Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Doanh nghiệp Thương mại điện tử cần quan tâm đến những chỉ số thống kê nào?

Chủ đề thuộc danh mục 'Làm SEO' được đăng bởi Meotrics, 26/6/16.

Lượt xem: 2,549

  1. Meotrics Mới đăng kí

    Doanh nghiệp Thương mại điện tử cần quan tâm đến những chỉ số thống kê nào?

    Sân chơi Thương mại điện tử ngày càng trở nên đông đúc và cạnh tranh với sự ra mời các hàng loạt các site thương mại điện tử lớn tới nhỏ, với mô hình và mặt hàng đa dạng khác nhau. Việc tối ưu hóa các chiến dịch trở nên cực kỳ quan trọng. Bởi 2 lí do.

    Thứ nhất là do cạnh tranh: quảng cáo của bạn phải tranh giành trong tâm trí người dùng với hàng loạt quảng cáo của đối thủ chưa kể những sản phẩm thay thế tương tự.

    Thứ hai là do những chiến dịch Marketing kém hiệu quả đang âm thầm giết chết ngân sách Marketing của bạn.

    Phần lớn chúng ta đều biết một vài chiến dịch nào đó đang ko hiệu quả, nhưng vấn đề ở đây là ko biết chính xác đó là chiến dịch nào. Đôi khi, nguyên nhân của việc thất bại không phải đến từ bản thân chiến dịch thiếu tính sáng tạo hay do đội ngũ Marketing, mà là do quá trình phân tích và tối ưu hóa hoạt động chiến dịch.

    Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm về vai trò của việc phân tích và tối ưu các chỉ số!

    Tôi cho rằng một Marketer đích thực không dừng lại ở việc xây dựng những ý tưởng sáng tạo mà còn nắm ở việc họ phải biết chính xác những ý tưởng sáng tạo đó mang lại hiệu quả chính xác như thế nào. Phần lớn các Marketer lẫn chủ doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đều chưa tạo dựng được thói quen đưa ra các điều chỉnh và tối ưu dựa trên việc phân tích các chỉ số.

    Các chỉ số được nhắc tới ở đây được hiểu phần lớn là các dữ liệu giúp đưa ra quyết định (Actionable Data). Việc hiểu và phân tích chính xác các chỉ số này giúp doanh nghiệp:

    · Hiểu được chính xác khách hàng của mình là ai và làm những gì trên trang

    · Cắt giảm chi phí nhờ nắm được kênh Marketing nào đang mang lại hiệu quả nhất và kênh nào không

    · Hiểu được những điều chỉnh nên làm nhờ theo dõi phản ứng của người dùng

    · Nắm được xu hướng của người dùng trên trang để đưa ra những đẩy mạnh thích hợp

    Những chỉ số doanh nghiệp thương mại cần quan tâm

    1. Các chỉ số về Traffic

    Các chỉ số báo cáo chung về tình hình traffic trên trang:

    · Total traffic

    · Unique visitors

    · Active users: trong Google Analytics, active user được định nghĩa là số user phát sinh một phiên làm việc bất kì trên site trong một khoảng thời gian cụ thể. Tùy vào thực tế doanh nghiệp, hãy tự định nghĩa cho site thế nào là một Active user để thực sự đo đếm được những chỉ số có ý nghĩa hơn với site của bạn (ví dụ: Active user là người phát sinh ít nhất 3 phiên làm việc trở lên. Vì rất có thể 1 phiên làm việc xuất phát từ những user ko thực sự quan tâm và user đó không thực sự là người dùng được đánh giá là “active”)

    · Growth rate: Tỉ lệ tăng người dùng trên site, phản ánh tốc độ tăng trưởng của site

    · Conversion rate: tỉ lệ chuyển đổi, được tính bằng % số lượng người thực hiện một hành động mục tiêu (ở đây là mua hàng) so với tổng số user trên site. Mục tiêu của các nhà kinh doanh TMĐT vẫn là tối ưu hóa để tỉ lệ chuyển đổi này ở mức cao nhất. Dưới đây là thống kê về tỉ lệ Conversion rate trung bình tại các quốc gia trên thế giới và theo thiết bị:

    Bảng 1 – Tỉ lệ chuyển đổi trung bình và theo thiết bị của các doanh nghiệp TMĐT bán lẻ trên thế giới năm 2014

    4VuBpkY.png

    Nguồn: Smartinsight, 30/07/2015

    Trung bình, Conversion rate của các site TMĐT rơi vào khoảng trên 2.4%. Tuy nhiên ở Việt Nam, nếu website của bạn đạt ở mức 2% thì chỉ số này cũng là rất đáng mừng rồi. Thống kê cũng cho thấy, khả năng chốt đơn hàng cao nhất đối với các thiết bị máy tính hoặc laptop, sau đó đến máy tính bảng rồi mới đến Smartphone. Khá nhiều các website TMĐT tập trung vào tối ưu hóa giao diện responsive cho smartphone để tăng tỉ lệ mua hàng, tuy nhiên cần nhiều hơn thế để có thể thực sự khiến khách hàng của bạn thực sự mua hàng thông qua smartphone.

    2. Chỉ số về doanh thu

    Đây có lẽ là những chỉ số được yêu mến nhất, phản ánh thực trạng tình hình “hầu bao” doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên một lần nữa nhắc lại rằng chỉ số này không phải tất cả. Căn cứ vào việc mục tiêu của doanh nghiệp của bạn là gì (tăng user hay tăng revenue?) phù hợp với từng giai đoạn cụ thể mà tầm quan trọng của các chỉ số này là khác nhau:

    · Revenue per customer: Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng theo ngày, tuần, theo tháng. Một gợi ý cho bạn là theo dõi chỉ số doanh thu trung bình 90 ngày – đây là một chỉ số tổng quan ko chỉ giúp xem xét sức khỏe doanh nghiệp mà còn giúp dự đoán xu hướng

    · Average cart size: giá trị của một giỏ hàng trung bình

    · Customer life-time value: Tổng doanh thu mang lại trung bình từ một khách hàng trong một vòng đời sử dụng. Có thể tính trung bình bằng doanh thu trung bình phát sinh từ một khách hàng nhân với số lần quay lại website. Chỉ số này yêu cầu chủ doanh nghiệp hoặc người làm Marketing phải ước đoán được tầm nhìn xa hơn, để cân đối chi phí Marketing với tổng doanh thu thu lại được

    · Tương quan giữa Doanh thu phát sinh/ doanh thu thực tế: Phản ánh số đơn hàng bị hủy hoặc tỉ lệ chuyển hoàn sản phẩm, tương ứng với tỉ lệ đơn hàng phát sinh/ doanh thu thực tế. Bằng cách giảm thiểu tối đa tỉ lệ chuyển hoàn, doanh nghiệp E-Commerce hoàn toàn có thể gia tăng doanh thu của site

    xNTTQyE.png

    3. Chỉ số về hiệu quả Marketing

    · Customer acquisition cost: Chi phí bạn bỏ ra để có thêm 01 khách hàng. Có thể quy về các giá trị như CPC, CPA.

    · Top keyword driving traffic: những từ khóa đưa người dùng về đến site của bạn. Tại sao chỉ số này lại quan trọng? Theo thống kê, 79% số người dùng sử dụng ít nhất 50% số tgian của mình vào việc tìm kiếm sản phẩm. Và 44% online shoppers bắt đầu bằng việc tìm kiếm từ khóa.

    · Mailing effectiveness: Hiệu quả của chiến dịch Email Marketing hay chiến lược chăm sóc khách hàng của site bạn

    · Virality: chỉ số mô tả khả năng 1 khách hàng trên site của bạn chia sẻ hoặc giới thiệu cho 1 người bạn của họ về website. Bằng việc tối ưu hóa chỉ số này, website của bạn có thể giảm đáng kể chi phí cho việc bỏ ra để có thêm 1 khách hàng mới

    · Recommendation engines: Chỉ số hiệu quả chung của chức năng đề xuất sản phẩm trên website của bạn


    4. Chỉ số về hành vi khách hàng

    · Retention rate: tỉ lệ khách hàng quay lại với site. Chỉ số này có thể là chỉ số sống còn của doanh nghiệp. Bởi nếu ko thể khiến khách hàng quay lại với site, bạn phải liên tục bỏ chi phí để có thêm khách hàng, trong khi doanh thu bạn kiếm được từ khách hàng trung thành luôn cao hơn rất nhiều lần so với một khách hàng mới toanh. Tùy thuộc vào mặt hàng và quy mô kinh doanh site của bạn, chỉ số này thường rơi vào khoảng 10-50%. Tuy nhiên, chỉ số thông thường ở mức 20%. Càng tối đa hóa tỉ lệ quay trở lại của khách hàng, bạn càng có nhiều cơ hội tăng doanh thu của mình.

    · Abandonment rate: Chỉ số khách hàng rời bỏ site của bạn ngay tại bước thanh toán. Theo thống kê, chỉ khoảng hơn 65% người dùng rời bỏ vào bước thanh toán. Trong đó: 44% rời bỏ vì chi phí vận chuyển quá cao, 41% rời bỏ vì chưa sẵn sàng mua hàng, 25% rời bỏ vì giá hàng quá cao. Để “con cá” không thể lọt lưới, sử dụng Funnel tracking của các công cụ như Meotrics hay Mixpanel để phát hiện tại bước nào khách hàng hay rời bỏ bạn, sử dụng một số thủ thuật hoặc giảm giá để “chốt” khách hàng trước khi họ có cơ hội rời khỏi.

    · Trend: Đây không phải một chỉ số, mà là tập hợp các chỉ số theo dõi, thống kê & phân tích cụ thể xu hướng của khách hàng trên site: họ mua mặt hàng nào nhiều nhất, ít nhất (và tại sao?), họ xem trang nào nhiều nhất, thích sử dụng phương thức thanh toán nào nhiều nhất (và tại sao?). Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Meotrics hoặc Kissmetrics để trả lời câu hỏi này

    · Segmentation Query: Nghiên cứu kỹ hơn về hành vi của những nhóm khách hàng cụ thể, bằng cách tìm hiểu demographic của họ, hành vi của họ trên trang, doanh thu và những sản phẩm họ hứng thú


    Sử dụng công cụ thống kê và phân tích dữ liệu nào để tối ưu hóa

    · Google Analytics: Không cần phân tích nhiều thêm. GA là một công cụ “bỏ túi” không thể thiếu đối với các Marketer và chủ site. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của GA là không phân tích sâu đến tận từng người dùng, do đó rất khó để có thể đi sâu phân tích hành vi

    · Kissmetrics/ Mixpanel: Sản phẩm tracking chuyên nghiệp cung cấp đầy đủ các bản báo cáo cần thiết. Tuy nhiên hạn chế về tùy chỉnh cũng như chi phí khá lớn cho các site TMĐT vừa và nhỏ

    · Meotrics: Giải pháp đo lường, theo dõi và phân tích các chỉ số trên trang thông minh với chi phí phù hợp, thích hợp với mọi quy mô doanh nghiệp TMĐT. Meotrics tập trung khai thác sâu vào các chỉ số giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra quyết định điều chỉnh, bao gồm Trend (xu hướng trên site) và Segmentation Query (nghiên cứu sâu hành vi khách hàng)

    · CrazyEgg: Giải pháp đo lường hành vi trực quan của khách hàng, tập trung vào phân tích Heatmap và các hoạt động tương tác trực quan (click chuột, kéo chuột, bấm chuột…)

    · HubSpot: Đây được xem là một công cụ lý tưởng dành cho các doanh nghiệp nhỏ để đo lường lượt tương tác và inbound marketing. Tuy nhiên hoạt động tốt hơn khi kết hợp với các công cụ Automation Marketing của ứng dụng.

    ...

Ủng hộ diễn đàn