Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Kê khai dư hóa đơn đầu ra xử lý thế nào?

Chủ đề thuộc danh mục 'Quảng cáo - Dịch vụ - Mua bán về design' được đăng bởi hotrotinviet, 7/2/23.

Lượt xem: 690

  1. hotrotinviet Mới đăng kí

    Rất nhiều trường hợp kê khai hóa đơn đầu ra đến 2 lần, hoặc khai hóa đơn đầu ra của kỳ khác dẫn đến việc sai lệch tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ. Vậy, kê khai dư hóa đơn đầu ra xử lý thế nào? Kế toán cần lưu ý để đảm bảo kê khai đúng và không xảy ra rủi ro.

    1. Hóa đơn đầu ra là gì

    Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của Pháp luật về hóa đơn. Trường hợp bên bán sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế.


    [​IMG]

    Để hiểu rõ về kê khai dư hóa đơn đầu ra xử lý thế nào trước tiên cần nắm rõ đơn đầu ra là gì. Trên thực tế không có định nghĩa về hóa đơn đầu ra mà hóa đơn đầu ra được hiểu là hóa đơn bán hàng do bên bán xuất.

    Hóa đơn đầu ra có thể hiện các nội dung như tên, số lượng, đơn giá, tổng tiền của hàng hóa, dịch vụ mà bên bán cung cấp cho khách hàng và đối tác của họ.

    2. Cách xử lý khi kê khai dư hóa đơn đầu ra

    Kê khai hóa đơn đầu ra được thực hiện cùng với kê khai thuế. Kê khai hóa đơn ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp phải đóng trong kỳ do đó việc kê khai dư hóa đơn đầu ra sẽ dẫn đến sai lệch về số tiền thuế GTGT phải nộp.

    2.1. Quy định kê khai hóa đơn

    Căn cứ theo Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định kê khai thuế GTGT như sau:

    “Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
    Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

    Bên cạnh đó theo Khoản 1, Điều 34, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

    “Trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.”

    Theo quy định nêu trên kê khai dư hóa đơn đầu ra dẫn đến sai sót làm tăng số thuế phải nộp sẽ được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước khi cơ quan thuế có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

    2.2. Thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi kê khai dư hóa đơn đầu ra

    Sẽ có 2 trường hợp khi kê khai dư hóa đơn đầu ra.

    Trường hợp 1: phát hiện ra kê khai dư hóa đơn đầu ra trong thời hạn nộp tờ khai
    Nếu đơn vị, doanh nghiệp phát hiện sai sót trong thời hạn nộp tờ khai thì kế toán của đơn vị, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập Tờ khai mới rồi nộp lại lên cơ quan thuế

    Trường hợp 2: phát hiện kê khai dư hóa đơn đầu ra khi sau thời hạn kê khai thuế
    Nếu phát hiện sai sót sau khi hết hạn nộp tờ khai thì kế toán doanh nghiệp cần lập tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT.

    Theo Công văn số 4943/TCT-KK của Tổng cục thuế ngày 23/11/2015 hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế thì đơn vị, doanh nghiệp làm hồ sơ khai bổ sung theo quy định tại Điểm b, Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

    Cụ thể hồ sơ gồm có:
    • Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, Điều chỉnh;
    • Bản giải trình khai bổ sung, Điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, Điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);
    • Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, Điều chỉnh.
    Lưu ý:
    • Nếu đơn vị, doanh nghiệp khai bổ sung Điều chỉnh chỉ tiêu trên tờ khai mà chỉ tiêu này được tổng hợp từ phụ lục thì khi nộp hồ sơ khai bổ sung phải gửi kèm theo các phụ lục giải trình.
    • Nếu đơn vị, doanh nghiệp nộp hồ sơ khai bổ sung, Điều chỉnh nhưng mẫu tờ khai của kỳ tính thuế bị sai sót đã hết hiệu lực và được thay thế bằng mẫu mới thì người nộp thuế sử dụng mẫu tờ khai thuế có hiệu lực tại thời Điểm khai bổ sung.
    Thời hạn nộp hồ sơ khai bổ sung được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 chính phủ. Theo đó, hồ sơ khai thuế bổ sung, Điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 47, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 thì doanh nghiệp có thể khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót. Tuy nhiên, khai bổ sung phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

    Như vậy, trường hợp kê khai dư hóa đơn đầu ra ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung. Đơn vị, doanh nghiệp lưu ý để đảm bảo kê khai đúng đủ hóa đơn đầu ra không gây thiệt hại về tài chính cho mình.

    Trường hợp kê khai sau khi có quyết định thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền thì doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế GTGT.

    ...

Ủng hộ diễn đàn