Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Hiểu về Histogram để tối ưu hóa ảnh số

Chủ đề thuộc danh mục 'Lý thuyết' được đăng bởi xversion1, 31/12/13.

Lượt xem: 35,433

  1. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Cám ơn bạn Ryan Hua đã góp ý bổ xung. Bạn nào đọc của mình không hiểu thì hãy đọc của bạn Ryan Hua , nếu vẫn không hiểu thì Post lên hỏi lại xem có bạn nào giải thích dễ hiểu hơn nữa thì trả lời giúp mình. :D
    Bạn Ryan Hua đã nhắc mình nhớ một việc mà quên nói với các bạn. Đó là mỗi bản nâng cấp của Ps không những có thêm tính năng mới mà nhiều khi còn cải tiến các công cụ cũ có sẵn. Nên có khi cùng một công cụ nhưng có thể hoạt động khác nhau ở những phiên bản Ps khác nhau. Thanh Exposure ở trên là một ví dụ, hình như bắt đầu từ bản ACR 8.1 hay 8.2 gì đó (mình đang dùng 8.3 nên ko nhớ rõ) thì chỉ cần chỉ chuột vào Histogram nó sẽ Highlight vùng đó lên cho dễ nhìn và kéo luôn ở Histogram được, Lr thì có cái này sớm hơn. Các bạn chú ý điều này khi thực hành theo các Tuts trên mạng, nhiều khi không hiểu tại sao mình bắt chiếc y sì mà kết quả lại khác.
    Runningman thích bài viết này
  2. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Histogram của Photoshop

    Tuy mình chưa dùng hết tất cả các loại phần mềm chỉnh sửa ảnh tạp nham hổ lốn trên thế giới nhưng mình tin là khi mình nói đến tất cả các loại Histogram của Photoshop thì cũng là nói đến tất cả các loại Histogram (liên quan đến ảnh số) có trên đời, nếu không thì nó đã không có một cái giá cắt cổ đến như vậy nếu so với Corel Photo Paint hay đại loại thế (tất nhiên giá cả phần mềm thì chả bao giờ liên quan đến Việt Nam). Đây cũng là lý do tại sao mà nghề ảnh ở nước ngoài thì kiếm được nhiều tiền hơn nghề ảnh ở Việt Nam.

    Đầu tiên ta cần có Histogram hiển thị trong giao diện của Ps, nếu Workspace của bạn không có sẵn Histogram, hãy lôi nó ra bằng cách vào Menu Window và chọn Histogram trong danh sách sổ xuống.

    [​IMG]

    Mặc định thì Ps sẽ hiện cho các bạn một Histogram và không có lựa chọn nào khác như ở hình trên. Để khai mở phong ấn cho các loại Histogram khác, các bạn làm theo 2 bước ở hình dưới

    [​IMG]

    Ở cái của sổ nổi xuất hiện có 4 vùng, chúng ta chỉ quan tâm đến 2 vùng ở giữa. Mình sẽ giải thích từng lựa chọn:

    Compact View: Ở chế độ này các bạn sẽ không có gì để lựa chọn ở Palette Histogram, chỉ đơn giản là Ps hiện cho bạn 1 cái Histogram nào đó để bạn xem. Vậy nên ở chế độ này thì 2 lựa chọn Show Statistics (là phần số má linh tinh phía dưới ở hình trên bên phải) và Show Channels in Color bị mờ đi.

    Expanded View: Chọn chế độ này bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn ở Palette Histogram cho việc hiển thị những thông tin liên quan đến Histogram.

    All Channels View: Có đủ các lựa chọn thêm như Expanded View đồng thời hiển thị thêm các Histogram của từng kênh mầu (Channel) riêng biệt.

    Giờ mình sẽ giải thích các lựa chọn có thêm khi chọn Expanded hay All Channels View:

    Show Statistics: Hiển thị các Statistics bên dưới Histogram

    Show Channels in Color: Hiển thị các kênh màu theo màu sắc tương ứng thay vì kiểu trắng đen

    Source: Nằm ngay dưới đồ thị, có 3 lựa chọn trong đó

    - Entire Image: Mặc định hiển thị Histogram tính toán theo tất cả các Layer hiện trong ảnh

    - Selected Layer: Chỉ hiển thị Histogram tính toán theo Layer đang được chọn. Lựa chọn này chỉ có nếu ảnh có hơn 1 Layer.

    - Adjustment Composite: Chỉ có khi có dùng và đang chọn Adjustment Layer, hiển thị Histogram theo các thông số tính toán đã bao gồm cả thay đổi gây ra bới Adjustment Layer

    Channel: Nằm ngay phía trên đồ thị, đây chính là nơi chúng ta chọn các kiểu Histogram hiển thị, có tất cả 6 lựa chọn:

    - RGB: Hiển thị đồ thị theo độ sáng của 3 kênh màu RGB nhưng kiểu đen trắng

    - Red, Green, Blue: Chỉ hiển thị đồ thị theo độ sáng của một kênh màu tương ứng

    - Luminosity: Hiển thị đồ thị theo độ sáng (sẽ nói về cái này sau).

    - Colors: Hiển thị theo độ sáng của 3 kênh màu RGB nhưng dưới dạng màu. Đồ thị này giống với đồ thị đã nói ở phần trước của ACR và Lr

    [​IMG]


    Chúng ta sẽ xem xét các loại đồ thị kỹ hơn 1 chút, vì các bạn có thể dễ dàng thử và thấy rằng mỗi một lựa chọn sẽ cho bạn một Histogram nhìn khác nhau chẳng cái nào giống cái nào, tuy rằng ý nghĩa các trục vẫn không hề thay đổi, vậy thì biết tin vào đâu?

    Như đã biết ở các phần trước. Một bức ảnh màu số là sự kết hợp của 3 thành phần màu cơ bản gọi là RGB, những điểm ảnh chứa 1 trong 3 thành phần này và mức độ sáng tương ứng được biểu diễn trên đồ thị với trục X là mức độ sáng và trục Y là số lượng điểm ảnh, và do đó ta có Histogram của từng kênh màu riêng biệt Red, Green, Blue. Khi chồng cả 3 đồ thị riêng biệt của 3 kênh màu này lại trên một Histogram ta có một đồ thị “tổng hợp” gọi là Colors (giống của ACR và Lr), những phần giao nhau của 3 đồ thị riêng lẻ được thể hiện bằng các màu tương ứng phù hợp với nguyên tắc phối màu của hệ 3 màu cơ bản RGB (xem bánh xe màu), riêng phần là giao của R+G+B thì Ps nó lại hiển thị bằng màu xám xanh chứ không phải trắng (không sao, chỉ là một cách hiển thị, nguyên tắc cơ bản vẫn vậy), và nếu ta nếu ta không quan tâm đến màu sắc mà chỉ quan tâm đến độ sáng thì ta có đồ thị đen trắng gọi là RGB.

    [​IMG]

    Giờ chúng ta thấy rằng tuy có 6 sự lựa chọn ở Channel nhưng 5 ông này thật ra chỉ là sản phẩm đại khái kiểu cùng cha khác bố, toàn con ông cháu cha họ hàng với nhau cả, dựa vào giải thích trên các bạn dễ dàng thấy được sự liên quan của 5 bố với nhau. Tuy nhiên ông Luminosity còn lại thì khác, nếu các bạn chọn hiển thị Luminosity các bạn sẽ không cách nào thấy nó liên quan gì đến RGB hay Colors cả. Nhưng nếu các bạn chọn All Channels View thì có thể các bạn sẽ thấy hình như nó có vẻ giống với đồ thị của kênh Green

    [​IMG]

    Nghi ngờ tăng cao, giờ là lúc phải lôi kiến thức sinh lý học vào để làm rõ ngọn ngành. Rất may là không ông nào phải chích máu lấy AND, chỉ kiểm tra mắt một chút là ổn. Do cấu tạo mắt người bằng cách nào đó nhạy sáng với màu Green hơn các màu còn lại (có lẽ do ngày xưa nhiều rừng), đây là mấu chốt cho việc tính toán Luminosity, theo các nhà khoa học thì mắt người nhạy sáng với Green 59%, 30% cho Red và 11% cho Blue, dựa vào tỷ lệ này, người ta tính toán Histogram dạng Luminosity (Luminosity thể hiện ánh sáng đến mắt người), thử kiểm tra lại cụ thể.

    [​IMG]

    Liệu các bạn có thấy cảm giác màu Green sáng hơn Blue? Tất cả các màu trên đều có cùng một độ sáng là 200.

    Tóm lại là phải sử dụng Histogram nào cho đúng? Câu trả lời tùy thuộc vào bạn quan tâm đến điều gì, bạn muốn thể hiện điều gì trong bức ảnh, hiệu ứng thị giác về ánh sáng hay về màu sắc?

    Hình dưới cho thấy 3 Histogram (Luminosity, Colors, RGB) của cùng một bức ảnh bên trái, dễ dàng thấy rằng nếu nhìn vào Luminosity thì ảnh bị thiếu sáng nghiêm trọng, nhưng nếu nhìn vào Colors hay RGB (họ hàng với nhau) thì thấy ảnh bị leo lề thừa sáng cần phải kéo lại. Lý do là Luminosity thì tính độ sáng theo độ nhạy của mắt người mà Green chiếm phần nhiều trong khi đó Green lại thiếu sáng (nhìn vào Colors có thể thấy không có tý Green nào ở vùng sáng) vậy nên nó bảo ảnh thiếu sáng. Còn RGB và Colors thì gộp cả 3 ông Red, Green, Blue lại theo đúng giá trị từng kênh không cần biết ai nhìn thế nào, và kênh Blue bị leo lề trở thành Solid Color nên nó kết luận ảnh bị cháy sáng.

    [​IMG]

    Vậy các bạn sẽ tìm cách bù sáng cho Luminosity hay tìm cách chữa cháy cho RGB hoặc Colors, kéo dãn hay thu hẹp dải sáng của Histogram? Câu trả lời lại một lần nữa là tùy vào bạn muốn gì ở bức ảnh.
    Runningman, pippypro, nonameyoyo2 người khác thích bài viết này.
  3. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Histogram trong máy ảnh (dành cho những bạn mới mua máy ảnh để chụp tết :D)

    Cuối năm bận quá hôm nay mới lại có chút thời gian rảnh ngồi viết tiếp một phần hơi ngoài lề Photoshop một tý về Histogram của máy ảnh để dành cho những bạn nào mới mua máy ảnh chụp tết hoặc ra giêng đi lễ bái hội hè.

    Trường hợp chụp JPEG

    Khi các bạn chụp ảnh kỹ thuật số, không giống như máy phim cổ là chúng ta có thể xem ảnh luôn trên màn hình của máy ảnh, và vấn đề xuất hiện ở đây là dù có xịn thì màn hình này vẫn có thể sai màu sai sáng như những màn hình máy tính bình thường, sai ở đây không phải lúc nào cũng là xấu đi mà nhiều khi là đẹp lên, chụp xong nhìn lại trên màn hình máy ảnh thấy ảnh đẹp như mơ, màu sắc tươi tắn, ánh sáng lung linh tuyệt vời, nước ảnh trong vắt, cảm tưởng chẳng cần thêm tý hậu kỳ nào nữa, về nhà cho vào máy tính xem thì mới tá hỏa, màu sắc nhợt nhạt hơn, ảnh đục hơn, cháy sáng cháy tối tùm lum tùm la, thế là biết cái màn hình máy ảnh nó lừa tình mình thế nào.

    Đây là lý do mình nên nhìn Histogram để kiểm tra sau khi chụp xem ảnh đủ sáng, thiếu sáng thế nào chứ không nên nhìn và tin tưởng vào màn hình máy ảnh, hoặc tin tưởng vào hệ thống đo sáng của máy ảnh, cứ thấy cái thanh đo nó chỉ ở giữa thì là đúng sáng rồi, ko cần chỉnh gì thêm.

    Trường hợp chụp RAW

    Khi bạn chụp RAW thì bạn nhìn vào Histogram của máy ảnh sẽ không chính xác nữa vì Histogram đó hiển thị theo ảnh JPEG, RAW là thông tin thô chưa có sự can thiệp của các điều chỉnh trong máy để thực hiện nén thành File JPEG, nhưng khi hiển thị vì máy ảnh nó không hiển thị được RAW nên nó sẽ hiển thị theo JPEG, nghĩa là ảnh hiển thị này đã được điều chỉnh theo các thông số cài đặt trong máy, và Histogram cũng vậy. Cho nên nếu các bạn nhìn Histogram của cùng 1 ảnh RAW trong máy ảnh và Histogram của ảnh đó trong Camera RAW các bạn sẽ thấy khác nhau, và cái trong Camera RAW mới là chính xác.

    Vậy thì khi chụp ảnh RAW để lấy được dải chi tiết tối ưu các bạn nên chụp thử và so sánh sự sai lệch giữa Histogram trong máy ảnh và Histogram khi đọc bằng Camera RAW là bao nhiêu Stop. Ví dụ nếu Histogram của máy ảnh vừa chạm lề phải là đủ sáng nhưng cũng ảnh đó nhìn Histogram của ACR lại thấy thiếu một đoạn mới đến lề thì nghĩa là ảnh RAW gốc bị thiếu sáng, lúc đó các bạn tăng sáng lên khoảng +2/3 Stop (chẳng hạn) là RAW gốc đủ sáng (và Histogram của máy ảnh sẽ leo lề) thì lần sau nếu chụp RAW nếu nhìn Histogram trên máy ảnh là đủ sáng thì cứ +2/3 Stop nữa là File RAW thật sẽ đủ sáng.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến Histogram của máy ảnh

    Ngoài việc điều chỉnh tam giác phơi sáng ISO, Aperture, Shutter Speed làm thay đổi Histogram, các điều chỉnh khác trong máy ảnh cũng ảnh hưởng ít nhiều. Ở đây mình lấy ví dụ theo máy Canon, các máy hang khác có tính năng tương tự nhưng thường khác tên gọi.

    Auto Light Optimizer: Có 3 mức điều chỉnh Low, Standar, Strong và một Disable, mỗi mức ảnh hưởng đến ảnh khác nhau tùy vào điều kiện ánh sáng khi chụp. Chức năng này thường để cố định Standar nên mình không quan tâm nhiều.

    White Balance: Điều chỉnh White Balance cũng làm ảnh hưởng đến Histogram, một màu leo lề có thể làm cho cả Histogram (đen trắng) leo lề, lúc đó cần tách Histogram nhìn theo chế độ 3 mầu R, G, B riêng rẽ xem màu nào leo hay cả 3. Điều chỉnh thì ảnh hưởng nhiều đến Blue và Yellow (Red+Green).

    White Balance Shift: Ảnh hưởng tương tự White Balance. Ảnh hưởng tùy thuộc mình Shift theo tọa độ nào.

    Picture Style bao gồm 4 chú:

    - Sharpness: Ảnh hưởng rất ít, không đáng kể lắm.

    - Contrast: Cái này có vẻ hữu dụng hơn cả trong những cái ảnh hưởng đến Histogram. Ánh sáng môi trường ít tương phản làm dải sáng trong Histogram ngắn, có thể tăng Contrast để kéo dài dải sáng ra cho đủ dải. Ánh sáng môi trường tương phản mạnh là cho có chuoj thế nào thì cả 2 lề đều bị leo, điểm đen xì cũng có mà điểm sáng trắng cũng có, có thể giảm Contrast để thu hẹp dải sáng vào vùng chi tiết.

    - Saturation: Cũng ảnh hưởng như kiểu của White Balance. Cần nhìn đồ thị của từng màu để điều chỉnh cho phù hợp. Chú ý là điều chỉnh ảnh hưởng đến tất cả các màu

    - Color Tone: Như trên. Điều chỉnh thì ảnh hưởng nhiều đến Green và Magenta (Blue+Red) hơn.

    Trên đây là một số điều chỉnh mình hay thực hiện khi chụp ảnh để cố gắng lấy dải dáng tối ưu nhất cho ảnh. Có thể còn có những chức năng nữa mình chưa biết hoặc không dùng đến nếu bạn nào biết có thể bổ xung giúp mình. Chắc đây là phần cuối cùng mình viết cho bài này trong năm nay vì cuối tuần là mình nghỉ về quê ăn tết rồi. Hy vọng giúp ích ít nhiều cho các bạn mới mua máy ảnh trong dịp tết này.

    Chúc các bạn ăn tết vui vẻ!
    Runningman, pippypro, Thiên Ma3 người khác thích bài viết này.
  4. Thiên Ma

    Thiên Ma Lãng du VietDesigner

    gemhongngocxversion1 thích bài viết này.
  5. trungkaka165

    trungkaka165 Banned

  6. the shy guy

    the shy guy Mới đăng kí

    anh có thể viết 1 bài về ứng dụng curves được không. em thấy công cụ này khá khó hiểu! e mới học pts.
    xversion1 thích bài viết này
  7. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    Curves trên mạng có nhiều mà :D
    the shy guy thích bài viết này
  8. the shy guy

    the shy guy Mới đăng kí

    e vẫn chưa hiểu cơ chế các điểm neo để kéo của cuvers. 1 đường chéo và 1 histogram??? trên mạng viết chung chung quá không hiểu lắm @@
  9. xversion1

    xversion1 Thành viên cấp 3

    the shy guy Trong Curves có một chức năng hình bàn tay, bạn không cần hiểu, cứ chỗ nào muốn chỉnh thì lấy bàn tay rồi nhấn chuột vào chỗ cần chỉnh kéo lên hoặc kéo xuống, chỉnh sáng thì bạn để RGB chỉnh màu thì chuyển kênh mầu.

Ủng hộ diễn đàn