Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Học Calligraphy.

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ - Mua bán về design' được đăng bởi Ly Sei, 26/2/13.

Lượt xem: 8,580

  1. Ly Sei Mới đăng kí

    [​IMG]
    Học vẽ mà không qua hình họa, học đồ họa mà không qua typography, học typography mà không qua calligraphy… bạn có thấy tình trạng trên quen thuộc không?
    Tạm dừng sự nhanh chóng dễ dàng của thời đại số để trở về với gốc gác của từng nét bút, khóa học sẽ giúp bạn tìm lại sự hài hòa của thẩm mỹ, tìm lại gốc rễ cho công việc thiết kế, hơn cả bạn tìm lại được đôi mắt tinh tế và đôi tay thật của chính mình.

    Giảng viên
    Margaret Shepherd là nhà thư pháp Tây phương nổi tiếng (Calligrapher), tác giả 17 cuốn sách đã đem Calligraphy tới công chúng toàn cầu.. Với hơn 45 năm trong nghề, bà đã có nhiều triển lãm quốc tế, từng thuyết giảng tại Harvard, Stanford, MIT, xuất hiện trên CNN, BBC, CBS, Newsweek, The Economist, the New York Times. Nếu như bạn có may mắn nhận được tấm bằng đại học của MIT thì đấy là sản phẩm của bà. Một điều thú vị là bà đã từng là giáo viên Tiếng Anh của trường Trung học Khai Trí tại Sài Gòn cũ (1964).

    Thời gian
    8 buổi sáng từ 08/03- 16/3 tại FPT Arena - 264 Đội Cấn

    Đối tượng
    Tất cả các bạn hiểu được tầm quan trọng của lớp Calligraphy hiếm hoi này ở VN. Không cần hiểu biết từ trước.

    Học phí / 2.200.000VND
    Các dụng cụ học tập được cung cấp miễn phí.

    Cách thức tham gia
    Gửi thông tin ghi danh tới email: fpt-arena@fpt.com.vn
    Thông tin cần có: Họ tên | Ngày sinh | Mobile | Email | Nơi học tập hoặc làm việc | Địa chỉ nhà
    + Tới cơ sở FPT Arena gần nhất để đóng học phí

    Thời hạn đăng ký
    Hết ngày 03/03/2013
    *Mang theo ảnh chân dung khi đăng ký.

    ...
  2. nickydao

    nickydao Thành viên cấp 3

    Đang muốn tìm hiểu về cái này, ở SG chắc cũng đăng ký rồi, tiếc là ở HN
    Ly Sei thích bài viết này
  3. Ly Sei

    Ly Sei Mới đăng kí

    [​IMG]

    "CON LA CỦA ĐỒ HỌA"
    Vấn đề sử dụng “font thư pháp” trong thiết kế đồ họa đang làm nhiều người nhức hết cả đầu. Sau một hồi chạy quanh các phòng Lab, phóng viên Tuấn-logo của Arena Hi5 đờ đẫn trở về cho biết đã thỉnh giáo giáo sư Hieptypo cái chủ đề nóng phỏng mồm này. Điều gì làm cậu chàng ong thủ lên như thế. Mời quý vị nghe!
    Đừng trách chúng tôi không cảnh báo trước! He!
    - Em chào anh Hiệp, anh có lửa không ạ?
    - Không, anh có phải Promete đâu. Chú hút thuốc hơi bị nhiều đấy!
    - Hehe. Anh đang làm gì đấy?
    - Đang xem lại mấy cái "tai pô" làm từ năm ngoái.
    - Của anh làm đây á? Sao bảo là anh chỉ làm ra những cái đẹp nhất thôi?
    - À, ừ, .. thật ra thì anh cũng làm ra cả những cái đẹp thứ nhì nữa. Thằng ba que! Mày muốn gì?
    - Hehe. Khách hàng đang bắt em làm cái logo kèm theo font thư pháp, em thấy khó quá nên đến cầu cứu anh.
    - Không ổn! Phải oánh ngay! Chú bảo họ làm thế là xấu lắm. Rất mô-ve-gu!
    - Từ từ, anh làm gì mà nóng thế. Lần nào hỏi anh cũng đòi oánh khách hàng thế này thì bọn em còn làm ăn gì. Thế theo anh thì làm thế nào bây giờ?
    - Thư pháp là thư pháp, không có cái gọi là font thư pháp. Đã là thư pháp thì làm gì có font. Loạn hết cả rồi.
    - Thế em cứ tưởng ... đĩa font bán ngoài Lý Nam Đế họ có hàng trăm font đề là "font thư pháp", sao anh lại nói là không có? Thế có mà thiên hạ sai hết à?
    - Chứ chả nhẽ đúng. Đấy là đồ nhái, không phải typography, cũng không phải thư pháp, mà cũng chưa phải calligraphy.
    - Khiếp, đâu ra lắm thứ thế! Thế rốt cục "typo" là gì? "thư pháp" là gì? "call call cái gì đấy" là gì?
    - Nôm na dễ hiểu, typography là cách dùng chữ la-tinh trong thiết kế, in ấn. Thư pháp là nghệ thuật viết chữ của người Trung Hoa, calligraphy là nghệ thuật viết chữ đẹp - chủ yếu với chữ la-tinh. Ba thằng này về cơ bản đều tạo ra giao diện đẹp cho chữ, tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng không phải là nhau.
    - Mệt rồi. Em đi về đây!
    - Thậm chí ba thằng này còn rất khác nhau.
    - Nản quá ...
    - Thứ nhất. Calligraphy là cách viết chữ la-tinh đẹp dựa trên nét thanh đậm của các loại ngòi bút cổ xưa như bút lông chim, ngòi kim loại ... tư duy của calligraphy là tư duy décor (trang trí) và rất cần đến sự khéo tay.
    - Hồi lớp một em có bị bắt viết bút ngòi kim loại.
    - Tốt. Thứ hai. Typography là hậu duệ của calligraphy nhằm chuẩn hóa chữ viết tay phục vụ cho in ấn, thiết kế. Các con chữ được tạo ra hoàn toàn từ compa, êke, thước kẻ. Có những con chữ được tạo ra từ hàng chục lần quay compa. Điểm khác biệt là sau khi hoàn chỉnh một mẫu chữ thì mẫu chữ này có thể chế thành khuôn in và nhân bản với số lượng lớn, dùng lại được nhiều lần.
    - Vậy bản thiết kế một con chữ cũng giống như bản vẽ kỹ thuật thiết kế một chiếc ghế, một cái vỏ máy tính, một cái điện thoại ... đúng không?
    - Đúng. Bây giờ thì người ta đỡ vất vả hơn nhờ dùng các phần mềm tạo font, ví dụ fontcreator chẳng hạn. Không chỉ thiết kế, nó còn giúp ta chạy thử font trên môi trường thực tế với đầy đủ các bộ mã và các thuộc tính về khoảng cách. Như thế typography chính là "đì-giai", chỉ khéo tay thôi thì không đủ cho nó.
    - Thế còn "đì-gái" ?
    - Đì cái đầu chú. Tuy nói khéo tay không đủ cho typography nhưng cũng có người dùng phương pháp thủ công để sáng tác font, ví dụ một trong những tên tuổi lớn của làng typography là Mr Frutiger, ông chuyên dùng kéo và cắt giấy để tạo hình chữ. Tất nhiên sau khi vừa ý thì ông ta vẫn phải dùng êke, thước kẻ để chuẩn hóa hình. Những miếng cắt ấy đã tạo ra những bộ font nổi tiếng được dùng chính thức cho sân bay Charles de Gaulle hay giao diện bàn phím máy MacOS ...
    - Hết chưa?
    - Đôi khi typography còn được dùng như phương pháp tạo hình để các con chữ có thể trở thành logo hay biểu tượng đồ họa ...
    - Cái này em làm suốt.
    - Anh biết chú là Tuấn-logo rồi. Thứ ba là thư pháp. Người ta dịch áp đặt " calligraphy" là "thư pháp" thì thật chưa đúng. Nó là tinh hoa văn hóa hàng nghìn năm của người Trung Hoa chứ không chỉ đơn giản là "nghệ thuật viết chữ đẹp" như ta vẫn gọi.
    - Vậy nó hơn viết chữ đẹp ở đâu nữa?
    - Một chữ viết ra trong thư pháp phải có mạo, diện, thể, nguồn ... rất nhiều tiêu chí đau đầu khác nhau. Điểm khác biệt là thư pháp luôn có 1 chuẩn mực không đổi. Ví dụ một nét sổ đứng thôi thì hàng nghìn năm người ta vẫn cứ viết y hệt như thế, cùng một lề luật khắt khe như thế. Nếu ai là cao thủ viết chữ thì nhìn chỉ nét sổ thôi người ta biết ngay khí lực, đẳng cấp, dù là thể Chân, Thảo, Lệ, Triện, Khải hay gì gì đi nữa. Và thư pháp thì hoàn toàn không thể gọi là khéo tay, cũng không thể gọi là design được.
    - Trong khi "thư pháp chữ Việt" thì thích viết như nào cũng khó ai bắt bẻ được đúng không, vì nó không phát triển từ nền tảng lớn nào, không có nguyên tắc nào? Miễn là đẹp mắt!
    - Không hẳn. Thật ra thì cũng cần phải có tính cách và công phu nhất định thì mới chơi được "thư pháp chữ Việt". Nhưng về mặt đồ họa mà nói thì anh cực lực không tán thành, vì nó là đồ lai chưa tới độ. Cái quan trọng nhất của thiết kế cơ bản là HỌ HÌNH, thì hàng lối của nó không đều như chữ viết tay latinh, đường nét của nó không căng và không thống nhất như calligraphy, độ ke nuột và ngang bằng sổ thẳng thì không như typography, bay bổng thì nhiều nhưng không có lề lối, nguyên tắc như cách Hành thảo của thư pháp truyền thống, thậm chí độ thoát cũng không được như lối Thư Thiền xưa. Chưa kể "font thư pháp" trong máy tính lại chỉ khái quát một cách vụng về giao diện của "thư pháp chữ Việt" mà thôi.
    - Có phải khách hàng nào cũng biết thư pháp đâu? Nếu như khách của em cứ thích "font thư pháp" chả nhẽ em không được dùng à?
    - KHÔNG BIẾT MÀ LẠI CÒN THÍCH??? Ai cấm được? Anh không đả kích "thư pháp chữ Việt" mà là chỉ ra cho chú sự không hợp lý, không rõ ràng trong nguyên lý tạo hình của "font thư pháp", quan điểm chuyên môn cá nhân thôi mà.
    - Thế mà anh nói như đúng rồi. Lại còn đòi áp đặt người ta không được dùng "font thư pháp" nữa chứ!
    - Người ta có thể đưa nguyên vẹn thư pháp cổ hoặc chữ latinh viết tay vào đồ họa hiện đại không sao. Nhưng cắt dán một thứ có nguyên lý tạo hình như "font thư pháp" thì anh hỏi chú là ai áp đặt ai? Nạn nhân là thẩm mỹ người tiêu dùng hay các khách hàng ích kỷ của chú?
    - Bọn trẻ sau này sinh ra và nghĩ đấy là văn hóa dân tộc.
    - Tùy cách hiểu. Chú có biết con lừa không? Con bò lai với con ngựa thì đẻ ra con lừa. Nó không có bố lừa, mẹ lừa, không có chí tung hoành như ngựa cũng chả cho sữa như bò, lại còn không thể sinh ra con gì như chính nó ..
    - Nó có thể sinh ra con la!
    - Chú thông minh lắm. Vậy nếu coi thư pháp là con ngựa, typography là con bò, thì "font thư pháp" chính là con la, làm sao có thể nói con la là tốt hay xấu, OK?
    - Cái ông này, quá đáng!!!
    - Anh nghĩ chú sẽ không vui khi chơi Võ Lâm Truyền Kỳ hoặc xem phim bom tấn mà trong đó tất cả hiệp sỹ của chú đều oai phong lẫm liệt trên mình la. Logo hoặc cái gì kết hợp với "font thư pháp" cũng thế thôi.
    - Oái, anh nói em mới nhớ ra là đang hỏi về logo. À, logo thì phải đơn giản, cô đọng.
    - Con vẹt thông minh. Logo phải thể hiện được bản chất công ty hoặc sản phẩm công ty ấy. Về tạo hình, các đơn vị trong logo nên có họ hình với sản phẩm mà công ty làm ra ... phỏng ạ?
    - Con vẹt thông minh ..
    - Anh ném mày xuống tầng một bây giờ! Về mà điều trị khách hàng đi!
    - Từ đã. Xong em mời anh cốc bia, nóng thế. Dưng bây giờ khách cứ đòi là phải truyền thống thì làm dư lào? Khổ lắm!
    - Truyền thống của ông cha ta là để tóc dài, nhuộm răng đen, xăm mình, đi guốc mộc, ... khách của chú có đủ dũng cảm để "truyền thống" xịn ko? Rách việc! Người ta sinh ra thằng thiết kế để làm gì?
    - Nào, giúp thằng em kiếm xiền đi. Cái bác này bức xúc nhiều thế!
    - Logo truyền thống thì chỉ cần nó gợi ra cảm giác truyền thống, không nhất thiết mình cứ phải dùng tư duy hoặc tạo hình truyền thống để làm. Tùy thuộc sản phẩm mà chọn font, miễn không phải "font thư pháp".
    - Nhưng mà người ta là khách Việt Nam mà anh?
    - Anh hỏi chú có thương hiệu nào lâu đời ở Việt Nam, kể cả Trung Quốc mà có logo không?
    - Không. Chỉ có bảng biển hiệu chủ yếu dạng hoành phi thôi. Sau thế kỷ XIX được khai hóa người ta mới học đòi cách dùng logo của người phương Tây.
    - Thuộc bài đấy. Nhưng họ lại không học nốt tư duy của logo mà chỉ bắt chước cách dùng logo thôi. Vì thế nên chúng ta đã khéo léo làm ra được rất nhiều logo xấu điên như bây giờ. Chú hiểu ra thế nào là "truyền thống" chưa?
    - Dạ ..., thật ra chưa hiểu lắm nhưng em sợ bị ù tai. Thôi đành thuyết phục khách hàng vậy. Làm thiết kế mà không làm cho khách hiểu thì kêu ai. Bia không anh?
    - ... ừm... quán nào trên biển có "font thư pháp" là anh không ngồi đâu nhá.
    - Thôi, không phải lăn tăn. Đi!
    - Oài, đang dưng lại logo với chả thư pháp, đau hết cả thủ. Đi!
    Tuấn logo tường thuật từ Lab2 FPT Arena HN
  4. tuantact

    tuantact Thành viên cấp 1

    Anh Hiệp nói chuyện rất có phong thái :D

Ủng hộ diễn đàn