xúc hàng ngày với những gì gọi là server/ hệ thống mạng…. NHƯNG chúng đều hoạt động theo một quy trình đã định sẵn, bởi vì tôi đã lập trình ra chúng để chúng làm cái việc mà TÔI MUỐN chúng làm. Bởi vì tôi là người nghĩ và tạo ra hoàn cảnh đó. Và Tôi cũng làm như vậy với nhiếp ảnh. Tôi muốn sử dụng muốn chiếc máy cơ vì tôi muôn tự mình áng chừng ánh sáng, tôi tự mình quyết định DOF tôi muốn và bởi vì tôi cũng muốn chọn cả tốc độ màn trập, loại film và thậm chí in ảnh ra giấy như thế nào. Và bởi vì tôi muốn học thêm từng ngày và học từ những sai lầm của mình. Là một người chụp ảnh, bạn là người TẠO RA bức ảnh, là người NẮM BẮT được khoảnh khắc và TẠO RA không khí. Chính là BẠN. Không phải cái máy. Nó có thể đáng ra 20$ hay 5000$. Nếu bạn nghĩ rằng, bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có chiếc máy đời mới nhất, bạn nghĩ sai rồi (và bạn là một kẻ thất bại).
    Tôi mua chiếc Kiev-2A của mình với giá 70$, thật rẻ. những chiếc Rangefinder của Liên Xô chính là phương tiện để bạn tiếp xúc với thế giới Rangefinder nến túi tiền của mình hạn hẹp. Nói thêm một chút về chiếc máy của tôi: chiếc Kiev chính là bản sao của Liên Xô, dựa trên thiết kế trước chiến tranh của chiếc Contax II. Chiếc của tôi từ năm 1956, và có cả flash sync. Đấy là điều duy nhất tạo nên khác biệt giữa thiết kế nguyên bản của chiếc Zeiss Ikon Contax II. Năm 1947, một phần trong chiến dịch giải giáp chiến tranh, toàn bộ xưởng lắp rắp của Contax được chuyển từ Jena, Tây Đức sang Kiev, Ucraina. Nhân viên Zeiss Ikon đã giúp và đào tạo (Tôi không nói là họ vui khi làm việc này) những người thợ để bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy ảnh rangefinder chất lượng cao. Thiết kế của ống kính được copy từ Zeiss và sử dụng hệ thống bayonet giống Contax II. Tôi cũng chụp với chiếc Zorki-S, một chiếc rangefinder của Liên Xô dựa trên thiết kế Leica II. Nó cũng có ống kính có thể thu gọn lại, điều này rất tuyệt khi phải đi lại nhiều.
    Không cần biết túi tiền của bạn thế nào, luôn có những chiếc máy ảnh phù hợp để chụp đường phố.

    Massimiliano AKA Mã (~darkkavenger)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 9: Bernhard Wolf
    Tôi có một danh sách những thứ cần mang đi trước khi bước ra khỏi nhà. Ai cũng có một danh sách như thế cả (ít nhất là tôi nghĩ thế). Nó bao gồm: điện thoại di động, tiền và một chiếc máy ảnh. Việc lúc nào cũng mang máy ảnh bên mình đối với tôi như một thứ gì đó nghiện ngập – lúc nào tôi cũng phải đấu tranh hay là để nó ở nhà, không kè kè suốt ngày như thế nhưng tôi lại sợ là mình sẽ bỏ lỡ những khoảnh khắc – những khoảnh khắc không bao giờ lặp lại đó. Ví dụ, Ông Bush đang nghịch ngợm trêu ghẹo một cô gái tại một cửa hàng mà tôi sắp đến chẳng hạn.
    Sự ám ảnh đó cũng chỉ bắt đầu khoảng một năm rưỡi trở lại đây thôi, khi tôi mua được chiếc máy SLR đầu tiên – mà nó không phải là một chiếc SLR vớ vẩn nào đó nhé, nó là một chiếc SLR kỹ thuật số mới tinh. Chiếc ống kính đầu tiên, bên cạnh một cái ống zoom rẻ tiền, là một chiếc fix 50mm. Tôi nghĩ nó là một trong những người thầy tốt nhất mà mình từng có. Khi bạn chụp bằng ống fix, bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn. Bạn sẽ phải di chuyển. Bạn sẽ phải giao tiếp với hoàn cảnh – trong khi ống zoom khiến bạn lười biếng. Ngoài ra thì những ống fix thường là ống có độ mở lớn – Tôi thích sử dụng DOF mỏng và phải học cách điều khiển được DOF.
    Thế rồi, tôi bắt đầu quan tâm đến nhiếp ảnh đường phố. Trên thực tế thì khi tôi loăng quăng trên đường và chỉ ngắm nhìn mọi người: cái cách mà họ đối xử với nhau, cái cách mà họ nói chuyện, cười, cưởi mỉm và cười hố hố lên. Tôi yêu ngắm nhìn mọi người. Và tôi bắt đầu chụp người – với một chiếc Nikon D70. Đến bây giờ, tôi mới thấy một chút không thoải mái làm vì sensor của nó nhỏ quá nên cách nhìn của mình bị hạn chế rất nhiều. Bất cứ khi nào tôi xem lại những tấm ảnh kỹ thuật số của mình, tôi cảm thấy nó như thiếu một cái gì đó. Có cảm giác là một phần của hoàn cảnh đó đã bị đánh mất chính bởi vì cái máy đó focus cứ vèo vèo và còn bởi vì cái ống zoom nữa. Như tôi đã nói ở trên, nó rất khó để giải thích. Tôi nghĩ là những thức làm cho mình yêu thích chụp ảnh đường phố chẳng phải những thứ trên, mà chính là mối liên hệ của mình với hoạn cảnh, là một phần của hoàn cảnh và phải giao tiếp được với nó.
    Tôi chuyển “ngược” lại ảnh film mới từ đầu mùa hè này. Tôi chẳng thấy hối tiếc gì cả. Trái lại, tôi cảm thấy vui hơn nhiều vì thấy có quá nhiều thứ phải khám phá. Chẳng có gì so sánh được với một bức ảnh được in trên giấy xơ từ một film Tri X âm bản. Hiện nay tôi sử dụng một chiếc Nikon FM cơ hoàn toàn – tôi cũng biết là nó không phải là chiếc máy hoàn hảo cho việc chụp ảnh đường phố. Kệ thôi, cho đến nay thì tôi vẫn dùng tốt. Ít nhất là nó tốt hơn cái Nikon D70. Chụp ảnh thực sự có ý nghĩa rất cá nhân.
    Thực sự là rất khó để không nói giống như lão Weeks, nhưng đúng là sử dụng một chiếc Leica M đem lại cho bạn cả một thế giới mới – một thế giới chỉ có thể được ngắm nhìn và nhận ra qua ống ngắm của một chiếc range finder. Điều đáng buồn là tôi cũng có cơ hội chụp vài cuộn phim với chiếc M6 của anh bạn Severin, nhưng nó đúng là một “thảm họa” vì nó khiến cho mọi thứ bạn từng làm trong quá khứ liên quan đến chụp ảnh đường phố trở nên lỗi thời. Tôi chụp được một vài bức ảnh có tính cá nhân nhất của mình bằng chiếc M6 đó. Nó không có tiếng màn chập to, thân máy nhỏ gọn không che cả khuôn mặt bạn, che đi nụ cười thân thiện của bạn. Nó là tất cả bạn cần.
    Tôi kiếm tìm những khoảnh khắc đời thường – những con người bình thường tại những nơi bình thường…đúng như bản chất con người họ…đó chính là đường phố.
    Bernhard (*zort)
    Blog: http://zeitgeistler.wordpress.com

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Day 10: Patrick Kahn, Trưởng bộ phận phát hành – hãng sách The Book LA và thành viên hội đồng giám khảo giải thưởng LUCIE.
    Nhiếp ảnh đường phố vừa là nghệ thuật, vừa là một phong cách sống.
    Nó không chỉ, như Chris Weeks nhận xét một cách khiêm tốn, là việc vác cái máy ảnh bỏ mịa của bạn tới mọi nơi mọi chốn. Quan trọng nhất, chính là đôi mắt của bạn là thứ mà bạn phải mang đi mọi nơi. Đôi mắt, khối óc, trái tim và tình cảm.
    Nếu bạn sống như một gã hành khách đi du lịch, bạn sẽ chỉ ghi nhận cuộc sống như một khách du lịch. Những bức ảnh của bạn cuối cùng cũng chỉ là những tấm hình. Có thể chúng cũng có vẻ sáng tạo và “nghệ thuật” đấy, nhưng rốt cuộc, chúng vẫn mãi là những tấm hình lưu niệm, bỏ đi thôi.
    Nhiếp ảnh đường phố chính là việc lưu lại mãi mãi những khoảnh khắc, những tâm trạng trong một bức hình. Nó phải lưu lại được tâm hồn của khoảnh khắc lúc đó, có thể nói phải chứa đựng tất cả cảm xúc, chất thơ và phong cách của khoảnh khắc đó.
    Anh bạn Chris nói tôi viết vài dòng cho cuốn sách của anh ý, và tôi rất vui khi làm việc này, bởi vì anh ấy thực sự là một cái gì đó đáng quí. Chris sống và thở với nhiếp ảnh. Anh ấy lưu lại cuộc sống một cách vừa thô thiên lại vừa có chất thơ trong đó, rất ít người làm được điều này. Và anh ta làm việc này mọi nơi, mọi tình huống, làm đi làm lại.
    Điều khiến tôi ấn tượng nhất với những bức ảnh của Chris, là với anh, bạn có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng của rất nhiều nhiếp ảnh gia cổ điển bậc thầy, như Cartier Bresson, Doisneau, Robert Frank, Brassai, Lartigue hoặc kể cả Helmut Newton, nhưng cái cách mà Chris nhìn sự việc và lưu lại cuộc sống nó tự do hơn, hiện đại hơn và quyến rũ hơn (tất nhiên ý tôi nói trong khái niệm thôi).
    Tôi có thể luôn nhận ra:…. Yeah, đây chính là một bức ảnh của Chris.
    Mở đầu – Chris Weeks
    Đầu tiên, tôi muốn cảm ơn Sev, Michael Kaiser, Matt, Rainer, Deb, Errol, Darren, Massimiliano, Bernhard và Patrick Kahn đã hợp tác và cho phép tôi sử dụng những ý kiến cá nhân của mọi người bày tỏ về nhiếp ảnh đường phố. Các bạn thật là tốt [​IMG]
    Tất cả bọn họ (kể trên) đều chia sẻ tình yêu của tối đối với việc “loanh quanh trên đường phố”. Có thể ở Los Angeles. Có thể ở Prague. Hay Paris. Hay New York. Đâu cũng được. Ngay cả trong những thành phố hay trị trấn đông đúc hay hỗn loạn, ta đều có thể tìm được những chi tiết đẹp đẽ của cuộc sống. Và ta ghi lại qua sự quan sát và sắp đặt bố cục đơn giản của trí óc.
    Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là quan sát; nó có ở đó hết cả rồi. Bức ảnh mà bạn có trong trí tưởng tượng của mình mới là mãi mãi. Đơn giản thế thôi.
    Tôi nghĩ, chính ông Cartier-Bresson nói, “một bức ảnh đường phố thành công – hay mọi bức ảnh nào thành công – chính là khi đôi mắt của bạn, trí óc của bạn và trái tim của bạn hòa vào nhau”.
    Tôi có thể nhất trí với ông ta, mặc dù tôi hiếm khi làm cả 3 việc trên [​IMG]
    Đối với tôi, nhiếp ảnh đường phố không chỉ là tự mình chụp ảnh, mà ngắm nhìn cả những bức ảnh mà người khác chụp. Qua việc quan sát này, tôi có thể cảm nhận được về người chụp chúng. Cái cách nhìn của anh ta hoặc cô ta là điều tôi nghĩ đến đầu tiên. Không cần biết chúng như thế nào, nhưng tôi nghĩ một nhiếp ảnh gia đường phố thành công cần phải bỏ lại những thành kiến chính trị của họ ở nhà hoặc trên blog. Tôi không tin họ nên kết hợp 2 việc này với nhau: (1) lưu lại khoảnh khắc đường phố và (2) ghi lại như chép tài liệu về cuộc sống hỗn độn trên đường phố.
    Tác phẩm đẹp nhất thường không bị bắt buộc hay giới hạn; nó đến một cách tự nhiên; những khoảnh khắc đó chỉ có 2 tình huống: hoặc là diễn ra hoặc không.
    Hoặc… những kỹ năng quan sát của bạn cần rèn rũa và học hỏi thêm.
    Đến một lúc nào đó, bạn sẽ “khám phá” ra là thực tế chả có một quy luật hay nguyên tắc nào cả – trừ một khía cạnh (dĩ nhiên rồi) là bạn phải kiểm soát được độ mở của ống kính và bố cục của ảnh.
    Hãy biến con mắt của bạn thành một kẻ theo dõi điên cuồng. Như một điệp viên, một bóng ma. Hay một điệp viên theo dõi với con mắt tuyệt vời.
    Mặc dù rất nhiều nhiếp ảnh gia mà tôi chọn đăng ảnh trong mục này – kể cả ảnh của tôi – đã chụp những bức ảnh về những con người đẹp một cách kì lạ, tôi nhận thấy rằng còn có những điều kì diệu hơn nhiều nếu bạn thực sự hiểu về cuộc sống ở đó.
    Hãy mở mắt ra
    Đi dạo đi
    Và ngay ở chính giữa sự hỗn độn của cuộc sống
    Tìm ra bức ảnh của bạn. Một bức khác nữa. Nhưng đừng bắt buộc gì cả. Cứ đi và quan sát và chụp ảnh về những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Chúng ở sẵn đó rồi.
    Bạn ngắm những bức ảnh được chụp bởi Cartier Bresson và Doisneau và thậm chí là Boubat, và bạn nghĩ “Đó chình là thứ mình muốn làm”
    Đơn giản như vậy à ?
    Nhiếp ảnh gia.
    Máy chụp hình.
    Phim.
    Một nhát cắt của cuộc sống trên đường phố? Một quán cà phê? ở muộn tiệm ăn? Hoặc ở bất cứ chỗ nào mà có mặt con người?
    Nếu như thế, ai cũng có thể nấu món soufflé hoàn hảo, chơi golf hay làm phim hay như Kubrick.
    Điều đó không đúng.
    Chụp chân dung – chụp cảnh, chụp ảnh để đăng báo hay những thứ khác – có thể nói là dễ dàng hơn nhiều so với việc ghi lại những khoảnh khắc diễn ra trên đường phố ở Paris, Prague, Cedar hay Los Angeles.
    Không cần biết bạn chụp ảnh chân dung đẹp đến cỡ nào – không cần biết bạn có thể là Andrew Eccles hay Annie Leibowitz hay Herb Ritrs – họ đều bị sắp đặt cả.
    Những khoảnh khắc thực sự không thể bị sắp đặt.
    Nó diễn ra.
    Không cần biết bạn cố tình hay không.
    Không quan tâm đến việc những bức ảnh của HCD “chỉ nổi tiếng” vì “ông ta nổi tiếng” – tôi luôn đánh giá đúng những gì mà tôi cho là đúng. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông ta rằng những khoảnh khắc hoàn hảo thực sự tồn tại. Những khoảnh khắc hoàn hảo này có thể được lưu lại trong khuôn hình với những bố cục có thể được coi là những bức ảnh tuyệt vời.
    Bạn có nhận ra là tôi chưa từng nói gì về độ mở ống kính hay ánh sáng không?
    Để có thể thành công khi chụp ảnh đường phố, ánh sáng và khẩu độ và DOF phải tất cả….
    Tất cả…
    Là bản năng thứ hai của người nhiếp ảnh gia đó.
    [​IMG]
    Ảnh phong cảnh đường phố không được tính đến ở đây.
    Bạn biết rằng.
    Nhiếp ảnh đường phố có tính chất riêng của nó.
    Có thể có những tòa nhà xuất hiện trong ảnh của bạn, nhưng, những tòa nhà đó không thể là chủ thể. Kể cả có bóng dáng con người vào những bức hình đó, nó vẫn là ảnh phong cảnh. Nhưng cũng có thể, trên thực tế, là ảnh đường phố.
    Nhiếp ảnh đường phố là ảnh về con người…về những con người ở những địa điểm nào đó. Ở những địa điểm nào nó ở những thời điểm nào đó.
    Một thành phố.
    Một thị trấn.
    Một kẻ xa lạ.
    Ở đâu đó.
    Nếu bạn nghĩ tôi sẽ phát biểu rằng bạn có thể chụp ảnh đường phố bằng bất cứ cái máy ảnh nào, bạn đã sai lầm.
    Bạn có thể giận dữ.
    Tôi có thể bỏ qua.
    Tôi có thể quên đi.
    Bởi vì bạn không biết rằng.
    Tôi nghĩ một con ma sẽ chụp ảnh đường phố tốt nhất.
    Nhưng.. không phải với cái cách mà Wee Gee là một nhiếp ảnh gia đường phố.
    Anh ta sử dụng flash.
    Flash là một sự sắp đặt.
    Kể cả một cái đèn phụ thêm.
    Đó là sự sắp đặt.
    Cuộc sống không cần sắp đặt.
    Trừ phí nó ở trong một cuốn phim của Hollywood.
    Hoặc làm tình với một nữ diễn viên.
    Nếu chỉ thế, đó chỉ là quan hệ tình dục.
    Bởi vì họ luôn đóng kịch. Và bạn sẽ chẳng bao giờ biết được.
    Yeah, tôi biết…các bạn đang nghĩ gì “Thằng cha này đã từng viết ‘Sự ca ngợi với Leica M, biến đi và đi mà tự sướng đi”.
    Một vài người trong số các bạn biết tôi đang nói gì.
    Một người rất bình thường.
    Một người có thể hòa nhập.
    Một người có thể chủ động được tất cả cơ thể và tâm trí của anh ta… trở nên vô hình như ma.
    Hòa nhập có nghĩa là xuất hiện đúng lúc.
    Bạn cần phải biết đến nghệ thuật núp bóng và theo dõi hơn là biết về nhiếp ảnh để có thể trở thành nhiếp ảnh gia đường phố thành công.
    Nếu bạn đã từng hòa nhập với những người “địa phương” ở những nơi bạn từng đến, bạn sẽ hiểu tôi đang nói gì. Ban sẽ thấy những khoảnh khắc diễn ra giữa một người mẹ và đứa con hoặc giữa một nhóm các em choai choai hư hỏng hoặc một ông già đang luẩn quẩn ở cạnh nhà thờ, suy nghĩ về một mụ đàn bà có thể chính là “sinh ra để cho nhau” của lão, nhưng giờ đã đi xa…
    Và..
    Bạn cầm cái máy ảnh to vật lên mắt…
    Bạn sẽ bị phát hiện ngay.
    Khoảnh khắc của bạn đã bị phá hỏng.
    Máy SLR có vị trí riêng của nó. Máy khổ lớn cũng vậy. Và cả máy digital compact hay máy khổ trung bình.
    Nhưng không có loại nào kể trên có thể nằm quanh cổ hay trên vai hay được giấu trong áo khoác của một nhiếp ảnh gia đường phố.
    Đây chính là thế giới của Rangefinder. Còn nếu bạn không muốn, cứ việc đi “chặt cây bằng búa” đi.
    Khi mà tiền nong là một vấn đề, bạn có thể chỉ cần một chiếc Bessa với một vài lense Voigtlander; còn nếu bạn có một ông bố làm nha sĩ và sẵn lòng mua cho bạn một “đống hàng nóng” , một chiếc Leica đời mới nhất cùng với những lense nhanh nhất… Tôi khuyên bạn hãy bắt đầu chụp ảnh đời thường với nó.
    Nếu bạn vẫn nghĩ rằng có thể dùng một chiếc SLR với lense tele, đứng cách xa sự việc, thì bạn đang không đồng điệu suy nghĩ với tôi để thực sự hiểu những gì tôi nó.
    Đóng quyển sách này lại.
    Quay về chụp macro đi.
    Như thế dễ dàng hơn.

    Bạn cần phải đứng ở trong, ngay chính giữa những sự việc đó.
    Hòa nhập vào những hành động.
    Nó như một loại năng lượng … khi bạn thực sự đi cùng với một cái gì đó.
    Bạn có thể cảm giác được nó.
    Và ngón trỏ của bạn sẽ hoạt động.
    Bạn là một người thợ săn.
    Không phải một thằng cha nào đó với ống nhòm, nằm tròn bụi cây và chờ một con nai nào đó chạy qua.
    Vậy là bạn “đóng băng” cái mông của mình cho 1 ngày rưỡi? Bạn giết một con nai ?
    Xông lên đi nào. Giết con nai đó bằng một con dao nhíp đi. Như thế tôi sẽ lấy làm ấn tượng lắm.
    Đó chính là những điều cốt lõi của thể loại này.
    [​IMG]
    Thử tưởng tượng những con người chúng ta đang sống trong một công viên lớn.
    Làm những việc mà con người làm. Đừng nghĩ là tôi đang làm thơ.
    Trải nghiệm những gì mà con người trải nghiệm.
    Tất cả những gì của cuộc sống con người
    Cuộc sống trên đường phố. Kể cả ở những nơi không phải là đường phố. Nơi mà con người sinh hoạt, tụ tập. Và có những khoảnh khắc đáng nhớ. Hoặc tiếp xúc với họ.
    Liệu có một cơ hội nào tốt hơn một chiếc máy ảnh với 36 “cơ hội”, một chiếc Ipod và tại một thành phố nước ngoài hay thành phố của bạn để khám phá ?
    Tôi nghĩ là không.
    Ngoài trừ một vài tình huống đơn lẻ khi bạn đi uống cà phê, hút thuốc và có thể có vài câu nói chuyện. Hai hoặc ba tình huống.
    Tôi không đồng ý với ông Cartier-Bresson rằng người đó phải là dân địa phương để có thể hòa hợp với hoàn cảnh đó. Chắc là hồi mà ông ta đưa ra nhận định này thì chưa có nhiều kẻ đi du lịch như hiện nay. Có thể là không phổ biến lắm.
    Nhưng thời đại hiện nay thì nó quá phổ biển.
    Hầu hết ở mọi nơi. Có lẽ trừ Sao Hỏa.
    Có người nói rằng, đấy tôi chưa từng đi ủng da và đội mũ cao bồi, nhưng tôi đã từng chinh phục các đường phố ở Texas.
    Có lẽ tôi đã thiếu sót một điều gì đó.
    Chắc chắn như vậy.
    Cái lễ hội hóa trang của cuộc sống trên đường phố ở khắp mọi nơi.
    Tôi thích Los Angeles hơn – bởi vì tôi sẽ nói rằng, giống như ông Cartier-Bresson và thú nhận rằng tôi sống ở đây – và Châu Âu. Ở đó, mọi người có vẻ thích đi bộ hơn.
    Nằm ngoài cái công viên con người này sẽ khiến bạn cảm thấy mất đi một điều gì đó.
    Như tôi đã nói “bạn cần phải nằm ở trong hoàn cảnh đó”
    Ngay chính trung tâm của hành động.
    Với một công cụ phù hợp để làm việc.
    Một chiếc rangefinder.
    Không cần biết đến sở thích hay túi tiền của bạn.
    Một chiếc rangefinder là một vũ khí bí mật tuyệt hảo.
    Chúng nổi tiếng với những chiếc lense tốc độ cao.
    Chúng tạo ra những âm thanh rất nhỏ khi màn chập nhảy.
    Khả năng có thể nhìn các sự vật sự việc diễn ra ngay trong một kính ngắm là vô giá và quan trọng nhất.
    Không có gì thay thế được.
    Bạn có thể phản bác lại những gì tôi vừa nói.
    Nhưng…bạn không biết rằng
    Nếu bạn chỉ chụp ảnh bằng máy SLR hay máy kĩ thuật số nào đó, bạn không thể hiểu được.
    Tôi không chụp ảnh đường phố để kiếm tiền. Không thể nào.
    Tôi chụp vì đó là thứ tôi yêu.
    Không có thời gian nào – ngoại trừ sống với con gái và gia đình tôi – lại quan trọng với tôi hơn khi ghi lại cuộc sống lên những tấm cellulose (xen lu lô zơ)
    Bạn để ý rằng tôi nói xen lu lo zơ, chứ không phải sensor.
    Có thể ai đó sẽ nói và lập luận rằng tại sao phim màu hay ảnh số có thể có chỗ trong thể loại “đường phố”, nhưng thực sự là tôi chưa từng nghe.
    Ảnh đường phố phải được chụp bằng một dụng cụ, mà công bằng cho tất cả mọi người.
    Chúng ta nhìn những màu khác nhau theo cách khác nhau
    Nhưng kể cả những con chó lại nhìn màu đen trắng theo cách giống nhau.
    Màu sắc không đem lại cảm giác về sự việc đang diễn ra
    Nhiếp ảnh đường phố phải là đen và trắng.
    Và những sắc độ màu sám
    Và bóng đổ.
    Và CHỈ LÀ phim.
    Đi đốt phim đi.
    (Dịch và đăng trên vnphoto.net 2009 : http://vnphoto.net/forums/showthread.php?t=32056)
    ( copy from: http://khothanoi.wordpress.com/2010/03/10/street-photography-for-the-purist-chris-weeks/)
    Cici thích bài viết này
  5. Cici

    Cici Thành viên cấp 1

    rất thik bài viết này , thik chụp ảnh đen trắng , đi lang thang chụp ảnh cũng thik luôn , nhưng "đi đốt phim đi " thì có hơi .... xót ruột :-s
    Jucker thích bài viết này
  6. Jucker

    Jucker Thành viên cấp 2

    Cici :D chắc tác giả bài này bảo là hãy chụp thật nhiều, đó là điều quan trọng nhất để nâng cao mắt nhìn :D với cả ngay ở VN những người mình quen về chụp film họ cũng đốt film nhiều lắm :D Vẫn còn thấy xót ruột thì chắc là chưa ngấm sâu và hố vôi rồi hehe :D
  7. Zeroco

    Zeroco Thành viên cấp 3

    hờ hờ cứ tính sơ sơ 1 buổi các thím đi phang mẫu về hì hục làm độ trăm tấm thì xác định là đốt hết 3 cuộn film rồi còn j. Chưa kể số xóa ngay tại hiện trường, số thử máy. Rồi cả trăm đấy chắc j được chục tấm :))
    Đi đốt film đi, câu này làm mình nhớ tới Thom Hogan có câu: "Thường thì khoảng 100k shot đầu tiên của bạn chỉ để vứt thùng rác" :))
    Jucker thích bài viết này
  8. manhcuongsl90

    manhcuongsl90 Banned

    rất hay bạn
  9. hungnguyen_144

    hungnguyen_144 Mới đăng kí

    Mình có vấn đề hay gặp là cái kính ngắm viewfinder nó cứ hay dơ dơ hoài mà chẳng hiểu tại sao? lau thì cũng không trong như máy thằng bạn. #:-sanh em ai có chiêu chỉ mình với :D

Ủng hộ diễn đàn