Hãy đăng ký thành viên để có thể dễ dàng trao đổi, giao lưu và chia sẻ về kiến thức đồ họa.
  1. Hãy đăng ký subscribe kênh Youtube mới của Việt Designer tại địa chỉ: Youtube.com/VietDesignerChannel để theo dõi các video về thiết kế đồ họa. Do trước đó kênh cũ bị Youtube quét không rõ lý do, trong thời gian chờ kháng cáo nếu các bạn thấy video trên diễn đàn bị die không xem được thì có thể vào kênh mới để tìm xem video sơ cua nhé.
    Loại bỏ thông báo

Làm thế nào để trở nên khá hơn khi edit ảnh?

Chủ đề thuộc danh mục 'Hỏi đáp - Xin xỏ - Thảo luận về Photoshop' được đăng bởi BEAT, 4/11/12.

Lượt xem: 5,151

  1. comeback02

    comeback02 Mới đăng kí

    "Sự cẩu thả tạo ra bãi rác mang cái mác nghệ thuật" , rất là kết câu này của bạn. Mình không nghĩ bài viết này cần hình minh họa mặc dù mình thừa nhận bạn thực sự đam mê về ảnh :). Bạn và mình có cùng đam mê, và chia sẻ của bạn giúp mình rất nhiều trong việc tìm con đường riêng cho bản thân:D.
    Thịnh ZombieBEAT thích bài viết này.
  2. sieuquaykt

    sieuquaykt Thành viên cấp 2

    :like: bài viết có tính tích cực...ai mà lười đọc thì chắc vô spam:D
    chủ thớt đã bỏ sức viết ra thì mình cũng nên tham khảo =D>
    BEAT thích bài viết này
  3. Liebestraum

    Liebestraum Clone Stamp Talent

    Bài viết hay quá, rất bổ ích, chỉ có 1 điều là mình nghĩ là ngoài việc tìm hiểu kỹ thì thực hành nhiều cũng là 1 việc quan trọng chứ, dù kiến thức có tốt đến đâu mà chưa thực hành nhiều thì cũng chưa chắc đã khá được, mình nghĩ đó cũng là lý do có mục "trưng bày tác phẩm", nơi mọi người có thể nhận được những góp ý từ những người khác :)
    BEAT thích bài viết này
  4. BEAT

    BEAT Thành viên cấp 3

    tất nhiên việc thực hành vô cùng quan trọng, nhưng như mình đã nói, nó sẽ bắt đầu ở bước thứ 4, khi mà đã có 1 nền tảng kiến thức nhất định, và lúc đó mới chính là thực hành những kiến thức học được. một nền móng vững giúp ta xây nên 1 công trình tốt, và khi đã có nền tảng, việc thực hành mới đem lại nhiều cảm giác thú vị, nơi trí tưởng tượng bay cao, làm ảnh mà ko có cảm xúc thì chán lắm :)). Cũng bởi thế, nếu hiểu dc những gì mình viết, thì mục trưng bầy tác phẩm mới là nơi thể hiện các kết quả nghệ thuật, trao đổi kinh nghiệm, chứ ko phải là nơi quăng gạch là chính như hiện nay =))
  5. BEAT

    BEAT Thành viên cấp 3

    Bạn phải xác định là thích mảng nào thì sẽ rèn luyện về mảng ấy, tất nhiên những kiến thức chung như mình nói thì ai cũng cần tìm hiểu, tuy nhiên sẽ chuyên sâu ở các mảng khác nhau. Ví dụ: Pts sẽ có 3 mảng lớn là retouch + blend, manip, painting và 1 phần nhỏ nhỏ design là design text, bạn hợp và kết mảng nào thì hãy tìm tài liệu, các tác phẩm, các hướng dẫn kỹ thuật về mảng đó để học và đọc, dần dần sẽ có kết quả thôi.
  6. ByGu

    ByGu Thành viên cấp 2

    Đã từng có 1 thời mình cứ kéo, cứ cắt, cứ mò mà áp đại màu lên hình cho đến khi nào thấy ưng mắt thì thôi. Những điều bạn Thread chia sẻ rất hữu ích, sẽ là 1 định hướng tốt cho những ai bắt đầu với đam mê nghệ thuật ảnh và thiết kế. :)
    BEAT thích bài viết này
  7. tranthanhben2002

    tranthanhben2002 Thành viên cấp 1

    Một bài viết rất bổ ích, tuy mình mới tham gia vào nhưng mình thấy những điều bạn nói rất đúng và có quy trình rõ ràng, thanks. 9 người 10 ý nên có nhiều người nói bài viết không ra gì vì có thể họ có con đường đi riêng mà vẫn đạt được cái họ mong muốn hoặc bạn đã động chạm vào họ.
    BEAT thích bài viết này
  8. cudyandem

    cudyandem Thành viên cấp 4

    Hay nhưng chỉ tính 50% vì mình chỉ đọc tới đó là không muốn đọc nữa! 1 cách post bài là k nên viết dài, viết dai quá mà không có minh họa :) Phối màu thế nào, bố cục ra sao, crop thế nào. nên có minh họa. kể cả là trích dẫn từ những nguồn ảnh khác để dễ hiểu. Còn 1 bài viết dài không có điểm dừng thì gây nhàm chán ghê gớm luôn!
    BEAT thích bài viết này
  9. BEAT

    BEAT Thành viên cấp 3

    đúng bạn ạ, có nhiều con đường và sớm hay muộn thì ngta cũng sẽ đi đến đích mong muốn, đi mất bao lâu thôi :). Bạn nói chuẩn đấy =))
  10. BEAT

    BEAT Thành viên cấp 3

    nếu như viết chi tiết tất cả những điều đó trong 1 bài, thì nó sẽ ko dừng lại ở độ dài đấy, nó sẽ gấp 10,20 hay 100 lần gì đấy :)), người viết sẽ chẳng thể đủ kiên trì và kiến thức để viết hết và người đọc cũng chẳng đủ kiên nhẫn để đọc, thậm chí nhiều cái viết ra còn là thừa với nhu cầu của họ. Giáo viên cũng chỉ đưa ra công thức chung chung, còn lại việc nghiên cứu là của học sinh, chẳng ai đi giải hết tất cả các bài toán từ SGK, sách nâng cao .v.v và thậm chí có giải rồi thì gặp bài toán khác học sinh cũng chịu vì ko có kiến thức nền.
  11. cudyandem

    cudyandem Thành viên cấp 4

    Bạn nói vầy thì k hợp lý lắm. Dài nhưng sắp xếp gọn để ngta đọc lần lượt thì vẫn chẳng ảnh hưởng gì. Mình cũng tính post bài chia sẻ về 1 số hướng retouch ảnh chung chung nhưng đang muốn nâng cao tay nghề vs tham khảo thêm các nguồn nữa nên chưa làm thôi. Dù sao cũng ủng hộ bạn. Update, sửa chữa topic dần cũng được chứ đâu nhất thiết phải viết 1 mạch là xong đâu :)
  12. IceF

    IceF Thành viên cấp 4

    Đồng ý với những kinh nghiệm này của bạn,nhưng lướt qua,mình thấy mỗi CHỮ của bạn là một KHO ẨN SỐ PHẢI ĐI TÌM.
    Ví dụ : Trước hết, hãy đừng vội down stock, mở Pts lên và cắm đầu vào chỉnh. Bạn hãy tìm hiểu về mầu sắc, các hệ mầu, các nguyên tắc phối mầu, các phong cách mầu phổ biến được phối như thế nào .v.v từ đó bạn đã có kiến thức về mầu sắc, làm nền tảng định hướng ý tưởng cho bức ảnh bạn định làm, bạn sẽ bớt loay hoay băn khoăn là ảnh này nên phối mầu như thế nào, mầu gì là chủ đạo v.v hoặc thậm chí khi bạn muốn làm ảnh style nào, bạn đã biết bạn cần tác động vào đâu.

    Mỗi một chữ mình phóng to nó sẽ đi kèm theo mấy xào lý thuyết.

    Thứ 2, hãy tìm hiểu và cảm nhận những bức ảnh đẹp, bạn sẽ dần có định nghĩa về cái đẹp. một bức ảnh đẹp là bức ảnh hài hoà về bố cục, mầu sắc, độ nét, độ sáng, độ bão hoà mầu, tương phản và khối. Chưa cần nói quá sâu về bố cục, chỉ cần xử lý tương đối ổn về mầu sắc và các yếu tố trên, bạn đã có 1 tấm ảnh dễ coi, thậm chí khéo léo sắp xếp các mảng mầu, focus, là đã có 1 tấm ảnh ấn tượng và được các tay mơ khen là đẹp :). Ok. Các bạn nên thường xuyên xem và tham khảo những bức ảnh đẹp để rút ra cho mình kinh nghiệm về những gì người ta đã xử lý trên ảnh để cho ra tấm ảnh hài hoà, đẹp mắt.

    Hài hòa về bố cục : như thế nào là hài hòa về bố cục?
    Hài hòa về màu sắc : như thế nào là hài hòa về màu sắc ?
    tương tự với độ nét,độ sáng,độ bão hòa mầu,tương phản và khối : những cái này là ntn thì nên có vài tấm hình chú thích cụ thể,bạn viết 1 bài về kinh nghiệm nhưng mình đọc thấy giống một dàn lý thuyết vô hướng vì bạn chẳng minh họa nó bằng cái gì cả.

    Nếu tóm lại bài viết của bạn trong 1 câu thì có lẽ là : Các bạn nên học lý thuyết ở các trường đạo tạo về ĐỒ HỌA hoặc học lý thuyết trước ở trên các Ebook khi bắt tay vào làm việc. Vậy câu hỏi đặt ra là học đến đâu thì đủ? Vì khẳng định một điều ít ai trong số chúng ta biết dc khoảng 30% kiến thức về PTS.


    Theo kinh nghiệm của bản thân của riêng mình,mình làm đến đâu,học đến đó,cái gì không biết thì tìm hiểu,chứ không đọc liên tu ti thế này rồi thì không thể nhớ dc.Mới ban đầu đâu phải ai cũng pro,ai chẳng có những tấm hình xấu quắc khi mới vào nghề nhưng từ từ rồi mới đẹp dần lên.

    Vì từ Lý Thuyết nó bao gồm tất cả những thứ mà bạn nói ở trên kia.Vì nếu nói đây là kinh nghiệm đúc kết của bạn thì mình chỉ thấy có 2 dòng cuối là hợp lý.

    "Hãy tự nghiêm khắc với bản thân và với hoạt động nghệ thuật của mình, luôn đòi hỏi cao hơn với chính những gì mình làm ra, sự cẩu thả tạo ra bãi rác mang cái mác nghệ thuật. Hãy sử dụng phần mềm như công cụ để thực hiện nghệ thuật, chứ đừng dùng nó để bôi mầu lên những bức ảnh :).

    Đây là những chia sẻ chung nhất mình muốn nói, để các bạn bắt đầu bước vào và đam mê với con đường này có định hướng khái quát cho những gì mình cần và sẽ phải tìm hiểu. Tất cả những gì chi tiết về sau nằm ở sự học hỏi, nghiên cứu, thử nghiệm, tích luỹ kinh nghiệm và sức sáng tạo không biên giới của các bạn. Chúc các bạn thành công.


    Ý của mình và của bạn và tất cả mọi người tương đối giống nhau,chỉ khác ở một chỗ bạn nói phải có một mớ kiến thức nhiều như trên rồi mới bắt tay vào vọc,còn ý của mình thì chỉ cần bạn biết mở PTS bạn biết mở 1 tấm hình ra thì bạn có thể cấu xé nó tùy thích,nhưng muốn đẹp thì lại là vấn đề khác ^^
    Chốt lại,với tư cách là người xem,mình vẫn giữ quan điểm về việc bạn viết đang viết "NHẬT KÝ" chứ không phải viết một bài hướng dẫn hay chia sẻ quan điểm với người khác.Còn khi bạn chia sẻ thì hãy đặt mình vào vị trí người xem chứ đừng viết lan man như thế này ^^.
    a Koi thích bài viết này
  13. BEAT

    BEAT Thành viên cấp 3

    những thứ mình viết đều có keyword và bạn có thể search google. theo mình biết thì nó chưa thu phí tìm kiếm đâu :)). ok. quan điểm và cách hiểu, con mắt của mỗi ng 1 khác, đối với 1 công thức lý thuyết áp dụng cũng khác, vậy nên điều tốt hơn hết là tự chính mình nghiên ngẫm cái lý thuyết ấy, những gì mình viết là con đường mình đã đi, chí ít thì kết quả nó mang lại cũng ko tệ.
    IceF thích bài viết này
  14. Thịnh Zombie

    Thịnh Zombie Thành viên cấp 3

    Thứ 1, Mỗi từ phóng to đương nhiên là một xào lý thuyết, chử thớt muốn người học trước hết nắm đc các xào lý thuyết ấy, ở bất kỳ nguồn phương tiện nào (sách báo, internet, đĩa CD...). Chứ không phải vào đây là nắm được mấy xào lý thuyết như bạn đang cố tranh luận.
    Thứ 2, chủ thớt viết những dòng đó dành cho những người chưa có con mắt nghệ thuật, hay chưa biết thế nào là một bức ảnh đẹp. Khi những người đó xem nhiều bức ảnh đẹp thì dần dần con mắt nghệ thuật ấy sẽ khá lên.
    Bạn có thể là người sinh ra đã biết thế nào là một bức ảnh đẹp. Nhưng có người người ta nhìn thì một số bức ảnh chỉ cần xử lý nhìn ảo ảo tí là người ta cho là đẹp. Nên họ cần phải ngắm thật nhiều các bức ảnh được cho là nghệ thuật thật sự để nâng cao sự cảm nhận về cái đẹp thực sự hơn.


    Quan điểm của chủ thớt rất rõ ràng.
    Thứ 1: Tìm hiểu màu sắc, nguyên tắc phối màu, các phong cách phối màu...
    Thứ 2: Nâng cao việc cảm nhận cái đẹp nghệ thuật từ những bức ảnh đỉnh cao.
    Thứ 3: Tìm hiểu các công cụ chỉnh sửa ảnh trong phần mềm mình sử dụng để edit ảnh.
    Thứ 4: Nghiêm túc với bản thân khi bắt tay vào chỉnh sửa ảnh. Đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Đừng thấy ảnh mình edit đã đẹp hơn ảnh cũ là ngừng lại. Phải tham khảo và sáng tạo ra những bức ảnh càng ngày càng tuyệt hơn.

    Quan điểm của chủ thớt là vậy sao có người không nắm được. Chỉ là do chủ thớt nói hơi dài dòng vì muốn tạo ra một bài viết có đầu tư.
    TONE.Rs, IceFBEAT thích bài viết này.
  15. IceF

    IceF Thành viên cấp 4

    :)) THì mình cũng chốt lại một câu là Lý Thuyết đấy thôi .
  16. IceF

    IceF Thành viên cấp 4

    Ok! Đồng ý với cách diễn đạt của bạn
    " Quan điểm của chủ thớt rất rõ ràng.
    Thứ 1: Tìm hiểu màu sắc, nguyên tắc phối màu, các phong cách phối màu...
    Thứ 2: Nâng cao việc cảm nhận cái đẹp nghệ thuật từ những bức ảnh đỉnh cao.
    Thứ 3: Tìm hiểu các công cụ chỉnh sửa ảnh trong phần mềm mình sử dụng để edit ảnh.
    Thứ 4: Nghiêm túc với bản thân khi bắt tay vào chỉnh sửa ảnh. Đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Đừng thấy ảnh mình edit đã đẹp hơn ảnh cũ là ngừng lại. Phải tham khảo và sáng tạo ra những bức ảnh càng ngày càng tuyệt hơn. "
    đây là cái cần rút trong cái mớ từ ở trên đúng không?
  17. phamhieutmdt

    phamhieutmdt Mới đăng kí

    Bìa viết này rất hay và ý nghĩa nữa .cảm ơn bác nhiều nhé!

Ủng hộ diễn đàn