Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Đổi Chén Cơm Bằng Những Ngày Chăm Đến Lớp - Chương Trình Trăng Yêu Thương Trung Thu 2017

Chủ đề thuộc danh mục 'Chuyện trò linh tinh' được đăng bởi Hoigioyeuthuong, 18/9/17.

Lượt xem: 1,835

  1. Hoigioyeuthuong Mới đăng kí

    [​IMG]
    Mỗi chuyến đi tiền trạm đều để lại trong tôi những ấn tượng đáng nhớ, nhất là đôi mắt thơ ngây của những đứa trẻ nơi các huyện nghèo khó – xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa – là một trong hai xã nghèo nhất của tỉnh Khánh Hòa – nơi cách thành phố Nha Trang xinh đẹp khoảng 30km.

    Ngọn đèo Hòn Giao hùng vĩ đã tạo nét, đã chia cắt nơi đây thành một bức tranh đặc sắc về sự khác biệt rõ rệt.

    Bước qua một con đường là hình ảnh về một cuộc sống nghèo khó.

    Bước qua một con đèo là hình ảnh về một số phận, một cuộc đời khác.

    Dịp hè, trẻ em thành phố còn được gia đình cưng chiều, mua sắm đồ chơi, cho đi giải trí… thì ở vùng núi, với những em nhỏ vùng cao, những điều đó như chỉ xảy ra ở một thế giới khác. Thậm chí có những vùng trẻ em chưa bao giờ nghe nói đến một thứ gọi là “đồ chơi”.

    Trong chuyến đi tiền trạm vùng dân tộc Raglai là hình ảnh những nhóm trẻ lấm lem, nhếch nhác nghịch dại làm tim tôi buốt nhói. Một số người dân vùng này bộc bạch: “Nghỉ hè thầy cô giáo về, trường lớp vắng vẻ, bố mẹ bận lên nương rẫy làm để có cái ăn. Ðứa lớn mười tuổi đã phải theo bố mẹ đi làm, chăn trâu cắt cỏ, thành ra bọn trẻ tự chơi với nhau. Có đứa năm tuổi đã phải trông em, hoặc chẳng ai trông"…

    Những đứa trẻ vùng cao, cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng gương mặt của chúng vẫn bừng sáng những nụ cười. Thật hồn nhiên và ngây thơ biết mấy.

    Các em cứ hồn nhiên như thế, vui vẻ và sống mộc mạc, giản đơn như cây rừng.

    [​IMG]
    Tôi theo chân các cô giáo trường Mầm non dẫn về làng để tìm hiểu cuộc sống của các em. Các cô giáo bảo: “phải hứa có quần áo, có dép, có nón, có cơm ăn, … thì tụi nhỏ mới chịu đi học. Vì tụi nhỏ ở đây nghèo quá, cái áo – cái quần có khi đã mặc cũ đến sờn rách, không có nổi một cái áo lành lặn để mặc đến lớp. Sợ quê với bạn bè. Có nhà thì đứa chị mặc đi học buổi sáng – trưa về thay ra cho đứa em mặc buổi chiều.”

    Nhà hai em Phạm Nguyễn Trung Thành – lớp 3 và em Phạm Nguyễn Trà My – lớp 1 nghèo lắm. Cha là anh Phạm Trung Dũng (1985) – cả làng không biết anh từ đâu và ở đâu đến nhưng lại mang 2 đứa trẻ này về làng. Anh có rất nhiều vợ và thích đi núi hay thích đi đây đi đó. Lúc trước có mẹ kế - hai em còn được mẹ lo lắng, chăm sóc, có cái ăn, cái mặc. Nhưng khi chị bị anh hành hung, đánh đập, chịu không nổi chị phải bỏ đi. Bỏ luôn hai đứa nhỏ cù bất cù bơ. Đứa anh kè đứa em đi lang thang khắp làng, lê lết hết bờ mương đến góc chợ. Ai cho gì ăn nấy.

    Chưa gặp hai anh em lần nào vì lúc này là mùa hè chẳng ai biết hai anh em đi đâu, ở đâu. Nhưng theo tôi đoán và mường tượng ra thì chắc đó là hai đứa nhỏ gầy nhom, quần áo tả tơi, không có dép đeo. Theo lời các cô giáo ở trường thì hai anh em này rất chăm đến lớp, không nghỉ buổi nào. Không phải vì các em chăm học mà vì chỉ có đi học, hai anh em mới được no bụng!!!

    Người ta đến lớp vì cái chữ. Còn hai đứa nhỏ đến lớp vì miếng cơm…

    Những bàn tay, bàn chân nứt nẻ, khuôn mặt nhem nhuốc tái xanh, bủng beo của các em ở đây thật sự là nỗi ám ảnh, bất cứ ai thấy cũng mủi lòng. Ở đâu đó nơi thâm sơn cùng cốc, nơi ngọn đèo cắt đôi là những số phận, cảnh đời, những em bé bất hạnh chưa bao giờ được ngó ngàng tới, chưa bao giờ chạm đến những vật tưởng như bình thường và giản đơn như người bên kia ngọn đèo.

    Tuổi thơ những đứa trẻ ở đây bị "đánh cắp” bởi nỗi vất vả, nhọc nhằn và hơn nữa, chúng còn bị cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình. Nên có những em nghỉ hè phải vào rừng hái măng, bẻ ngô; xuống suối mò cua, bắt ốc… Cũng từ đó nhiều em nảy sinh ý định bỏ học luôn. Ðó là một mất mát nhức nhối, lâu dài. Tụi nhỏ thích kiếm tiền hơn đi học. Có tiền, có áo đẹp mặc, có quà ăn, còn đi học chẳng được gì. Với chúng, con chữ bé lít nhít, làm sao nhét nổi vào đầu. Thế là, vào năm học mới nhiều giáo viên phải vất vả đến từng nhà vận động học sinh đến lớp, bởi tấm lòng người thầy biết cái chữ tuy nhỏ bé, nhưng có ích đối với các em, giúp các em có tương lai mới. Sẽ cần hơn những “bữa cơm có thịt”, “bàn chân có dép”, “lưng trần có áo” cho các em …

    [​IMG]
    Tôi muốn kể bạn nghe về chuyến đi ngày hôm qua
    Nơi những đôi mắt trẻ thơ sớm vương nhiều lo sợ
    Thấy người lạ nép mình lại bỡ ngỡ
    Dang dở những cơn mưa…
    Tôi muốn kể bạn nghe về những tuổi thơ
    Là những mảnh đời bơ vơ mong manh nơi nương tựa
    Là em bé mồ côi với cả trời dang dở
    Mẹ đâu rồi, câu hỏi nằm chơ vơ…
    Là những em thiệt thòi cả giấc mơ
    Chẳng được như bạn bè nở nụ cười lành lặn
    Những ước vọng chênh chao như mưa nắng

    Cam Cà Rốt

    --------------
    Quà dự kiến

    515 kg Gạo x 13.000 = 6.695.000đ
    206 kg Muối x 7.000 = 1.442.000đ
    103 thùng Mì gói x 70.000 = 7.210.000đ
    176 bộ Đồng phục học sinh x 80.000 = 14.080.000đ
    2 Xe đạp x 2.000.000 = 4.000.000đ
    13 Gian hàng trò chơi x 200.000 = 2.600.000đ
    5 Gian hàng ẩm thực x 1.000.000 = 5.000.000đ
    2.500 gói Bánh snack x 2.000 = 5.000.000đ
    400 cái Bánh trung thu x 20.000 = 8.000.000đ
    800 phần Bánh phá cỗ x 10.000 = 8.000.000đ
    800 Cái Lồng đèn + đèn cầy x 6.000 = 4.800.000đ
    Đạo cụ diễn văn nghệ = 2.000.000đ
    Âm thanh, ánh sáng trọn gói = 3.000.000
    Background = 500.000
    Hỗ trợ tiền xe Tình nguyện viên = 5.000.000
    Chi phí tiền trạm = 2.000.000
    Chi phí phát sinh = 2.000.000

    Tổng chi phí: 74.117.000 Vnd

    Rất cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người để đem lại một mùa trung thu ý nghĩa cho các em nhỏ xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

    Hãy chia sẻ thông tin chương trình, một hành động nhỏ sẽ góp phần mang lại những giá trị to lớn cho các em nhỏ thuộc một trong những xã nghèo nhất của tỉnh Khánh Hòa.

    -------------------

    Chương trình Trăng Yêu Thương 2017
    Thời điểm
    30/09/2017 và 01/10/2017
    Địa điểm
    Xã Khánh Trung - huyện Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa

    Link chương trình: bit.ly/2xhbuoF
    Fanpage: facebook.com/htngioyeuthuong/

    ☀ ☀ ☀ MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: ☀ ☀ ☀

    ☎ Hotline: 0868.601.631
    ☎ Huỳnh Đạt
    Điện thoại: 0979.057.275
    Email: gioyeuthuong2204@gmail.com

    CHUYỂN KHOẢN:

    STK Ngân hàng Vietcombank: 007 1000 924 716
    Chủ tài khoản: Phạm Hoàng Hạnh

    ...

Ủng hộ diễn đàn